World Bank Document



tải về 4.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/43
Chuyển đổi dữ liệu27.05.2024
Kích4.7 Mb.
#57758
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43
vốn nhân lực - Thành tựu giáo dục và thách thức trong tương lai

55


 
● Việt Nam luôn ưu tiên đầu tư vào phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục 
cơ bản. Chi tiêu công cũng được phân bổ theo hướng công bằng, đây 
là yếu tố quan trọng góp phần làm nên kết quả học tập cao và tương đối 
đồng đều của Việt Nam. Tỷ lệ chi tiêu cao cho giáo dục của các hộ gia 
đình cũng góp phần đầu tư bổ sung vào giáo dục.
 
● Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách thu hút và hỗ trợ giáo viên có 
trình độ thông qua các cơ chế ưu đãi và bồi dưỡng thường xuyên.
 
● Chính sách đầu tư mục tiêu cho giáo dục mầm non đã giúp Chính phủ 
hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Để tăng 
khả năng tiếp cận, chính phủ cũng đồng thời vận động sự tham gia của 
cộng đồng và khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục 
mầm non.
 
● Việt Nam đã thiết lập chuẩn đánh giá học sinh dựa trên các thông lệ tốt 
quốc tế và sử dụng kết quả đánh giá để cải thiện hệ thống. Chẳng hạn, 
trên cơ sở kết quả PISA 2012, Việt Nam đã thay đổi khuôn khổ pháp lý 
cho các kỳ thi quy mô lớn nhằm đa dạng hóa phương thức kiểm tra, cải 
thiện chất lượng công cụ kiểm tra và tạo tiền đề cho đánh giá dựa trên 
năng lực.
Việt Nam cũng có lợi thế liên quan đến các khía cạnh văn hóa như tinh thần 
coi trọng giáo dục, kỳ vọng cao của các bậc cha mẹ và môi trường kỷ luật cao 
đối với giáo viên và học sinh. Ngoài một số yếu tố văn hóa xã hội đặc thù có 
thể không dễ dàng lặp lại ở các quốc gia khác, những yếu tố khác liên quan 
đến hoạch định chính sách là điều mà lãnh đạo các quốc gia khác có thể tham 
khảo.
Dù đã có những thành tựu nổi bật và kết quả học tập cao hiện nay, hệ thống 
giáo dục của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong 
việc đưa đất nước trở thành nền kinh tế tri thức. Thứ nhất, tỷ lệ tiếp cận giáo 
dục trung học còn thấp và không công bằng. Thứ hai, mặc dù chính phủ đã 
cam kết cải thiện chất lượng giáo dục thông qua tăng cường phương thức 
giảng dạy dựa trên năng lực, cải cách chương trình và sách giáo khoa nhưng 
vẫn còn thiếu những hướng dẫn rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho phương 
thức giảng dạy dựa trên năng lực này. Thứ ba, cùng với quá trình phát triển 
kinh tế, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn để nâng cao trình độ học vấn và 
phương châm học tập suốt đời, để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có kiến thức 
và kỹ năng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Hệ thống giáo dục 
sau phổ thông còn nhiều bất cập mang tính cơ cấu, bao gồm thiếu kinh phí và 
chiến lược toàn ngành không đủ mạnh. Chính phủ đã nhận thức được những 
điểm yếu này và cam kết khắc phục để tiếp tục củng cố nguồn nhân lực, qua 
đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương