Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đến năm 2020



tải về 1.1 Mb.
trang10/18
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.1 Mb.
#18269
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18

4. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đến năm 2020


Tỉnh cần sớm có quy hoạch về xây dựng hạ tầng đô thị và hạ tầng kỹ thuật giao thông (đầu tư xây dựng và sớm hoàn thiện sân bay quốc tế Vân Đồn và các tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long); đầu tư và sớm hoàn thiện hệ thống cảng biển Quảng Ninh (Cái Lân, Hải Hà, Vạn Gia, Mũi Chùa), đường sắt (Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân), đường bộ (đường ven biển từ miền Trung ra đến Quảng Ninh). Năm 2013 hoàn thành nâng cấp đường Quốc lộ 18A đoạn đi qua Quảng Ninh, Quảng Ninh – Móng Cái và Uông Bí – Hạ Long. Phát triển hạ tầng điện lưới quốc gia (đưa điện ra Cô Tô…). Tỉnh cần có quy hoạch và cơ chế đẩy mạnh phát triển hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó biến đổi khí hậu (đê sông, kè biển, khu neo đậu tàu thuyền,…); hạ tầng đô thị (giao thông, điện, nước,…); hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp (cửa khẩu, kho bãi,…); hạ tầng thương mại (trung tâm hậu cần, phân phối lớn ở Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn,…); hạ tầng dịch vụ du lịch (khu vui chơi giải trí cao cấp, hệ thống khách sạn, resort, công nghiệp giải trí); hạ tầng KH&CN, giáo dục đào tạo, y tế (cơ sở nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, khu công nghệ cao,…); hạ tầng văn hoá thể thao (nhà hát, bảo tàng,… trung tâm thể thao khu vực Đông Bắc,…). Đầu tư vào hạ tầng ảnh lưởng rất lớn đến chỉ số ICOR. Do vậy cần đầu tư có lựa chọn những công trình hạ tầng sớm mang lại hiệu quả, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho KH&CN (Khu nông nghiệp công nghệ cao Hồng Thái Tây Đông Triều; Khu công nghệ cao thủy sản Đầm Hà,…).

Về ứng dụng công nghệ, cần ứng dụng công nghệ tiên tiến vào công tác khảo sát, thiết kế nhằm đạt độ chính xác cao. Đối với công tác xây dựng và bảo trì các công trình cầu, đường, cảng, biển,… cần áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo tính lâu bền; cơ giới hoá công tác bảo trì, đảm bảo chất lượng và tăng thời gian sử dụng của công trình. Nghiên cứu các vật liệu làm đường địa phương để giải quyết đường nông thôn (trục xã, trục thôn).


5. Định hướng phát triển KCN, KKT đến 2020

5.1. Định hướng phát triển KCN đến năm 2020


Sáu KCN được lựa chọn ưu tiên phát triển đảm bảo ưu tiên cao công nghiệp cơ khí điện tử; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm; công nghiệp vật liệu xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, đảm bảo sản xuất xanh và áp dụng mô hình quản lý tiên tiến. Đây cũng là những sản phẩm đột phá trong 3 ngành công nghiệp nêu trên Về thiết kế cụ thể như sau: KCN Việt Hưng tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, kim khí, chế biến lâm sản; các ngành đột phá như lắp ráp, kiểm thử điện tử (EMS); chế biến thực phẩm và đồ uống; KCN Hải Hà sẽ phát triển công nghiệp nặng, công nghệ cao; KCN Hoành Bồ sẽ phát triển các dự án sản xuất sạch và công nghệ cao, sản xuất phụ trợ; KCN Hải Yên tập trung phát triển chế tạo máy, dệt may, công nghiệp nhẹ; KCN Đầm nhà Mạc sẽ phát triển ngành kho vận, dịch vụ vận tải, chế biến hải sản, thực phẩm đóng gói; KCN Cái Lân tiến hành các ngành sản xuất phụ trợ, thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ, luyện kim, chế biến lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng.

Về mô hình quản lý các KCN sẽ tập trung ưu tiên phát triển các KCN theo mô hình đặc khu kinh tế theo phiên bản 2.0 đã được áp dụng thành công tại nhiều nước. Trong đó các yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động KH&CN được đặc biệt quan tâm nhấn mạnh như có môi trường phát triển SME/doanh nhân mạnh; cơ chế khuyến khích, tài trợ nói chung và cho hoạt động NC&PT nói riêng có hiệu quả; cơ chế trợ cấp đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cao của các nhà đầu tư; cơ chế quản lý sở hữu trí tuệ mạnh và hiệu lực.


5.2. Định hướng phát triển các khu kinh tế đến năm 2020


Về mô hình phát triển tương lai của KKT Vân Đồn sẽ lựa chọn là Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn; và KKT Móng Cái sẽ áp dụng mô hình phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái cho phù hợp với vị trí địa lý, tính chất và đặc điểm phát triển của từng khu. Về mô hình quản lý đối với 2 khu này cũng được áp dụng mô hình quản lý ĐKKT phiên bản 2.0 đã được áp dụng thành công ở nhiều nước, trong đó có các yếu tố quan trọng của chính sách liên quan đến hoạt động KH&CN như có chính sách phát triển SMEs/doanh nhân vững mạnh, hỗ trợ mạnh NC&PT, đảm bảo SHTT, thu hút lao động nước ngoài, trợ cấp đào tạo nhân lực thỏa đáng đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư,…

Đây là 2 mô hình mới về quản lý lãnh thổ ở nước ta, do vậy cần có các hoạt động nghiên cứu thường xuyên về tổ chức và quản lý để đề xuất các giải pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo cho sự phát triển của mô hình đạt hiệu quả cao, ứng phó với tình hình phát triển phức tạp của khu vực. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu thường xuyên về cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút được nhân lực, tài lực và công nghệ đầu tư mạnh vào các khu kinh tế đặc biệt này.


II. Nhận xét chung về những yêu cầu đặt ra cho phát triển KH&CN

1. Tình hình quốc tế, khu vực


Quảng Ninh có một vị trí địa lý đặc thù về đường biên, vùng biển với các tiềm năng thế mạnh cần được khai thác phát triển mạnh trong bối cảnh quốc tế hội nhập ngày càng cao; cũng như phải thực thi các cam kết, các điều ước quốc tế đã tham gia ký kết. Với đặc thù này, Quảng Ninh phải phát triển kinh tế theo mô hình mở, tạo điều kiện cho việc giao lưu, hội nhập và tự do hóa các hoạt động kinh tế trên phạm vi và quy mô nhất định. Để làm được việc đó, Quảng Ninh phải tạo được sự an toàn đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, vận tải biển, kinh tế biên mậu và du lịch. Quảng Ninh cũng cần hình thành và phát triển các Khu hành chính – kinh tế đặc biệt, Khu kinh tế thương mại tự do về dịch vụ hiện đại, kinh tế biên mậu, kinh tế biển kết hợp với công nghiệp giải trí, tạo sức thu hút cao đầu tư nước ngoài (Móng Cái, Vân Đồn). Với các khu đó, Quảng Ninh sẽ nhanh chóng phát huy được tiềm năng của mình và trở thành cực tăng trưởng mạnh tương xứng với Trung Quốc trong hợp tác hình thành hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc; cầu nối ASEAN – Trung Quốc; trung chuyển Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Các nước xung quanh (Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản) đều có Chiến lược/Quy hoạch phát triển KH&CN, trong đó xác định các lĩnh vực, trình độ công nghệ, sản phẩm công nghệ ưu tiên phát triển với các tiềm năng thế mạnh của họ đến 2020,… Trong đó, có nhiều điểm tương đồng với phát triển KT–XH, KH&CN của Quảng Ninh. Do vậy cần học tập, tranh thủ tri thức KH&CN của nước bạn, tranh thủ các công nghệ mới của các nước xung quanh thông qua các con đường hợp tác KH&CN; mua bán, chuyển giao công nghệ; tình báo công nghệ; thu hút đầu tư… Qua đó nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; chấn hưng tinh thần kinh thương, khuyến khích các doanh nhân trong Tỉnh triển khai các dự án sản xuất các sản phẩm mới, phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đặc biệt là các ngành sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ phụ trợ trên cơ sở tranh thủ được công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại từ nước ngoài; thu hút những nhà đầu tư của các nước nêu trên và các nước khác (Mỹ và Châu Âu) triển khai những dự án sản xuất – kinh doanh lớn có ý nghĩa về kinh tế và công nghệ tại những vùng đặc khu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

Sự phục hồi kinh tế của Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn chưa rõ ràng có thể gây cản trở cho các nhà đầu tư thâm nhập các nền kinh tế mới nổi, dòng vốn trở nên hiếm hoi và cuộc chạy đua FDI gay gắt hơn làm ảnh hưởng đến thu hút vốn và công nghệ của Quảng Ninh. Việc thành lập cộng đồng Kinh tế ASEAN vào 2015 để tạo lập một môi trường tự do kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, nhân lực, FDI, vốn. Sự hợp tác này tạo ra nhiều cơ hội thương mại giữa ASEAN và EU, Mỹ nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức đối với người dân Quảng Ninh ngay trên mảnh đất của mình.

Xu thế dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới do nguồn đầu tư có nguy cơ sụt giảm trong tương lai gần. Năm 2012 theo A.T Keamey, Việt Nam đã giảm 2 hạng từ 12 (2010) xuống 14 (2011) về Chỉ số lòng tin đối với FDI (năm 2010 Việt Nam có chỉ số lòng tin cao hơn các nước Singapore, Indonesia, Malaysia, nhưng năm 2012 xuống thấp hơn các nước này; Trung Quốc có chỉ số 1, chiếm lòng tin cao nhất cả 2 năm). Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thu hút đầu tư vào Quảng Ninh. Mặc dù sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới khu vực kinh tế biên mậu, kinh tế biển, du lịch và lâm – thuỷ sản ngày càng cao. Chỉ còn lại một con đường, Quảng Ninh cần tạo điều kiện tốt về cơ chế, chính sách đặc thù, kết cấu hạ tầng thuận lợi, đất đai và nguồn nhân lực phù hợp, có các đặc khu kinh tế với cơ chế đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài thì cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào Quảng Ninh mới có cơ hội tăng lên và Quảng Ninh sẽ giải quyết được vấn đề thiếu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bằng con đường thu hút vốn từ bên ngoài. Các đặc khu kinh tế với cơ chế, chính sách đặc thù sẽ trở thành động lực cho phát triển KT–XH của Quảng Ninh trong thời ký tới.


2. Tình hình của Quảng Ninh


Từ tình hình thực trạng phát triển KT–XH của Quảng Ninh: chỉ số ICOR cao; tỷ lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP thấp; chỉ số Năng lực cạnh tranh PCI năm 2011 xếp thứ 12/63 tỉnh thành, tụt 5 bậc so với năm 2010; năm 2012 tiếp tục tụt thêm 8 bậc (20/63), trong đó thể hiện rõ nhất sự giảm sút của các tiêu chí như: Tính năng động và cam kết của lãnh đạo, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động. Các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2012 cũng sụt giảm mạnh (tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 chỉ đạt 7,4%); trình độ công nghệ công nghiệp năm 2010 được đánh giá ở mức trung bình. Đến năm 2012 kinh tế của Quảng Ninh phát triển đã tới hạn theo bề rộng (khai thác tài nguyên khoáng sản và đất) và hiệu quả sử dụng vốn và lao động thấp. Do vậy để đạt được các chỉ tiêu phát triển KT–XH đến 2020, Quảng Ninh cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo mô hình phát triển theo chiều sâu, phát triển dựa vào KH&CN. Cụ thể là: cần đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất – kinh doanh và các lĩnh vực KT–XH khác của Tỉnh nhằm nâng cao năng suất, tăng trưởng nhanh, nhất là ở những lĩnh vực đang có thế mạnh chưa được phát huy và những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng mà đến nay chưa khai thác. Đây là khâu đột phá cho quá trình tăng tốc phát triển KT–XH của Tỉnh, đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013–2020 đạt mức bình quân 12,7%.

3. Phân tích các phương án phát triển KH&CN Quảng Ninh đến 2020


1. Quảng Ninh là một Tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có vị trí địa chính trị đắc địa, năng lực tiếp thu của con người cao và có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đa dạng, phong phú và toàn diện. Tuy nhiên, cơ cấu các ngành, lĩnh vực phát triển chưa thực sự hợp lý, còn thiên nhiều về khai thác và sơ chế các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất còn hạn chế, nhất là các ngành công nghiệp. Các ngành, lĩnh vực sản xuất còn thiếu các công nghệ sạch, thân môi trường. Năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn yếu. Nhiều tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh về du lịch, cơ khí điện tử, kinh tế biển, kinh tế biên mậu chưa được khai thác triệt để nên chưa tạo được tốc độ tăng trưởng GDP cao.

2. KH&CN (khoa học kinh tế, khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ) chưa giúp đề ra những giải pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh của du lịch, công nghiệp, nông nghiệp; kinh tế biển, kinh tế biên mậu. Quảng Ninh đang thiếu nhiều nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ cán bộ quản lý còn ít về số lượng, yếu về chất lượng. Chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút cán bộ KH&CN trình độ cao. Số lượng tổ chức KH&CN đóng trên địa bàn Tỉnh còn quá ít. Đầu tư cho KH&CN còn thấp (đặc biệt là đầu tư ngoài ngân sách nhà nước), chưa có giải pháp hữu hiệu để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN. Doanh nghiệp chưa chú trọng đến nghiên cứu, đổi mới công nghệ. Các dịch vụ về tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng, sở hữu trí tuệ, quản lý công nghệ chưa được chú ý đúng mức. Cơ chế chính sách hỗ trợ NC&PT, đổi mới công nghệ, hỗ trợ đào tạo nhân lực yếu. Chưa có chính sách đảm bảo SHTT; giảm thuế thu nhập. Thủ tục hành chính còn quan liêu, phiền hà, chưa tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư.

3. Để phát triển KT–XH của Tỉnh có tính đột phá, nhanh và bền vững, góp phần bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh, thực hiện được mục tiêu “trở thành tỉnh dịch vụ–công nghiệp theo hướng hiện đại và là một trong những đầu tàu về phát triển KT–XH vào năm 2020 nhằm góp phần bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh khu vực Đông Bắc”, Quảng Ninh cần phát triển theo chiều sâu, dựa chủ yếu vào KH&CN và gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Đề xuất định hướng hoạt động KH&CN nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra của các ngành, lĩnh vực KT–XH tỉnh Quảng Ninh là:

– Đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế truyền thống như khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng tàu; những ngành, lĩnh vực mới như lắp ráp và kiểm chứng điện tử, chế biến thực phẩm và đồ uống. Đối với những ngành công nghiệp này, công nghệ của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực phát triển ở trình độ cao và ổn định, vì vậy Quảng Ninh cần tập trung vào việc tìm kiếm, mua, chuyển giao công nghệ tiên tiến và đạt yêu cầu về công nghệ xanh nhằm không những nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh và năng lực cạnh tranh mà cả về môi trường và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do vậy, trong lĩnh vực này trước mắt không cần thiết phải thành lập các đơn vị NC&PT mà cần có các chuyên gia giỏi về quản trị công nghệ, các cơ sở hỗ trợ mua, chuyển giao, môi giới, thị trường công nghệ để giúp cho các doanh nghiệp có nhu cầu tìm được công nghệ thích hợp, đàm phán giá cả, phương thức chuyển giao và giúp nhanh chóng làm chủ công nghệ.

– Đối với các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh như du lịch, kinh tế biển, thương mại quốc tế, kinh tế biên mậu; nuôi trồng và chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp sản xuất dược phẩm,… đây là những lĩnh vực có tính đặc thù (và cũng là thế mạnh) chỉ riêng có ở Quảng Ninh với tính chất nguyên vật liệu có các đặc tính riêng biệt thì KH&CN của Tỉnh cần tập trung vào việc nghiên cứu phát hiện, làm rõ giá trị các nguồn tài nguyên để quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng mô hình khai thác, sản xuất sản phẩm mới với công nghệ mới để hình thành các doanh nghiệp mới, lĩnh vực sản xuất mới và các ngành công nghiệp mới; làm rõ các mô hình hội nhập phát triển kinh tế, thương mại quốc tế, kinh tế biên mậu, dịch vụ vận tải quốc tế.

– Mô hình KH&CN tiên tiến (các tổ chức và hoạt động của KH&CN của Nhà nước và của doanh nghiệp phải phát triển mạnh nhưng phải tương thích với nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp, đáp ứng từng bước nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp) cần được thiết kế về tổ chức và chức năng nhiệm vụ phù hợp để đáp ứng được các yêu cầu nêu trên và phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó KH&CN không kể bên trong hoặc bên ngoài hàng rào doanh nghiệp sẽ tương tác với nhau thúc đẩy nhau phát triển lên những thang bậc cao hơn về công nghệ để phát huy được vai trò nền tảng và động lực then chốt của KH&CN đối với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh (nâng tỷ lệ của GDP dịch vụ lên 51%, công nghiệp lên 45% và nông nghiệp chỉ còn 4% vào năm 2020), xứng đáng là một tỉnh “đầu tầu” và một cực của tam giác tăng trưởng Vùng đồng bằng sông Hồng, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh khu vực Đông Bắc của Tổ quốc.


Каталог: vi-VN -> huyenthi -> HuyenCoTo -> Lists -> Danh%20sch%20cc%20bi%20vit%20thng%20tin%20kinh%20t%20%20x%20hi -> Attachments
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd (Dự thảo)
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương