BảO ĐẢm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong quá trình dạy học các tri thức tiếng việT Ở trưỜng tiểu họC


 Tối giản hóa (dễ hóa) quá trình nhận diện, phân loại, phân tích các



tải về 119.28 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2023
Kích119.28 Kb.
#54660
1   2   3   4   5   6   7   8
tailieuxanh 2132 lpnga 7665
TOAN-TUAN-27-1, 0003-chien-luoc-xuc-tien-hon-hop-cua-vinamilk-cho-san-pham-sua-tuoi-vinamilk
2.2. Tối giản hóa (dễ hóa) quá trình nhận diện, phân loại, phân tích các
đơn vị ngôn ngữ
Để chuyển từ mục tiêu nhận diện, phân loại các đơn vị ngôn ngữ sang dạy sử dụng
tiếng Việt như một công cụ giao tiếp cần phải tối giản hóa (dễ hóa) quá trình nhận diện,
phân loại, phân tích các đơn vị ngôn ngữ bằng các việc làm sau:
2.2.1. Giảm số lượng bài tập nhận diện, phân loại, phân tích các đơn vị ngôn ngữ
Bài tập nhận diện, phân loại, phân tích giúp cho học sinh nhận ra các hiện tượng,
các đơn vị ngôn ngữ được học, đó là nhận diện từ, nhận diện các lớp từ theo cấu tạo (từ
đơn, từ phức, từ ghép, từ láy, các kiểu từ ghép, từ láy) nhận diện từ loại (danh từ, động
từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ) và các tiểu loại của từ (ví dụ danh từ chung, danh từ riêng)
nhận diện biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa), nhận diện các lớp từ có quan hệ về nghĩa:
đa nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa. Nhận diện, phân cắt được câu trong đoạn, nhận
diện, xác định được các kiểu câu; nhận diện, phân tích được thành phần câu (chủ ngữ, vị
ngữ, trạng ngữ). Nhận diện được các phép liên kết câu (phép lặp, phép thế, thay thế từ
ngữ, phép nối); phân tích cấu tạo âm tiết, nhận diện được các tiếng được gieo vần.
Những bài tập nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ pháp chưa phải là mục đích cuối
cùng mà chỉ là một bước trên con đường phát triển lời nói, phát triển kĩ năng giao tiếp của
học sinh.
2.2.2. Chọn ngữ liệu điển hình, tối giản khi dạy - học các bài lí thuyết
Những ngữ liệu được chọn để dạy học phải gắn với dấu hiệu hình thức, mang tính
trực quan, dễ nhận diện. Nhiều bài dạy lí thuyết của SGK hiện nay bị xem là khó, quá tải
chỉ vì đã chọn ngữ liệu cồng kềnh, không tiêu biểu.Ví dụ dạy phân biệt từ và tiếng chỉ
nên chọn ngữ liệu là câu “Trời nắng chang chang” hay “Bún chả ngon”, dạy cấu tạo từ
chỉ nên chọn ngữ liệu là câu “Mùa hè, trời nắng chang chang”, dạy khái niệm từ đồng
nghĩa nên chọn một danh từ cụ thể và là đồng nghĩa hoàn toàn như lợn/heo mà không chọn
8


Bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh...
một đoạn văn dài với những động từ như như kiến thiết/xây dựng. Dạy câu ghép không
nên dùng ngữ liệu là bài thơ Tự nguyện với những câu không điển hình đơn ghép khiến
cho cả thầy và trò đều lúng túng. Có nên dạy danh từ chỉ khái niệm hay không còn phải
bàn nhưng nếu dạy phải chọn ba trường hợp tường minh sau: cặp nghĩa đen (danh từ cụ
thể)/nghĩa bóng (danh từ chỉ khái niệm) như “lòng”,”tim”..., những danh từ có khả năng
tham gia từ loại động từ, tính từ, ví dụ như suy nghĩ, hành động, những danh từ có yếu tố
sự, cuộc, nỗi, niềm
đi kèm với một từ vốn là động từ, tính từ.

tải về 119.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương