BảO ĐẢm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong quá trình dạy học các tri thức tiếng việT Ở trưỜng tiểu họC


 Xây dựng “mẹo” nhận diện, phân loại, phân tích các đơn vị ngôn ngữ



tải về 119.28 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2023
Kích119.28 Kb.
#54660
1   2   3   4   5   6   7   8
tailieuxanh 2132 lpnga 7665
TOAN-TUAN-27-1, 0003-chien-luoc-xuc-tien-hon-hop-cua-vinamilk-cho-san-pham-sua-tuoi-vinamilk
2.2.3. Xây dựng “mẹo” nhận diện, phân loại, phân tích các đơn vị ngôn ngữ
Các đơn vị ngôn ngữ được đưa ra để nhận diện, phân loại, phân tích thuộc các cấp
độ khác nhau và được xem xét trên nhiều bình diện khác nhau. Chúng cần được đưa ra dạy
gắn liền với dấu hiệu hình thức để dễ nhận diện. Đặc biệt các đơn vị và các kiểu loại này
cần được đưa ra trong thế đối lập “nó”/ “không phải nó” nhất là đối lập với những cái gì
na ná như “nó”. Ví dụ nhận diện đơn vị từ bằng thao tác chêm xen, xét chuyển nghĩa, xét
trọng âm và sử dụng phương pháp loại suy.
Trong ngôn ngữ học và tiếng Việt còn có những khái niệm cơ bản thiếu hiển minh.
Ví dụ khái niệm "từ", "chủ ngữ", "vị ngữ"... khiến cho học sinh rất khó nhận diện. Hơn
nữa, thực tế nói năng vô cùng sinh động, ngôn ngữ đặt ra cho mình nhiệm vụ giải thích sự
sống của "cơ - thể - ngôn - ngữ" và những trường phái, những tác giả khác nhau đã đưa
ra những kiến giải khác nhau trước một hiện tượng ngôn ngữ. Vì vậy, thầy trò tiểu học
gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trước những vấn đề của nội dung dạy học và trước những
ý kiến không thống nhất, người nghiên cứu phương pháp cần đưa ra quan niệm, giải pháp
của mình theo nguyên tắc tường minh, có dấu hiệu hình thức để học sinh tiểu học dễ nhận
diện, đồng thời đó phải là giải pháp có nhiều lợi ích trong thực tế sử dụng ngôn ngữ - giao
tiếp có hiệu quả.
2.3. Tối ưu hóa quá trình sử dụng các đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ
và bình diện khác nhau
Để thực hiện điều này cần phải:
2.3.1. Tăng số lượng bài tập dạy sử dụng (bài tập có tính chất tổng hợp, sáng tạo)
các đơn vị ngôn ngữ và kiểu loại của các đơn vị ngôn ngữ
Bài tập sử dụng là những bài tập có tính chất xây dựng, tổng hợp hay còn gọi là bài
tập lời nói nhằm dạy HS sử dụng các đơn vị ngôn ngữ, các kiểu loại của chúng.Những bài
tập này giúp học sinh thể hiện ý nghĩ trong một cấu trúc cú pháp đúng đắn. Ở cấp độ từ,
thay vì nhận diện, bài tập sẽ chỉ định dùng một kiểu loại từ nào đó. Ví dụ: Thay các từ
được gạch dưới bằng một từ láy để có câu văn gợi tả hơn: Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều,
từng đàn cò bay nhanh theo mây
. Về câu, thay vì nhận diện kiểu câu, sẽ chỉ định nội dung
và yêu cầu viết câu theo một mẫu nào đó. Ví dụ nói một câu có mẫu Ai là gì? để khen
bạn Hà học toán giỏi. Đặc biệt có nhóm bài tập không quy định mẫu câu hay cấu trúc câu
cho sẵn mà chỉ nêu hoàn cảnh, mục đích GT. Ví dụ loại bài tập xây dựng tình huống để
học sinh đặt mình vào hoàn cảnh nói năng, sản sinh ra những câu, đoạn, bài đã được dự
9


Lê Phương Nga
tính trước. Tình huống có thể là tình huống thật hoặc xây dựng trò chơi đóng vai hoặc tình
huống được mô tả bằng lời. Ví dụ “Trong chợ đông người, em vô ý va phải một bác bên
cạnh. Em nói gì với bác?
”, “Em đánh rơi cái bút. Một bạn nhặt được, trả lại cho em. Em
nói gì với bạn?
”. Để xây dựng các bài tập tình huống theo chủ đề “Trong cửa hàng sách
cho học sinh thực hành sử dụng các câu hỏi, câu khiến và câu cảm, người ta dựng nên các
tình huống để học sinh hỏi về sách, hỏi giá, đề nghị cho xem, thán phục v.v... Các đề Tập
làm văn cũng phải hướng đến xác định những tình huống GT.
Bài tập dạy sử dụng rất có ý nghĩa trong việc phát triển lời nói của học sinh vì nó
đi theo quy trình tự nhiên của sản sinh: đi từ ý đến lời, từ nội dung đến hình thức câu cụ
thể nhằm thoả mãn nhu cầu GT có thật chứ không phải là một tình huống học tập chỉ tồn
tại trong trường học.

tải về 119.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương