Ủy ban dự thảo sửA ĐỔi hiến pháp năM 1992 BẢng tham chiếu so sánh và giải trình các nội dung sửA ĐỔI, BỔ sung với hiến pháp năM 1992


CHƯƠNG IX CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG



tải về 0.77 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.77 Mb.
#13623
1   2   3   4   5   6   7   8   9

CHƯƠNG IX

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

HIẾN PHÁP NĂM 1992

(ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001)

DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

GIẢI TRÌNH CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

Chương IX

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN

CHƯƠNG IX

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Dự thảo đổi tên Chương từ “Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương” để làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan ở địa phương trong mối quan hệ với trung ương. Mặt khác, Chương này không chỉ quy định về Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, mà còn quy định về việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với Mặt trận và các đoàn thể xã hội ở địa phương.




Điều 118

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các đơn vị hành chính do luật định.



Điều 116 (sửa đổi, bổ sung Điều 118)

1. Các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường, xã; quận chia thành phường.

2. Tổ chức chính quyền ở các đơn vị hành chính lãnh thổ do luật định.


Dự thảo tiếp tục giữ quy định về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ như Hiến pháp năm 1992, còn về tổ chức chính quyền, Dự thảo quy định khái quát theo hướng tổ chức chính quyền ở các đơn vị hành chính lãnh thổ do luật định. Điều này nhằm tạo điều kiện linh hoạt cho việc tiếp tục nghiên cứu đổi mới chính quyền địa phương sau khi có kết quả tổng kết thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.




Điều 119

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.



Điều 120

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước.



Điều 123

Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.



Điều 124

Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân.

Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân và các văn bản sai trái của Uỷ ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ những nghị quyết đó.


Điều 117 (sửa đổi, bổ sung các điều 119, 120, 123 và 124)

1. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương.



Phương án 1: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương theo phân cấp và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước tại địa phương.

Phương án 2: Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương theo phân cấp và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước tại địa phương.

2. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các thành viên Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

- Kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Dự thảo Hiến pháp làm rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước thống nhất và mối quan hệ giữa trung ương và địa phương trong tình hình mới.

- Về tính chất của HĐND, Dự thảo đưa ra 2 phương án tại khoản 1. Cụ thể là:

Phương án 1: giữ quy định Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương như Hiến pháp năm 1992 vì cho rằng, quy định này tạo sự gắn kết giữa cơ quan đại diện và cơ quan hành chính ở địa phương là Ủy ban nhân dân và thực tế cho thấy quy định này không ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức thực hiện ở địa phương.

Phương án 2: quy định Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương mà không quy định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương để bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, không có sự phân tán quyền lực nhà nước ở trung ương và quyền lực nhà nước địa phương. Quy định như vậy nhằm đề cao tính tự chủ của Hội đồng nhân dân khi quyết định các vấn đề thuộc phân cấp.


Điều 121

Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.


Điều 118 (sửa đổi, bổ sung Điều 121)

Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

Dự thảo cơ bản giữ quy định về đại biểu Hội đồng nhân dân như Hiến pháp năm 1992, chỉ chỉnh sửa về kỹ thuật, câu chữ cho phù hợp hơn.



Điều 122

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Người phụ trách cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.


Điều 119 (sửa đổi, bổ sung Điều 122)

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân hoặc trả lời bằng văn bản.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Người phụ trách cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.

Giữ như Hiến pháp năm 1992 vì nội dung này còn phù hợp.



Điều 125

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.


Điều 120 (sửa đổi, bổ sung Điều 125)

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Dự thảo cơ bản giữ quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ quan nhà nước ở địa phương với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội như Hiến pháp năm 1992, chỉ chỉnh sửa về kỹ thuật, câu chữ cho phù hợp hơn.



CHƯƠNG X

HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC


HIẾN PHÁP NĂM 1992

(ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001)

DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

GIẢI TRÌNH CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

Hiến pháp năm 1992 không có Chương này



Dự thảo bổ sung Chương X quy định về một số thiết chế hiến định độc lập để làm rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN.







Điều 121 (mới)

1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

2. Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội;

b) Chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

3. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.



Điều 122 (mới)

1. Thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia là người đứng đầu Hội đồng, lãnh đạo hoạt động của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Hội đồng.

- Dự thảo bổ sung chế định Hội đồng bầu cử quốc gia vì bầu cử là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện sự phát triển của nền dân chủ và trình độ của người dân. Vì vậy, Hiến pháp không chỉ quy định về quyền bầu cử, ứng cử và các nguyên tắc bầu cử mà còn phải quy định về cơ quan phụ trách việc bầu cử để đề cao vai trò của cơ quan này. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đều quy định về cơ quan bầu cử trong Hiến pháp.

- Về mô hình cơ quan bầu cử, Dự thảo đề xuất mô hình Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập trên cơ sở hiến định địa vị pháp lý của Hội đồng bầu cử trung ương quy định trong Luật bầu cử hiện hành.

- Do đây là thiết chế hiến định mới, Dự thảo chỉ quy định một cách tổng quát, còn các vấn đề cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này do luật định.






Điều 123 (mới)

1. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, có nhiệm vụ kiểm toán việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính và tài sản quốc gia.

2. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Kiểm toán Nhà nước do luật định.

Điều 124 (mới)

1. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.

2. Tổng Kiểm toán Nhà nước báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.


- Kiểm toán Nhà nước là cơ quan có vai trò quan trọng trong quản trị quốc gia, thông qua các hoạt động nghiệp vụ để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều có quy định trong Hiến pháp về cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Vì vậy, Dự thảo Hiến pháp bổ sung quy định về Kiểm toán nhà nước để bảo đảm vị thế và cơ sở pháp lý cho cơ quan này.

- Do đây là thiết chế hiến định mới, Dự thảo chỉ quy định một cách tổng quát, còn các vấn đề cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này do luật định.


CHƯƠNG XI

HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

HIẾN PHÁP NĂM 1992

(ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001)2001)

DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

GIẢI TRÌNH CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

Chương XII

HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

CHƯƠNG XI

HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP


Giữ tên Chương như Hiến pháp năm 1992

Điều 146

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.


Điều 125 (giữ nguyên Điều 146)

Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.


Giữ quy định về hiệu lực của Hiến pháp như Hiến pháp năm 1992 vì vẫn còn phù hợp.

Điều 147

Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.



Điều 126 (sửa đổi, bổ sung Điều 147)

Việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp được quy định như sau:

1. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội;

2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm những thành viên là đại biểu Quốc hội, đại diện của các cơ quan, tổ chức hữu quan theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định;

3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp và trình Quốc hội xem xét, thông qua;

4. Dự thảo Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.



Điều 147 của Hiến pháp năm 1992 chưa quy dịnh cụ thể về cách thức, trình tự đề xuất sửa đổi Hiến pháp, soạn thảo dự thảo Hiến pháp và quy trình thông qua Hiến pháp. Quy định tại Điều 147 còn đơn giản, chưa phù hợp với tính chất quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp, đòi hỏi phải chặt chẽ, khoa học. Vì vậy, Dự thảo bổ sung quy định về quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp theo hướng cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền đề nghị sửa đổi Hiến pháp, thủ tục soạn thảo Hiến pháp, quy trình thông qua Hiến pháp.






Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương