Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


PHẦN IV PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT–XH



tải về 1.1 Mb.
trang8/18
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.1 Mb.
#18269
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18

PHẦN IV
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT–XH

I. Định hướng phát triển KT–XH giai đoạn 2012–2020

1.1. Những nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế giai đoạn 2012–2020


Khai thác tiềm năng khác biệt, thế mạnh nổi trội (khoáng sản, dịch vụ, cơ khí điện tử, nông lâm thủy sản, vật liệu xây dựng) và xuất phát từ tình hình thực trạng cũng như định hướng phát triển giai đoạn 2012–2020, Quảng Ninh xác định các nhiệm vụ chủ yếu phát triển KT–XH của tỉnh bao gồm:

Phát triển dịch vụ du lịch và công nghiệp văn hoá, giải trí: Xây dựng các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng (du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm,…); phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ kết hợp với thương mại – mua sắm; công nghiệp văn hoá, giải trí như phim trường, thời trang, vui chơi có thưởng,… Xây dựng các tua du lịch liên kết với các tỉnh trong nước và ngoài nước.

Phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao: duy trì các ngành công nghiệp khai khoáng, đóng tàu, nhiệt điện, VLXD ở mức hợp lý; phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến gắn với ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường; phát triển chuỗi công nghiệp công nghệ cao: công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, viễn thông.

Phát triển dịch vụ hiện đại, thương mại quốc tế (cửa khẩu, hàng không, cảng biển): dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, hàng hải, hàng không, y tế, giáo dục đào tạo, KH&CN; thương mại biên giới, kinh tế biên mậu; thương mại tự do tại cửa khẩu Móng Cái và khu hành chính – kinh tế đặc biệt; đẩy mạnh phục hồi và phát triển về dịch vụ vận tải của Tỉnh.

Phát triển nông nghiệp sinh thái và kinh tế biển: sản xuất hàng hoá, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến. Phát triển du lịch biển, cảng biển, hậu cần cảng biển; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản theo hướng công nghiệp, sinh thái.

1.2. Hình thành, phát triển khu vực kinh tế theo vùng lãnh thổ


Theo tính toán định hướng phát triển, Quảng Ninh sẽ phát triển có trọng điểm từng khu vực kinh tế miền Tây và miền Đông của Tỉnh; phát triển khu kinh tế, các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp, một số khu công nghệ, các khu du lịch; phát triển kinh tế miền núi, hải đảo. Với các nhiệm vụ trọng tâm phát triển KT–XH và căn cứ tình hình thực tế phát triển thời gian qua như đã được phân tích ở trên, Quảng Ninh bố trí không gian phát triển KT–XH vùng lãnh thổ của tỉnh theo mô hình 1 tâm và 2 tuyến như sau:

Tâm phát triển là thành phố Hạ Long: Đây là trung tâm chính trị – hành chính – kinh tế – văn hoá của tỉnh. Thành phố sẽ phát triển theo hướng phát triển xanh; lấy công nghiệp văn hoá, giải trí làm trọng tâm; trở thành thành phố du lịch, có cảng biển quốc tế văn minh, hiện đại và là trung tâm của Vùng. Bãi Cháy – Trái tim Du lịch; Hòn Gai – Trung tâm Chính trị, hành chính và thương mại.

Cánh Tây (từ Hạ Long về hướng Tây): Tỷ trọng công nghiệp hiện tại chiếm 30% sản xuất công nghiệp của tỉnh; cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển công nghiệp (khai khoáng, nhiệt điện, xi măng, cơ khí chính xác), liền kề với các tỉnh có công nghiệp phát triển, nằm trong khu vực cụm cảng quốc tế Hải Phòng – Quảng Ninh. Do vậy, hướng phát triển của tuyến này là phát triển chuỗi đô thị công nghiệp mà chủ đạo là công nghiệp xanh sạch, công nghiệp công nghệ cao, du lịch văn hoá – lịch sử.

Cánh Đông (từ Hạ Long về hướng Đông): Tỷ trọng dịch vụ và kinh tế biển hiện tại chiếm 50% giá trị toàn tỉnh. Trên cơ sở đó, hướng phát triển tới của tuyến là phát triển chuỗi đô thị vệ tinh sinh thái mà chủ đạo là phát triển dịch vụ hiện đại (du lịch, thương mại quốc tế) và kinh tế biển; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khai thác khoáng sản. Hình thành Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Khu kinh tế của khẩu tự do Móng Cái. Trong đó, Móng Cái trở thành thành phố quốc tế hiện đại, biên giới xanh, cửa ngõ hợp tác Trung Quốc – ASEAN gắn với khu công nghiệp cảng biển Hải Hà; Vân Đồn trở thành trung tâm kinh tế tổng hợp, cửa ngõ giao thương quốc tế, nghỉ dưỡng sinh thái; giải trí cao cấp; kinh tế biển.

Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái trở thành trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch và cảng biển. Ngành dịch vụ có lợi thế về dịch vụ thương mại, cảng biển, hậu cần cảng biển, dịch vụ du lịch; đột phá là phát triển thương mại tự do; phát triển du lịch biển đảo, biên giới; phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng. Ngành công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao (điện, điện tử, CNTT, CNSH); tại KCN cảng biển Hải Hà tập trung sửa chữa tàu, luyện – cán thép, chế biến nông – lâm – thủy sản xuất khẩu, gia công sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. Ngành nông nghiệp phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái, nông nghiệp sạch, CNSH.

Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn trở thành khu kinh tế tổng hợp – thành phố biển hiện đại, cửa ngõ giao thương quốc tế với trọng tâm là phát triển các dịch vụ cao cấp (vui chơi giải trí, tài chính ngân hàng, KH&CN, y tế, giáo dục, sinh thái – nghỉ dưỡng); kinh tế biển. Ngành dịch vụ, phát triển công nghiệp giải trí (dịch vụ du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, casino, du thuyền, du lịch biển – đảo cao cấp); dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại; dịch vụ y tế cao cấp; dịch vụ vận tải biển, hàng không. Ngành công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp xanh, công nghệ cao, sạch và các sản phẩm chất lượng cao, công nghiệp điện tử, thiết bị điện, hàng dân dụng; công nghiệp chế biến thủy sản, du lịch, xuất khẩu; công nghiệp dịch vụ biển; công nghiệp phần mềm, sinh học. Ngành nông nghiệp tập trung phát triển nông nghiệp xanh, sạch; phát triển đội tàu có công suất lớn để đánh bắt xa bờ; đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy hải sản; phát triển kinh tế rừng.


1.3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực KT–XH giai đoạn 2012–2020

1.3.1. Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020


Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh về vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và nguồn nguyên liệu sẵn có. Phát triển và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xây dựng nhiệt điện, trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu và khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên; đẩy mạnh xử lý các vấn đề môi trường do khai khoáng gây ra. Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (chuyển dịch lên phía Bắc và phía Tây để bảo vệ Di sản và phát triển công nghiệp hoá nông thôn). Kết hợp với Hải Phòng hình thành trung tâm sản xuất thiết bị siêu trường, siêu trọng, đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao (ưu tiên các lĩnh vực công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, viễn thông). Phát triển lắp ráp, kiểm thử thiết bị điện tử; chế biến thực phẩm, đồ uống quy mô lớn, trong đó xây dựng một vài tiểu ngành mới mang tính đột phá như dịch vụ sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử EMS, chế biến thực phẩm và đồ uống; duy trì phát triển các tiểu ngành như khai thác khoáng sản phi kim loại, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ. Tái cơ cấu các cụm sản xuất theo mô hình đặc khu hành chính – kinh tế; khu kinh tế thương mại tự do. Trong đó tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và có chính sách hỗ trợ, tài trợ hoạt động NC&PT; tài trợ cho đào tạo nhân lực, thu hút những người có trình độ tiến sỹ, chuyên gia trình độ cao.

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Quảng Ninh trong tương lai sẽ gồm: sản phẩm lắp ráp, kiểm thử thiết bị điện tử; các sản phẩm công nghiệp thực phẩm và đồ uống; các sản phẩm phi khoáng sản; các sản phẩm lắp ráp, chế tạo, sửa chữa ô tô; sản xuất máy biến áp, động cơ điện; sản xuất máy móc thiết bị, chi tiết máy; đóng tàu biển và tàu du lịch; cơ khí xây dựng; cơ khí tiêu dùng; chế tạo thiết bị chính xác, thiết bị bảo vệ môi trường. Các ngành, lĩnh vực công nghiệp cụ thể là:

a. Ngành cơ khí, chế tạo: Hiện đại hóa công nghiệp cơ khí, hình thành và phát triển các nhà máy, tổ hợp công nghiệp cơ khí chế tạo có trình độ công nghệ tương đương khu vực, đóng vai trò là hạt nhân công nghiệp cơ khí chế tạo một số sản phẩm như thiết bị, phụ tùng và tổng thành máy động lực, máy xây dựng, máy nông nghiệp, dây chuyền chế biến, lắp ráp ô tô, xe máy, sản phẩm máy công cụ, thiết bị y tế, sản phẩm cơ khí – điện máy tiêu dùng như máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, dụng cụ gia đình.

Cơ khí phục vụ ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, năng lượng: Khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất ô tô và nhà máy chế tạo giảm xóc ô tô tại Cẩm Phả; dự án sản xuất các thiết bị thủy lực; dự án lắp ráp và sản xuất các thiết bị nâng hạ… Đầu tư nâng cao năng lực của nhà máy thuộc Công ty công nghiệp ô tô Than Việt Nam; nâng cao năng lực chế tạo các máy biến áp của công ty chế tạo thiết bị điện Cẩm Phả; tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị và khả năng sản xuất các cơ sở cơ khí.

Cơ khí đóng tàu: Nâng cao năng lực nhà máy đóng tàu Hạ Long, Công ty cơ khí đóng tàu than Việt Nam, công ty cơ khí đóng tàu Thủy An, mở rộng nhà máy tàu thủy Sông Chanh.

Phát triển các khu, cụm công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu biển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Từng bước thay thế máy móc, trang thiết bị ngoại nhập; Tăng cường năng lực thiết kế sản phẩm cho những nỗ lực NC&PT của Vinacomin, đồng thời nâng cao công nghệ hiện đại; Hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp trang thiết bị chuyển hướng sang qui trình sản xuất tự động.



b. Ngành luyện kim: Phát triển các nhà máy sản xuất thép liên hợp, sản xuất thép cán có qui mô công suất lớn. Từng bước phát triển sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng cung cấp cho công nghiệp cơ khí, đóng tàu. Kêu gọi đầu tư dự án nhà máy luyện thép tại KCN Hải Hà, hoặc KCN Đầm nhà Mạc.

c. Ngành điện tử và công nghệ thông tin: Phát triển mạnh công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lực. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin phần cứng, sản xuất linh kiện, lắp ráp hoàn chỉnh máy tính, điện thoại di động sử dụng công nghệ tiên tiến.

Phát triển cụm công nghiệp điện tử, chuyển từ sản xuất linh phụ kiện và lắp ráp (CKD, IKD) thiết bị điện tử nghe nhìn, thiết bị điện, cáp điện và thiết bị thông tin viễn thông sang sản xuất hàng điện tử nghe nhìn cao cấp, sản phẩm điện – điện tử kỹ thuật cao như máy phát và biến thế điện công suất lớn, thiết bị viễn thông, điện thoại di động, linh kiện điện tử, thiết bị điện tử cho công nghiệp ô tô, đóng tàu để tiêu thụ trong nước thay thế nhập khẩu và xuất khẩu.

Tập trung phát triển khu EMS thông qua các giải pháp điều chỉnh khung pháp chế và biện pháp hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư như dịch chuyển lao động, cơ chế hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo lao động (công nhân kỹ thuật cao), bảo hộ tài sản trí tuệ, hỗ trợ NC&PT.

d. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản: Phát triển công nghiệp khai khoáng theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại, chế biến tinh để nâng cao hệ số thu hồi và hiệu quả sử dụng tổng hợp khoáng sản.

Khai thác lộ thiên: Sớm kết thúc khai thác các mỏ lộ thiên để tiến hành hoàn nguyên môi trường, trả lại cảnh quan cho phát triển thành phố Hạ Long. Khai thác hầm lò: Duy trì, cải tạo, mở rộng nâng công suất các mỏ hiện có. Khẩn trương đầu tư các mỏ hầm lò mới có công suất cao, đồng bộ và hiện đại tại các khu vực có tiềm năng… Đẩy mạnh cơ giới hóa, hiện đại hóa công nghệ khai thác hầm lò để nâng cao hệ số thu hồi than, nâng cao năng suất lao động.

Khai thác khoáng sản cần chú trọng phát triển bền vững về môi trường, tăng sản lượng đi đôi với hiệu quả đầu tư và an ninh năng lượng lâu dài của quốc gia vì các hoạt động khai thác than hiện nay chủ yếu vẫn tập trung vào khai thác lộ thiên và xuất khẩu thô nên hiệu quả không cao và làm suy kiệt nguồn tài nguyên nhanh chóng. Theo ước tính, với việc khai thác 60 triệu tấn/năm thì mỗi năm ngành than phải bóc tách và thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn đất đá, 48 triệu m3 nước thải bẩn chưa xử lý sạch, an toàn.

Trong ngành khai khoáng các công nghệ và thiết bị cần hiện đại hóa và tăng cường nhân lực có tay nghề cao.



đ. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Sản xuất xi măng theo quy hoạch đã được phê duyệt: Nhà máy xi măng Hạ Long; xi măng Thăng Long… Cần hạn chế việc phát triển thêm các nhà máy xi măng. Không phát triển mới hoặc mở rộng sản xuất xi măng lò đứng.

Sản xuất gạch ngói: Dự kiến đầu tư mở rộng các nhà máy gạch hiện có. Xây dựng mới một số nhà máy gạch Tuynen với công suất mỗi nhà máy từ 25–30 triệu viên/năm… Ưu tiên cho các dự án sản xuất gạch không nung để tận dụng nguồn chất thải từ các nhà máy công nghiệp, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường. Ngoài ra còn dự kiến mở rộng và xây dựng mới các cơ sở khai thác đá, cát, sản xuất vật liệu mỏng, bê tông thương phẩm… đảm bảo nhu cầu vật liệu xây dựng cho tỉnh trong các giai đoạn tới.

Lực lượng lao động trong tiểu ngành sản xuất vật liệu xây dựng cần được đào tạo, thu thập kinh nghiệm đặc biệt nhân lực quản lý giỏi, chuyên gia thị trường, thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu.

e. Ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống: Mở rộng qui mô công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, khuyến khích đầu tư phát triển các nhà máy, cơ sở chế biến trang thiết bị hiện đại gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Ưu tiên cho các dự án đầu tư sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thịt, sữa, rau quả, rượu bia, nước giải khát. Đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm của tiểu ngành.

Tập trung phát triển tiểu ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm thông qua biện pháp chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất, an toàn thực phẩm và các biện pháp hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ hoạt động NC&PT; miễn thuế thu nhập, xây dựng thương hiệu.



g. Ngành hóa chất: Phát triển công nghiệp hóa chất sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao sản xuất sản phẩm phân bón vi sinh có hàm lượng dinh dưỡng cao, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm từ khí than, các loại dược phẩm, hóa chất phục vụ công nghiệp, sản phẩm điện hóa, sản phẩm nhựa, cao su, sơ cao cấp, hóa mỹ phẩm.

h. Ngành dệt may, da giầy: Phát triển công nghiệp dệt may, da giày theo hướng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh phát triển các ngành hỗ trợ như sợi, chỉ may, nhuộm, thiết kế mẫu mã để chuyển dần từ gia công sang sản xuất nội địa hóa sản phẩm.

i. Công nghiệp hỗ trợ: Công nghiệp hỗ trợ của tỉnh hiện còn phân tán cả ngành nghề, phân bố không gian, bởi vậy cần có trọng điểm phát triển; Cần xây dựng KCN hỗ trợ làm trọng tâm để tạo liên kết công nghiệp hỗ trợ, đồng thời là tâm điểm kết nối và hội nhập công nghiệp trong toàn Vùng.

k. Phát triển các KCN, CCN: Đẩy mạnh thu hút đầu tư lấp đầy các KCN, CCN đã có; xây dựng thêm các KCN, CCN mới (theo quy hoạch đã được phê duyệt) để thu hút đầu tư và giảm bớt mật độ tập trung khu công nghiệp xung quanh Thành phố Hạ Long và vùng phụ cận. Xây dựng một số khu vườn ươm công nghiệp công nghệ cao tiến tới phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao về cơ khí tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

Phát triển các KCN, CCN phù hợp với phát triển đô thị, giao thông; hạ tầng các KCN, CCN đồng bộ gắn phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung với phát triển các khu dịch vụ – đô thị. Các KCN, CCN đều phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung để giảm ô nhiễm môi trường, có kết cấu hạ tầng hiện đại. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành như: công nghiệp đóng tàu, công nghiệp sản xuất ô tô, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp dệt – may, công nghiệp chế biến thực phẩm.



Về giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến 2020 đưa ra dự báo tỷ trọng giá trị khai thác than trên tổng giá trị công nghiệp sẽ giảm xuống 31,40 % vào năm 2020; ngành cơ khí điện tử sẽ tăng và chiếm khoảng 17,12%; ngành chế biến nông – lâm – thuỷ sản, thực phẩm ở mức 14–15% (Bảng 8). Do vậy, cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ và năng lực công nghệ cho các lĩnh vực này.

Bảng 8. Dự báo cơ cấu GTSX các ngành công nghiệp (8)

TT

Ngành công nghiệp

2010

2015

2020




Tổng

100%

100

100

1

CN Khai thác mỏ

43,48%

38,37%

31,40%

2

CN sản xuất vật liệu xây dựng

13,85%

12,50%

11,05%

3

CN cơ khí, điện tử.

14,85%

15,64%

17,12%

4

CN chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

15,15%

14,90%

14,45%

5

CN hóa chất

0,43%

0,53%

0,62%

6

CN dệt may, da giày

0,56%

0,43%

0,27%

7

CNSX & phân phối điện, nước

8,22%

10,89%

9,34%

8

Công nghiệp khác (xuất bản, in, sao…)

3,46%

3,26%

2,93%

Từ tình hình phát triển công nghiệp nêu trên, Quảng Ninh cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ để sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả các ngành công nghiệp khai thác than, nhiệt điện, sản xuất VLXD, cơ khí và đặc biệt phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản, thực phẩm; điện, điện tử; nghiên cứu làm rõ các giá trị, khả năng khai thác, sử dụng các tài nguyên còn tiềm năng (VLXD, thuỷ sản, dược liệu, nước khoáng,…).

Trong lĩnh vực khoáng sản cần quan tâm hoàn thiện công nghệ khai thác hầm lò và vận chuyển than ra cảng theo phương pháp hiện đại (ống dẫn khí) nhằm nâng cao hiệu quả trong khai thác và bảo vệ môi trường. Trong công nghiệp cơ khí cần ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và cơ khí động lực, chế tạo máy, cơ khí phục vụ chế biến; nghiên cứu phát triển năng lượng sạch; ứng dụng công nghệ hiện đại giám định chất lượng hàng hoá; đẩy mạnh xây dựng các thương hiệu; mở rộng sàn giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thân môi trường.

Đối với công nghiệp hỗ trợ, cần tranh thủ sự hỗ trợ của công nghiệp Trung ương về công nghệ và phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời tập trung khuyến khích ứng dụng công nghệ mới để hình thành các doanh nghiệp hỗ trợ phục vụ một số lĩnh vực công nghiệp chính như khai thác than, vật liệu xậy dựng (xi măng, gạch); chế biến lâm sản, thuỷ sản; công nghiệp nhiệt điện.

Đẩy mạnh việc hình thành các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp KH&CN, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao; tạo ra các sản phẩm mới, công nghệ mới đặc trưng mang thương hiệu Quảng Ninh.


1.3.2. Định hướng phát triển nông, lâm, thủy sản đến năm 2020


Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa theo hướng xuất khẩu, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, nông nghiệp sạch. Từng bước hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng và có sức cạnh tranh. Giảm thất thoát sau thu hoạch và phát triển công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, từng bước trở thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp. Về lâm nghiệp, chú trọng phát triển rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, rừng du lịch sinh thái, phát triển rừng quanh các khu đô thị và các khu công nghiệp; Phát triển lâm nghiệp toàn diện, chú trọng phát triển 3 loại rừng: rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: vùng cây nguyên liệu gỗ cho sản xuất, xây dựng; vùng cây lâm nghiệp đặc sản (quế, hồi, thông nhựa) cho xuất khẩu; Chú trọng phát triển nghề rừng, đặc sản rừng, nuôi trồng dược liệu và các loại hình dịch vụ du lịch liên quan đến rừng. Về thủy sản, kết hợp chặt chẽ giữa nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ, hải sản với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất con giống. Đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản quy mô hàng hoá. Chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao; tạo ra khối lượng hàng hóa lớn; đưa thủy, hải sản thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong kinh tế của Tỉnh.

Vấn đề đặt ra cho KH&CN trong nông nghiệp là đẩy mạnh nghiên cứu làm rõ các vấn đề kinh tế nông nghiệp, thương mại, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm và đồng thời nghiên cứu các giá trị kinh tế đặc sắc của các cây con trên địa bàn; quy hoạch các vùng sản xuất; lựa chọn giống cây con có giá trị kinh tế và nuôi trồng hàng hoá, tăng cường chế biến, giảm sản xuất, nâng cao hàm lượng KH&CN trên một đơn vị thành phẩm. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ sinh học; khai thác tiềm năng sinh vật; xây dựng hình thức tổ chức sản xuất mới như khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Căn cứ các nhóm nhiệm vụ KH&CN đã được UBND tỉnh phê duyệt trong quy hoạch trên, Sở NN&PTNT Quảng Ninh đã xác định nhiệm vụ trọng tâm phát triển KH&CN ngành Nông nghiệp đến năm 2020 như sau:

a. Quy hoạch xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Khu tiến hành ứng dụng công nghệ cao để nghiên cứu, sản xuất các giống cây, con – năng suất, chất lượng cao và ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho nông dân. Cụ thể xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao gồm:

– Xây dựng Trung tâm nghiên cứu khoa học và sản xuất Lâm – nông nghiệp rau, hoa, củ, quả… địa điểm tại Km 11– Yên Hưng.

– Xây dựng Khu chăn nuôi công nghệ cao, địa điểm tại xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả.

– Xây dựng Khu sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại huyện Đầm Hà.

b. Quy hoạch Ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp

– Chuyển giao các tiến bộ KHKT và công nghệ cho nông dân. Từng bước tạo vùng sản xuất nông sản năng suất, chất lượng cao, lập nhãn hiệu thương hiệu sản phẩm bền vững, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

– Triển khai toàn diện trên 3 lĩnh vực nông lâm thuỷ sản (giống, bảo quản, chế biến, cơ giới hoá, tự động hoá sản xuất).


1.3.3. Định hướng phát triển dịch vụ đến năm 2020


Ngành du lịch: Khai thác tối đa các lợi thế về giá trị cảnh quan, sinh thái, văn hóa, truyền thống, lịch sử cho phát triển các loại hình dịch vụ du lịch và hướng đến phát triển nền công nghiệp dịch vụ giải trí vào năm 2020. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch độc đáo, tour du lịch hợp lý, phát triển hoạt động liên kết lữ hành trong và ngoài nước. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao (du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch đồng quê,…) và các sản phẩm du lịch bổ trợ (trung tâm thương mại – mua sắm, vui chơi, thể thao; trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế,…); sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực. Phát triển công nghiệp văn hoá, giải trí (nghệ thuật phim, nghệ thuật thị giác, biểu diễn thời trang, nghệ thuật dân tộc, xuất bản,…). Tập trung phát triển mạnh các trung tâm du lịch; phát triển các khu du lịch chính như Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái – Trà Cổ, Uông Bí – Đông Triều – Yên Hưng thành trung tâm du lịch lớn tương xứng với vị thế của Tỉnh. Đưa tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP của tỉnh đạt 10% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020. Đây là nhiệm vụ rất lớn đặt ra cho ngành du lịch Quảng Ninh. KH&CN về du lịch, khách sạn nhà hàng; KH&CN về các lĩnh vực bổ trợ cần được đầu tư phát triển mạnh hơn nữa để phát huy tối đa lợi thế tổng hợp về du lịch của Tỉnh.

Kinh tế biên mậu: Cần phát huy tiềm năng, thế mạnh các cửa khẩu trên bộ và trên biển để phát triển dịch vụ thương mại biên giới và các loại hình dịch vụ khác. Dịch vụ kỹ thuật cần được tăng cường nhằm phục vụ cho việc nhập và xuất hàng hoá qua cửa khẩu với những loại hàng hoá khác nhau (mặt hàng tươi sống, mặt hàng không qua chế biến, mặt hàng chế biến,…); đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,… Đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Móng Cái, giữ vai trò cửa ngõ giao lưu chính của vành đai kinh tế với Trung Quốc và giữa Việt Nam – Trung Quốc với ASEAN. Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng hợp lý để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng xuất khẩu những mặt hàng có giá trị tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Hình thành các khu thương mại tự do ở các khu hành chính – kinh tế đặc biệt. KH&CN về thương mại và đặc biệt KH&CN kinh tế biên mậu cần được đẩy mạnh phát triển (cả dự báo) nhằm làm chỗ dựa cho các cơ chế, chính sách và các quyết sách của Tỉnh trong tình hình kinh tế diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, KH&CN cần đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật hiện đại kiểm tra chất lượng hàng hoá, chống buôn bán hàng giả, hàng không đạt chất lượng; ứng dụng KH&CN trong bảo quản, lưu kho hàng hoá, chế biến các sản phẩm xuất khẩu, hạn chế gia công. Phát triển dịch vụ kỹ thuật như đo lường, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, kiểm soát chất lượng hàng hoá. Cần có các nghiên cứu về thị trường biên mậu để có thể chủ động cung ứng nguồn hàng phù hợp.

Dịch vụ vận tải: Cần phát triển cảng, các dịch vụ vận tải, hậu cần cảng biển, nghề cá; phát triển phương tiện vận tải đồng bộ (vận tải bộ, thuỷ, hàng không, đường sắt); xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn. Dự báo trong giai đoạn 2011– 2020 tốc độ tăng trưởng vận tải hàng hóa và hàng khách trên địa bàn tỉnh lần lượt là 12,25 %/ năm và 12%/ năm.

Tận dụng tối đa lợi thế, thế mạnh về vận tải đường biển và vận tải đường thuỷ nội địa của tỉnh nhằm phục vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong tỉnh. Vận tải thủy sẽ vận tải các mặt hàng rời, hàng khối lượng lớn, hàng vật liệu xây dựng và than. Vận tải đường bộ vận chuyển các mặt hàng nguyên, nhiên liệu phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt. Vận tải đường sắt sẽ vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, các hàng hoá có khối lượng lớn từ cảng Cái Lân đến các tỉnh khu vực phía Bắc, trên hành lang kinh tế Đông Tây.

Hiện tại, với 156 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng đường bộ thể hiện sự thu hút đối với vận chuyển hành khách là tương đối đa dạng. Trong giai đoạn tiếp theo, các tuyến vận tải này cần tiếp tục duy trì và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hành khách, đồng thời nghiên cứu mở mới các tuyến vận tải đến các khu vực khác. Phát triển tuyến vận tải hành khách quốc tế từ Trung Quốc (chủ yếu từ Quảng Tây, Quảng Đông) quá cảnh qua cửa khẩu Móng Cái theo đường bộ đến Quảng Ninh và đến tỉnh thứ 3, theo đường biển đến các cảng khu vực Hạ Long.

Phát huy thế mạnh của vận tải hành khách bằng đường sắt và đường biển. Bên cạnh vận tải khách đường bộ, vận tải đường sắt đảm nhận vận chuyển lượng hành khách đi Hà Nội khi tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân đưa vào sử dụng. Ngoài ra phát triển mạnh vận tải đường biển, bao gồm vận tải du lịch thăm quan vịnh; hình thành các tuyến cao tốc ven biển và đến các đảo.

Đáp ứng yêu cầu phát triển nêu trên, trước hết cần thường xuyên nghiên cứu dự báo tình hình phát triển vận tải của Tỉnh, khu vực đến 2020 và nghiên cứu các vấn đề về kinh tế vận tải có liên quan (vận trù, quy hoạch, tổ chức quản lý doanh nghiệp vận tải,…). Trên cơ sở đó từng bước hiện đại hoá phương tiện vận tải, áp dụng các công nghệ và phương thức vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; ứng dụng KH&CN để cải tiến, đóng mới các phương tiện vận tải tiên tiến, xây dựng các cảng hiện đại trang bị công nghệ hiện đại (tàu container, sà lan nhỏ tuyến thuỷ nội địa) và nhanh chóng hình thành hệ thống công nghệ logistics trong vận tải người và hàng hoá đường không, đường biển, đường bộ, đường sắt. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành sản xuất, đi lại trên biển. Khuyến khích và sử dụng và áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác khảo sát, thiết kế nhằm đạt độ chính xác. Xây dựng, bảo trì các công trình cầu, đường, bến, bãi… Cần khuyến khích mạnh dạn áp dụng công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải. Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và công nhân lành nghề đáp ứng vận hành các công nghệ mới trong thu phí cầu đường, vận hành hệ thống giao thông thông minh, quản lý đường cao tốc…


1.3.4. Định hướng phát triển kinh tế biển đến năm 2020


Phát triển mạnh kinh tế biển, trọng tâm là du lịch biển, cảng biển, các lĩnh vực dịch vụ hậu cần cảng biển và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản theo hướng công nghiệp, sinh thái. Cần xúc tiến ngay quy hoạch kinh tế biến; phát triển ngành công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp cầu cảng và công nghiệp đóng tàu; phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp đóng tàu, chế biến thuỷ sản, xây dựng cảng. Ngành đóng tàu tiếp tục nâng cấp mở rộng hoàn thiện khu công nghiệp đóng tàu Cái Lân, nhà máy đóng tàu Hạ Long, Hà An… triển khai xây dựng một số nhà máy đóng tàu quy mô lớn cùng công nghiệp phụ trợ tại khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, khu công nghiệp dịch vụ Đầm Nhà Mạc. Đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa các nhà máy cơ khí, đóng tàu hiện có nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành đóng tàu.

KH&CN thời gian tới cần đẩy mạnh các nghiên cứu về kinh tế biển nhằm làm cơ sở cho Tỉnh đưa ra cơ chế, chính sách, quyết sách (cả quy hoạch, quản lý) đối với phát triển kinh tế biển một cách hợp lý trong bối cảnh phát triển kinh tế nhiều biến động đến 2020. Bên cạch đó, cần đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong công nghiệp biển; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất và tạo vùng sản xuất hàng hoá. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong ngành kinh tế biển như đóng tàu, hệ thống cảng biển; nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản.



Каталог: vi-VN -> huyenthi -> HuyenCoTo -> Lists -> Danh%20sch%20cc%20bi%20vit%20thng%20tin%20kinh%20t%20%20x%20hi -> Attachments
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd (Dự thảo)
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương