Ủy ban dự thảo sửA ĐỔi hiến pháp năM 1992 BẢng tham chiếu so sánh và giải trình các nội dung sửA ĐỔI, BỔ sung với hiến pháp năM 1992


TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN



tải về 0.77 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.77 Mb.
#13623
1   2   3   4   5   6   7   8   9

CHƯƠNG VIII

TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

HIẾN PHÁP NĂM 1992 (ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001)

DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

GIẢI TRÌNH CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

Chương X

TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

CHƯƠNG VIII

TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN




Điều 126

Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.


(Bỏ Điều 126 Hiến pháp năm 1992 và đưa một số nội dung Điều này vào Điều 108 và Điều 113 dự thảo)


Điều 126 của Hiến pháp năm 1992 quy định về những nhiệm vụ chung của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, các cơ quan này có chức năng khác nhau, nên có nhiệm vụ riêng mang tính đặc thù của từng cơ quan; vì thế cho nên nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cần được quy định riêng, cụ thể là đưa những nội dung tại Điều này về Điều 108 và Điều 113 của dự thảo Hiến pháp.



TOÀ ÁN NHÂN DÂN







Điều 127

Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.

Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.



Điều 108 (sửa đổi, bổ sung Điều 126, Điều 127)

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

2. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.

Trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 126 và Điều 127 Hiến pháp năm 1992, xác định rõ Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp để thể chế hóa quan điểm về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực.

- Không liệt kê tên các Tòa án cụ thể để phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp về việc thành lập các Tòa án không theo đơn vị hành chính, tạo sự linh hoạt trong việc tổ chức hệ thống tòa án.

- Xác định và nhấn mạnh hơn nhiệm vụ của Tòa án là bảo vệ công lý, làm nổi bât tôn chỉ, mục tích của Tòa án.



Điều 129

Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.



Điều 130

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.



Điều 131

Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.

Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Điều 132

Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình.

Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Điều 133

Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án.



Điều 109 (sửa đổi, bổ sung các điều 129, 130, 131, 132 và 133)

1. Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp do luật định.

2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

3. Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.

4. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp do luật định.

5. Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm.

6. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; đương sự có thể tự mình, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp.

Điều này trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các điều 129, 130, 131, 132 và 133 Hiến pháp năm 1992 để quy định thành một điều về nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân trên cơ sở giữ nguyên một số nguyên tắc đã quy định, sửa đổi một số nguyên tắc cho chính xác, bổ sung một số nguyên tắc mới.

- Không quy định “Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” trong Hiến pháp mà sẽ quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các luật tố tụng tư pháp.

- Bổ sung nguyên tắc “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” để thể hiện đầy đủ hơn nguyên tắc độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm.

- Tiếp tục xác định nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, bổ sung quy định mở để có thể áp dụng thủ tục xét xử bằng một Thẩm phán đối với một số vụ án, đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng, phù hợp với xu thế mở rộng việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

- Bổ sung, nâng lên tầm hiến định nguyên tắc quan trọng có tính đặc thù của hoạt động xét xử, đó là “tranh tụng tại phiên tòa” nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động xét xử, phù hợp với quan điểm cải cách tư pháp.

- Chuyển nội dung quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình tại Điều 133 Hiến pháp năm 1992 vào quy định tại khoản 3 Điều 5 dự thảo Hiến pháp.


Điều 134

Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự.

Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt và các toà án khác, trừ trường hợp Quốc hội quy định khác khi thành lập Toà án đó.



Điều 110 (sửa đổi, bổ sung Điều 134)

1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án và các Thẩm phán. Chánh án Tòa án nhân tối cao do Quốc hội bầu, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm sau khi được Quốc hội phê chuẩn.

3. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác.

4. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

- Trên cơ sở sửa đổi Điều 134 Hiến pháp năm 1992, xác định rõ thẩm quyền bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Bổ sung thẩm quyền tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử để phù hợp với thực tiễn và nâng cao vai trò của Tòa án nhân dân tối cao trong công tác xét xử.


Điều 128

Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán, chế độ bầu cử và nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân ở Toà án nhân dân các cấp do luật định.

Điều 135

Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Chánh án Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.


Điều 111 (sửa đổi, bổ sung Điều 128, Điều 135)

1. Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

2. Nhiệm kỳ của Thẩm phán, việc bầu và nhiệm kỳ của Hội thẩm Toà án nhân dân do luật định.

3. Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Chánh án các Tòa án khác, trừ các Tòa án quân sự, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

- Điều này được xây dựng trên cơ sở ghép Điều 128 và Điều 135 Hiến pháp năm 1992, quy định gọn lại cho rõ hơn về nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội; nhiệm kỳ của Thẩm phán, việc bầu và nhiệm kỳ của Hội thẩm Tòa án nhân dân sẽ do luật định.




Điều 136

Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.



Điều 112 (sửa đổi, bổ sung Điều 136)

Bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.


- Điều này được xây dựng trên cơ sở kế thừa Điều 136 Hiến pháp năm 1992, giữ nguyên quy định về việc tôn trọng các bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, chỉ chỉnh sửa kỹ thuật thể hiện, diễn đạt khái quát và phù hợp hơn.



VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN







Điều 126

Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.



Điều 137

Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.


Điều 113 (sửa đổi, bổ sung Điều 126, Điều 137)

1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.

3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, quyền con người, quyền công dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.


- Trên cơ sở ghép Điều 126 và Điều 137 Hiến pháp năm 1992, tiếp tục khẳng định hai chức năng cơ bản của Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Đồng thời làm rõ hơn vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trên cơ sở bổ sung nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Không xác định cụ thể các Viện kiểm sát mà chỉ quy định về Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác, bỏ quy định về Ủy ban kiểm sát để phù hợp với yêu cầu đổi mới hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và mô hình tổ chức Tòa án.


Điều 138

Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Việc thành lập Uỷ ban kiểm sát, những vấn đề Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có quyền quyết định, những vấn đề quan trọng mà Uỷ ban kiểm sát phải thảo luận và quyết định theo đa số do luật định.

Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự các quân khu và khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.


Điều 114 (sửa đổi, bổ sung Điều 138)

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

2. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng các Viện kiểm sát các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

3. Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Kiểm sát viên do luật định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 94.

- Điều này được xây dựng trên cơ sở sửa đổi Điều 138 Hiến pháp năm 1992, giữ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như Hiến pháp hiện hành nhưng có sửa đổi bổ sung để phù hợp với quy định về hệ thống tổ chức Viện kiểm sát theo yêu cầu về đổi mới hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân theo quan điểm cải cách tư pháp.



- Quy định rõ về thẩm quyền bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


Điều 139

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

 Điều 140

Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.



Điều 115 (sửa đổi, bổ sung Điều 139, Điều 140)

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Viện trưởng các Viện kiểm sát khác, trừ các Viện kiểm sát quân sự, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Điều này được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên Điều 139 và ghép với Điều 140 Hiến pháp năm 1992, chỉnh sửa về kỹ thuật cho phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 113 dự thảo Hiến pháp về trách nhiệm báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

- Bỏ quy định “trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân” vì trách nhiệm báo cáo công tác đã bao hàm nội dung trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương