World Bank Document


Hình 2. Điểm đọc hiểu trung bình PISA 2015 và mức chi tiêu công cho mỗi học sinh



tải về 4.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/43
Chuyển đổi dữ liệu27.05.2024
Kích4.7 Mb.
#57758
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43
vốn nhân lực - Thành tựu giáo dục và thách thức trong tương lai

9


Hình 2. Điểm đọc hiểu trung bình PISA 2015 và mức chi tiêu công cho mỗi học sinh
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên cơ sở dữ liệu PISA.
Ghi chú: PISA = Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế; PPP$ = sức mua tương đương bằng đô la
Nội dung còn lại của Báo cáo bao gồm hai phần. Phần đầu tiên tóm tắt một số yếu tố góp phần vào thành 
công của Việt Nam. Phân tích cho thấy hệ thống giáo dục của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với 
các hệ thống giáo dục thành công khác ở Đông Á, như đã nêu trong Báo cáo quan trọng hàng đầu khu 
vực mới được phát hành gần đây có tiêu đề Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công 
bằng ở Đông Á - Thái Bình Dương (Ngân hàng Thế giới, 2018b). Phần thứ hai trình bày bối cảnh lịch sử 
theo tiến trình phát triển của hệ thống giáo dục của Việt Nam và những cải cách chủ chốt trong giai đoạn 
từ năm 1975 cho đến nay. Phần này được trình bày theo ba giai đoạn. Giai đoạn I (1975-1985) phân 
tích những di sản thời thuộc địa và các ưu tiên trước mắt sau chiến tranh của Chính phủ; Giai đoạn II 
(1986-2010) xem xét các cải cách chính trong thời kỳ Đổi mới; và Giai đoạn III (2011 đến nay) đề cập đến 
những thay đổi chính sách gần đây nhằm xây dựng lực lượng lao động có tay nghề cao. Phần thứ ba 
của Báo cáo trình bày những thách thức còn lại mà Việt Nam cần vượt qua để chuẩn bị cho công dân gia 
nhập nền kinh tế tri thức mới.
Hong Kong SAR, China
Korea, Rep.
Mức chi tiêu công cho mỗi học sinh (tính theo ngang giá sức mua không thay đổi năm 2013 bằng USD)
0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000
10
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai


Phần I: Yếu tố thành công 
Cam kết mạnh mẽ và liên tục của Chính phủ với công cuộc phát triển giáo 
dục
Với triết lý “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”,
4
năm 1945, chính phủ của đất nước mới giành độc lập 
ngay lập tức mở các lớp học xóa mù chữ cho mọi người dân. Từ đó đến nay, xóa mù chữ và nâng cao 
trình độ dân trí luôn là ưu tiên quốc gia của Việt Nam. Cam kết của chính phủ trong việc cải thiện cơ 
hội học tập của mọi người, cũng như hoạt động giám sát cải cách và điều chỉnh việc hoạch định, thực 
thi chính sách đã thúc đẩy quá trình mở rộng và cải tiến liên tục của hệ thống giáo dục tại Việt Nam 
(Fredriksen và Tan, 2008).
Tinh thần đề cao giáo dục của xã hội đã được chuyển thành những hành động cụ thể. Để đảm bảo đầu 
vào cơ bản cho các trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã xây dựng và triển khai hệ thống 
tiêu chuẩn tối thiểu đối với cơ sở vật chất, tổ chức và quản lý trường học, tài liệu giảng dạy và hỗ trợ giáo 
viên, cũng như hoạt động phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường cho các trường tiểu học thông qua 
chương trình Mức chất lượng tối thiểu. Qua thời gian, chương trình đã được sử dụng để xây dựng chỉ 
số đầu vào, không chỉ phục vụ cho việc theo dõi tiến trình mà còn để đánh giá liệu đầu vào có dẫn đến 
kết quả học tập mong muốn hay không (Ngân hàng Thế giới 2018b).

Trích Hồ Chí Minh Toàn tập, tập IV. 1984. Hà Nội: Nhà xuất bản Sự Thật, được trích dẫn trong nghiên cứu của 
Fredriksen và Tan năm 2008.
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương