Khoa công nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 203.92 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích203.92 Kb.
#22065

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TIN SINH HỌC - BIOINFORMATICS

  1. Thông tin về giáo viên

TT

Họ tên giáo viên

Học hàm

Học vị

Đơn vị công tác (Bộ môn)

1

Nguyễn Văn Giang

GV

TS

Hệ thống thông tin

2

Nguyễn Hoài Anh

GV

ThS

Hệ thống thông tin

3

Hà Đại Dương

GVC

ThS

Hệ thống thông tin




  • Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần tại phòng làm việc bộ môn S4-1313

  • Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Hệ thống Thông tin, Khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự.

  • Điện thoại: 069 515 333

Email: giangnv@mta.edu.vn, nguyenhoaianh@yahoo.com, duonghadai@yahoo.com

  • Các hướng nghiên cứu chính:Xử lý ảnh, Khôi phục ảnh, Vật lý y tế.




  1. Thông tin chung về học phần

  • Tên học phần: Tin sinh học.

  • Mã học phần:

  • Số tín chỉ: 03

  • Cấu trúc học phần: 60 tiết (45 lý thuyết)

  • Học phần: bắt buộc.

  • Các học phần tiên quyết: Xác suất thống kê, Kỹ thuật lập trình, Phân tích và thiết kế giải thuật

  • Các yêu cầu đối với học phần: Nghe giảng trên lớp, làm bài tập lý thuyết và bài tập lập trình ở nhà, nghiên cứu tài liệu ở nhà.

  • Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

    • Nghe giảng lý thuyết: 30

    • Làm bài tập trên lớp: 15

    • Thảo luận:6

    • Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, thực tập...): 9

    • Hoạt động theo nhóm: 60

    • Tự học: 60

  • Khoa/Bộ môn phụ trách học phần, địa chỉ: Bộ môn Hệ thống thông tin.




  1. Mục tiêu của học phần

  • Kiến thức: Nắm vững các kiến thức sơ lược về sinh học phân tử, các công cụ dùng để phân tích/thu thập dữ liệu sinh học, các cơ sở dữ liệu sinh học hiện có trên internet và cách truy cập, mục đích/vai trò của tin sinh học, các các mô hình toán học cơ bản và một số thuật toán thông dụng trong tin sinh học.

  • Kỹ năng: Có kỹ năng giải các bài toán cơ bản trong tin sinh học.

  • Thái độ, chuyên cần: Cần làm bài tập ở nhà (lý thuyết và lập trình) nhiều.




  1. Tóm tắt nội dung

Môn học giới thiệu các kiến thức cơ bản về sinh học, các công cụ thu thập dữ liệu sinh học, các cơ sở dữ liệu sinh học hiện có và vai trò của chúng trong y sinh học, cách sử khai thác các cơ sở dữ liệu sinh học, các mô hình toán học cơ bản và một số thuật toán được sử dụng trong tin sinh học.


Các ứng dụng trong sinh học được đề cập gồm: trích xuất thông tin cấu trúc DNA (restriction mapping), xác định trình tự DNA (DNA sequencing), tìm kiếm các nốt điều chỉnh trong chuỗi DNA (motif finding), sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng (sequence alignment), xác định vùng gene trong DNA (gene prediction), bố trí lại gene (genome rearrangements).
Các thuật toán được đề cập gồm: tìm kiếm vét cạn, các thuật toán tham ăn, quy hoạch động, kỹ thuật chia để trị, các thuật toán đồ thị, kỹ thuật khớp mẫu, các mô hình Markov ẩn.

  1. Nội dung chi tiết học phần (tên các chương, mục, tiểu mục)

Chương, mục, tiểu mục

Nội dung

Số tiết

Giáo trình, TLTK

(TT của TL ở mục 6)

Ghi chú

Chương 1

Giới thiệu về sinh học phân tử.

4

1,2




1.1

1.2


1.3

1.4


1.5

1.6


1.7

1.8


Tế bào và cấu trúc sự sống.

Các vật liệu di truyền của sự sống.

Genes và vai trò của Genes.

DNA.

RNA.

Proteins.

Cách phân tích DNA.

Tại sao học Tin sinh học?










Chương 2

Thu thập và sử dụng dữ liệu sinh học phân tử.

2

1,3




2.1

2.2

2.3


Các công cụ thu thập dữ liệu sinh học phân tử: sequencers, X-ray crystallography,...

Các cơ sở dữ liệu sinh học hiện có: Genebank, NCBI (National Center for Biotechnology Information), EBI (European Bioinformatics Institute).

Truy cập cơ sở dữ liệu Gene, Protein.











Chương 3

Tổng quan về tin sinh học

2

1,3




3.1

3.2
3.3


3.4


Ví dụ về ứng dụng của tin sinh học trong việc khống chế, kiểm soát đại dịch SARS năm 2003.

Khái niệm và các vấn đề cơ bản của tin sinh học.

Ứng dụng của tin sinh học: Dự án bản đồ Gene (Human genome project), Gene chức năng và tương lai của biotechnology và biomedicine.

Sơ lược về các bài toán cơ bản trong tin sinh học.











Chương 4

Trích xuất thông tin cấu trúc DNA và tìm kiếm các nút điều chỉnh trong chuỗi DNA bằng tìm kiếm vét cạn

8

1




4.1

4.2



Trích xuất thông tin cấu trúc DNA (DNA restriction mapping).

Bài toán tìm kiếm các nốt điều chỉnh trong chuỗi DNA (Regulatory motif finding problem).











Chương 5

Bố trí lại gene (genome rearrangements) bằng các thuật toán tham ăn.

8

1




5.1

5.2


5.3

5.4


Bài toán bố trí lại gene.

Sắp xếp bằng cách đảo ngược.

Các phương pháp xấp xỉ.

Phương pháp “tham ăn”.











Chương 6

Sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng (sequence alignment)

8

1,3




6.1

6.2


6.3

6.4


6.5


Sự cần thiết của so sánh chuỗi DNA.

Global sequence alignment.

Local sequence alignment.

Multiple alignment.

Phương pháp chia để trị trong sequence alignment











Chương 7

Sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng dựa trên mô hình Markov ẩn (Hidden Markov Models).

8

1




7.1
7.2
7.3

7.4


7.5

CG-Islands và bài toán «Fair bet casino».

Bài toán "fair bet casino» và các mô hình Markov ẩn.

Thuật toán giải.

Ước lượng các tham số của HMM.

Alignment dựa trên HMM.











Chương 8

Xác định vùng gene trong DNA (Gene Prediction).

4

1




8.1
8.2

8.3


Bài toán xác định vùng gene trong DNA.

Các phương pháp thống kê.

Các phương pháp dựa trên sự tương đồng .










Chương 9

Lắp ráp đoạn DNA bằng các phương pháp đồ thị

4

1




9.1

9.2


9.3

9.4


Đồ thị

Đồ thị và di truyền học

Xác định trình tự DNA

Lắp ráp đoạn trong DNA sequencing










Chương 10

Khớp mẫu (Pattern Matching)

4

1,3




10.1

10.2


10.3

So sách chuỗi và cây hậu tố.

Kỹ thuật khớp mẫu xấp sỉ.

BLAST – So sánh một chuỗi và một cơ sở dữ liệu.










Chương 11

Phân cụm

4

1




11.1

11.2


11.3

Phân tích chuỗi Gene

Hierarchical Clustering

K-means Clustering










Chương 12

Một số vấn đề thời sự trong Tin sinh học

4







12.1

12.2


Personal medicine

Bioinformatics in Vietnam












  1. Giáo trình, tài liệu tham khảo




TT

Tên giáo trình, tài liệu

Tình trạng

Có ở thư viện (website)

Giáo viên hoặc khoa có

Đề nghị mua mới

Đề nghị biên soạn mới

1

An Introduction to Bioinformatics Algorithms, Neil C. Jones and Pavel Pevzner, The MIT Press Series on Computational Molecular Biology, 2004, ISBN 0-262-10106-8




X







2

Fundamental Concepts of Bioinformatics, Dan Krane and Michael Raymer, Benjamin Cumming, 2003, ISBN 0-8053-4722-4




X







3

Bioinformatics and Functional Genomics, Jonathan Pevsner, Wiley-Blackwell, 2009, ISBN 978-0-470-08585-1.




X








  1. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học học phần

Tổng

Lên lớp

Thực hành, thí nghiệm, thực tập

Tự học, tự nghiên cứu

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận

Chương 1 Giới thiệu về sinh học phân tử

2




2







4

Chương 2 Thu thập và sử dụng dữ liệu sinh học phân tử.

2













2

Chương 3 Tổng quan về tin sinh học

2













2

Chương 4 Trích xuất thông tin cấu trúc DNA và tìm kiếm các nút điều chỉnh trong chuỗi DNA bằng tìm kiếm vét cạn

4

3




1




8

Chương 5 Bố trí lại gene (genome rearrangements) bằng các thuật toán tham ăn.

4

3




1




8

Chương 6 Sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng (sequence alignment)

3

3




2




8

Chương 7 Sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng dựa trên mô hình Markov ẩn (Hidden Markov Models).

3

2




3




8

Chương 8 Xác định vùng gene trong DNA (Gene Prediction).

2

1




1




4

Chương 9 Lắp ráp đoạn DNA bằng các phương pháp đồ thị

2

1




1




4

Chương 10 Khớp mẫu (Pattern Matching)

2

1

1







4

Chương 11 Phân cụm

2

1

1







4

Chương 12 Một số vấn đề thời sự trong Tin sinh học

2




2







4

Tổng

30

15

6

9




60

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Bài giảng 1: Giới thiệu về sinh học phân tử
Chương 1 Giới thiệu về sinh học phân tử

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 1



- Mục đích, yêu cầu: Giúp sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản nhất về sinh học phân tử và di truyền học, ứng dụng của CNTT trong sinh học, các thành tựu của tin sinh học và lý do học môn học.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ Tế bào và cấu trúc sự sống.

+ Vật liệu di truyền của sự sống.

+ Genes và vai trò của Genes.

+ DNA.

+ RNA.

+ Proteins.

+ Cách phân tích DNA.

+ Tại sao học Tin sinh học?

- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Đọc lại sách Sinh học ở bậc trung học.

+ Sinh viên tự học lại các nội dung được giảng dạy trên lớp.

Bài giảng 2: Thu thập và sử dụng dữ liệu sinh học phân tử và tổng quan về tin sinh học
Chương 2 Thu thập và sử dụng dữ liệu sinh học phân tử; Tổng quan về tin sinh học.

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 2



- Mục đích, yêu cầu:

+ Giúp sinh viên nắm được các công cụ thu thập dữ liệu sinh học phân tử: nguyên lý thu thập, cơ chế hoạt động, đinh dạng dữ liệu đầu ra.

+ Các cơ sở dữ liệu về sinh học hiện có, các CSDL sẽ được sử dụng trong môn học.

+ Các vấn đề cơ bản của tin sinh học, các thành tựu của tin sinh học trong thời gian gần đây.



- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

Thu thập và sử dụng dữ liệu sinh học phân tử:



+Các công cụ thu thập dữ liệu sinh học phân tử: sequencers, X-ray crystallography,...

+ Cơ sở dữ liệu sinh học hiện có: Genebank, NCBI (National Center for Biotechnology Information), EBI (European Bioinformatics Institute).

+ Truy cập cơ sở dữ liệu Gene, Protein

Tổng quan về tin sinh học:



+ Ví dụ về ứng dụng của tin sinh học trong việc khống chế, kiểm soát đại dịch SARS năm 2003.

+ Khái niệm và các vấn đề cơ bản của tin sinh học.

+ Ứng dụng của tin sinh học: Dự án bản đồ Gene người(Human genome project), Gene chức năng và tương lai của biotechnology và biomedicine,….

+ Sơ lược về các bài toán cơ bản trong tin sinh học.

- Yêu cầu SV chuẩn bị: - Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy.

Bài giảng 3: Trích xuất thông tin cấu trúc DNA và tìm kiếm các nút điều chỉnh trong chuỗi DNA bằng tìm kiếm vét cạn
Chương 4 Trích xuất thông tin cấu trúc DNA và tìm kiếm các nút điều chỉnh trong chuỗi DNA

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 3



- Mục đích, yêu cầu: Giúp sinh viên nắm được mục đích của quá trình trích xuất thông tin cấu trúc DNA, cách thực hiên, giải thuật tìm kiếm các nút điều chỉnh trong chuỗi DNA.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ Trích xuất thông tin cấu trúc DNA.

+ Các thuật toán không khả thi.

+ Các thuật toán khả thi.

- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Xem lại kiến thức về tìm kiếm vét cạn được học từ môn học Kỹ thuật lập trình và Phân tích thiết kế giải thuật.

+ Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy

Bài giảng 4: Trích xuất thông tin cấu trúc DNA và tìm kiếm các nút điều chỉnh trong chuỗi DNA bằng tìm kiếm vét cạn (Tiếp theo)
Chương 4 Trích xuất thông tin cấu trúc DNA và tìm kiếm các nút điều chỉnh trong chuỗi DNA

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 4



- Mục đích, yêu cầu: Giúp sinh viên nắm được mục đích của quá trình trích xuất thông tin cấu trúc DNA, cách thực hiên, giải thuật tìm kiếm các nút điều chỉnh trong chuỗi DNA.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ Các nốt điều chỉnh trong chuỗi DNA.

+ Bài toán tìm kiếm các nốt điều chỉnh trong chuỗi DNA.

+ Cây tìm kiếm.

+ Tìm kiếm các nốt điều chỉnh.

- Yêu cầu SV chuẩn bị: - Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy.

Bài giảng 5: Bố trí lại gene bằng các thuật toán tham ăn.
Chương 5 Bố trí lại Gene và các phương pháp bố trí lại Gene

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 5



- Mục đích, yêu cầu: Giúp sinh viên nắm được vai trò của việc bố trí lại gene, các giải thuật bố trí lại gene.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+Bố trí lại gene.

+ Sắp xếp bằng cách đảo ngược.

+Các phương pháp xấp xỉ.

- Yêu cầu SV chuẩn bị: - Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy và làm bài tập do giáo viên giao.

Bài giảng 6: Bố trí lại gene bằng các thuật toán tham ăn.
Chương 5 Bố trí lại Gene và các phương pháp bố trí lại Gene (tiếp)

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 6



- Mục đích, yêu cầu: Giúp sinh viên nắm được vai trò của việc bố trí lại gene, các giải thuật bố trí lại gene.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+Phương pháp “tham ăn”.

- Yêu cầu SV chuẩn bị: - Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy và làm bài tập do giáo viên giao.
Bài giảng 7: Sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng
Chương 6 Sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 7



- Mục đích, yêu cầu: Nắm được vai trò của việc tìm vùng tương đồng trong xác định chức năng Gene; Các giải thuật xác định vùng tương đồng.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ Sự cần thiết của so sánh chuỗi DNA.

+ Bài toán đổi tiền và bài toán người du lịch.



+ Chuỗi con chung dài nhất.

+ Global sequence alignment.

- Yêu cầu SV chuẩn bị: - Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy và làm bài tập do giáo viên giao.

Bài giảng 8: Sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng (tiếp)
Chương 6 Sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 8



- Mục đích, yêu cầu: Nắm được vai trò của việc tìm vùng tương đồng trong xác định chức năng Gene; Các giải thuật xác định vùng tương đồng.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t;

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ Scoring alignments.

+ Local sequence alignment



+ Multiple alignment.

+ Phương pháp chia để trị trong sequence alignment

- Yêu cầu SV chuẩn bị: Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy và làm bài tập do giáo viên giao.
Bài giảng 9: Sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng dựa trên mô hình Markov ẩn
Chương 7 Sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng dựa trên mô hình Markov ẩn

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 9



- Mục đích, yêu cầu: Tìm hiểu về mô hình Markov ẩn và ứng dụng của chúng trong tin sinh học; các vấn đề cơ bản trong mô hình Markov ẩn như decoding algorithm, ước lượng tham số của mô hình, xác định vùng tương đồng của chuỗi Gene dựa trên mô hình Markov ẩn.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ CG-Islands và bài toán «Fair bet casino».

+ Bài toán "fair bet casino» và các mô hình Markov ẩn.

+ Thuật toán giải.

- Yêu cầu SV chuẩn bị: Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy và làm bài tập do giáo viên giao.
Bài giảng 10: Mô hình Markov ẩn (HMM)
Chương 7 Sắp xếp các chuỗi để xác định các vùng tương đồng dựa trên mô hình Markov ẩn

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 10



- Mục đích, yêu cầu: Tìm hiểu về mô hình Markov ẩn và ứng dụng của chúng trong tin sinh học; các vấn đề cơ bản trong mô hình Markov ẩn như decoding algorithm, ước lượng tham số của mô hình, xác định vùng tương đồng của chuỗi Gene dựa trên mô hình Markov ẩn.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ Ước lượng các tham số của HMM

+ Alignment dựa trên HMM

- Yêu cầu SV chuẩn bị: Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy và làm bài tập do giáo viên giao.
Bài giảng 11: Xác định vùng gene (dự đoán Gene) trong DNA.
Chương 8 Xác định vùng gene trong DNA (Dự đoán Gene)

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 11



- Mục đích, yêu cầu: Giúp sinh viên nắm được ý nghĩa của xác định vùng Gene trong DNA (hay còn được biết đến với tên dự đoán Gene); Các giải thuật cơ bản trong xác định vùng Gene trong DNA.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ Bài toán xác định vùng gene trong DNA.

+ Các phương pháp thống kê.

+Các phương pháp dựa trên sự tương đồng.

+ Sliced alignment

- Yêu cầu SV chuẩn bị: Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy và làm bài tập do giáo viên giao.
Bài giảng 12: Lắp ráp đoạn DNA bằng các phương pháp đồ thị

Chương 9 Lắp ráp đoạn DNA

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 12

- Mục đích, yêu cầu: Giúp sinh viên nắm được các khái niệm về đồ thị, mỗi liên hệ giữa đồ thị và di truyền học, lắp ráp đoạn DNA (DNA sequencing); và các giải thuật cho DNA sequencing.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ Đồ thị

+ Đồ thị và di truyền học.

+ Xác định trình tự DNA.

+ Lắp ráp đoạn trong DNA sequencing.

+ Protein sequencing and Identification.

- Yêu cầu SV chuẩn bị: Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy và làm bài tập do giáo viên giao.
Bài giảng 13: Khớp mẫu (Pattern matching)
Chương 10 Khớp mẫu

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 13



- Mục đích, yêu cầu: Nắm được các tổ chức dữ liệu (sinh học) thành các cấu trúc dữ liệu hiệu quả nhằm để giải một bài toán khớp mẫu; các kỹ thuật sử dụng bảng băm; khớp mẫu chính xác; cây từ khóa; kỹ thuật khớp mẫu xấp sỉ.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ So sánh chuỗi, cây hậu tố.

+ Kỹ thuật khớp mẫu xấp sỉ.

+ BLAST – So sánh một chuỗi và một cơ sở dữ liệu.

- Yêu cầu SV chuẩn bị: Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy và làm bài tập do giáo viên giao.
Bài giảng 14: Phân cụm
Chương 11 Phân cụm

Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 14



- Mục đích, yêu cầu: Giúp sinh viên nắm được vai trò của phân cụm tron xử lý dữ liệu sinh học; các phương pháp phân cụm cơ bản như Hierarchical Clustering, K-means clustering.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ Phân tích chuỗi Gene

+ Hierarchical Clustering

+ K-means Clustering

- Yêu cầu SV chuẩn bị: Sinh viên tự học các nội dung đã được giảng dạy và làm bài tập do giáo viên giao.
Bài giảng 15: Một số vấn đề thời sự trong Tin sinh học-
Tiết thứ: 1-4 Tuần thứ: 15

- Mục đích, yêu cầu: Tóm tắt lại toàn bộ các nội dung của môn học; Giới thiệu các thành tựu gần đây của tin sinh học; các vấn đề mở trong tin sinh học; Ứng dụng của tin sinh học tại Việt Nam.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 4t; Tự học, tự nghiên cứu: 4t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ Personal medicine

+ Bioinformatics in Vietnam

- Yêu cầu SV chuẩn bị: Đọc lại các nội dung của môn học đã được giảng dạy trên lớp.



  1. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của giáo viên

Yêu cầu và cách thức đánh giá: sự hiện diện trên lớp, mức độ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, các quy định về thời gian, chất lượng và thời hạn nộp các bài tập, bài kiểm tra giữa và cuối kỳ.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần

Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá


9.1. Điểm chuyên cần: 10%

Mục đích: Nhằm hỗ trợ thúc đẩy việc học tập đầy đủ của sinh viên, rèn luyện cho sinh viên ý thức học tập tốt.

Các kỹ thuật đánh giá:

Điểm danh các buổi lên lớp


9.2. Điểm thường xuyên: 20%

Mục đích: Nhằm hỗ trợ thúc đẩy việc học tập thường xuyên của sinh viên, đồng thời qua đó có được những thông tin phản hồi giúp giảng viên, sinh viên điều chỉnh cách dạy, cách học, thay đổi phương pháp dạy, học cho phù hợp.

Các kỹ thuật đánh giá:

Đọc phần tài liệu đã hướng dẫn theo từng phần;

Bài tập theo từng nội dung môn học;

Kiểm tra giữa kỳ




    1. Thi kết thúc học phần: 70%




Chủ nhiệm Khoa

(Ký và ghi rõ họ tên)

Chủ nhiệm Bộ môn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên biên soạn

(Ký và ghi rõ họ tên)



Каталог: files -> FileMonHoc
FileMonHoc -> NGÂn hàng câu hỏi lập trình cơ BẢn nhóm câu hỏI 2 ĐIỂM
FileMonHoc -> CHƯƠng 2 giới thiệu về LÝ thuyết số
FileMonHoc -> CÁc hệ MẬt khoá CÔng khai kháC
FileMonHoc -> BỘ MÔn duyệt chủ nhiệm Bộ môn
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Ngô Thành Long ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Phan Nguyên Hải ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Khoa: CÔng nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> MẬt mã khóA ĐỐi xứng lý thuyết cơ bản của Shannon
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin bài giảng LẬp trình cơ BẢn biên soạn
FileMonHoc -> Khoa cntt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 203.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương