Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả Trần Thị Xuân


Bảng 9: Số lượng cống thải vào hồ ngày (10/2013)



tải về 1.7 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích1.7 Mb.
#1692
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

Bảng 9: Số lượng cống thải vào hồ ngày (10/2013)



Số lượng

Đường kính của cống

39

50cm

6

80cm

3

1m

7

20-30cm

4

2m

2

1,5m

1

15-20m

1

3-5m

Qua bảng cho thấy số lượng cống thải đổ vào hồ là rất nhiều. Đặc biệt các cống thải có kích thước lớn là những cống thải đang hoạt động và thải ra nước thải có mùi rất thối, màu nước rất đục đổ vào hồ. Qua đây cho thấy lượng nước thải vào hồ là rất lớn.

Ô nhiễm môi trường nước là nguyên nhân chính gây suy giảm Đa dạng thành phần loài của các sinh vật thủy vực như các loài cá, ốc, trai, hến...

Các trầm tích có lẫn mùn lá cây, bùn, các chất rắn lơ lững và cả các chất độc hại... làm tăng độ đục của nước, làm giảm độ chiếu sáng trong nước nên đã làm giảm khả năng quang hợp của các loài tảo làm giảm năng xuất sinh học sơ cấp suy ra làm giảm năng xuất sinh học thứ cấp. Từ đó làm giảm đa dạng thành phần loài sinh vật ở Hồ Tây.



Xây dựng cơ sở hạ tầng

Cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, ...là một tất yếu. Cơ sở hạ tầng của vùng xung quanh Hồ Tây không đồng đều và đang có biến đổi mạnh mẽ qua các năm.



  • Khu vực phía Tây Nam Thụy Khê – bưởi: đã có hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, thoát nước chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân, cống thoát nhỏ và tiêu thoát nước kém. Cống Tàu Bay và cống Đõ là cống thoát nước lớn nhất ở khu vực này. Các hộ sống quanh hồ thường xả trực tiếp nước thải vào hồ.

  • Khu vực Bưởi đang trong quá trình đô thị hóa, hệ thống thoát nước chưa đồng bộ không thoát nước thường xuyên nên hay úng ngập cục bộ vào những ngày mưa. Trong khu vực này có cống Trích Sài là lớn nhất, ngoài ra các hộ xung quanh đều xả nước thắng xuống hồ.

  • Khu vực phía Tây Bắc thuộc địa phận Xuân La, Nhật Tân có hệ thống thoát nước vẫn chưa hoàn thiện. Hầu hết các hộ quanh hồ cũng xả trực tiếp nước thải xuống hồ nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước hồ.

  • Khu vực phía Đông có hệ thống cống rãnh của các cụm dân cư đều chảy trực tiếp ra hồ, các cống này thường do dân tự làm lấy nên chất lượng kém.

Sự biến đổi khí hậu

Ô nhiễm không khí và mưa axit:

Các hoạt động công nghiệp xả thải vào khí quyển làm thay đổi và ô nhiễm bầu khí quyển tạo ra mưa axit nitric và sunphuric làm giảm độ pH của nước xuống thấp và làm nước tăng khả năng hấp thụ kim loại nặng độc hại.

Do độ axít của hồ cao vì mưa axít cá và các loài lưỡng cư suy giảm số lượng. Đối với phần lớn loài lưỡng cư, ít nhất một phần trong chu kỳ sống của chúng phụ thuộc và môi trường nước, độ PH của nước giảm là cho tỷ lệ trứng và ấu trùng bị chết tăng lên cao (BeeBee, 1990, Blaustein and Wake, 1995)

Độ axít cũng hạn chế khả năng phân hủy, làm chậm tốc độ của quá trình khoáng hóa và khả năng sản xuất của HST.

Khí CO2, CH4 và các khí khác trong khí quyển không ngăn cản ánh sáng mặt trời, cho phép năng lượng mặt trời xuyên qua khí quyển và sưởi ấm bề mặt trái đất. Tuy vậy, những khí này và hơi nước (dưới dạng đám mây) giữ lại năng lượng do trái đất phát ra dưới dạng nhiệt, làm chậm lại tốc độ phát tán nhiệt và bức xạ khỏi trái đất. Các khí này được gọi là khí nhà kính do tác dụng của chúng rất giống với nhà kính cho ánh sáng mặt trời đi qua nhưng giữ lại năng lượng bên trong nhà kính và chuyển thành năng lượng nhiệt. Nồng độ khí này càng đậm đặc bao nhiêu thì nhiệt lượng bị thu lại gần mặt đất nhiều bấy nhiêu và nhiệt độ bề mặt trái đất lại tăng bấy nhiêu. Hiện tượng nhiệt độ tăng dần lên còn làm cho các khối băng ở các vùng cực tan ra do việc giải phóng một khối lượng nước do băng tan, trong vòng 50 – 100 năm tới mức nước biển dâng cao từ 0,2 đến 1,5 m. Nước biển dâng sẽ ngập lụt các thành phố lớn và các vùng đất thấp...[22].

Sự biến đổi khí hậu và nồng độ khí cacbonic trong khí quyển gia tăng sẽ có khả năng làm thay đổi triệt để cấu trúc của các quần xã sinh học và sẽ chỉ còn một số loài có khả năng phát triển thích ứng với điều kiện sống mới (Bazzaz và Fajer, 1992).

Trong những năm gần đây, chất lượng nước của Hồ Tây ảnh hưởng rất nhiều đến sự đa dạng sinh học của sinh vật ở Hồ Tây. Mặt khác, dưới tác động của biến đổi khí hậu, đã được tính toán, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 – 0,70 C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu tác động làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Biến đổi khí hậu thay đổi các điều kiện sinh sống của sinh vật. Cấu trúc thành phần loài của Hồ Tây hiện nay đang thay đổi rất lớn. Loài bản địa còn rất ít. Mà loài bản địa có sức chịu đựng với biến đổi khí hậu là rất kém. [22].

Sự quản lý của chính quyền:

Trước đây người dân cạnh Hồ Tây sống bằng nghề đánh bắt cá. Do vậy mặc dù cấm đánh bắt cá trộm nhưng hiện tượng đánh bắt cá trộm xảy ra thường xuyên. Có những người dân sống bằng nghề đánh bắt, có người vì thú vui. Ngoài đánh bắt cá trái phép, người dân còn bắt trai, ốc làm giảm số lượng của các loài bản địa.

Hiện tại chưa có quản lý nguồn nước thải vào hồ. Hầu hết các cơ sở kinh doanh, các nhà máy xí nghiệp hầu như không có giấy phép đảm bảo về chất lượng nước thải ra và hầu hết chất thải không được xử lý mà đổ trực tiếp vào hồ. Xung quanh Hồ Tây chưa có công trình xử lý nước thải nào. Việc thu gom chất thải phát sinh được thực hiện bởi Xí nghiệp Môi trường Hồ Tây. Qua đây cho thấy sự quản lý nguồn thải đổ vào hồ chưa được tốt.

Sự quản lý cấp phép kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh bên cạnh Hồ Tây đang còn yếu kém. Hầu như các cơ sở kinh doanh bên cạnh Hồ Tây không có giấy phép kinh doanh. Mà nếu có giấy phép kinh doanh thì cũng hết hạn. Các cơ sở kinh doanh nhỏ bên cạnh Hồ Tây gần như là tự phát.

Qua đây cho thấy sự quản lý của chính quyền còn chưa chặt chẽ.
Sự xâm nhập của các loài ngoại lai

Vài năm gần đây Hồ Tây đã xuất hiện loài rùa tai đỏ, rùa tai đỏ là một loài ngoại lai xâm hại rất nguy hiểm chúng ăn tạp và sinh sản rất nhanh. Chúng cạnh tranh rất tốt đối với loài bản địa. Đặc biệt chúng có khả năng thích ứng rất tốt với biến đổi khí hậu. Trong khi đó các loài bản địa có sức chống chụi kém. Rùa tai đỏ xuất hiện thường là do người dân phóng sinh vào hồ trong các dịp lễ tết.

Ngoài rùa tai đỏ do người dân thả phóng sinh. Hồ Tây còn một lượng lớn các loài cá ngoại lai do ban quản lý Hồ Tây thả vào hồ với mục đích khai thác nuôi trồng thủy sản. Các loài cá này cũng cạnh tranh mạnh với các loài bản địa. Qua khảo sát đã cho thấy sản lượng của của các loài bản địa như tôm càng và một số loài cá bản địa hầu như không có.

Sự xuất hiện của các loài cây thủy sinh như Bèo Tây, Thủy trúc, rau ngổ, bèo hoa dâu, ... là những cây ngoại lai được thả vào hồ với mục đích cải tạo chất lượng nước của hồ.



    1. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn

3.4.1. Biện pháp sinh học

  • Sử dụng một số cây thủy sinh

Cây thủy sinh cỡ lớn có thể ảnh hưởng tích cực đến hồ như sau:

+ Là vùng dinh dưỡng và nơi sống quan trọng của nhiều loài thủy sinh vật cũng như là nơi bảo vệ cho các loài động vật con.

+ Ổn định chất đáy vùng bờ khỏi tác động của gió và sóng do đó có tác dụng là giảm nguồn phospho bên trong và quấy động nền đáy.

+ Các cây thủy sinh còn có tác dụng hút kim loại nặng, các hợp chất vô cơ độc hại trong nước.

+ Góp phần tạo cảnh quan đẹp cho hồ.

Các cây thủy sinh có 3 dạng:

+ Loại nổi hoàn toàn trên mặt nước như: bèo tây, bèo tấm, rau muống bè...

+ Loại nổi nửa chìm hoặc bán ngập: sen, súng...

+ Loại ngập hoàn toàn: rong đuôi chó, rong tóc tiên, rong sáp...

Tuy nhiên phải chọn các loại cây phù hợp để xử lý ô nhiễm cho hồ: vừa có tác dụng cải tạo chất lượng nước của hồ, tạo cảnh quan đẹp cho hồ. Nhưng đồng thời phải có khả năng kiểm soát sức sống, sinh sản của chúng. Bởi vì đưa các loài sinh vật khác vào hồ chính là đưa các loài ngoại lai vào hồ. Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ có thể gây hiện tượng mất cân bằng sinh thái ở hồ.

Qua nghiên cứu Hồ Tây cho thấy, trong hồ có một lượng sen tương đối lớn. Hoa sen cũng có tác dụng cải tạo chất lượng nước của Hồ. Tuy nhiên, sen chỉ phát triển mạnh về mùa hạ, còn các mùa khác thì tàn rất nhanh. Như vậy khi sen chết sẽ có một lượng chất hữu cơ rất lớn. Vì vậy, khả năng cải tạo nước của sen là không cao. Mặt khác, hoa sen là cây bán ngập nước do vậy nếu muốn trồng hoa sen thì phải trồng gần bờ, hồ phải nông và trồng sen phải có vị trí cố định rất khó thực hiện không cải tạo được nước toàn bộ hồ. Tuy nhiên,hoa sen mang lại cảnh quan đẹp cho hồ nên trồng một diện tích cố định trên hồ.

Đề tài của chúng tôi chọn thực vật thủy sinh chính cho việc cải tạo chất lượng nước là bèo tây và Thủy trúc. Chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm chứng minh Thủy Trúc và Bèo Tây cải tạo môi trường nước ở hồ. Đề tài thực hiện mô hình nuôi cây trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm thực hiện trong một tháng. Thực hiện nghiên cứu lặp lại 3 lần thu được kết quả như bảng 10:



Bảng 10: Kết quả hàm lượng chất hữu cơ sau thời gian làm thí nghiệm

Lần kiểm tra

Thủy Trúc (1 cây/ 1,5l nước)

Bèo Tây (1 cây/ 1,5 lít nước)

NH4+

(mg/l)


NO3-

(mg/l)


PO43-

(mg/l)


COD

(mg/l)


BOD

(mg/l)


NH4+

(mg/l)


NO3-

(mg/l)


PO43-

(mg/l)


COD

(mg/l)


BOD

(mg/l)


1

1

0,5

1,2

84,2

17

1

0,5

1,2

84,2

17

2

0,5

0,3

0,4

26,95

5,62

0,7

0,4

0,5

28,1

5,62

3

0,3

0,25

0,3

18,8

4,7

0,4

0,2

0,2

22,5

3,78

4

0,1

0,2

0,1

10,1

3,1

0,3

0,2

0,2

17

2,2

Thủy trúc có khả năng hút chất hữu cơ tốt hơn bèo tây. Khả năng hút sau 1 tuần NH4+ của Thủy trúc là 50% trong khi đó của Bèo tây chỉ là 30%. Tương tự những hợp chất khác khả năng hút của thủy trúc cũng lớn hơn.

Từ đây cho thấy Thủy Trúc và Bèo Tây có khả năng hút các hợp chất hữu cơ. Qua bảng cho thấy sau một tháng làm thí nghiệm hàm lượng chất hữu cơ giảm đi đáng kể.



Bảng 11: Kết quả xác định hàm lượng ion kim loại nặng sau thời gian thí nghiệm




As(mg/l)

Cd(mg/l)

Pb(mg/l)

Hg(mg/l)

Mẫu nước

0,15325

0,0009

0,0104

0,0006

Thủy trúc

0,0323

0,0003

0,0071

0,0005

Bèo tây

0,0249

0,0003

0,0031

0,0005

Qua bảng cho thấy Thủy Trúc và Bèo Tây có khả năng hút kim loại nặng trong nước rất tốt.

Sau một tháng làm thí nghiệm khả năng hút ion kim loại của Thủy Trúc và Bèo Tây rất đáng kể (bảng 11) (cụ thể trong mẫu nuôi bèo tây As giảm 83,7%, Cd giảm 66,3 %, Pb giảm 70,2%, tuy nhiên Hg lại giảm không đáng kể. Trong mẫu nuôi Thủy trúc As giảm 79%, Cd giảm 66,3 %, Pb giảm 32%, tuy nhiên Hg lại giảm không đáng kể). Kết luận bèo tây có khả năng hút kim loại nặng tốt hơn thủy trúc. Và cả bèo tây và thủy trúc hút kém đối với thủy ngân. Tuy Bèo Tây có khả năng hút kim loại nặng lớn hơn Thủy Trúc nhưng khả năng sống sót của thủy trúc cao hơn.

Kết luận : Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, Bèo tây và thủy trúc có khả năng hút kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ rất tốt.

Ngoài ra, bèo tây và thủy trúc có khả năng làm lắng đọng các chất lơ lửng tạo nên độ trong của hồ. Bèo tây và Thủy Trúc là 2 loại cây sống nổi trên bề mặt nước. Do vậy có thể trồng ở bất kì vị trí nào trên hồ.

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất các bè thủy sinh bèo tây và thủy trúc mang trồng tại gần các điểm như: gần cống Xuân La, gần cống Đõ, gần cống Trúc Bạch là các điểm như trên đề tài đã nghiên cứu là những điểm đang bị ô nhiễm nặng. Như vậy có khả năng cải tạo nước trước khi đổ vào hồ từ đó làm giảm sự ô nhiễm trong hồ. Đồng thời, tạo các bè thủy sinh thả vào lòng hồ cải tạo chất lượng nước trong hồ, tạo nơi sống cho các thủy sinh vật và tạo cảnh quan đẹp trong hồ. Tuy nhiên bèo tây, thủy trúc là sinh vật ngoại lai có khả năng sinh sản và sống sót rất tốt. Chúng có khả năng cạnh tranh cao với loài bản địa. Vì vậy chúng tôi đề nghị phải quản lý hai loài này thật tốt phục vụ cho mục đích cải tạo chất lượng nước.


  • Sử dụng các nhóm cá.

Đề tài của chúng tôi sử dụng mô hình hệ sinh thái của Yu. M. Svirezhev, V. P. Krysanova và A. A. Voinov [28, 29] để xây dựng mô hình cấu trúc dinh dưỡng của hệ sinh thái hồ Tây hình



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương