BảO ĐẢm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong quá trình dạy học các tri thức tiếng việT Ở trưỜng tiểu họC



tải về 119.28 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2023
Kích119.28 Kb.
#54660
1   2   3   4   5   6   7   8
tailieuxanh 2132 lpnga 7665
TOAN-TUAN-27-1, 0003-chien-luoc-xuc-tien-hon-hop-cua-vinamilk-cho-san-pham-sua-tuoi-vinamilk
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Bồi dưỡng cho giáo viên (GV) ý thức dạy học các tri thức tiếng Việt
vì mục tiêu GT và năng lực tạo mẫu sản phẩm GT - mục tiêu đầu ra
cuối cùng của quá trình dạy học các tri thức tiếng Việt
2.1.1. Bồi dưỡng cho GV ý thức dạy học các tri thức tiếng Việt vì mục tiêu GT
Đặt vấn đề quán triệt mục tiêu giao tiếp trong dạy học tri thức tiếng Việt cho GV
nghe có vẻ phi lí nhưng việc khảo sát của chúng tôi trên một diện rộng (GV của 6 tỉnh
thành Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Lai Châu, Cần Thơ, Trà Vinh ) cho thấy việc làm
này là hết sức cần thiết.
- Hầu hết GV (95%) và những người làm quản lí không quan tâm đến mục tiêu cuối
cùng của dạy học các tri thức tiếng Việt, không quan tâm đến việc mỗi đơn vị kiến thức,
kĩ năng đang dạy có lợi ích gì để thực hiện chức năng GT của ngôn ngữ. Các đo nghiệm
của chúng tôi (bao gồm phiếu hỏi, quan sát giờ dạy, nhận giải đáp thắc mắc qua đường
dây nóng, thống kê các đề kiểm tra giao cho HS) cho thấy GV và những người quản lí
chuyên môn dường như chỉ dồn hết cả tâm sức vào việc nhận diện, phân loại, phân tích,
xác định các đơn vị ngôn ngữ, kiểu loại của từng đơn vị này. Họ thường chỉ quan tâm,
băn khoăn thắc mắc một tổ hợp nào đó thuộc đơn vị ngôn ngữ nào, kiểu dạng nào. Ví
dụ: một đơn vị nào đó là một từ hay hai từ, chúng là từ đơn, từ ghép hay là từ láy, chúng
thuộc biện pháp so sánh hay không phải là so sánh, chúng là danh từ, động từ hay tính
từ, chúng là danh từ chỉ khái niệm hay không phải danh từ chỉ khái niệm, một tổ hợp nào
đó thuộc kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? hay kiểu câu Ai thế nào?, chúng là câu hỏi hay
không phải là câu hỏi, chúng là câu đơn hay là câu ghép, một bộ phận nào đó có phải là
chủ ngữ hay không?... Như vậy, GV chỉ quan tâm đến chức năng hướng nội của ngôn ngữ,
quan tâm đến việc giải quyết mục tiêu nhận diện, phân loại các đơn vị ngôn ngữ, kiểu
loại của chúng mà không chú ý đến việc sử dụng những đơn vị, kiểu loại này, không quan
tâm đến việc mỗi đơn vị kiến thức tiếng Việt nào đó dùng để làm gì trong hoạt động giao
5


Lê Phương Nga
tiếp. Trong khi đó, ví dụ: việc phân cắt đơn vị từ chỉ có giá trị giao tiếp là để hiểu nghĩa
của câu. Đống rơm, khu rừng, con gà,... là một từ hay hai từ không quan trọng như nhiều
GV đã băn khoăn, thắc mắc, chỉ những tổ hợp như mái nhà, cánh chim, bánh dẻo, áo dài,
hoa hồng,
... là một từ hay hai từ mới là quan trọng vì với mỗi tư cách, chúng mang những
nghĩa khác nhau. Nhiều khi việc xác định một tổ hợp nào đó là từ ghép hay từ láy (nhất là
các trường hợp không điển hình) không hề quan trọng mà cách thức tạo ra chúng như thế
nào (để tăng nhanh vốn từ) và dùng chúng ra sao mới là quan trọng. Có hiểu như vậy, GV
mới chỉ dẫn được cho HS cách thức dùng từ với những chỉ định dùng từ đơn hay từ ghép,
dùng từ ghép hay từ láy, dùng từ theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, dùng một từ hay một
ngữ, chỉ định cách đặt câu với những chỉ định bộ phận nào nên đặt trước hay đặt sau... Có
như vậy mới chuyển được những cách dùng từ, đặt câu của HS như "Buổi sáng thuyền đi
làm
" thành "Buổi sáng thuyền căng buồm ra khơi", "Mỗi khi đi qua đây, ai cũng hít lấy hít
để
mùi thơm" thành "Ai cũng muốn đến đây để thưởng thức hương thơm" hay "Vừa tới
nơi, hương thơm đã dạt dào bay vào cánh mũi", chuyển từ "Có nhiều con chim đang bay"
thành "Những cánh chim chấp chới (dập dờn)",chuyển từ "Vừa liếm vào múi sầu riêng, ta
đã thấy nó ngọt
" thành "Khi đầu lưỡi ta vừa chạm vào múi sầu riêng,vị ngọt của nó dường
như đã lan tỏa
"...
Đồng thời với việc bộc lộ sự thiếu ý thức dạy học TV vì mục tiêu GT, qua những
băn khoăn thắc mắc cụ thể của GV, chúng ta có thể thấy được sự thiếu hụt các kiến thức
ngôn ngữ, khả năng nhận diện, phân tích các đơn vị ngôn ngữ và thiếu các mẹo mực để
nhận diện, phân tích các đơn vị này khiến cho công việc này trong giờ học càng thêm
nặng nề.
- GV không nắm chắc mục tiêu chung của môn học Tiếng Việt là dạy HS sử dụng
một công cụ giao tiếp và đặc biệt không nắm được mục tiêu cụ thể (đến mức có khả năng
tạo ra các mẫu tiếng Việt - mục tiêu đầu ra của mỗi giờ học trên bốn dạng nghe, nói, đọc,
viết) nên hoặc không dám điều chỉnh các nhiệm vụ dạy học cụ thể hoặc điều chỉnh sai lạc
cả mục tiêu bài dạy. Việc không nắm vững mục tiêu dạy học làm GV thiếu tính độc lập
và sáng tạo trong việc tổ chức dạy học. Không nắm chắc được mục tiêu dạy học, đặc biệt
không nắm được mục tiêu giao tiếp nên GV rất bị động, thiếu sáng tạo và lệ thuộc một
cách máy móc vào SGK. Khoảng 80% GV lên lớp chỉ để hướng dẫn HS thực hiện một bài
tập cụ thể nào đó mà không biết bài tập đó có lợi ích gì. GV không có ý thức điều chỉnh
lệnh bài tập khi HS không giải được và không dám thay đổi ngữ liệu (ví dụ) của SGK.
Thậm chí, nhiều GV cho rằng thay ví dụ tức là thay chương trình. Vì không nắm chắc mục
tiêu dạy học nên người GV không nhận ra cái gì có tính nguyên tắc, cái gì là có thể thay
đổi. Hầu hết, GV (85%) không có khả năng tăng độ khó cũng là độ thú vị của một bài tập
để hướng tới HS khá, giỏi và cũng không biết cách không thay đổi mục tiêu nhưng giảm
độ khó của bài tập cho phù hợp với trình độ HS dưới chuẩn.

tải về 119.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương