Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


III. Lựa chọn phương án tổng thể cho phát triển KH&CN



tải về 1.1 Mb.
trang11/18
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.1 Mb.
#18269
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18

III. Lựa chọn phương án tổng thể cho phát triển KH&CN


Để Quảng Ninh phát triển trong bối cảnh quốc tế ngày càng hội nhập, bối cảnh trong nước ngày càng đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, cũng như khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để bứt phá đi lên, Quảng Ninh cần lựa chọn một mô hình phát triển kinh tế có tính cách mạng để phát triển KT–XH của Tỉnh trong thời gian tới. Có 3 Phương án sau đây để lựa chọn:

3.1. Phương án 1 (PA1)


Đây là phương án bám sát vào các chỉ tiêu KT–XH đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII phê duyệt. Đây là phương án đặt ra khi tình hình tài chính, kinh tế thế giới chậm được cải thiện, tình hình trong nước có những khó khăn khi vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu (tăng trưởng GDP vẫn còn giảm sút). Trong bối cảnh này, Quảng Ninh chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư, nhất là đầu tư từ nước ngoài về sản xuất công nghiệp với các công nghệ tiên tiến; phát triển KT–XH phải dùng nguồn lực của địa phương là chính. Theo phương án này, kinh tế của Quảng Ninh sẽ phát triển với tốc độ tuần tự, tịnh tiến như các giai đoạn trước (2006–2011), không có tính đột phá, tăng tốc lớn. Việc đạt được GDP/người 3.000 USD vào năm 2015 có tính khả thi cao.

Các chỉ tiêu cụ thể là của Phương án 1: Tăng trưởng GDP bình quân (giá so sánh) giai đoạn 2011–2015 đạt 13%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015: 3.000 USD. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2015: Công nghiệp và xây dựng 52,5% – nông, lâm, ngư nghiệp 4,5% – các ngành dịch vụ 43%. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng bình quân trên 13,5%/năm; ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân trên 3,5%/năm; ngành dịch vụ tăng bình quân trên 14,4%/năm. Lao động qua đào tạo 60–65%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 7%/năm. Ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân trên 10%/năm. Ngoài các chỉ tiêu trên, có thể bổ sung một số chỉ tiêu (lấy từ Phương án cơ sở của Tiêu chí CNH) như Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) trong giá trị sản xuất tăng thêm trong công nghiệp: 35–40%; Tỷ lệ đầu tư cho NC&PT, ứng dụng công nghệ: 2,5–3% GDP (Bảng 9).

Theo phương án này Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp; cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ; khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm duy trì tăng trưởng cao và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các nhiệm vụ chủ yếu phát triển công nghệ của tỉnh bao gồm: phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao; du lịch, công nghiệp văn hoá, giải trí; dịch vụ hiện đại, thương mại quốc tế; cơ khí điện tử; nông nghiệp sinh thái và kinh tế biển.

3.2. Phương án 2 (PA2)


Đây là phương án dựa vào các tiêu chí của Phương án cao trong Báo cáo Xây dựng hệ thống tiêu chí tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015 (do Viện CLCS Công nghiệp kiến nghị). Các tiêu chí cơ bản trong Phương án 2 được điều chỉnh nhằm thể hiện sự phát triển KT–XH có tính đột phá, tăng tốc mạnh mẽ (xem Bảng 9). Theo phương án này, tỉnh Quảng Ninh phát triển KT–XH với tốc độ nhanh, dựa chủ yếu vào việc thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển.

3.3. Phương án 3 (PA3)


Trong giai đoạn 2006–2011, Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế bình quân 12%/năm, năm 2011 chỉ đạt 10,6% và năm 2012 tăng trưởng kinh tế giảm xuống 7,4%. Nguyên nhân khách quan do suy thoái kinh tế thế giới, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, quản lý yếu kém. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2011 và 2012 cho thấy chỉ số cạnh tranh CPI của Quảng Ninh liên tục sụt giảm. Đánh giá về giải ngân FDI cho thấy thời gian qua Quảng Ninh chỉ đạt 23% thấp hơn nhiều so với Việt Nam nói chung (55–71%). Theo đánh giá mới nhất của Bộ KH&ĐT (2013), thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đang mất dần lợi thế, đang thua Thái Lan và Indonesia về nhân công, tài nguyên và đặc biệt là chính sách ưu đãi; từ 2012 nhiều dự án FDI bị thu hồi, chậm tiến độ và dòng vốn cũng bị chững lại.

Với tình hình nêu trên, Đề án quy hoạch phát triển KT–XH Quảng Ninh 2012–2020 và tầm nhìn 2030 đã đưa ra Phương án phát triển Quảng Ninh như PA3 (Bảng 9). Các chỉ tiêu cụ thể là: tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2012–2020 đạt 12,7%; GDP/đầu người năm 2020 đạt 8.100 USD (giá thực tế); cơ cấu kinh tế năm 2020: dịch vụ 51%, công nghiệp – xây dựng 45%, nông nghiệp 4%; cơ cấu lao động năm 2020: nông nghiệp 27%, công nghiệp – xây dựng 31%, dịch vụ 42%; lao động qua đào tạo năm 2020: 89%. Tổng chi cho nghiên cứu và ứng dụng KH&CN 2% GDP vào năm 2020. Với xuất phát thực tế 2012 tăng trưởng GDP chỉ đạt 7,4% thì việc duy trì tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2012–2020 với mức 12,7% GDP là bài toán thách thức lớn đối với phát triển kinh tế–xã hội ở Quảng Ninh (giai đoạn cuối phải đạt tăng trưởng 15–16%).



Bảng 9. Các phương án phát triển KT–XH đến 2020 của Quảng Ninh

Các chỉ tiêu

Thực tế

PA1

PA2

PA3

2011

2015

2020

2015

2020

2020

Tăng trưởng GDP (%)

10,6

13

13

15

16

12,7

GDP/người (USD)

2.264

3.000

5.500

4.500

9.000

8.100

Cơ cấu kinh tế (%)

Nông nghiệp

Công nghiệp – Xây dựng

Dịch vụ


6,2

56,9


36,9

4,5

52,5


43

4

47

49



4

51,5


44,5

4

49

47



4

45

51



Cơ cấu lao động (%)

Nông nghiệp

Công nghiệp – Xây dựng

Dịch vụ


43

23

34









<33

>33


35

28

33

39



27

31

42



Lao động qua đào tạo (%)

51

60

70

65

75

89

Tỷ trọng đóng góp của TFP cho tăng trưởng công nghiệp (%)

>20

35

40

45

50




Đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng KH&CN (% GDP)

1

2,5–3

2,5–3

4–5

4–5

2,0

4. Luận cứ lựa chọn Phương án phát triển


Để đạt được các chỉ tiêu KT–XH của các phương án phát triển KT–XH, cần quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh theo hướng đẩy nhanh và mạnh các hoạt động ứng dụng các thành tựu KH&CN, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào trong tất cả các lĩnh vực KT–XH, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Các năm trước 2011 đầu tư cho KH&CN ở Quảng Ninh chỉ đạt mức 0,5–0,6% GDP/năm và chủ yếu vẫn từ ngân sách tỉnh, do vậy các hiệu ứng và hiệu quả mang lại của KH&CN chưa thể hiện rõ.

Phát triển Quảng Ninh theo Phương án 2 với mức đầu tư cho NC&PT đạt 2,5–3% GDP/năm thì KH&CN của Quảng Ninh có thể tạo ra được tăng trưởng GDP 13%/năm trong giai đoạn 2012–2020 và qua đó tạo ra mức thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt 3.000USD/người và 5.500USD/người vào năm 2020. Tuy nhiên mức tăng trưởng như vậy quá nóng so với xuất phát điểm tăng trưởng 2012 của Quảng Ninh là 7,4% và ngoài ra để đạt được mức tăng trưởng đó cũng đòi hỏi sự đổi mới tư duy quản lý, cơ chế chính sách cạnh tranh rất mạnh mẽ trong công tác lãnh đạo của tỉnh.

Nếu Quảng Ninh phát triển theo Phương án 3 với mục tiêu tăng trưởng GDP phải đạt 15–16%/năm và thu nhập bình quân đầu người vào năm 2015 là 4.500 USD và 2020 là 9.000 USD thì đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phải đạt ít nhất 4–5% GDP/năm (trong đó, đầu tư từ các doanh nghiệp khoảng trên 70%). Ngoài việc sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, Tỉnh phải tạo ra được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, cần nhiều giải pháp đột phá trong kinh tế và trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước chuyển biến tích cực, nhanh chóng phục hồi thì mới có mới có khả năng đạt được mức tăng trưởng đột phá như trên. Trên thực tế, tình hình kinh tế suy thoái phục hồi chậm và các điều kiện nêu trên khó thực hiện, do vậy phương án 3 không khả thi.

Phát triển Quảng Ninh theo Phương án 1 với mức tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2012–2020 đạt 12,7%/năm, GDP/người 8.100 USD năm 2020 và với đầu tư cho KH&CN đạt mức 2,0% GDP trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế năm 2012 sụt giảm chỉ đạt 7,4% là phương án khả dĩ hơn cả. Tuy nhiên, ngay cả với phương án phát triển này cũng cần có sự nỗ lực vượt bậc của Tỉnh trong việc triển khai các cơ chế chính sách và giải pháp phù hợp, tạo môi trường sản xuất kinh doanh hấp dẫn (theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2012 của WB, Việt Nam xếp thứ 98/183 nước về Điều kiện kinh doanh thuận lợi, đó là thứ hạng kém và các yếu kém nhất là về: bảo vệ nhà đầu tư, quy trình nộp thuế, thành lập và giải thể doanh nghiệp). Cần khắc phục kịp thời sự suy giảm liên tục chỉ số PCI trong 3 năm qua, khắc phục sự sụt giảm chỉ số về lòng tin đối với FDI, khắc phục tình trạng giải ngân chậm trong hoạt động FDI. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng cần giảm nhanh hệ số ICOR, có cơ chế chính sách KH&CN phù hợp nhằm nâng cao chỉ số TFP. Những yêu cầu đòi hỏi mang tính chất sống còn trên đây đối với tỉnh Quảng Ninh phải được đáp ứng kịp thời, nếu không sẽ không đạt được mục tiêu đề ra. Với các luận cứ trên đây và quyết tâm cao của lãnh đạo Tỉnh, Phương án 1 được lựa chọn làm cơ sở xây dựng Quy hoạch phát triển KH&CN Quảng Ninh giai đoạn 2012–2020 và tầm nhìn đến 2030.



Каталог: vi-VN -> huyenthi -> HuyenCoTo -> Lists -> Danh%20sch%20cc%20bi%20vit%20thng%20tin%20kinh%20t%20%20x%20hi -> Attachments
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd (Dự thảo)
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương