Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN ĐẾN NĂM 2020 TỪ NGUỒN ĐẦU TƯ CHO KH&CN



tải về 1.1 Mb.
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.1 Mb.
#18269
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN ĐẾN NĂM 2020 TỪ NGUỒN ĐẦU TƯ CHO KH&CN

Đơn vị tính: Triệu đồng

Số
TT


Các nhiệm vụ KH&CN

Cơ quan chủ trì

Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2014 – 2015

Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2016 – 2020

1

Đề án Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh

Ban Quản lý điều hành dự án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh

400.000

 

2

Đề án thành lập Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn các di sản văn hóa tỉnh Quảng Ninh

Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch

 

20.000

3

Đầu tư phát triển mạng thông tin KH&CN cung cấp các thông tin KH&CN cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Nâng cao năng lực cho Trung tâm Tin học và Thông tin tư liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác thống kê, lưu trữ cơ sở dữ liệu về KH&CN

Sở Khoa học và Công nghệ

5.000

 

4

Ứng dụng CNTT trong quản lý các nguồn lợi tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, đô thị

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

4.000

100.000

5

Đầu tư bổ sung các trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm cho các Tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn tỉnh: Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN; Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống Thủy sản Quảng Ninh, Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh…

Sở Khoa học và Công nghệ

18.000

10000

6

Đầu tư nâng cao năng lực hoạt động khoa học và công nghệ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

Sở Y tế

10.000

25.000

7

Dự án đầu tư nâng cao năng lực cho Trung tâm Kỹ thuật – Tiêu chuẩn – Đo lường trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng trong hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu tại Quảng Ninh

Sở Khoa học và Công nghệ

38.000

80.000

8

Hình thành Khu sản xuất thực nghiệm, trình diễn và chuyển giao tiến bộ KH&CN

Sở Khoa học và Công nghệ

10.000

20.000

9

Đầu tư nâng cấp Sàn giao dịch KH&CN

Sở Khoa học và Công nghệ

 

15.000

10

Bổ sung vốn điều lệ hàng năm cho Quỹ phát triển KH&CN

Sở Khoa học và Công nghệ

50.000

60.000

11

Đề án hình thành cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; hình thành khu công nghiệp công nghệ cao

Sở Công Thương




300.000

12

Đề án hình thành cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

70.000

300.000

 

TỔNG CỘNG




605.000

930.000


Phụ lục 2. Mô hình KH&CN tiên tiến

1. Tiêu chí mô hình KH&CN tiên tiến

Nghiên cứu các kinh nghiệm của các nước Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore cho thấy các tiêu chí cơ bản của mô hình KH&CN tiên tiến bao gồm:

a) Trường đại học nghiên cứu

Có các khoa, bộ môn đào tạo các bậc học

Có các bộ phận NC&PT

Có cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ

Có bộ phận dịch vụ KH&CN

b) Tổ chức NC&PT

Có các phòng, bộ môn NC&PT

Có bộ phận dịch vụ KH&CN

c) Tổ chức dịch vụ KH&CN

Có tổ chức thông tin KH&CN

Có tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ

Có tổ chức dịch vụ tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Có tổ chức dịch vụ KH&CN khác

d) Doanh nghiệp

Có bộ phận NC&PT, thiết kế chế thử

Có cơ sở sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới

đ) Khu khoa học/Khu công nghệ/Khu công nghệ cao

Có tổ chức NC&PT, thiết kế chế thử

Có cơ sở ươm tạo doanh nghiệp

Có tổ chức dịch vụ KH&CN

Có các doanh nghiệp

e) Nhân lực KH&CN

Đầu tư khoảng 20.000–35.000 USD/1cán bộ NC&PT/năm

Có 20–25 cán bộ NC&PT/1vạn dân

g) Đầu tư KH&CN

Tổng đầu tư cho NC&PT: 2–3% GDP

Tỷ lệ kinh phí đầu tư Nhà nước: Doanh nghiệp = (30–50):(50–70)

2. Cơ chế vận hành mô hình KH&CN tiên tiến

Trong mô hình KH&CN tiên tiến, Nhà nước, Tổ chức KH&CN, Doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch triển khai các hoạt động KH&CN nhằm tạo ra các thành tựu KH&CN ứng dụng vào đời sống xã hội; các sản phẩm mới, công nghệ mới ứng dụng trong doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ; ươm tạo, hình thành các doanh nghiệp spin–off (doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) và các hình thành, phát triển ngành công nghiệp mới. Cụ thể như sau:

a) Vai trò của Nhà nước: Nhà nước có trách nhiệm đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu công ích (công nghệ nền, y tế, nông nghiệp, môi trường,…) và hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiêm, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; thành lập các tổ chức KH&CN công lập phục vụ phát triển KT–XH; ban hành các cơ chế, chính sách phát triển và sử dụng các nguồn lực KH&CN, hỗ trợ phát triển các tổ chức KH&CN thuộc các thành phần KT–XH phát triển, đặc biệt là tổ chức và hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

b) Vai trò của Trường đại học: Ngoài công tác đào tạo, trường đại học có nhiệm vụ tiến hành các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm tạo ra các công nghệ mới, sản phẩm mới; tiến hành các dịch vụ KH&CN về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nông dân; tiến hành ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.

c) Vai trò của Tổ chức NC&PT: tiến hành các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chủ yếu làm triển khai thực nghiệm tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới, dịch vụ mới cho doanh nghiệp và xã hội; tiến hành các dịch vụ KH&CN đưa kết quả nghiên cứu ra ứng dụng vào doanh nghiệp, đời sống xã hội; tiến hành ươm tạo doanh nghiệp công nghệ trên cơ sở các kết quả nhiên cứu ra. Tổ chức NC&PT có trách nhiệm cung ứng các dịch vụ NC&PT, dịch vụ KH&CN để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp.

d) Vai trò của Tổ chức dịch vụ KH&CN: tiến hành các dịch vụ về thông tin KH&CN, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, đo luờng, phân tích, thử nghiệm, thí nghiệm,…phục vụ cho các hoạt động của các tổ chức NC&PT, đổi mới công nghệ, sản xuất–kinh doanh của doanh nghiệp và các hoạt động khác của xã hội.

đ) Vai trò của Doanh nghiệp: Bộ phận NC&PT của doanh nghiệp tiến hành các nghiên cứu ứng dụng và chủ yếu làm triển khai thực nghiệm để tạo ra được các sản phẩm mới, công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; tiếp nhận công nghệ từ trong nước và nước ngoài vào và ứng dụng vào sản xuất–kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tiến hành làm chủ, thích nghi, cải tiến công nghệ nhập. Doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ với trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức dịch vụ KH&CN trong quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

e) Khu khoa học/Khu công nghệ/Khu công nghệ cao là nơi (tập trung hoặc phi tập trung) nhằm liên kết các hoạt động NC&PT, ươm tạo doanh nghiệp và cung ứng các dịch vụ KH&CN cho các doanh nghiệp. Các tổ chức NC&PT trong khu tiến hành NC&PT nhằm tạo ra các sản phẩm mới, công nghệ mới (sau đó chuyển sang Khu ươm tạo doanh nghiệp để ươm tạo công nghệ hình thành các doanh nghiệp mới). Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp tiến hành dịch vụ ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ, sau khi tốt nghiệp các doanh nghiệp sẽ chuyển sang khu sản xuất hoặc chuyển ra ngoài Khu. Các cơ sở thí nghiệm, thử nghiệm, đo lường tiến hành các hoạt động cung ứng dịch vụ KH&CN cho các doanh nghiệp trong và ngoài Khu có nhu cầu tiến hành các thử nghiệm, đo lường,…phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất–kinh doanh của doanh nghiệp.

g) Liên kết các tổ chức KH&CN, trường đại học, doanh nghiệp và các khu/cụm kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo không gian kinh tế để khai thác tiềm năng và phát triển thế mạnh của từng vùng kinh tế, phát triển các sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền.

Phụ lục 3. Tính toán chỉ tiêu nhân lực NC&PT đến 2015 và 2020

Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2010, năm 2010 Quảng Ninh có 1.800 người hoạt động KH&CN, trong đó có 100 người làm việc trong khu vực Nhà nước Trung ương và 600 người là việc trong khu vực Nhà nước địa phương. Số còn lại làm việc tại các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh hiện đang có 36 Trung tâm, đơn vị có tiến hành hoạt động NC&PT, trong đó có 2–3 Trung tâm có nội dung chủ yếu làm hoạt động nghiên cứu và phát triển : Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp, 140 người (1 TS, 4 ThS, 34 Kỹ sư, 101 công nhân); Trung tâm Khoa học và sản xuất giống Thuỷ sản, 70 người (3 ThS, 36 Kỹ sư và 31 công nhân); Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ 8 người đều là kỹ sư. Tổng số người làm công tác NC&PT tại 3 Trung tâm này là khoảng 220 người. Nếu quy đổi 1/3 số người của các Trung tâm, đơn vị còn lại (600–220=380người) tham gia hoạt động NC&PT 100% thời gian thì số nhân lực NC&PT của Quảng Ninh có khoảng trên 350 người.

Quảng Ninh năm 2010 có dân số 1.16,6 ngàn người và như vậy tính bình quân trên 1 vạn dân có khoảng 3 người làm công tác NC&PT (bình quân trong cả nước là 6–7 người làm NC&PT/1 vạn dân). Từ đây có thể đặt ra chỉ tiêu đến 2015, Quảng Ninh phấn đấu đạt 6–7 người làm NC&PT/1 vạn dân và đến năm 2020 đạt 10–11 người làm NC&PT/1vạn dân để theo kịp bình quân của cả nước (11–12 người làm NC&PT/1 vạn dân).



Phụ lục 4. Các trường Đại học, cao đẳng ở Quảng Ninh

Đại học công nghiệp Quảng Ninh

Đại học Ngoại thương, Cơ sở Quảng Ninh

Đại học Mỏ địa chất, Cơ sở Quảng Ninh

Đại học Đa ngành và Đại học Quốc tế (đang viết đề án)

Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh

Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc

Cao đẳng Y tế Quảng Ninh

Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả

Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng

Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long

Cao đẳng Nghề mỏ Hữu nghị

Cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm

Trung cấp Xây dựng



Trung học Kinh tế

Phụ lục 5. Quy hoạch không gian phát triển KH&CN




(1) Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011

(2) Nguồn: Số liệu Cục Thống kê Quảng Ninh năm 2010; Dự thảo Quy hoạch công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011–2020, 2011

(3) Nguồn: Báo cáo Tình hình thực hiện KT–XH tỉnh Quảng Ninh 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo phát triển KT–XH năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013 của Tỉnh ủy Quảng Ninh


(4) Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam 2010 – Trung tâm năng suất Việt Nam và Viện Khoa học thống kê thực hiện. Xem thêm Phụ lục 8 về Chỉ số ICOR và TFP

(5) Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT–XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

(6) Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2011

(7) Nhóm tư vấn đã thiết kế phiếu hỏi và tiến hành điều tra tình hình đổi mới công nghệ và hoạt động KH&CN ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Kết quả điều tra thu về độ tin cậy chưa cao để đánh giá sâu và cụ thể, do vậy chỉ có thể xử lý đưa ra những đánh giá chung.

(8) Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp Quảng Ninh đến 2020


Каталог: vi-VN -> huyenthi -> HuyenCoTo -> Lists -> Danh%20sch%20cc%20bi%20vit%20thng%20tin%20kinh%20t%20%20x%20hi -> Attachments
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd (Dự thảo)
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương