Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


II. Điểm mạnh, điểm yếu và thách thức



tải về 1.1 Mb.
trang7/18
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.1 Mb.
#18269
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18

II. Điểm mạnh, điểm yếu và thách thức

1. Điểm mạnh


1.1. Lãnh đạo Đảng, UBND, HĐND tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây có quyết tâm lớn, có nhiều trăn trở và đổi mới tư duy trong việc sử dụng vai trò của KH&CN như là một động lực để phát triến KT–XH bền vững và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

1.2. Tỉnh Quảng Ninh đã coi KH&CN là quốc sách hàng đầu. Điều đó thể hiện trong việc từ năm 2011, Tỉnh dành chi hàng năm cho KH&CN 4–5% ngân sách chi của Tỉnh (1% GDP). Đây là con số chưa có tỉnh nào đạt được ở trong nước và con số này đã được đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về phát triển KH&CN cho đến năm 2020.

1.3. Những năm gần đây Tỉnh cũng đã mạnh dạn đầu tư hàng chục dự án phát triển hạ tầng KH&CN với con số lên đến hàng trăm tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực nông lâm thủy sản và phục vụ quản lý nhà nước về TC–ĐL–CL.

1.4. Quản Ninh là một trong tốp 10 của những tỉnh có trình độ học vấn cao; lực lượng lao động trẻ nhiều (dân số đang trong thời kỳ dân số vàng, có học vấn cao so với cả nước) là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN và nhân lực trình độ cao.

1.5. Tỉnh Quảng Ninh có nền công nghiệp phát triển sớm ở Việt Nam, đặc biệt là ngành khai thác than, đóng tàu và những năm gần đây công nghệ của các ngành công nghiệp này đã được nâng cấp đáng kể, có thể so sánh và cạnh tranh được với thế giới. Đây là điểm mạnh về kinh nghiệm trong chuyển giao công nghệ, phát triển, cải tiến công nghệ.

2. Điểm yếu


2.1. Nguồn nhân lực KH&CN yếu, thiếu những cán bộ đầu ngành về khoa học và cả về quản trị công nghệ về các lĩnh vực mà Quảng Ninh còn nhiều tiềm năng lợi thế (du lịch, vận tải biển). Nhân lực KH&CN của doanh nghiệp thiếu hụt trầm trọng về ngành nghề và cơ cấu trình độ và chưa đủ sức, chưa đủ năng lực công nghệ để tiếp cận, tiếp thu cải tiến công nghệ nhập.

2.2. Tỉnh đã có một vài trung tâm nghiên cứu của nhà nước thành lập nhưng còn yếu và chủ yếu để phục vụ cho nghiên cứu và triển khai phát triển nông lâm thủy sản. Doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh phát triển chậm về trình độ công nghệ nên nhu cầu đổi mới công nghệ hầu như không có. Bên cạnh đó các tổ chức hỗ trợ cho mua, chuyển giao công nghệ của nhà nước cũng chưa phát huy được vai trò bà đỡ cho doanh nghiệp trong tìm kiếm, mua bán chuyển giao công nghệ.

2.3. Kinh phí sự nghiệp KH&CN thời gian qua mới chủ yếu tập trung nông nghiệp, điều tra cơ bản,… Kinh phí dành cho việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ ít được đầu tư thỏa đáng, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ nghèo nàn, phần lớn còn thực hiện theo cơ chế hành chính thiếu tác phong hỗ trợ; cơ chế quỹ phát triển KH&CN chậm được triển khai.

2.4. Lĩnh vực du lịch, vận tải, thương mại biên mậu, kinh tế biển chưa được quan tâm đầu tư nghiên cứu sâu, đầy đủ (địa kinh tế). Đây là những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của Quảng Ninh nhưng chưa có giải pháp khoa học được nghiên cứu thấu đáo. Điểm yếu này cần được khắc phục để góp phần đưa khu vực dịch vụ phát triển vượt bậc để có thể nâng tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực này lên 51% GDP vào năm 2020 (công nghiệp lúc đó chỉ còn 45% GDP).

2.5. Năng lực và khả năng huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư cho KH&CN chưa được phát huy và phát triển. Các hoạt động xúc tiến đầu tư (FDI) còn nặng về giải quyết việc làm, chưa có cơ chế thu hút, tranh thủ công nghệ hiện đại của nước ngoài, chưa có chính sách buộc các doanh nghiệp FDI có trách nhiệm phát triển nhân lực trong nước tiếp thu công nghệ hiện đại.

3. Thách thức


3.1. Tạo cơ chế hợp tác để có thể tiếp nhận được (lan toả) các công nghệ tiên tiến, hiện đại của công nghiệp Trung ương (khai thác than, đóng tàu, sản xuất điện, sản xuất vật liệu xây dựng) và hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương phục vụ các ngành công nghiệp chính của Trung ương.

3.2. Mặt bằng trình độ công nghệ trong toàn bộ ngành sản xuất công nghiệp của Quảng Ninh còn ở trình độ trung bình yếu so với mặt bằng trình độ công nghệ tương ứng của thế giới, nhiều công nghệ lạc hậu. Công nghệ cần được đổi mới nhanh để giúp cho tỉnh đạt trình độ cơ bản công nghiệp hoá vào 2015 và tiếp tục phát triển nâng cao đến 2020 và sau 2020.

3.3. Các ngành công nghiệp chủ yếu của Quảng Ninh đều có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, phá vỡ cảnh quan. Điều này tạo ra xung đột gay gắt giữa sản xuất công nghiệp và du lịch trên cùng một địa bàn của tỉnh. Thách thức sẽ là đẩy nhanh, mạnh việc sử công nghệ xanh, sạch trong sản xuất.

3.4. Đẩy nhanh tốc độ phát triển số lượng các doanh nghiệp (trong nước và nước ngoài), phát triển các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác tiểm năng thế mạnh của tỉnh (ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch; cơ khí điện tử; công nghiệp chế biến; vật liệu xây dựng) của tỉnh, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.

3.5. Huy động được các nguồn tài chính ngoài nhà nước (từ các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp) để đến năm 2015 nguồn tài chính này đạt mức tương đương 4–5% ngân sách chi thường xuyên của tỉnh cho KH&CN và đến 2020 là cao hơn.

3.6. Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển theo mô hình kinh tế chuyển đổi, đặc biệt là nhân lực quản lý KH&CN, quản trị công nghệ; nhân lực kỹ thuật có trình độ cao, nhân lực KH&CN có năng lực tiếp nhận, làm chủ, thích nghi và cải tiến công nghệ làm việc tại các doanh nghiệp và trong các tổ chức KH&CN của Tỉnh.

3.7. Đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI, tăng tỷ lệ giải ngân các dự án FDI, nâng cao chỉ số lòng tin đối với FDI; giảm thiểu hệ số ICOR xuống mức 4–5; tăng trở lại chỉ số PCI và tăng chỉ số TFP nói chung trong nền kinh tế và trong công nghiệp nói riêng. Điều này liên quan đến hoạch định chính sách thu hút đầu tư, cơ chế, chính sách quản lý KH&CN cũng như các kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả (khắc phục tệ quan liêu, chính sách tài chính thiếu hấp dẫn và không ổn định,…).

3.8. Xây dựng được mô hình KH&CN tiên tiến (Hệ thống đổi mới của tỉnh). Trong đó, đẩy mạnh việc nâng cao năng lực công nghệ, đẩy mạnh hoạt động ứng dụng chuyển giao, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đạt đươc năng lực công nghệ của Giai đoạn hoàn thiện, mở rộng công nghệ vào năm 2013–2020 (giai đoạn 4 – xem Bảng 10) và chuyển thành công sang Giai đoạn dẫn đầu công nghệ trong vào năm 2020–2030 (giai đoạn 5–xem Bảng 10); các tổ chức KH&CN cũng được phát triển tương ứng với nhu cầu nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp của khu vực dịch vụ, các thách thức là đẩy mạnh lựa chọn công nghê, tìm kiếm giải pháp thích hợp, ứng dụng công nghệ từ bên ngoài (kể cả các giải pháp tổ chức, quản trị công nghệ, hợp lý hóa sản xuất). Đối với các ngành lĩnh vực có những đặc điểm riêng của Quảng Ninh (tài nguyên du lịch; sản xuất nông lâm thủy sản,…) mà các tỉnh khác, quốc gia khác không có thì thử thách đặt ra là phải tự tiến hành các nghiên cứu khoa học (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng) làm rõ các giá trị về văn hóa, xã hội, sức khỏe, môi trường trước khi tiếp tục nghiên cứu thiết kế, đưa ra các phương thức tổ chức sản xuất – kinh doanh hoặc phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ đời sống xã hội cụ thể.


4. Nguyên nhân


4.1. Nhận thức về vai trò, giá trị của KH&CN của các cấp, các ngành, nhất là donh nghiệp còn chưa đầy đủ, đúng mức nên chưa quan tâm đến phát triển KH&CN, đổi mới công nghệ ở khu vực nhà nước cũng như ở doanh nghiệp.

4.2. Cơ chế, chính sách quản lý KH&CN của nhà nước còn nghèo nàn, chưa tương hợp với các nước trên thế giới, tính hội nhập chưa cao, chưa thoát khỏi cơ chế hành chính, bao cấp. Vì vậy khi giao tiếp, làm việc với nước ngoài gặp nhiều khó khăn.

4. 3. Lực lượng KH&CN của Quảng Ninh kém phát triển, năng lực tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN chưa có hiệu quả; năng lực phát triển KH&CN của doanh nghiệp yếu kém. Hệ thống đổi mới của Tỉnh có các nhân tố phát triển chưa tạo thành hệ thống để làm cho KH&CN đóng góp ngày càng nhiều trong tăng trưởng kinh tế hằng năm của Tỉnh.


Каталог: vi-VN -> huyenthi -> HuyenCoTo -> Lists -> Danh%20sch%20cc%20bi%20vit%20thng%20tin%20kinh%20t%20%20x%20hi -> Attachments
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd (Dự thảo)
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương