World Bank Document



tải về 4.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/43
Chuyển đổi dữ liệu27.05.2024
Kích4.7 Mb.
#57758
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   43
vốn nhân lực - Thành tựu giáo dục và thách thức trong tương lai

19


Phần II: Quá trình phát triển của 
hệ thống giáo dục Việt Nam từ năm 
1975 đến nay
Phần này trình bày quá trình phát triển, thành tựu và những thách thức đối với hệ thống giáo dục từ năm 
1975 qua ba giai đoạn. Giai đoạn I (1975-1985) sẽ giới thiệu các di sản thời thuộc địa và nỗ lực, giải pháp 
của Việt Nam để củng cố hệ thống giáo dục và xóa nạn mù chữ. Giai đoạn II (giai đoạn Đổi mới từ năm 
1986-2010) bao gồm những thành tựu lớn về cải cách giáo dục, bắt đầu từ năm 1986 và kéo dài trong 25 
năm sau chiến tranh, trong đó Việt Nam tiếp tục tập trung vào các vấn đề nổi cộm như xóa nạn mù chữ 
và phổ cập giáo dục tiểu học. Cần lưu ý rằng, Việt Nam không có đầy đủ dữ liệu của những năm 2010 trở 
về trước. Giai đoạn III (từ năm 2011 cho đến nay) tóm tắt một số thành tựu nổi bật và các chiến lược giáo 
dục đang được triển khai.
Phần này sẽ trình bày một số chính sách và cải cách quan trọng nhất theo lộ trình, định hướng của Bộ 
GD&ĐT để xây dựng một hệ thống giáo dục công bằng và toàn diện. Mặc dù Việt Nam cũng thực hiện 
một số sáng kiến khác trong những giai đoạn này, phần này sẽ tập trung vào định hướng của Bộ GD&ĐT 
khi thực hiện quá trình cải cách trên phạm vi rộng. Phần này cũng xem xét một số thách thức mà chính 
phủ đã và sẽ gặp phải trong các nỗ lực nâng cao trình độ dân trí để người dân sẵn sàng tham gia vào 
nền kinh tế tri thức.
20
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai


Di sản thời thuộc địa: Những cải cách giai đoạn I, 1975-1985
Sự kiện ngày 30/4/1975 kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài ba thập kỷ. Chính phủ tập trung 
vào hai nhiệm vụ: (1) xoá bỏ tàn dư của nền giáo dục cũ đồng thời xây dựng thống nhất hệ thống 
giáo dục quốc gia và (2) xóa nạn mù chữ, đặc biệt với nhóm dân số trong độ tuổi 12-50 (Fredriksen 
và Tan, 2008).
Trong giai đoạn sau 1975, tất cả các trường công lập và tư thục ở miền Nam đều được hợp nhất 
để hình thành chương trình giáo dục phổ thông 12 năm. Hơn 1.000 trường tư thục hoặc trường 
tôn giáo đã phải đóng cửa hoặc chuyển sang mô hình công lập. Để xây dựng một hệ thống giáo 
dục hoàn chỉnh trong thời đại mới, Bộ GD&ĐT đã biên soạn và in 20 triệu bản sách giáo khoa theo 
chương trình mới để thay thế sách giáo khoa cũ ở miền Nam. Hàng ngàn cán bộ quản lý giáo dục 
và giáo viên từ miền Bắc đã được cử vào hỗ trợ quá trình chuyển tiếp và nâng cao năng lực giảng 
dạy của đội ngũ giáo viên miền Nam theo hệ thống giáo dục mới (Fredriksen và Tan 2008).
Sau cải cách hệ thống giáo dục quốc gia, ưu tiên thứ hai là xóa mù chữ cho thanh thiếu niên và 
người trưởng thành thông qua hình thức bổ túc văn hóa. Hàng triệu người dân đã tham gia vào quá 
trình dạy và học, coi đó là một biểu hiện của lòng yêu nước. Năm 1978, tức ba năm kể từ khi bắt 
đầu thực hiện kế hoạch xóa nạn mù chữ, tất cả các tỉnh và thành phố miền Nam đã căn bản xoá 
nạn mù chữ, trong đó 94,14% người được xác định là có thể đọc, viết tiếng Việt (Fredriksen và Tan 
2008). Tuy nhiên, kết quả này không mang tính bền vững. Tỷ lệ người dân tái mù chữ rất lớn bởi 
chương trình này được triển khai trên quy mô rộng trong khi người học chỉ tham gia các lớp học 
ngắn hạn mà không có cơ hội thực hành thường xuyên sau khóa học để đạt trình độ thành thạo. 
“Ngay cả khi tỷ lệ tham gia các lớp học xóa mù rất lớn, hầu hết người dân chỉ tham gia khóa học 
trong một thời gian ngắn và không được đào tạo bài bản. Họ cũng không có cơ hội sử dụng các kỹ 
năng ngôn ngữ sau khóa học. Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá thoát nạn mù chữ cũng không rõ ràng. 
Do đó, người dân không tích lũy đủ kiến thức để duy trì kỹ năng ngôn ngữ sau khi kết thúc khóa 
học”, theo ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Ban nghiên cứu Giáo dục Thường xuyên, 
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (phỏng vấn qua điện thoại, ngày 11/11/2019).
Với định hướng cải cách hệ thống giáo dục phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của 
đất nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW năm 1979, là tiền đề cho cuộc cải cách 
giáo dục lần thứ ba năm 1981. Cải cách lần này thay đổi toàn diện cấu trúc ngành giáo dục, bao 
gồm mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục. Mục tiêu hàng đầu của hệ thống giáo dục Việt Nam 
tại thời điểm này tập trung phát triển con người toàn diện, thực hiện phổ cập giáo dục toàn dân; đào 
tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn. Các nguyên lý cơ bản bao gồm nhà 
trường gắn liền với xã hội, yêu cầu học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động. Nội dung 
giáo dục tập trung tạo ra những lớp người lao động mới đủ sức gánh vác sự nghiệp “xây dựng chủ 
nghĩa xã hội” (Fredriksen và Tan 2008).
Cấu trúc của hệ thống giáo dục cũng có những điều chỉnh lớn. Đến năm 1985, các trường ở miền 
Bắc và miền Nam đều áp dụng thống nhất một hệ thống giáo dục phổ thông mới. Các trường tiểu 
học và trung học cơ sở được sáp nhập thành trường phổ thông cơ sở 9 năm, đồng thời chuẩn bị 
phân ban ở trung học phổ thông.
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai
21


Trong quá trình cải cách này, Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh chương trình giảng dạy và hoàn thành 
thay sách giáo khoa ở các bậc học phổ thông vào năm 1996. Nhiều trường đại học chuyên ngành cũng 
được thành lập trong giai đoạn 10 năm này, nhằm xây dựng lực lượng lao động có tay nghề cao cho các 
lĩnh vực cụ thể (Fredriksen và Tan 2008).
Mặc dù đạt được một số thành công trước mắt trong thực hiện kế hoạch xóa nạn mù chữ và chương 
trình giảng dạy thống nhất trên phạm vi cả nước, quá trình cải cách đã gặp phải một số khó khăn. Những 
khó khăn này chủ yếu do Việt Nam đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng, không mang tính thực tế cho quá 
trình cải cách, bao gồm mở rộng hệ thống giáo dục dù còn nhiều hạn chế về tài chính, nhân lực do kinh 
tế suy thoái và hệ quả của chiến tranh Việt-Trung. Do đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý không đủ năng 
lực cũng như cơ sở vật chất và trang thiết bị thiếu thốn, việc sáp nhập các trường tiểu học và trung học 
cơ sở thành trường phổ thông cơ sở 9 năm cũng không được thực hiện thành công (Fredriksen và Tan 
2008). Do đồng lương thấp, giáo viên và giảng viên phải dựa vào các nguồn sinh kế thay thế và không 
thực sự tâm huyết với nghề (Cima 1989). Ngoài ra, chính phủ cũng lên kế hoạch trợ cấp học tập cho tất 
cả học sinh, vốn là một mục tiêu không thực tế do ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục còn hạn chế 
(Fredriksen và Tan 2008).
Với giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, quá trình cải cách ưu tiên đào tạo nghề và đào tạo chuyên 
nghiệp để học sinh có những lựa chọn thay thế nếu không thể tiếp cận hệ thống giáo dục đại học. Năm 
1980, 70% học sinh tiểu học và 85% học sinh trung học không học tiếp lên đại học vì không có nhiều kỳ 
vọng rằng đầu tư bằng cấp sẽ có được việc làm, hoặc vì tỷ lệ trúng tuyển rất thấp vào các cơ sở giáo 
dục đại học (chỉ tuyển 10% thí sinh). Tuy nhiên, việc thu hút học sinh đến các trường dạy nghề cũng gặp 
nhiều khó khăn bởi xã hội vẫn cho rằng, chỉ có con đường giáo dục truyền thống mới mang lại cơ hội việc 
làm chuyên môn và có “địa vị” (Cima 1989). Tất cả những yếu tố này khiến quy mô và chất lượng giáo 
dục ở Việt Nam đều giảm trong khi tỷ lệ bỏ học không ngừng tăng lên (Phạm và Fry 2004). Rõ ràng, Việt 
Nam cần thực hiện một cuộc cải cách trên quy mô lớn và toàn diện hơn để phát triển qua giai đoạn này. 

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương