BảO ĐẢm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong quá trình dạy học các tri thức tiếng việT Ở trưỜng tiểu họC


 Bồi dưỡng cho GV năng lực tạo mẫu - mục tiêu đầu ra cuối cùng của quá



tải về 119.28 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2023
Kích119.28 Kb.
#54660
1   2   3   4   5   6   7   8
tailieuxanh 2132 lpnga 7665
TOAN-TUAN-27-1, 0003-chien-luoc-xuc-tien-hon-hop-cua-vinamilk-cho-san-pham-sua-tuoi-vinamilk
2.1.2. Bồi dưỡng cho GV năng lực tạo mẫu - mục tiêu đầu ra cuối cùng của quá
trình dạy học các tri thức tiếng Việt
Mục tiêu đầu ra cuối cùng của dạy - học Tiếng Việt là các sản phẩm của hoạt động
GT. Đây là là cái đích, mẫu hình lí tưởng mà giờ học Tiếng Việt hướng tới. Mặc dầu dạy
6


Bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh...
các tri thức tiếng Việt, GV phải hình dung rõ sản phẩm mẫu của quá trình dạy học: một
lời nói đúng chuẩn ngôn ngữ, chuẩn văn hóa ra sao, một trang viết đúng, chuẩn, đẹp như
thế nào, một bài chính tả không mắc lỗi, chữ viết đều đẹp và trình bày ra sao, một bài văn
được đọc lên với giọng điệu thế nào, một bài tập làm văn được viết cụ thể ra sao... Nếu
không xác định được mục tiêu trên, chúng ta sẽ như người đi không có hướng và không
biết dẫn dắt học sinh đi đâu, bằng cách nào. Khi bắt đầu quá trình dạy học, những mẫu
hình ngôn ngữ này chưa có ở học sinh nhưng đã được hình dung rất rõ trong bài soạn,
trong ý thức của thầy giáo. Đồng thời, thầy giáo phải có kĩ năng để tạo được mẫu hình lí
tưởng này, nghĩa là anh ta phải có những kĩ năng tiếng Việt, năng lực GT thành thục. GV
không thể hình thành ở HS những kĩ năng, năng lực mà bản thân anh ta không có, không
thể gặt hái gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. Vì vậy, trong dạy học, chúng
ta không có quyền đòi hỏi học sinh làm những gì mà bản thân chúng ta không làm được.
Nếu chúng ta không viết được đẹp, không viết được đúng chính tả, không viết nổi một bài
tập làm văn thì việc chúng ta mong mỏi học sinh viết đúng, viết đẹp, viết hay chỉ là ảo
tưởng. GV cũng không thể luyện cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảm khi mà bản thân anh
ta chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế nào, bản thân anh ta đọc
mỗi lần một khác, nghĩa là thực ra, anh ta chưa xác định được mục tiêu dạy học, anh ta
định thiết kế một vật mà chưa xác định được mẫu. Ví dụ, khi GV không đọc mẫu được thì
anh ta không nhận ra được những lỗi phát âm, giọng điệu sai lạc, và cũng vì vậy, không
biết cách chữa cho học sinh như thế nào để đọc đúng, đọc hay; không biết viết văn thì GV
không thể luyện viết văn hay cho HS; bản thân không xác định được thành phần câu của
một câu cụ thể, không hiểu được nghĩa của một từ cụ thể thì không thể hướng dẫn cho HS
phân tích câu, giải nghĩa từ. Nếu thế, khi dạy học, họ chỉ biết đưa ra những lời khuyên tốt
bụng chung chung, không sai nhưng cũng chẳng đem lại cho ai mấy lợi ích: “Các em cố
gắng viết cho hay”, “Các em cố gắng phân tích câu cho đúng”...
Để bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh, khi soạn bài, GV
phải xác định được những kĩ năng thực hành cần có và luyện tập cho mình thành thục
những kĩ năng này. GV phải tự làm trước những gì mà học sinh phải làm trên lớp: phải
viết trong vở Tập viết khi soạn bài giờ Tập viết, thử viết chính tả trên giấy kẻ ô li bài chính
tả sẽ dạy, tập đọc thành tiếng và hiểu một bài tập đọc, giải nghĩa các từ cần dạy trong
giờ Từ ngữ, tách câu thành từ trong một giờ Ngữ pháp, viết bài văn mẫu cho một giờ Tập
làm văn,...
Trong khi đó, những đo nghiệm của chúng tôi cho thấy GV tiểu học không có đủ kĩ
năng tiếng Việt cần thiết - những kĩ năng điều kiện để tạo mẫu (thị phạm) cho HS. Nhiều
GV phát âm sai, ví dụ trong số 82 GV (cũng là SV khóa 5 hệ vừa học vừa làm Hưng Yên)
có 68 người phát âm lẫn l với n. Ở những vùng có đặc trưng phương ngữ như Thanh Hóa
thì có đến 95% GV nói giọng địa phương. GV không có ý thức đọc diễn cảm, đọc hoặc
có ý thức đọc diễn cảm nhưng không đúng với cảm xúc của bài văn đặc biệt là năng lực
đọc hiểu, nhất là cảm thụ văn học của GV còn rất yếu. Vì thế, họ không có khả năng tự
làm đáp án - tạo mẫu là các đơn vị giao tiếp ví dụ như câu trả lời mẫu cho một bài tập đọc
hiểu, không có khả năng tự viết một đoạn văn, bài văn làm đáp án mẫu cho một đề tập
làm văn.
7


Lê Phương Nga
Việc quan sát quá trình dạy học trên lớp cho thấy, về khả năng nghe, GV bộc lộ khả
năng nghe kém, hầu như họ không tái hiện lại được lời của HS, nhiều khi GV hiểu sai lạc
ý của các em. Việc khảo sát các phiếu đo yêu cầu tạo mẫu giúp chúng tôi nhận thấy nhiều
GV viết chữ chưa đẹp, chưa đúng chính tả, khả năng viết văn bản, đặc biệt là đoạn văn
cảm thụ văn học, đoạn văn miêu tả, kể chuyện yếu.
Chính vì khả năng thị phạm yếu nên GV thường dựa hoàn toàn vào tài liệu hướng
dẫn dạy học, không có khả năng xây dựng các đáp án mở phù hợp với từng đối tượng HS.
Điều này đặc biệt thấy rõ trên các giờ Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn là những giờ học
mà các đơn vị ngôn ngữ được nghiên cứu trong giờ luyện tập viết chữ có cơ hội được sử
dụng, giờ học mà mà sản phẩm bài làm của HS là một hệ thống mở.
Những bất cập về năng lực của GV mô tả ở trên cho chúng ta định hướng về một số
việc việc cần làm trong đào tạo và bồi dưỡng GV để bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực
giao tiếp cho học sinh trong quá trình dạy học các tri thức tiếng Việt ở trường tiểu học.

tải về 119.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương