Chủ nhiệm Bộ môn Phan Nguyên Hải ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG



tải về 308.69 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích308.69 Kb.
#24765
  1   2   3

BỘ MÔN DUYỆT

Chủ nhiệm Bộ môn

Phan Nguyên Hải



ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI GIẢNG

(Dùng cho 45 tiết giảng)

Học phần: Công nghệ Client/Server và SQL

Nhóm môn học: Dữ liệu/ Phần mềm mạng

Bộ môn: Công nghệ phần mềm

Khoa (Viện): Công nghệ Thông tin


Thay mặt nhóm môn học

Phan Việt Anh




Thông tin nhóm môn học

TT

Họ tên giáo viên

Học hàm

Học vị

Đơn vị công tác (Bộ môn)

1

Hồ Nhật Quang

GV

Ths

Công nghệ phần mềm

2

Phan Việt Anh

GV

Ths

Công nghệ phần mềm

3

Cao Tuấn Anh

TG

KS

Công nghệ phần mềm

Địa điểm làm việc: Bộ môn Công nghệ phần mềm, khoa Công nghệ Thông tin.

Điện thoại, email: 069 515 338, bmcnpmmta@yahoo.com


Bài giảng 1: Các khái niệm cơ bản

Chương 1: Mục 1.1 + 1.2

Tiết thứ: 1 - 3 Tuần thứ: 1

- Mục đích, yêu cầu:

+ Giới thiệu cho sinh viên các mô hình xử lý dữ liệu và phân tích ưu điểm của mô hình Client/Server.

+ Giới thiệu hệ quản trị CSDL MS SQL Server 2005.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 3 tiết; Tự học, tự nghiên cứu: 3 tiết

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

- Giới thiệu về hệ thống quản trị CSDL quan hệ (RDBMS)

- Các thành phần của một ứng dụng cơ sở dữ liệu: Thành phần xử lý ứng dụng (Application processing components), thành phần phần mềm cơ sở dữ liệu (Database software componets), bản thân cơ sở dữ liệu (The database itself).

- Các mô hình xử lý cơ sở dữ liệu:

+ Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung (Centralized database model)

+ Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu file-server (File - server database model)

+ Mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server (Client/Server database model)

+ Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed database model)

- So sánh các mô hình xử lý CSDL

- SQL Server 2005 và các phiên bản

- Tìm hiểu các phiên bản 32 bit và 64 bit khác nhau của SQL Server: Enterprise, Developer, Standard, Workgroup, Express.

- Tìm hiểu yêu cầu về cấu hình máy tính, hệ điều hành để cài đặt các phiên bản SQL Server.

- Các bước cài đặt SQL Server 2005

- Các bước cài đặt SQL Server.

- Lựa chọn các thành phần cần cài đặt.

- Lựa chọn User.

- Lựa chọn kiểu xác thực người sử dụng .

- Lựa chọn collation.

- Tìm hiểu các thành phần quan trọng trong SQL Server 2005

- SQL Database Engine.

- SQL Server Analysis Services.

- SQL Server Integration Services.

- SQL Server Reporting Services.

- SQL Server Notification Services.

- SQL Server Service Broker (Workload distribution).

- Full Text Search.

- SQL Server Tools and Utilities.

- MS SQL Server Management (Object Explorer,Database Engine Query, SQL Profiler, Query Analyzer, Analysis Services).

- SQL Server Books Online.

- Các CSDL hệ thống của SQL Server 2005

- Tìm chức năng của các cơ sở dữ liệu hệ thống: Master, Tempdb, Model, Msdb.

- Master: Chứa tất cả những thông tin mức hệ thống bao gồm thông tin về các database khác trong hệ thống, vị trí của các data files, các tài khoản đăng nhập và các thiết lập cấu hình hệ thống của SQL Server.

- Tempdb: Chứa tất cả những table hay stored procedure được tạm thời tạo ra trong quá trình làm việc bởi user hay do bản thân SQL Server engine. Các table hay stored procedure này sẽ biến mất khi khởi động lại SQL Server hay khi ta disconnect.

- Model: Database này đóng vai trò như một mẫu (template) cho các database khác. Khi một database được tạo ra thì SQL Server sẽ copy toàn bộ các system objects (tables, stored procedures...) từ Model database sang database mới vừa tạo.

Msdb: Được SQL Server Agent sử dụng để lưu các công việc cần làm, các sự kiện về sao lưu phục hồi dữ liệu.

- Resource: (mới có) Là CSDL chỉ đọc, chứa các đối tượng hệ thống về các Service pack.

- Distribution: (mới có) chỉ áp dụng đối với các SQL Server trong một hệ thống phân tán.



- Cấu trúc vật lý của một Database trên SQL Server 2005

- Tìm hiểu các file dữ liệu của SQL: Primary data file, Secondary data file, Transaction log file.

- Mô hình lưu trữ dữ liệu.

+ Dữ liệu sẽ được lưu trữ trong data file và log file

+ Với một CSDL có tối thiểu 2 file (mdf, ldf)

+ Dữ liệu được lưu trong các khối 8KB. (1MB -128 trang).

+ Một bản ghi không thể chiếm nhiều trang.

+ Các bảng, các đối tượng dữ liệu khác được lưu trữ trong các vùng (8 trang)

- Tìm hiểu cấu trúc của logfile.

+ Transaction log file trong SQL Server dùng để ghi lại các thay đổi xảy ra trong database.

+ Khi có sự thay đổi dữ liệu SQL Server sẽ tải (load) data page tương ứng lên memory (data cache).

+ Mọi sự thay đổi được ghi vào logfile.

+ Checkpoint sẽ kiểm tra lại tất cả các giao dịch thành công, ghi từ logfile vào datafile.

- Hoạt động của transaction log, checkpoint.

+ Các tình huống xuất hiện Checkpoint: thực hiện lệnh checkpoint, cập nhật khối dữ liệu lớn, …

- Tìm hiểu ý nghĩa và cách đặt tham số recovery interval:

+ Tham số recovery interval tác động đến việc phát ra tự động các checkpoint của SQL Server.

+ Giá trị từ 0 đến 32767 (đơn vị là phút).

+ Nếu đặt là 0, là chế độ cấu hình tự động phát sinh Checkpoint.

- Cấu trúc logic của một Database trên SQL Server 2005

- Những điểm cần lưu ý khi thiết kế CSDL.

- Cách tạo CSDL sử dụng MS SQL Server Management.

- Ý nghĩa và cách sử dụng các tham số: Initial size, Automatically growth file, Performance hit, Disk fragmentation, Collation.

- Ví dụ về sử dụng quy tắc sắp xếp (Collation).



- Các mô hình truy cập CSDL từ phía ứng dụng

- Các mô hình xác thực người sử dụng của SQL Server 2005

+ Xác thực Window NT Group hoặc User.

+ Xác thực SQL Server.

- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Cài đặt SQL Server 2005.

+ Tạo cơ sở dữ liệu sử dụng MS SQL Server Management.

+ Đặt các tham số Initial size, Automatically growth file, Collation, …

+ Đọc tài liệu [3] chương 1 từ trang 1 - 41
Bài giảng 2: Xử lý nâng cao và các phát biểu của Transact-SQL

Chương 2: Mục 2.1 + 2.2 + 2.3 + 2.4 + 2.5

Tiết thứ: 4 - 6 Tuần thứ: 2

- Mục đích, yêu cầu:

+ Giới thiệu cho sinh viên về các lệnh cơ bản để tạo CSDL, thao tác trên CSDL, và một số lệnh quản trị CSDL

+ Một số kiến thức nâng cao về xử lý CSDL kích thước lớn và các phương pháp đảm bảo toàn vẹn dữ liệu

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 3 tiết; Tự học, tự nghiên cứu: 3 tiết

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

- Kịch bản (Transact-SQL Script)

+ Các lệnh định nghĩa dữ liệu (DLL), là những câu lệnh dùng để:

Tạo và định nghĩa cấu trúc. Cú pháp tổng quát có dạng CREATE object_name. Ví dụ, tạo mới CSDL sample:

CREATE DATABASE sample

ON PRIMARY ( NAME=sample_data, FILENAME='c:\data\sample.mdf', SIZE=10MB,

MAXSIZE=15MB,

FILEGROWTH=20%)

LOG ON ( NAME=sample_log, FILENAME='c:\data\sample.ldf',

SIZE=3MB,

MAXSIZE=5MB,

FILEGROWTH=1MB)

Sửa đổi cấu trúc. Cú pháp tổng quát có dạng ALTER object_name. Ví dụ, sửa CSDL Sample:

ALTER DATABASE BANHANG

ADD FILE (FILENAME = 'c:\data\sample.ndf' , SIZE = 3MB, MAXSIZE = 100 , FILEGROWTH = 10)

Và xóa các đối tượng trong CSDL. Cú pháp tổng quát có dạng DROP object_name. Ví dụ xóa CSDL Sample:

DROP DATABASE sample

Định nghĩa (Tạo, sửa, xóa) các đối tượng khác trong CSDL: Bảng (Table), kiểu dữ liệu (User Data Type).

+ Các lệnh thao tác CSDL (DML):

Lệnh SELECT:

Câu lệnh Select đơn giản.

Câu lệnh select với mệnh đề where, các biểu thức logic, kiểu dữ liệu NULL.

Select với IN và NOT IN

Select với LIKE và NOT LIKE

Select với EXISTS và NOT EXISTS.

Select với BETWEEN và NOT BETWEEN.

Select với nhiều điều kiện.

Select lồng nhau

Select với UNION [ALL].

Select từ nhiều bảng sử dụng INNER JOIN, LEFT JOIN, RIGH JOIN, FULL JOIN.

Các hàm thống kê COUNT, AVG, SUM, MAX …

Sử dụng mệnh đề GROUP BY, HAVING.

Sắp xếp dữ liệu, mệnh đề ORDER BY expression ASC| DESC.

Hạn chế kết quả truy vấn với TOP n| n PERCENT.

Tạo thêm cột kết quả sử dụng biểu thức, hàm CASE.

Các phép toán thông dụng: + , - , * ,/, %: cộng, trừ, nhân, chia, phép toán module. Các phép so sánh: = ,>, <, >=, <=, <>

Các hàm thao tác với xâu chuỗi: Upper, Lower LEFT, RIGHT, CHARINDEX, LTRIM, RTRIM.

Thao tác với kiểu dữ liệu ngày tháng: CONVERT, CAST.

Lệnh INSERT (thêm bản ghi vào bảng):

Chèn một bản ghi vào bảng.

Chèn tập các bản ghi từ một câu lệnh Select vào bảng.

Lệnh UPDATE (cập nhật giá trị)

Cập nhật dữ liệu bằng giá trị các biểu thức.

Cập nhật dữ liệu từ dữ liệu bảng khác.

Lệnh DELETE (Xóa dữ liệu)

- Bó lệnh (Batch of Transact-SQL statement)



- Các phương pháp đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu

+ Điều kiện của các ràng buộc

Các câu lệnh thao tác dữ liệu trên bảng vi phạm ràng buộc sẽ không được thực hiện và SQL Server sẽ trả về lỗi.

Ràng buộc có thể được thay đổi ở mức xây dựng hoặc sửa đổi CSDL.

Nếu thêm ràng buộc cho bảng đã có dữ liệu, nhưng dữ liệu không thoả mãn ràng buộc thì ràng buộc đó sẽ: hoặc là không có hiệu lực hoặc là một số dữ liệu trong bảng sẽ bị mất.

+ Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu bằng ràng buộc miền

+ Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu bằng ràng buộc khóa

+ Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu bằng kích họat trigger

- Tạo hàm phân hoạch, giản đồ phân hoạch, bảng phân hoạch (partitioned table)

- Truy vấn nâng cao:

+ Select với từ khóa WITH.

+ Truy vấn đệ quy sử dụng từ khóa WITH



    1. Nội dung thảo luận:

+ Nhóm các lệnh định nghĩa dữ liệu (DLL).

+ Nhóm các lệnh thao tác dữ liệu: SELECT, INSERT, UPDATE, DELETE.

+ Phương pháp bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu.

+ Sử dụng các kiểu dữ liệu trong SQL Server.

+ Ý nghĩa của việc sử dụng các thủ tục, hàm.

+ Truy vấn nâng cao: truy vấn lồng, truy vấn đệ quy, truy vấn với hàm CASE.



- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Đọc trước tài liệu [1] chương 3, từ trang 36 - 69

+ Sử dụng cơ sở dữ liệu bán hàng và AdventureWokd, thực hành các nội dung sau:

Tạo và nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu bán hàng

Thực hiện các truy vấn cơ bản: SELECT, INSERT, UPDATE, DELETE.
Bài giảng 3: Xử lý nâng cao và các phát biểu của Transact-SQL (tiếp)

Chương 2: Mục 2.6 + 2.7

Tiết thứ: 7 - 9 Tuần thứ: 3

- Mục đích, yêu cầu:

+ Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về ngôn ngữ T – SQL



- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 3 tiết; Tự học, tự nghiên cứu: 3 tiết

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

- Ngôn ngữ lập trình T-SQL

+ Qui tắc đặt tên – Identifiers

Cách đặt tên table, view, stored procedure, index,tên biến,…

Có thể dài từ 1 đến 128 ký tự theo mã Unicode (gồm chữ cái, chữ số, ký hiệu)

Ký tự đầu tiên phải là: chữ cái hoặc @,#,_, or $ .

Có thể sử dụng khoảng trắng trong các định danh, tuy nhiên để truy cập các định danh này bạn phải đặt nó trong dấu nháy kép hoặc ngoặc vuông [].

Ví dụ: 7007Customers; @Variable; #tblTMP; [Ho va Ten]

Định danh đầy đủ của một đối tượng CSDL: [[[server.][database].][schema].]database_object

+ Kiểu dữ liệu

Kiểu dữ liệu xâu ký tự: char, varchar, nchar, nvarchar.

Kiểu dữ liệu ngày tháng: datetime, smalldatetime.

Kiểu dữ liệu số nguyên: Int, Smallint,bigint,tinyint

Kiểu số thực gần đúng: Float – 8b,Real -4b

Kiểu số thực chính xác: Decimal[(s[,p])], numeric[(s[,p])]

Kiểu dữ liệu nhị phân: Binary, Text, Image, Ntext

Kiểu Bit, TimesTamp, Uniqueidentifier, XML.

+ Biến (Variables)

Khai báo biến: declare @i int, @ngay datetime

Gán giá trị cho biến: set @i = 10 select @ngay = getdate().

+ Biểu thức (Expressions)

+ Chú Thích (Comments)

Chú thích dòng đơn: -- chú thích

Chú thích nhiều dòng: /* nhiều dòng chú thích */

- Các lệnh cơ bản của T-SQL

+ Câu lệnh đơn, câu lệnh phức hợp, lệnh nhảy Goto, nhãn

Góm nhóm các câu lệnh thành một khối

 BEGIN    

   {sql_statement|statement_block}     

END

Lệnh nhảy GOTO



Label:

GOTO label   

+ Các lệnh rẽ nhánh

 Cú pháp: IF Boolean_expression        

{sql_statement|statement_block}     

  [ELSE         



{sql_statement|statement_block}]

Ví dụ:

declare @i float

select @i=RAND() --RAND() tra ve gia tri kieu float 0-1

print 'gia tri nhan duoc ' + cast(@i as varchar(10))

if (@i>0.5)

--Begin


print 'Gia tri lon hon 0.5'

--End


else

print 'Gia tri nho hon 0.5'

+ Vòng lặp

WHILE Boolean_condition

        {sql_statement|statement_block}

        [BREAK]

         {sql_statement|statement_block}

        [CONTINUE]

Ví dụ:

DECLARE @counter smallint

SET @counter = 1

WHILE @counter < 5

BEGIN

SELECT @counter [So thu tu], RAND(@counter) Random_Number



SET @counter = @counter + 1

END


- Lệnh try/catch

Cú pháp:


BEGIN TRY     

 { sql_statement | statement_block }



END TRY

BEGIN CATCH     

 { sql_statement | statement_block }



END CATCH [ ; ]

- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Đọc tài liệu [4], chương 4 từ trang 81 - 114

+ Làm bài tập chương 2
Bài giảng 4: Xử lý nâng cao và các phát biểu của Transact-SQL – Thực hành

Chương 2


Tiết thứ: 10 - 12 Tuần thứ: 4

- Mục đích, yêu cầu:

+ Ôn luyện, hệ thống lại các kiến thức chương 2

+ Sinh viên phải nắm được các lệnh thao tác dữ liệu cơ bản.

+ Có khả năng thực hiện các truy vấn nâng cao, các cấu trúc lệnh của T - SQL



- Hình thức tổ chức dạy học: Thực hành, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Thực hành: 3 tiết; Tự học, tự nghiên cứu: 3 tiết

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

Thực hành trên cơ sở dữ liệu bán hàng và AdventureWork

+ Thực hiện các truy vấn cơ bản: INSERT, UPDATE, DELETE

+ Thực hiện một số truy vấn nâng cao.

+ Thực hiện truy vấn đệ quy sử dụng từ khóa with

- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Ôn luyên các kiến thức về ngôn ngữ T-SQL

+ Đọc và tìm hiểu trước các bài tập chương 2

Bài giảng 5: Quản trị SQL Server 2005

Chương 3

Tiết thứ: 13 - 15 Tuần thứ: 5

- Mục đích, yêu cầu:

+ Giới thiệu các kiến thức về quản trị login, quản trị user và quản trị các đối tượng trong cơ sở dữ liệu.

+ Sinh viên nắm được ý nghĩa, cách tạo, sửa thông tin các đối tượng trong cơ sở dữ liệu.

+ Nắm được các vấn đề khi triển khai cơ sở dữ liệu, cách thực hiện và khắc phục các sự cố.

+ Nắm được phương pháp phân quyền cho nhóm và người dùng.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 3 tiết; Tự học, tự nghiên cứu: 3 tiết

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:


  1. Nội dung chi tiết:

- Triển khai CSDL - Database Deployment

+ Triển khai CSDL bằng module viết trên .Net – dùng cho các developers

+ Triển khai CSDL bằng công cụ của SQL Server 2005 – dùng cho các SQL Server specialists:

+ Detach and reattach cơ sở dữ liệu sử dụng T-SQL

+ Attach and detach cơ sở dữ liệu sử dụng Management Studio

- Vấn đề tiềm ẩn trong việc triển khai CSDL

+ Khi triển khai CSDL như trên sẽ không đảm bảo được liên kết giữa server logins and database users. Vì:

Server logins được lưu trữ trong CSDL Master, Database users được lưu trữ trong từng CSDL.

Các Database users sẽ được attach theo CSDL, nhưng các Database users này lại liên kết đến server logins trên server cũ. => Lỗi.

+ Giải pháp:

Sử dụng sp_change_users_login

- Xác thực người sử dụng trên SQL Server 2005

+ Các kiểu xác thực:

Xác thực SQL Server

Xác thực Windows

+ Khi cài đặt chúng ta đã chọn một kiểu xác thực cho SQL Server. Tuy nhiên có thể thay đổi kiểu xác thực.

- Giản đồ (Schema)

+ Tạo Schema

+ Chuyển đối tượng giữa các lược đồ

- Giới thiệu các nhóm server (server roles)

+ Các server roles hệ thống (Fixed Server Roles). Các role này không được phép thay đổi.

+ Tạo mới user database

+ Thêm user vào các nhóm bằng T-SQL

- Thêm người sử dụng vào nhóm

+ Nếu sử dụng password policy thì mật khẩu phải tối thiểu là 6 kí tự và phải chứa cả ba lọai: chữ thường a-z, chữ hoa A-Z, chữ số 0-9.

+ Thêm NSD mức HQT theo xác thực Windows

+ Thêm NSD mức HQT theo xác thực SQL Server

+ Thêm NSD mới bằng T-SQL

+ Tạo giấy ủy nhiệm (CREDENTIAL)

- Giới thiệu các nhóm CSDL (database roles) và thêm người sử dụng vào nhóm

+ Các Roles trên SQL Server giống như Groups trên Windows

+ Trên SQL Server có 4 nhóm:

Server Roles: đã được xây dựng sẵn người dùng không thể thay đổi.

Database Roles: Định nghĩa các quyền trên CSDL của các nhóm.

Database Roles do người dùng định nghĩa

Nhóm Application Roles

+ Thêm người sử dụng vào nhóm Server Roles

+ Thêm người sử dụng vào nhóm DB Roles

- Tạo nhóm CSDL (database role) và phân quyền cho nhóm

- Tạo nhóm app role và cách sử dụng

+ App Roles được dùng cho việc bảo mật các ứng dụng riêng lẻ. App roles khác với DB roles ở các điểm sau:

App Roles yêu cầu password để kích họat.

App Roles không có members. Ứng dụng sẽ cung cấp tên của App Role và Password.

Server bỏ qua tất cả các quyền khác khi mà App Roles được kích họat .

- Phân quyền cho nhóm và người sử dụng:

+ Phân các quyền trên server

+ Phân các quyền trên database

+ Phân các quyền trên giản đồ (schema)

+ Phân các quyền trên bảng và view

+ Phân các quyền trên thủ tục và hàm



- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Đọc trước tài liệu [3] trang 8, 9 từ trang 321 - 413

+ Tìm hiểu các nội dung:

Các vấn đề tiềm ẩn trong triển khai CSDL.

Vấn đề phân quyền, bảo mật trong SQL Server

Attach và Detach cơ sở dữ liệu.

Tạo schema.

Tạo các userlogin.

Tạo các Database Role.

Phân quyền trên lược đồ.

Phân quyền trên các đối tượng (Views, Tables, …)
Bài giảng 6: Thủ tục lưu trữ trên MS SQL Server 2005 (Stored Procedure)

Chương 4

Tiết thứ: 16 - 18 Tuần thứ: 6

- Mục đích, yêu cầu:

+ Ý nghĩa của thủ tục lưu trữ, tạo và thực thi thủ tục

+ Hiểu được ý nghĩa các tham số EXECUTE AS, RECOMPILE, ENCRYPTION, OUTPUT

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 3 tiết; Tự học, tự nghiên cứu: 3 tiết

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:


  1. Nội dung chi tiết:

- Khai báo thủ tục

Cú pháp:


CREATE PROC[EDURE] [schema.]procedure_name

[ {@parameter data_type} [= default] [OUTPUT] ]

[,...n]

[WITH {RECOMPILE | ENCRYPTION |



EXECUTE AS { CALLER} }]

AS

sql_statement [...n]



return [expression]

Các tham số:

default: giá trị mặc định của tham số. Lời gọi thủ tục có thể không cần truyền giá trị cho tham số này. Default là hằng số, hoặc có thể NULL.

OUT|OUTPUT: là tham số dạng output. Sử dụng tham số output để nhận giá trị từ lời gọi thủ tục. Các kiểu dữ liệu text, ntext, and image hoặc kiểu dữ liệu giá trị bảng (table) không thể để dạng tham số output.

RECOMPILE: Database Engine không lưu kế hoạch truy vấn, nó sẽ được biên dịch lại với mỗi lần thực thi.

ENCRYPTION: Mã hóa lệnh tạo thủ tục, người dùng không thể xem được nội dung thủ tục.



- Cú pháp sửa thủ tục: ALTER PROC[EDURE]

- Cú pháp xóa thủ tục: DROP PROCEDURE

- Ý nghĩa của các tham số EXECUTE AS; AS CALLER; AS OWNER; AS SELF

EXECUTE AS CALLER: chỉ định là user muốn thực hiện thủ tục phải có quyền thực hiên trên thủ tục này, và có các quyền tương ứng trên các objects trong thủ tục.

EXECUTE AS SELF tương đương với EXECUTE AS user_name, người dùng tạo hoặc sửa đổi các đối tượng trong thủ tục mới có quyền gọi.

AS OWNER: Người gọi là người có quyền sở hữu thủ tục. Nếu thủ tục không quy định người sở hữu, thì sẽ sử dụng quyền sở hữu của schema.

- Thực thi thủ tục: EXEC [ UTE ]. Ví dụ với các biến đặt default, output. Các tham số EXECUTE AS; AS CALLER; AS OWNER; AS SELF

- Các ví dụ:

+ Tìm ước số chung lớn nhất.

+ Tìm số lớn nhất trong 3 số.

+ Tạo User, Schema, Table, stored procedure, phân quyền theo kịch bản để thực thi minh họa các tham số execute as.



- Tạo thủ tục đệ qui

+ Cách tạo thủ tục đệ quy

+ SQL Server cho phép gọi đệ quy tối đa 32 lần.

+ Ví dụ: thủ tục tính giai thừa một số



Каталог: files -> FileMonHoc
FileMonHoc -> NGÂn hàng câu hỏi lập trình cơ BẢn nhóm câu hỏI 2 ĐIỂM
FileMonHoc -> CHƯƠng 2 giới thiệu về LÝ thuyết số
FileMonHoc -> CÁc hệ MẬt khoá CÔng khai kháC
FileMonHoc -> BỘ MÔn duyệt chủ nhiệm Bộ môn
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Ngô Thành Long ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Khoa: CÔng nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> MẬt mã khóA ĐỐi xứng lý thuyết cơ bản của Shannon
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin bài giảng LẬp trình cơ BẢn biên soạn
FileMonHoc -> Khoa cntt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 308.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương