CHƯƠng 1 CƠ BẢn về ĐẠi số trừu tưỢNG



tải về 383.36 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích383.36 Kb.
#31019
1   2   3   4   5   6   7

Vành


Định nghĩa 1.2.1 (Vành)

Vành (R, +, ) chứa tập R với hai phép toán hai ngôi (được ký hiệu là + (cộng) và  (nhân)) thỏa mãn các tiên đề sau:

R1. (R, +) là một nhóm giao hoán đối với phép cộng. Phần tử đơn vị đối với phép cộng (không) được ký hiệu 0.

R2. Phép  có tính phân phối đối với phép +, nghĩa là:



R3. Phép  có tính kết hợp, nghĩa là:



R4. Đối với phép  vành R phù hợp theo các tiên đề đóng kín, kết hợp. Phần tử đơn vị đối với phép nhân (đơn vị) được ký hiệu 1, với 10.



Ví dụ 1.2.1 (Vành) Độc giả tự kiểm tra các ví dụ sau thỏa mãn 4 tiên đề về vành, cách làm tương tự như ví dụ 1.1.

  1. Tập hợp các số nguyên Z với phép cộng và nhân thông thường là một vành.

  2. Tập các ma trận vuông cùng cấp n với phép cộng và nhân ma trận là một vành.

  3. Tập các số với phép cộng và nhân theo modulo n ký hiệu là là một vành, thường gọi là vành theo thặng dư n.

  4. Đối với bất kỳ n > 0, nhóm là vành đối với các toán tử cộng và nhân theo modulo n, và 0 = 0, 1 = 1.

Định nghĩa 1.2.2 (Vành giao hoán)

Vành giao hoán là vành R trong đó phép nhân có tính chất giao hoán.



Định nghĩa 1.2.3 (Vành đơn vị)

Vành trong đó phép nhân có phần tử đơn vị được gọi là vành có đơn vị.



Định nghĩa 1.2.4 (Vành con)

Tập con A của vành R được gọi là vành con của R nếu chính A là một vành với hai phép toán cộng và nhân trên R (bao gồm cả tính đóng của hai phép toán này trên A).



Ví dụ 1.2.2 (Vành con) Tập gồm một phần tử {0} và chính R là vành con của R.

Định lý 1.2.1: Giao của các vành con của R là vành con của R.

Định nghĩa 1.2.5 (Vành thừa số)

  • Cho A là một ideal của vành R và phần tử x R. Tập con của R gồm các phần tử dạng x + a với a A được gọi là một liên tập của A theo x.

  • Ký hiệu R/A là tập hợp tất cả các liên tập của A với x R: R/A = {x + A| x R} được gọi là tập thừa số của R theo A.

  • Trên tập thừa số R/A có thể xác định hai phép toán cộng và nhân như sau:

      • (x + A) + (y + A) = (x + y) + A

      • (x + A) * ( y + A) = (x * y) + A

Khi đó có thể chứng minh R/A là một vành, và vành này được gọi là vành thừa số của R theo A.
      1. Một số khái niệm về ideal


Trong lý thuyết vành, ideal là một tập con đặc biệt của một vành.

  1. Vành con A của vành R được gọi là ideal trái (hoặc phải) của R nếu x a A (hoặc a x A) với a A, với x R.

  2. Vành con A vừa là ideal trái, vừa là ideal phải của R được gọi là ideal của R.

  3. Giao của họ bất kỳ các ideal của R là ideal của R.

  4. Cho tập con X R, ideal nhỏ nhất của R chứa X được gọi là ideal sinh bởi X.
      1. Đồng hình vành


Định nghĩa 1.2.6 (Đồng hình, đẳng cấu)

Cho R1R2 là hai vành. Ánh xạ f: R1 R2 được gọi là đồng hình vành nếu f bảo toàn hai phép toán cộng và nhân trong R, nghĩa là với a, b R:



  1. f(a + b) =f(a) + f(b),

  2. f(a b) =f(a)  f(b).

Nếu đồng hình vành f: R1R2 là song ánh, thì nó được gọi là đẳng cấu của vành R1 trong R2.

    1. TRƯỜNG

      1. Trường

Каталог: files -> FileMonHoc
FileMonHoc -> NGÂn hàng câu hỏi lập trình cơ BẢn nhóm câu hỏI 2 ĐIỂM
FileMonHoc -> CHƯƠng 2 giới thiệu về LÝ thuyết số
FileMonHoc -> CÁc hệ MẬt khoá CÔng khai kháC
FileMonHoc -> BỘ MÔn duyệt chủ nhiệm Bộ môn
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Ngô Thành Long ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Phan Nguyên Hải ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Khoa: CÔng nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> MẬt mã khóA ĐỐi xứng lý thuyết cơ bản của Shannon
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin bài giảng LẬp trình cơ BẢn biên soạn

tải về 383.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương