World Bank Document


Cơ chế trách nhiệm nghiêm ngặt



tải về 4.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/43
Chuyển đổi dữ liệu27.05.2024
Kích4.7 Mb.
#57758
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   43
vốn nhân lực - Thành tựu giáo dục và thách thức trong tương lai

11


Cơ chế trách nhiệm nghiêm ngặt
Một trong những yếu tố làm nên thành tích học tập cao là tinh thần tự chủ, tự 
chịu trách nhiệm mạnh mẽ của các trường học tại Việt Nam, được hỗ trợ bởi hệ 
thống báo cáo và giám sát nội bộ và bên ngoài hiệu quả. Sử dụng dữ liệu bảng từ 
Chương trình Young Lives (“Những cuộc đời trẻ thơ”), một nghiên cứu đoàn hệ 
theo dõi cuộc sống của những trẻ em nghèo ở bốn quốc gia đang phát triển,
5
Singh 
(2016) đã phân tích các yếu tố làm nên sự khác biệt về kết quả PISA giữa Việt Nam 
và Peru. Nhìn chung, có rất ít sự khác biệt giữa hai quốc gia về mức đầu tư cho mỗi 
học sinh, tỷ lệ giáo viên/học sinh, tỷ lệ giáo viên có trình độ hoặc tổng số giờ dành 
cho các hoạt động học tập mỗi ngày. Chênh lệch về năng lực giữa học sinh Việt 
Nam và Peru trước khi bước vào tuổi đi học (5 tuổi) cũng gần như không đáng kể. 
Tuy vậy, vào thời điểm những học sinh này lên 8 tuổi (học lớp 2 hoặc 3), một khoảng 
cách lớn, tương đương với khoảng hai năm học (0,75 độ lệch chuẩn), xuất hiện. 
Báo cáo phân tích nguyên nhân của khoảng cách này là do sự khác biệt về hiệu quả 
học tập, một phần xuất phát từ những khác biệt trong cơ chế trách nhiệm.
Tại Peru, trách nhiệm giải trình trên thực tế còn kém; chế độ lương 
thưởng, bổ nhiệm và điều chuyển không dựa trên kết quả công việc; 
giáo viên thường vắng mặt tại các thời điểm kiểm tra đột xuất và dành 
thời gian cho các hoạt động giảng dạy trong lớp ít hơn so với kỳ vọng; 
nhận xét của giáo viên không thường xuyên và đôi khi không chính 
xác; yêu cầu tư duy trong các hoạt động còn thấp. Ngược lại, những 
vấn đề này dường như ít phổ biến hơn ở Việt Nam nơi giáo viên được 
đánh giá toàn diện dựa trên đánh giá của đồng nghiệp qua các tiết dự 
giờ suốt từ cấp xã đến cấp quốc gia. (Singh 2016)
Nghiên cứu của Glewwe và cộng sự (2017) cho thấy chênh lệch điểm trung bình 
PISA giữa Việt Nam và các nước tham gia đánh giá khác không phải do học sinh có 
các phẩm chất quan sát được tốt hơn mà là do các phẩm chất đó được phát huy với 
hiệu suất cao hơn ở Việt Nam so với các quốc gia khác. Hiệu suất cao hơn có nghĩa 
là hệ thống giáo dục Việt Nam đang thực hiện hiệu quả hơn việc chuyển đổi các yếu 
tố quan sát được thành kết quả kiểm tra. Nói cách khác, hầu hết điểm số cao của 
Việt Nam trong các đợt đánh giá PISA 2012 và 2015 đều xuất phát từ phần “không 
thể lý giải được” của phương thức phân tích mà nghiên cứu đã sử dụng,
6
có thể bao 
gồm các cơ chế trách nhiệm mà Singh (2016) đã chỉ ra ở trên.

Young Lives là một chương trình nghiên cứu quốc tế theo dõi cuộc sống của 12.000 
trẻ em nghèo ở Ethiopia, Ấn Độ, Peru và Việt Nam trong hơn 15 năm (http://www.younglives.
org.uk/).Bộ dữ liệu của Young Lives từ các vòng khảo sát hộ gia đình, trẻ em và khảo sát trường 
học được lưu trữ công khai và có thể tải xuống từ Kho Lưu trữ Dữ liệu của Vương quốc Anh 
(https://discover.ukdataservice.ac.uk/ series/?sn=2000060).

Nghiên cứu của Glewwe và cộng sự (2017) đã sử dụng phương pháp phân tích 
Blinder-Oaxaca để phân tách sự khác biệt trong thống kê phân phối giữa hai nhóm, hoặc sự 
thay đổi theo thời gian, thành các yếu tố giải thích khác nhau. Phương pháp này đã trở thành 
công cụ tiêu chuẩn trong kinh tế học ứng dụng (Fortin, Lemieux và Firpo 2011).
12
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai


Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương