BảO ĐẢm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong quá trình dạy học các tri thức tiếng việT Ở trưỜng tiểu họC



tải về 119.28 Kb.
Chế độ xem pdf
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2023
Kích119.28 Kb.
#54660
  1   2   3   4   5   6   7   8
tailieuxanh 2132 lpnga 7665
TOAN-TUAN-27-1, 0003-chien-luoc-xuc-tien-hon-hop-cua-vinamilk-cho-san-pham-sua-tuoi-vinamilk


JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 3-12
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
BẢO ĐẢM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC TRI THỨC TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Lê Phương Nga
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trên cơ sở khẳng định mục tiêu của dạy học Tiếng Việt ở trường phổ
thông là phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh, dạy cho các em sử dụng tiếng
mẹ đẻ làm công cụ giao tiếp, khẳng định việc dạy học các tri thức tiếng Việt ở
trường tiểu học phải tuân thủ nguyên tắc giao tiếp, bài báo đưa ra bốn việc cần làm
để bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học trong quá
trình dạy học các tri thức tiếng Việt. Đó là: 1). Bồi dưỡng cho giáo viên ý thức dạy
học vì mục tiêu giao tiếp và năng lực tạo mẫu sản phẩm giao tiếp - mục tiêu đầu ra
cuối cùng của quá trình dạy học tri thức tiếng Việt; 2). Tối giản hóa (dễ hóa) quá
trình nhận diện, phân loại, phân tích các đơn vị ngôn ngữ; 3). Tối ưu hóa quá trình
sử dụng các đơn vị ngôn ngữ, kiểu loại của từng đơn vị này; 4). Tổ chức dạy - học
tri thức tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp.
Từ khóa: Phát triển năng lực giao tiếp, dạy học Tiếng Việt, phương pháp dạy học
ở Tiểu học.
1. Mở đầu
"Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp (GT) quan trọng nhất của loài người" (Lênin),
chức năng GT là chức năng quan trọng nhất, chức năng trung tâm của ngôn ngữ. Vì vậy,
việc học Tiếng Việt trước hết phải được học như học sử dụng một công cụ GT. Mục tiêu
của dạy học tiếng mẹ đẻ chính là hình thành và phát triển ở học sinh một công cụ GT hay
nói cách khác là phát triển năng lực GT cho học sinh (HS).
Trong bài báo này, thuật ngữ năng lực được hiểu theo quan điểm giáo dục hướng
vào năng lực hành động: Năng lực hành động là khả năng cá nhân thực hiện thành công
nhiệm vụ trong một hoàn cảnh cụ thể dựa trên sự tích hợp tổng hòa các lĩnh vực kiến thức,
kĩ năng, thái độ và sự sẵn sàng hành động
. Năng lực hành động không phải là phép cộng
số học đơn thuần các kiến thức, kĩ năng, thái độ mà từng môn học trang bị cho HS mà
là sự thể hiện tổng hòa các kiến thức, kĩ năng, thái độ, là sự tích hợp những hiểu biết và
Received November 25, 2012. Accepted February 18, 2013.
Contact Le Phuong Nga, e-mail address: lephuongnga54@gmail.com
3


Lê Phương Nga
khả năng thực hành của người học thể hiện trong việc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.
Trong dạy học Tiếng Việt, năng lực hành động được hiểu là năng lực giải quyết một nhiệm
vụ GT.
Trong nhiều thập niên qua, những người nghiên cứu Tiếng Việt và phương pháp dạy
tiếng đã rất nỗ lực để chuyển từ quan niệm coi ngôn ngữ như một hệ thống khép kín đến
quan niệm coi ngôn ngữ như một phương tiện GT, chuyển từ quỹ đạo dạy học nhận diện,
phân loại các đơn vị ngôn ngữ sang dạy Tiếng Việt như một công cụ GT. Nhưng từ mong
ước đến thực hiện, từ lí thuyết đến thực tiễn vẫn còn một khoảng cách khá xa. Trong một
đề tài nghiên cứu mới mới đây nhất của mình, chúng tôi đã đưa ra nhận xét: Kết quả dạy
học Tiếng Việt, đặc biệt dạy học các tri thức tiếng Việt ở trường tiểu học, mặc dầu có
nhiều tiến bộ, vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại, chưa đáp ứng mục tiêu,
nhiệm vụ của giáo dục phổ thông bởi nó chưa mang đầy đủ tính thực tiễn, chưa bảo đảm
mục tiêu phát triển năng lực GT cho học sinh.
Vậy cần phải dạy học Tiếng Việt như thế nào để bảo đảm mục tiêu phát triển năng
lực GT cho học sinh? Đây vẫn là một câu hỏi nhức nhối trong lòng mỗi chúng ta. Việc
dạy học Tiếng Việt ở trường phổ thông có thể chia thành ba lĩnh vực: dạy học tiếp nhận
ngôn bản, dạy học tạo lập ngôn bản, dạy học các tri thức tiếng Việt. Nhằm phát triển năng
lực GT cho HS, trên ba lĩnh vực này cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
1) Dạy - học tiếp nhận ngôn bản (nghe, đọc hiểu) tính đến các nhân tố của hoạt
động giao tiếp và quá trình GT.
2) Dạy - học tạo lập ngôn bản (nói, viết) tính đến các nhân tố của hoạt động giao
tiếp và quá trình GT.
3) Dạy - học các tri thức tiếng Việt theo quan điểm GT.
4) Kiểm tra đánh giá quá trình dạy - học Tiếng Việt ở Tiểu học theo mục tiêu GT.
Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số việc cần làm để bảo đảm mục tiêu phát triển
năng lực GT cho HS trong quá trình dạy học các tri thức tiếng Việt ở trường tiểu học. Đây
cũng chính là việc dạy - học các tri thức tiếng Việt theo quan điểm GT.
Theo chúng tôi, việc dạy - học các tri thức tiếng Việt theo quan điểm GT gồm các
việc làm sau:
- Lựa chọn các tri thức tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp (tức là bảo đảm tính lợi
ích GT của các tri thức tiếng Việt).
- Tối giản hóa quá trình dạy - học nhận diện, phân loại, phân tích ngôn ngữ.
- Tối ưu hóa quá trình dạy - học sử dụng ngôn ngữ.
- Tổ chức quá trình dạy - học các tri thức tiếng Việt như tổ chức một hoạt động GT.
Trong bài báo này, chúng tôi chưa dám đặt vấn đề lựa chọn các tri thức tiếng Việt
theo quan điểm giao tiếp để xây dựng chương trình 2015 và soạn sách giáo khoa (SGK)
mới. Đây là một vấn đề lớn, phải nghiêm túc bàn lại từ đầu và không thể giải quyết giới
hạn trong một cấp học mà là vấn đề của toàn bậc học phổ thông. Vì vậy, nó là mục tiêu
của một công trình khác.
Thứ nữa, việc dạy học các tri thức tiếng Việt cho HS lớp 1 với mục tiêu đặc thù
4


Bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh...
chiếm lĩnh công cụ chữ viết (đọc, viết sơ bộ ) cũng là một vấn đề mang tính thời sự. Hiện
nay ở nước ta có một điều rất đặc biệt: có hai chương trình dạy tiếng Việt cho HS lớp 1
đang được thực thi - chương trình 2000 và chương trình Công nghệ Giáo dục. Dạy Tiếng
Việt ở lớp 1 rất quan trọng vì nếu HS không đọc thông, viết thạo thì chẳng thể bàn đến
việc gì khác nữa. Rõ ràng ở lớp 1, vấn đề là hành động đọc chữ, viết chữ chứ không phải
là mô tả bằng lời việc đọc, viết, không phải là những tranh chấp về lí thuyết giữa âm và
chữ, tranh chấp về những tên gọi (định danh) âm, chữ, chữ cái,... đang làm nhức nhối tâm
trí nhiều thầy cô giáo lớp 1 và gây rắc rối, làm phiền nhiễu những học trò lớp 1. Có thể
nói, đây là một vấn đề rất lớn mà bàn về nó cần đến cả một quyển sách. Vì thế, vấn đề
Tiếng Việt ở lớp 1 cần được bàn trong một công trình nghiên cứu riêng.
Ở bài báo này, chúng tôi chỉ nêu một số việc cần làm để bảo đảm mục tiêu phát
triển năng lực GT cho HS trong quá trình dạy - học các tri thức tiếng Việt ở trường tiểu
học được dạy từ lớp 2 đến lớp 5. Chúng bao gồm các việc sau:

tải về 119.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương