World Bank Document


Tiếp cận công bằng với giáo dục mầm non (GDMN)



tải về 4.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/43
Chuyển đổi dữ liệu27.05.2024
Kích4.7 Mb.
#57758
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   43
vốn nhân lực - Thành tựu giáo dục và thách thức trong tương lai

Tiếp cận công bằng với giáo dục mầm non (GDMN)
Trong hai thập kỷ gần đây, Chính phủ đã tập trung đầu tư vào giáo dục tiền tiểu học. Vào đầu những năm 
2000, theo quy định, mỗi xã bắt buộc phải có ít nhất một trường mầm non và Chính phủ trợ cấp 100% 
cho các trường mầm non công lập ở các xã có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn ngân sách nhà nước. Bộ 
GD&ĐT cùng với với UNICEF đã thực hiện chương trình giáo dục song ngữ dựa trên ngôn ngữ mẹ đẻ 
cho các trường học có số lượng lớn học sinh dân tộc thiểu số. Để tăng khả năng tiếp cận, chính phủ cũng 
khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
9
và khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ GDMN. Các 
đơn vị GDMN tư thục được hưởng các ưu đãi tài chính như trợ cấp giá đất và cơ sở vật chất. Người dân 
trong cộng đồng đóng góp chi phí hoạt động, trong khi chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cung 
cấp hỗ trợ liên quan đến tài nguyên (Fredriksen và Tan 2008). Trong Luật Giáo dục năm 2009, Chính phủ 
đặt mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Năm 2017, Việt Nam đã hoàn thành mục 
tiêu này. Thành công này phần lớn nhờ vào chính sách đầu tư mục tiêu cho giáo dục mầm non của Chính 
phủ. Các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương thường phân bổ tỷ lệ nhỏ GDP cho giáo dục mầm non, 
nhưng Việt Nam là một ngoại lệ. Chính phủ Việt Nam dành 0,62% GDP cho giáo dục mầm non, cao hơn 
mức trung bình 0,54% của các nước OECD (Ngân hàng Thế giới 2018b). 
Sử dụng kết quả đánh giá một cách chiến lược
Việt Nam đã sử dụng công cụ định chuẩn Tiếp cận Hệ thống để cho Kết quả Đào tạo tốt hơn (SABER) 
của Ngân hàng Thế giới (2009)
10
để làm cơ sở thúc đẩy thay đổi chính sách và chuyển tình trạng đánh 
giá từ “đang đạt tiến độ” sang “đạt tiến độ” trong SABER liên quan đến phương pháp đánh giá thường 
xuyên trên lớp cũng như trong các kỳ thi trong giai đoạn 2009 - 2014. Đợt đánh giá kỹ năng đọc của học 
sinh đầu cấp tiểu học được tổ chức lần đầu tiên vào cuối năm học 2012-2013. Việt Nam đã tham gia 
PISA năm 2012 và PASEC (Chương trình Phân tích các Hệ thống giáo dục của Hội nghị các Bộ trưởng 
Giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp) trong năm học 2011 - 2012. Việc tham gia vào PISA và PASEC 
đã giúp Chính phủ nhận biết những yếu kém trong hệ thống đánh giá quốc gia và củng cố các phương 

Theo quy định tại Luật Giáo dục 2005 và Quyết định 61/2005/QD-BNV của Bộ Nội vụ ngày 15/6/2005. Chính 
phủ hiện đang xem xét nâng cao trình độ năng lực cho giáo viên (Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam 2017).

Các tổ chức kinh tế/xã hội có thể xin phép nhà nước thành lập cơ sở giáo dục với nguồn ngân sách ngoài công 
lập.
10 
SABER là một sáng kiến nhằm tạo ra dữ liệu và kiến thức so sánh về các chính sách và tổ chức giáo dục, với 
mục đích giúp các quốc gia củng cố hệ thống giáo dục của mình một cách hệ thống với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy 
cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo http://saber.worldbank.org/index.cfm.
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai
17


pháp đánh giá quy mô lớn tại Việt Nam. Sau đó, trên cơ sở kết quả PISA 2012, Việt Nam đã thay đổi 
khuôn khổ pháp lý cho các kỳ thi quy mô lớn nhằm đa dạng hóa phương thức kiểm tra, cải thiện chất 
lượng công cụ kiểm tra và tạo tiền đề cho đánh giá dựa trên năng lực (Ha 2014). Mở rộng đánh giá ban 
đầu theo mẫu về đọc, toán và tiếng Việt ở quy mô quốc gia cũng là một phần quan trọng của cải cách 
chương trình. Đánh giá quá trình dựa trên hồ sơ cũng được giới thiệu trong khuôn khổ sáng kiến Mô hình 
trường học mới (Việt Nam Escuela Nueva - VNEN) và được thể chế hóa vào năm 2014 cho các trường 
tiểu học. Hướng dẫn mới đã loại bỏ phương pháp kiểm tra liên tục, thay vào đó giáo viên quan sát học 
sinh, lớp học và trao đổi thường xuyên với phụ huynh. Phương pháp này đã được tập huấn cho đội ngũ 
giáo viên và lồng ghép trong chương trình đào tạo dành cho hiệu trưởng các trường phổ thông cũng như 
các nhà quản lý giáo dục ở cấp huyện và cấp tỉnh (Ngân hàng Thế giới 2018b).

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương