World Bank Document



tải về 4.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/43
Chuyển đổi dữ liệu27.05.2024
Kích4.7 Mb.
#57758
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   43
vốn nhân lực - Thành tựu giáo dục và thách thức trong tương lai

Xã hội hóa giáo dục
Ngân sách công được phân bổ tăng lên cho các cơ 
sở giáo dục trong thời kỳ Đổi mới; tuy nhiên, Việt 
Nam cũng dần tăng cường công tác xã hội hóa giáo 
dục. Trong bối cảnh phát triển tại Việt Nam, khái 
niệm xã hội hóa giáo dục được hiểu là mỗi người 
dân đều có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển 
của ngành giáo dục
12
. Khu vực tư nhân được phép 
mở cơ sở giáo dục ở tất cả các cấp, bao gồm cả 
giáo dục mầm non, và được trao quyền tự chủ trong 
tuyển dụng và quản lý. Mặc dù còn gặp nhiều khó 
khăn tài chính trong những năm đầu thời kỳ cải 
cách, quy mô và phạm vi mạng lưới trường học ở 
Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, với số lượng 
trường học tăng gấp đôi lên hơn 26.000 trong giai 
đoạn 1986-2010 (hình 3).
Ở bậc sau phổ thông, xã hội hóa giáo dục cũng 
được thực hiện bằng cách huy động mọi nguồn lực 
ngoài ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trường đại 
học tư thục đầu tiên chỉ được thành lập vào năm 
12 
Ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, 
người dân cũng có thể đóng góp để hỗ trợ thực hiện các 
dịch vụ, chương trình học tập tùy chọn tại các cơ sở công 
cộng.
Vietnam’s Human Capital: Education Success and Future Challenges
23


1988. Tỷ lệ cơ sở giáo dục tư thục trong hệ thống giáo dục đại học chỉ thực sự tăng vào cuối giai 
đoạn này. Tổng số trường đại học và cao đẳng tăng gấp bốn lần từ năm 1986 đến năm 2010, trong 
đó 20% là cơ sở giáo dục ngoài công lập tính đến năm 2010. 
Hình 3. Số lượng trường phổ thông, cao đẳng và đại học, 1986–2011 
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Lưu ý: Trong cả hai biểu đồ, số liệu năm 1986 thể hiện tổng số trường công lập và ngoài công lập vì không có 
dữ liệu theo từng nhóm tại thời điểm đó.
Việc mở rộng hệ thống giáo dục theo hướng tư nhân hóa đã giúp số lượng học sinh, sinh viên tăng 
lên. Nỗ lực phổ cập giáo dục phổ thông trong giai đoạn chín năm đầu tiên đã mang lại nhiều kết quả 
tích cực, trong đó tỷ lệ đi học đạt 98% đối với bậc tiểu học và 84% đối với bậc trung học cơ sở vào 
năm 2004 (Fredriksen và Tan 2008). Về giáo dục đại học, để đáp ứng nhu cầu của xã hội, việc tổ 
chức hoạt động đào tạo đã được mở rộng đến nhiều thành phần kinh tế thay vì chỉ dựa vào các cơ 
sở giáo dục công lập. Số lượng sinh viên sau trung học tăng gấp ba lần từ 760.000 năm 1999 lên 
hơn 2 triệu sinh viên vào năm 2011, trong đó 17% theo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập 
(hình 4).
fig3
a. Trường tiểu học và trung học
b. Trường cao đẳng, đại học
27.000
25.000
23.000
21.000
19.000
17.000
15.000
13.000
1986–87
1999–2000
2000–012001–022002–032003–042004–052005–062006–072007–082008–092009–102010–11
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0
1986–87
1999–2000
2000–012001–022002–032003–042004–052005–062006–072007–082008–092009–102010–11
24
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai



tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương