Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


PHẦN V GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN



tải về 1.1 Mb.
trang14/18
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.1 Mb.
#18269
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

PHẦN V
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Giải pháp thực hiện

1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của KH&CN


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của chính quyền trong quá trình phát triển KH&CN trên địa bàn Tỉnh. Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải nhận thức KH&CN là quốc sách hàng đầu. Trong kế hoạch phát triển KT–XH của các cấp, các ngành phải có kế hoạch phát triển KH&CN, có kế hoạch đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của địa phương, đơn vị mình, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Đẩy mạnh tuyên truyền nhận thức và phổ biến quan niệm đúng đắn về vai trò nền tảng và động lực của KH&CN đối với phát triển KT–XH. Khuyến khích ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ, chuyển giao công nghệ tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là nhiệm vụ của lãnh đạo các cấp, ngành, của doanh nghiệp, các nhà khoa học. Chính sách KH&CN, đổi mới công nghệ phải coi trọng đổi mới công nghệ là giải pháp cơ bản nhất cho CNH, HĐH.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong Tỉnh phải đi tiên phong trong đổi mới, làm chủ, thích nghi, cải tiến công nghệ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và khủng hoảng kinh tế. Chỉ có như vậy, năng lực đổi mới công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mới được cải thiện và Tỉnh mới cơ bản hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH trước năm 2020.

Tập trung phát huy cao độ khả năng sáng tạo của quần chúng, của các tổ chức KH&CN, của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị – xã hội và của mỗi công dân trong việc thực hiện Quy hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 2012–2020, tầm nhìn đến 2030.


2. Xây dựng cơ chế đặc biệt để tạo nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN và thu hút, sử dụng, đào tạo nhân lực KH&CN


Cơ chế tài chính đặc biệt trong huy động nguồn đầu tư cho KH&CN từ doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các nguồn ODA, kinh phí sự nghiệp kinh tế để thực hiện các chương trình và đề án KH&CN, đặc biệt là sử dụng để kinh phí để xây dựng hạ tầng KH&CN, trong đó có đầu tư cho doanh nghiệp nhập và làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại từ nước ngoài. Trong một số trường hợp có thể thực hiện theo cơ chế BOT, BT, hợp tác công tư (PPP),…để huy động vốn từ bên ngoài phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KH&CN.

Cùng với ngân sách Tỉnh, các địa phương bố trí hằng năm từ nguồn thu ngân sách địa phương 4–5% tổng chi thường xuyên để đầu tư cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ trên địa bàn và hằng năm sẽ tăng lên theo nhu cầu phát triển để đạt mức 2% GDP của Tỉnh vào năm 2020.

Có cơ chế, chính sách đặc biệt trọng dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực KH&CN cho những ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của Tỉnh; có chính sách thuê, thu hút các nhà khoa học, chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước về làm việc, chuyển giao công nghệ tại Tỉnh và tham gia thực hiện các chương trình, đề án khoa học và công nghệ của Tỉnh (hệ số thu hút bằng 3–5 lần lương hiện hưởng, miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập ngoài lương, chỗ ở, điều kiện làm việc, tôn vinh,…; có thể vận dụng cơ chế trả thù lao cho các nhà khoa học như Quỹ phát triển KH&CN quốc gia đã thực hiện).

Có cơ, chế chính sách đầu tư, khuyến khích mạnh mẽ việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ KH&CN, nhất là cán bộ trẻ; đào tạo cán bộ KH&CN công tác tại các xã để triển khai các chương trình, dự án dựng KH&CN ở nông thôn. Đến năm 2015 chọn giải pháp thu hút nguồn nhân lực bằng những cơ chế chính sách đặc biệt; sang giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 thực hiện cơ chế vừa thu hút vừa đào tạo tại các trường Đại học trên địa bàn Tỉnh.

Ưu tiên dành kinh phí cho đào tạo và thu hút nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao (tiến sỹ, thạc sỹ, giáo sư, phó giáo sư), tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ KH&CN nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn; đảm bảo thu nhập và quyền sở hữu trí tuệ cho cán bộ KH&CN nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm năng của đội ngũ cán bộ KH&CN hiện có. Mỗi năm tỉnh dành kinh phí cho đào tạo từ 15–25 thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài.

Tăng cường nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất cho xây dựng Khu nghiên cứu, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và các cơ sở KH&CN nông nghiệp của Tỉnh để đến 2020 có khả năng làm chủ những công nghệ cao, sản phẩm liên quan đến công nghệ cao và đưa vào ứng dụng có hiệu quả trong các ngành kinh tế chủ lực của Tỉnh.

Hình thành trung tâm ươm tạo công nghệ cao về trồng trọt và chăn nuôi ở huyện Đông Triều; trung tâm ươm tạo công nghệ cao về thuỷ sản tại huyện Đầm Hà; trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về công nghiệp giải trí tại thành phố Hạ Long; trung tâm ứng dụng KH&CN ngành than và xử lý môi trường tại thành phố Cẩm Phả. Thành lập trường đại học đa ngành của Tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển KT–XH trong và ngoài tỉnh và trên cơ sở đó tạo tiền đề cho việc hình thành Khu công nghệ cao của Tỉnh.

Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các phòng thí nghiệm, kiểm định của tỉnh để đáp ứng nhu cầu kiểm định phương tiện đo, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá, môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước và dịch vụ công trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.


3. Phát huy vai trò doanh nghiệp trong quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh


Triển khai mạnh cơ chế, chính sách, chế độ khuyến khích, hỗ trợ đổi mới công nghệ (nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sản xuất sản phẩm mới, marketing sản phẩm mới) đối với các doanh nghiệp để mỗi năm có thêm 15–20% doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ như mục tiêu đề ra; khuyến khích các doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, chủ động đầu tư cho các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, qua đó sẽ tăng đầu tư từ doanh nghiệp lên gấp 2–3 lần kinh phí đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vào năm 2015 và 2020.

Tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ, lấy phát triển của doanh nghiệp làm mục tiêu đầu tư hỗ trợ. Cần chủ động kêu gọi doanh nghiệp xây dựng các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao; Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực KH&CN, đặc biệt các dự án có chuyển giao công nghệ cao, công nghệ hiện đại; Xây dựng danh mục các đề tài cấp nhà nước, cấp tỉnh về các lĩnh vực KT–XH cuả tỉnh cần tập trung đầu tư phát triển. Các chương trình phát triển KH&CN của tỉnh cần tập trung vào hỗ trợ phát triển và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương; sớm hình thành thị trường KH&CN và các trung tâm ứng dụng, chuyển giao KH&CN của Tỉnh; tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng 2 trung tâm ứng dụng công nghệ cao về giống cây trồng nông lâm nghiệp và giống thủy sản (tại Đông Triều và Hải Hà);

Cần xác định vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển KH&CN của tỉnh, cụ thể là:

Đối với doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn: Quảng Ninh hiện đang có các doanh nghiệp lớn của nhà nước trong ngành công nghiệp: Tập đoàn điện lực, Tập đoàn than và khoáng sản, Tập đoàn tàu thủy, Tập đoàn vận tải biển, Tổng công ty xi măng, Tổng công ty gạch ngói, sành sứ thủy tinh,….Các doanh nghiệp này có thể là một đòn bẩy quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, và do đó thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Các tập đoàn và tổng công ty này phải có vai trò là đầu tàu và trung tâm đổi mới công nghệ của Quảng Ninh, đồng thời có trách nhiệm đối với phát triển công nghiệp địa phương theo cách tạo tác động lan toả công nghệ, đào tạo nhân lực có trình độ, tạo việc làm trong các lĩnh vực kinh tế–xã hội trên địa bàn Tỉnh thông qua việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp có liên quan mà công nghệ của các doanh nghiệp Trung ương có trình độ cao hơn.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trong môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, đối với các lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ cao, tính linh hoạt và khả năng thay đổi nhanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra nhiều thành công và kỳ tích trong phát triển kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi (tuyên truyền, vận động, hỗ trợ việc thành lập, ưu đãi đất đai, vốn, thuế; tài trợ việc khởi lập, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, triển khai các dự án sản xuất sản phẩm mới (dự án sản xuất sản phẩm chủ lực, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao,…) trong một số lĩnh vực Quảng Ninh cần đẩy mạnh phát triển …) để nhanh chóng đưa số doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng gấp 2–3 lần hiện nay. Đẩy mạnh và có chính sách mạnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số lĩnh vực cần ưu tiên phát triển.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Việc phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) cũng cần được đẩy mạnh. Các doanh nghiệp FDI không chỉ giúp tạo việc làm mà còn là cơ hội để tiếp thu, chuyển giao công nghệ, thông qua đó, Quảng Ninh có thể học hỏi phương pháp sản xuất tiên tiến và các kỹ năng cần thiết, giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển theo chiều sâu. Để tối đa hoá cơ hội học hỏi, cần kết hợp cung cấp dịch vụ đào tạo, huấn luyện cùng với các nỗ lực tạo ra các ngành sản xuất phụ trợ để cung cấp các sản phẩm trung gian và phụ liệu, phụ kiện khác. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở với các ưu đãi đặc biệt là giải pháp quan trọng để nhanh chóng thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Quảng Ninh. Có cơ chế, chính sách thu hút, phát triển các doanh nghiệp FDI vì đây là những dự án đầu tư nhanh, hiệu quả, có công nghệ và trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và là nguồn vốn bên ngoài cần thu hút mạnh vào đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ninh.


4. Xây dựng các cụm phát triển và tạo mối liên kết cụm trong quy hoạch khoa học và công nghệ


Quảng Ninh là Tỉnh có nhiều thành phố và thị xã nhất trong cả nước. Kinh nghiệm quốc tế, phát triển cụm công nghiệp là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp. Cụm công nghiệp có thể giúp phát huy các yếu tố địa lý, KH&CN, kinh tế để tạo ra một sản phẩm đặc trưng thuộc lợi thế của Quảng Ninh trên bình diện quốc gia và hội nhập quốc tế.

Hình thành các tổ chức KH&CN với chức năng nghiên cứu, ứng dụng và tư vấn chuyển giao công nghệ tại mỗi cụm (tại các tâm, tuyến phát triển KT–XH của tỉnh) để tạo ra các đầu mối liên kết giữa Khoa học với Sản xuất và trình diễn, chuyển giao kết quả hoạt động khoa học và công nghệ. Trên cơ sở đó hình thành hành lang đổi mới sáng tạo theo nhiệm vụ phát triển KT–XH chủ đạo của tỉnh mà mô hình cụ thể là vùng trung tâm là thành phố Hạ Long và vùng theo tuyến là Tuyến Hạ Long về hướng Tây và Tuyến Hạ Long về hướng Đông để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nổi trội và tạo ra cộng lực trong phát triển của toàn Tỉnh từ Đông Triều, Uông Bí đến Vân Đồn, Móng Cái.

Các cụm (clusters) phát triển bao gồm các tổ chức KH&CN hợp tác, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp liên quan của một ngành, lĩnh vực để tập trung phát triển tạo ra sản phẩm có đặc tính và độc đáo riêng của một vùng, một quốc gia. Quảng Ninh có thể lựa chọn các cụm như: cụm về phát triển du lịch; cụm về phát triển thương mại biên mậu; cụm về phát triển cơ khí điện tử; cụm về phát triển chế biến nông lâm thủy sản; cụm về phát triển vật liệu xây dựng.

5. Xây dựng cơ chế hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và huy động nguồn lực của doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ


Cần xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để đẩy mạnh phát triển KH&CN, trước mắt ưu tiên xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, dịch vụ, đặc biệt trong những ngành, lĩnh vực Tỉnh có thế mạnh. Tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho KH&CN trên địa bàn tỉnh; có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới, ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đề tài, dự án, đề án do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức KH&CN thực hiện. Xây dựng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Tỉnh để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Có cơ chế hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Với việc phát triển kinh tế–xã hội theo mô hình 2, đầu tư cho khoa học và công nghệ toàn xã hội trong Tỉnh đến năm 2015 và năm 2020 sẽ đạt con số 90–135 triệu USD vào năm 2015 và 180–270 triệu USD vào năm 2020. Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách tỉnh nếu giữ tỷ lệ 4–5% chi thường xuyên từ ngân sách tỉnh ổn định như hiện nay thì sẽ đạt 30–35 triệu USD vào năm 2015 và 70–75 triệu USD vào năm 2020. Do vậy, số còn lại chắc chắn phải huy động từ xã hội (từ doanh nghiệp và từ các chương trình do nhà nước Trung ương thực hiện trên địa bàn). Theo ước tính, nếu năm 2020 tổng mức đầu tư cho khoa học và công nghệ là 2% GDP của Tỉnh thì mức huy động từ doanh nghiệp và nguồn từ Trung ương sẽ là 60 triệu USD; nếu tổng mức đầu tư là 3% GDP thì mức huy động từ doanh nghiệp và Trung ương sẽ là 100 triệu USD.

Hiện nay, chưa có con số thống kê đầu tư từ doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy, nếu không nhanh chóng tăng số lượng doanh nghiệp và không có cơ chế để doanh nghiệp mặn mà đầu tư vào khoa học và công nghệ thì sẽ không đạt được chỉ tiêu tổng mức đầu tư cho khoa học và công nghệ là 2–3% và không tạo ra mô hình tăng trưởng nhanh. Do vậy, song song với các chính sách tạo điều kiện phát triển nhanh số lượng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất lên gấp 2–3 lần hiện nay (bình quân đạt tỷ lện 30–40 người dân/1 doanh nghiệp vào năm 2020), cần có chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và huy động nguồn lực của doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ. Cơ chế chính sách có thể vận dụng ở đây là đối với các hoạt động nghiên cứu thì tài trợ theo cơ chế của Nghị định 119; đối với dự án sản xuất thử nghiệm thì tài trợ theo cơ chế của Dự án SXTN; đối với việc mua, chuyển giao công nghệ thì theo cơ chế cho vay lãi suất thấp, không lấy lãi được quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ (Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia); đối với ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, thực hiện các dự án sản xuất sản phẩm mới thì tài trợ theo quy định của Luật công nghệ cao (Chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao); đối với việc khuyến khích thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp thì thực hiện theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Tất cả các cơ chế, chính sách trên (cơ chế tạo vốn đối ứng) cần được vận dụng tối đa ở Quảng Ninh để qua đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư từ doanh nghiệp cho nghiên cứu, ứng dụng KH&CN của doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Ngoài ra có thể vận dụng cơ chế PPP, đầu tư mạo hiểm để tạo ra các dự án sản xuất sản phẩm mới, hình thành các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp mới, có tiềm năng thế mạnh của Tỉnh. Nguồn từ bên ngoài quốc gia thông qua con đường ODA để đầu tư vào cơ sở ha tầng KH&CN và nguồn từ FDI là con đường rộng mở để thu hút nguồn vốn và công nghệ cao, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài. Điều này tùy thuộc vào môi trường đầu tư hấp dẫn của Quảng Ninh có thể tạo ra.

6. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn Tỉnh


Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN, khuyến khích các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp trong Tỉnh liên kết, hợp tác với các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, trường đại học trong và ngoài nước để nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu, giao công nghệ. Cần có giải pháp đặc biệt để đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo nhân lực KH&CN, NC&PT và đặc biệt là thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) để có được các công nghệ tiên tiến đưa vào Quảng Ninh.

Đưa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ vào kế hoạch hằng năm của các cấp, các ngành và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tổ chức KH&CN. Trong đó, chú trọng đầu tư thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực quản lý, môi trường, giáo dục, y tế, du lịch, giao thông…; Xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về KH&CN của các ngành, UBND các địa phương và trách nhiệm đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, tổ chức KH&CN.

Tăng cường, củng cố và có kế hoạch kiện toàn tổ chức, bộ máy và chất lượng cán bộ công tác tại Sở KH&CN (đặc biệt là đào tạo và nâng cao năng cho các chuyên gia chuyên ngành để tư vấn, tham mưu trong việc xem xét, thẩm định công nghệ, cũng như thẩm tra các dự án đầu tư) và nhân lực KH&CN trình độ cao của các tổ chức KH&CN và Hiệp hội KHKT Tỉnh; mỗi huyện, thị xã, thành phố bố trí 1 hoặc 2 cán bộ chuyên trách theo dõi, bố trí hoạt động KH&CN; các ngành phân công cán bộ theo dõi hoạt động KH&CN trong ngành và có trách nhiệm phối hợp với Sở KH&CN triển khai thực hiện các chuơng trình, dự án KH&CN; thành lập, củng cố kiện toàn Hội đồng KH&CN địa phương, Hội đồng KH&CN ngành. Đẩy nhanh tiến độ việc hoàn thiện Đề án Chính quyền điện tử, xây dựng mô hình các trung tâm dịch vụ hành chính công để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đổi mới việc xây dựng, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN gắn và bám sát với yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp; đa dạng hoá, hoàn thiện các cơ chế và chế độ ưu đãi, hỗ trợ tài chính, các chính sách thuế, tín dụng cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

Tăng cường quản lý, kiểm soát công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh; các dự án đầu tư phát triển KT–XH đều phải được đánh giá về mặt công nghệ và những tác động của nó đến môi trường, xã hội. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về KH&CN.

Đẩy mạnh hoạt động thị trường công nghệ, tư vấn tìm kiếm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ; thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức KH&CN nhằm nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các trang trại, các hộ nông dân.

Tham gia tích cực vào các chương trình trọng điểm quốc gia để thu hút các cơ quan Trung ương về đầu tư, hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động KH&CN với các tỉnh thành, các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước.

Đổi mới công tác tổ chức và quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn Tỉnh nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả việc thực hiện các thủ tục cải cách hành chính, đặc biệt liên quan đến hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp; vận dụng sáng tạo và thực thi có hiệu quả các luật pháp nhà nước đã ban hành về phát triển KH&CN và pháp luật liên quan đến KH&CN tại địa phương.



Каталог: vi-VN -> huyenthi -> HuyenCoTo -> Lists -> Danh%20sch%20cc%20bi%20vit%20thng%20tin%20kinh%20t%20%20x%20hi -> Attachments
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd (Dự thảo)
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương