VIỆn khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆn thuyết minh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia


Khảo sát tình hình chuẩn hóa thiết bị trong nước và ngoài nước cho thiết bị trạm gốc E-UTRA trong mạng thông tin di động LTE/LTE-Advanced



tải về 3.68 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích3.68 Mb.
#37407
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Khảo sát tình hình chuẩn hóa thiết bị trong nước và ngoài nước cho thiết bị trạm gốc E-UTRA trong mạng thông tin di động LTE/LTE-Advanced





    1. Ngoài nước

      1. Viện tiêu chuẩn Châu Âu (ETSI)


Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (viết tắt ETSI) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa, phi lợi nhuận, và độc lập trong công nghiệp viễn thông (các nhà sản xuất thiết bị và vận hành mạng) tại Châu Âu, với dự án rộng khắp trên thế giới. ETSI đã thành công trong việc tiêu chuẩn Vô tuyến công suất thấp, hệ thống điện thoại tế bào W-CDMA FDD và hệ thống vô tuyến di động chuyên nghiệp TETRA.

ETSI được thành lập bởi CEPT vào năm 1988 và chính thức được công nhận bởi Ủy ban Châu Âu và ban thư ký EFTA. Trụ sở của viện đặt tại Sophia Antipolis (Pháp), ETSI là tổ chức chịu trách nhiệm chính thức cho việc tiêu chuẩn hóa về các công nghệ truyền thông và thông tin (ICT) tại Châu Âu. Những công nghệ này bao gồm viễn thông, phát thanh truyền hình và các lĩnh vực liên quan như truyền tải thông minh và điện tử y sinh. ETSI có 740 thành viên từ 62 quốc gia/đơn vị hành chính trong và ngoài Châu Âu, bao gồm các nhà sản xuất, các nhà vận hành khai thác mạng, các nhà quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan nghiên cứu và người sử dụng - trong thực tế, mọi lĩnh vực then chốt trong ICT.

Trong ETSI cơ quan tiêu chuẩn hóa quan trọng nhất là TISPAN (cho các mạng cố định và hội tụ Internet).

ETSI là nhà sáng lập và là một đối tác trong 3GPP.

Trong hệ thống các tiêu chuẩn, tài liệu và các báo cáo kỹ thuật của mình, ETSI đánh số các tài liệu như sau:


  • EN: European Standard - tiêu chuẩn châu Âu nhóm viễn thông, được sử dụng khi tài liệu được mong đợi đáp ứng các yêu cầu riêng cho Châu Âu và các yêu cầu chuyển thành các tiêu chuẩn quốc gia, hoặc khi khi việc soạn thảo tài liệu được yêu cầu dưới một sự ủy thác của EC/EFTA.

  • ES: ETSI Standard - tiêu chuẩn ETSI, được sử dụng khi tài liệu chứa các yêu cầu quy chuẩn và nó là cần thiết để đệ trình tài liệu tới các thành viên của ETSI phê duyệt.

  • EG: ETSI Guide - hướng dẫn của ETSI, được sử dụng khi tài liệu chứa hướng dẫn xử lý các hoạt động tiêu chuẩn hóa kỹ thuật, nó được đệ trình cho toàn thể thành viên ETSI phê duyệt.

  • TS: ETSI Technical Specification – chỉ tiêu kỹ thuật của ETSI, được sử dụng khi tài liệu chứa các yêu cầu quy chuẩn và khi thời gian đưa ra thị trường ngắn, việc phê chuẩn và bảo trì là rất cần thiết, nó được chấp thuận bởi ủy ban kỹ thuật đã soạn thảo nó.

  • TR: ETSI Technical Report – báo cáo kỹ thuật của ETSI, được sử dụng khi tài liệu chứa các yêu tố thông tin chính, nó được chấp thuận bởi ủy ban kỹ thuật đã soạn thảo nó.

  • SR: ETSI Special Report – báo cáo đặc biệt của ETSI, được sử dụng cho các mục đích khác nhau, bao gồm đưa ra khả thông tin một cách công khai để tham khảo. Một SR được phát hành bởi Ủy ban kỹ thuật tạo ra nó.

  • GS: ETSI Group Specification – chỉ tiêu kỹ thuật nhóm của ETSI, được sử dụng bởi Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật công nghiệp theo quyết định thực hiện các thủ tục được định nghĩa trong Điều khoản tham khảo của nhóm.

Trong các tiêu chuẩn được quy định tên gọi như trên thì tất cả các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật được phát triển bởi nhóm 3GPP sẽ được phát hành tại ETSI với tên gọi ETSI TS. Việc ánh xạ các tiêu chuẩn 3GPP cho LTE: 3GPP TS 36.xxx ETSI TS 136.xxx. Điều này có thể thấy rõ trong tài liệu hệ thống tiêu chuẩn hóa IMT, IMT-Advanced của ITU khi ánh xạ tiêu chuẩn 3GPP với các tiêu chuẩn của 5 tổ chức trong đó có ETSI.

Ngoài ra, trong các tiêu chuẩn EN, có các tiêu chuẩn hài hòa (Harmonised Standards) là các tiêu chuẩn ở trạng thái đặc biệt. Các tiêu chuẩn này được đưa ra để đáp ứng sự ủy nhiệm của Ủy ban châu Âu (EC). Các tiêu chuẩn này cung cấp các “yêu cầu thiết yếu” của chỉ thị EC nhằm đáp ứng cho một thị trường chung châu Âu thống nhất. Các tiêu chuẩn này thường được sử dụng để xây dựng các quy chuẩn Việt Nam, với các mức chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng “yêu cầu tối thiểu”, thường được sử dụng khi xây dựng các quy chuẩn về tương thích điện từ trường.

Các tiêu chuẩn ETSI liên quan đến thiết bị trạm gốc thông tin di động 4G (LTE/LTE Andanced) về các chỉ tiêu vô tuyến bao gồm các tiêu chuẩn sau:


  1. ETSI TS 136 104: “LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base Station (BS) radio transmission and reception” – “LTE; Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hoá; Thu và phát vô tuyến trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn đưa ra các quy định các đặc tính RF thiết yếu và các yêu cầu đặc trưng thiết yếu của trạm gốc (BS) E-UTRA.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên bản ETSI TS 136 104 V13.5.0 (10-2016) ban hành tháng 10 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 36.104 version 13.5.0 Release 13.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V13.5.0 bao gồm các mục sau:


  • Phạm vi;

  • Tài liệu tham chiếu;

  • Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

  • Tổng quan;

  • Bố trí kênh và các băng tần hoạt động;

  • Các đặc tính máy phát;

  • Các đặc tính máy thu;

  • Yêu cầu đặc trưng.

  1. ETSI TS 136 141: "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base Station (BS) conformance testing” – “LTE; Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hoá; Phương pháp đo cho trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định cho các yều cầu và phương pháp đo tần số vô tuyến FR cho các trạm gốc (BS) E-UTRA trong mạng LTE. Các trạm gốc này hoạt động trong cả chế độ FDD (sử dụng trong các băng tần ghép cặp) và chế độ TDD (sử dụng trong các băng tần chưa ghép cặp).

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên bản ETSI TS 136 141 V13.3.0 (05-2016) ban hành tháng 5 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 36.141 version 13.13.0 Release 13.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V13.3.0 bao gồm các nội dung sau:


  • Phạm vi;

  • Tài liệu tham chiếu;

  • Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

  • Các khai báo và điều kiện đo kiểm;

  • Bố trí kênh và các băng tần hoạt động;

  • Các đặc tính máy phát;

  • Các đặc tính máy thu;

  • Yêu cầu đặc trưng;

  • Phụ lục A (Quy định): Các kênh đo chuẩn;

  • Phụ lục B (Quy định): Các điều kiện lan truyền;

  • Phụ lục C (Quy định): Các đặc tính của các tín hiệu can nhiễu;

  • Phụ lục D (Quy định): Các điều kiện môi trường cho thiết bị BS;

  • Phụ lục E (Quy định) Quy tắc chung cho đo kiểm thống kê;

  • Phụ lục F (Quy định) Đo kiểm TX bên trong kênh công cộng;

  • Phụ lục G (Tham khảo) Dung sai đo và dẫn xuất của đo kiểm;

  • Phụ lục H (Tham khảo): Mô hình đo kiểm E-UTRAN;

  • Phụ lục I (Tham khảo): Thiết lập hệ thống đo;

  • Phụ lục J (Tham khảo) Phát xạ không mong muốn cho BS đa sóng mang.

  1. ETSI TS 125 104: "Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Base Station (BS) radio transmission and reception (FDD)". “Hệ thống viên thông di đông toàn cầu (UMTS); Thu và phát (FDD) trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định cho các đặc tính RF thiết yếu cho UTRA hoạt động trong chế độ FDD.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên bản ETSI TS 125 105 (V11.2.0) (01-2016) ban hành tháng 1 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 25.104 version 11.2.0 Release 11.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V11.12.0 bao gồm các nội dung sau:


  • Phạm vi;

  • Tài liệu tham chiếu;

  • Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

  • Tổng quan;

  • Bố trí kênh và các băng tần hoạt động;

  • Các đặc tính máy phát;

  • Các đặc tính máy thu;

  • Yêu cầu đặc trưng;

  • Phụ lục A (Quy định): Các kênh đo;

  • Phụ lục B (Quy định): Các điều kiện lan truyền;

  • Phụ lục C (Quy định): Các đặc tính của tín hiệu can nhiễu W-CDMA;

  • Phụ lục D (Quy định): Yêu cầu vùng để bảo vệ DTT.

  1. ETSI TS 125 105: "Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Base Station (BS) radio transmission and reception" – “Hệ thống viên thông di đông toàn cầu (UMTS); Thu và phát (TDD) trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định cho các đặc tính RF thiết yếu cho ba tùy chọn cho UTRA hoạt động trong chế độ TDD. Ba tùy chọn này là các tùy chọn 3,84 Mcps, 1,28 Mcps, 7,68 Mcps tương ứng.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên bản ETSI TS 125 105 (V13.1.0) (05-2016) ban hành tháng 5 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 25.105 version 13.1.0 Release 13.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V13.1.0 bao gồm các nội dung sau:


  • Phạm vi;

  • Tài liệu tham chiếu;

  • Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

  • Tổng quan;

  • Bố trí kênh và các băng tần hoạt động;

  • Các đặc tính máy phát;

  • Các đặc tính máy thu;

  • Yêu cầu đặc trưng;

  • Phụ lục A: (Quy định) Các kênh đo;

  • Phụ lục B: (Quy định) Các điều kiện lan truyền.

  1. ETSI TS 125 141: "Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Base Station (BS) conformance testing (FDD)" – “Hệ thống viên thông di đông toàn cầu (UMTS); Phương pháp đo (TDD) trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định cho các yêu cầu đặc trưng và các phương pháp đo tần số vô tuyến RF cho trạm gốc (BS) UTRA hoạt động trong chế độ FDD.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên bản ETSI TS 125 141 (V11.12.0) (01-2016) ban hành tháng 1 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 25.141 version 11.12.0 Release 11.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V11.12.0 bao gồm các nội dung sau:


  • Phạm vi;

  • Tài liệu tham chiếu;

  • Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

  • Các khai báo và điều kiện đo kiểm;

  • Định dạng và giải thích đo kiểm;

  • Máy phát

  • Các đặc tính máy thu

  • Yêu cầu đặc trưng

  • Phụ lục A (Quy định): Các kênh đo;

  • Phụ lục B (Tham khảo) Thiết lập hệ thống đo kiểm;

  • Phụ lục C (Quy định): Quy tắc chung cho đo kiểm thống kê;

  • Phụ lục D (Quy định): Các điều kiện lan truyền;

  • Phụ lục E (Quy định): Đo TX bên trong kênh toàn cầu;

  • Phụ lục F (Tham khảo) Dẫn xuất của các yêu cầu đo;

  • Phụ lục G (Tham khảo): Độ không đảm bảo đo có thể chấp nhận của thiết bị đo;

  • Phụ lục H (Tham khảo): Mô hình đo kiểm UTRAN

  • Phụ lục I (Quy định): Các đặc tính của tín hiệu can nhiễu W-CDMA

  1. ETSI TS 136 211: "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Physical channels and modulation" – “LTE; Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hoá; Điều chế và các kênh vật lý”.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định cho các kênh vật lý của E-UTRA.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên ETSI TS 136 211 (V12.8.0) (01-2016) ban hành tháng 1 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 36.211 version 12.8.0 Release 12.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V12.8.0 bao gồm các nội dung sau:


  • Phạm vi;

  • Tài liệu tham chiếu;

  • Ký hiệu và các từ viết tắt;

  • Cấu trúc khung;

  • Đường lên;

  • Đường xuống;

  • Các chức năng chung;

  • Bộ định thời;

  • Đường sườn.

  1. ETSI EN 301 908-1: "IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 1: Introduction and common requirements" – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị R&TTE; Phần 1: Giới thiệu và các yêu cầu chung”.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là ETSI EN 301 908-1 V11.1.1 (07-2016) ban hành tháng 7 năm 2016 đã bổ sung các yêu cầu cho LTE và LTE-Advanced và đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU. Phiên bản này có tên mới là "IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 1: Introduction and common requirements" – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU; Phần 1: Giới thiệu và các yêu cầu chung”.

Tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 đưa ra các quy định chung cho thiết bị người dùng, các trạm lặp và trạm gốc trong mạng IMT, mạng này thuộc phạm vi một trong các phần của ETSI EN 301 980 (loại trừ IMT-2000 FDMA/TDMA (DECT)). Các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân định cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo để tránh nhiễu có hại.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 bao gồm các nội dung sau:


  • Phạm vi;

  • Tài liệu tham chiếu;

  • Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

  • Các quy định yêu cầu kỹ thuật;

  • Các phương pháp đo tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật;

  • Phụ lục A (Quy định): Tương quan giữa tiêu chuẩn này và yêu cầu thiết yếu của điều khoản 2014/53/EU;

  • Phụ lục B (Tham khảo): Hoạt động chính xác chủa thiết bị;

  • Phụ lục C (Tham khảo): Tổng quan và cấu tạo các phần của tiêu chuẩn ETSI EN 301 908.

  1. ETSI EN 301 908-18: "IMT cellular networks; Harmonised Standard covering theessential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 18: E-UTRA, UTRA and GSM/EDGE Multi-Standard Radio (MSR) Base Station (BS)" – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của R&TTE; Phần 18: E-UTRA, UTRA và GSM/EDGE Vô tuyến đa chuẩn (MSR) Trạm gốc (BS)”.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là EN 301 908-14 V11.1.1 (07-2016) ban hành tháng 7 năm 2016 đã bổ sung các yêu cầu cho LTE và LTE-Advanced đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU. Phiên bản này có tên mới là “"IMT cellular networks; Harmonised Standard covering theessential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 18: E-UTRA, UTRA and GSM/EDGE Multi-Standard Radio (MSR) Base Station (BS)" – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU; Phần 18: E-UTRA, UTRA và GSM/EDGE Vô tuyến đa chuẩn (MSR) Trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 đưa ra các quy định về yêu cầu kỹ thuật cho MSR là các trạm gốc (E-UTRA, UTRA và GSM/EDGE) có thể hoạt động trong toàn bộ hoặc một phần băng tần được quy định trong tiêu chuẩn này. Các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân định cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo để tránh nhiễu có hại.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 bao gồm các nội dung sau:


  • Phạm vi;

  • Tài liệu tham chiếu;

  • Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

  • Các quy định yêu cầu kỹ thuật;

  • Các phương pháp đo tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật

  • Phụ lục A (Quy định): Tương quan giữa tiêu chuẩn này và yêu cầu thiết yếu của điều khoản 2014/53/EU;

  • Phụ lục B (Quy định): Các cấu hình trạm gốc;

  • Phụ lục C (Tham khảo) Quy định môi trường mẫu.

  1. ETSI EN 301 908-14: “IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) - Base Stations (BS)” – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị R&TTE; Phần 14: Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hoá – Các trạm gốc (BS)”.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là EN 301 908-14 V11.1.1 (05-2016) ban hành tháng 5 năm 2016 đã bổ sung các yêu cầu cho LTE và LTE-Advanced và đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU. Phiên bản này có tên mới là “IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) - Base Stations (BS)” – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU; Phần 14: Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hoá – Các trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 đưa ra các quy định về yêu cầu kỹ thuật cho trạm gốc (BS) của truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hóa (E-UTRA) có thể hoạt động trong toàn bộ hoặc một phần băng tần được quy định trong tiêu chuẩn này. Các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân định cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo để tránh nhiễu có hại. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này đều thỏa mãn các quy định trong ETSI EN 301 908-18.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 bao gồm các nội dung sau:


  • Phạm vi;

  • Tài liệu tham chiếu;

  • Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

  • Các quy định yêu cầu kỹ thuật;

  • Các phương pháp đo tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật

  • Phụ lục A (Quy định): Tương quan giữa tiêu chuẩn này và yêu cầu thiết yếu của điều khoản 2014/53/EU;

  • Phụ lục B (Quy định): Các cấu hình trạm gốc;

  • Phụ lục C (Tham khảo) Quy định môi trường mẫu.

Nhận xét:

Các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật cho các thiết bị vô tuyến của ETSI là các tiêu chuẩn cơ sở chung đầy đủ và có hệ thống. Các tiêu chuẩn của các tổ chức khác thường tham chiếu đến các tài liệu của ETSI. Trong đó, ETSI đưa ra các tiêu chuẩn riêng về yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho các loại thiết bị trong hệ thống thông tin di động bao gồm cả thiết bị trạm gốc trong thông tin di động LTE/LTE Advanced. Trong các tiêu chuẩn riêng này, các tiêu chuẩn ETSI TS 136 104 và ETSI EN 301 908-14 đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị trạm gốc trong thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced) đầy đủ và có hệ thống nhất. Các yêu cầu cho thiết bị trạm gốc trong tiêu chuẩn này thỏa mãn các yêu cầu tương ứng được quy định trong các tiêu chuẩn ETSI EN khác, cũng như các tài liệu 3GPP cho thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động theo công nghệ LTE và LTE-Advanced. Nói cách khác, việc nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn áp dụng cho thiết bị trậm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced) phải dựa trên các yêu cầu được quy định trong ETSI TS 136 104 hoặc ETSI EN 301 908-14.


      1. Nhóm Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP)


Nhóm Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (viết tắt tên tiếng Anh của cụm từ Third Generation Partnership Project - 3GPP) là một sự hợp tác giữa các nhóm hiệp hội viễn thông, nhằm tạo ra một tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ 3 (3G) áp dụng toàn cầu nằm trong dự án Viễn thông di động quốc tế - 2000 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Các chỉ tiêu kỹ thuật của 3GPP được dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật của Hệ thống thông tin di động toàn cầu. 3GPP thực hiện chuẩn hóa kiến trúc Mạng vô tuyến, Mạng lõi và dịch vụ.

Các nhóm hợp tác tạo nên 3GPP là Viện các tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI), Hiệp hội thương mại và công nghiệp vô tuyến/Ủy ban công nghệ viễn thông (ARIB/TTC) (Nhật Bản), Hiệp hội tiêu chuẩn truyền thông Trung Quốc (CCSA), Liên minh các giải pháp công nghiệp viễn thông (ATIS) (Bắc Mỹ) và Hiệp hội công nghệ viễn thông (TTA) (Hàn Quốc). Dự án được thành lập vào tháng 12 năm 1998.

Nhóm 3GPP khác với nhóm Dự án 2 đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP2), nhóm 3GPP2 xác định các tiêu chuẩn cho công nghệ 3G khác dựa trên IS-95 (CDMA), thường gọi là CDMA2000.

Các tiêu chuẩn của 3GPP được cấu trúc như các Phiên bản (Release). Thảo luận của 3GPP do đó thường xuyên được tham chiếu tới chức năng trong 1 release này hoặc release khác.

Phạm vi của 3GPP khi nó được thành lập vào năm 1998 là để đưa ra các yêu cầu kỹ thuật toàn cầu cho hệ thống di động 3G dựa trên phát triển mạng lõi GSM, bao gồm WCDMA dựa trên truy nhập vô tuyến UTRA FDD và TD-CDMA dựa trên truy nhập vô tuyến UTRA TDD. Nhiệm vụ phát triển và duy trì các yêu cầu kỹ thuật GSM/EDGE được bổ sung cho 3GPP ở giai đoạn sau và hiện tại bao gồm cả LTE (E-UTRA). Các yêu cầu về UTRA, E-UTRA và GSM/EDGE được phát triển, duy trì và chấp thuận trong 3GPP. Sau khi chấp thuận, các tổ chức đối tác sẽ chuyển đổi và phát hành sang tiêu chuẩn tương ứng ở từng vùng.

Song song với các công việc 3GPP ban đầu, hệ thống 3G dựa trên TS-SCDMA cũng được phát triển ở Trung Quốc. TD-SCDMA cũng được sáp nhập vào Release 4 của quy định kỹ thuật 3GPP bổ sung vào chế độ TDD. Các công việc ở 3GPP được thực hiện với các khuyến nghị ITU có liên quan và kết quả của công tác cũng được trình đến ITU như một phần của IMT-2000 và IMT-Advanced.

Các đối tác trong tổ chức có nghĩa vụ xác định các yêu cầu theo khu vực có thể đưa ra các tùy chọn trong tiêu chuẩn. Ví dụ như các băng tần số của khu vực và các yêu cầu bảo vệ đặc biệt từ địa phương đến khu vực. Các yêu cầu kỹ thuật trên được phát triển theo hướng chuyển vùng quốc tế và các thiết bị đầu cuối dùng lẫn nhau giữa các khu vực. Điều này nghĩa là các yêu cầu ở nhiều khu vực về bản chất sẽ phải là các yêu cầu chung toàn cầu cho tất cả các thiết bị, khi một thiết bị chuyển vùng phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt cho mọi khu vực. Tùy chọn theo khu vực trong yêu cầu kỹ thuật thường liên quan đến trạm gốc hơn là thiết bị đầu cuối.

Các yêu cầu kỹ thuật của tất cả các phiên bản có thể được cập nhật sau mỗi lần hội thảo TSG diễn ra 4 lần trong 1 năm. Các tài liệu 3GPP được phân chia thành các phiên bản, mỗi phiên bản sẽ có một bộ các đặc tính được bổ sung so với phiên bản trước đó. Các đặc tính này được xác định trong biên bản đồng ý của Work Items và được thực hiện bởi các TSG. Các phiên bản từ Release 8 trở về sau với một số tính năng chính dành cho LTE. Phiên bản Release 10 của LTE là phiên bản đầu tiên được chấp nhận bởi ITU-R như là một công nghệ IMT-Advanced và do đó cũng là phiên bản đầu tiên được gọi là LTE-Advanced như mô tả trong Hình 5 -13.



Hình 5‑13: Thời gian phát hành các phiên bản liên quan đến LTE và LTE-Advanced của 3GPP

Các tiêu chuẩn đối với thiết bị trạm gốc thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced) của 3GPP được liệt kê và mô tả trong mục 5.1.1.

Nhận xét:

Hệ thống các tiêu chuẩn 3GPP đã đưa ra đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo cho các thiết bị trong các mạng di động GSM (bao gồm cả GPRS và EDGE), W-CDMA (bao gồm cả HSPA) và LTE (bao gồm cả LTE-Advanced). Hiện nay, hầu hết tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật của LTE/LTE-Advanced đều do tổ chức 3GPP xây dựng và được các tổ chức như ITU, ETSI… tham chiếu trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, khuyến nghị về các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp cho các thiết bị liên quan.


      1. Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)


Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) đã có nhiều qui định, tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị vô tuyến. Trong đó ITU đưa ra yêu cầu phân bổ về tần số, công suất phát xạ, can nhiễu đối với các hệ thống và dịch vụ vô tuyến. Tuy nhiên ITU không đề cập đến các yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị vô tuyến cụ thể mà chỉ đưa ra các dải tần, mức phát xạ cực đại, nhiễu, ... cho một chủng loại thiết bị, hệ thống hoặc một dịch vụ vô tuyến cụ thể nào đó. Các yêu cầu kỹ thuật này phù hợp cho công tác quản lý, thiết kế, khai thác hệ thống, dịch vụ vô tuyến.

Nhận xét:

Các khuyến nghị trên của ITU đưa ra những khái niệm cơ bản, khuyến nghị các giao diện vô tuyến, đặc tính kỹ thuật chung, … và không đưa ra các yêu cầu cụ thể cũng như phương pháp đo kiểm cho từng loại thiết bị trong hệ thống thông tin di động bao gồm cả thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced).


      1. Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC)


Liên quan đến hệ thống tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho các thiết bị trên thế giới, hệ thống tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission – IEC) được đánh giá là khá đầy đủ, đồng thời hệ thống tiêu chuẩn này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Hầu hết các nước trên thế giới đều tuân theo các tiêu chuẩn này.

Nhận xét:

Các tiêu chuẩn của IEC là các tiêu chuẩn cơ sở chung đầy đủ và có hệ thống. Các tiêu chuẩn của các tổ chức khác thường tham chiếu đến các tài liệu của IEC. Tuy nhiên, IEC không có tiêu chuẩn riêng về yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho các loại thiết bị trong hệ thống thông tin di động bao gồm cả thiết bị trạm gốc dùng trong hệ thống thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced).


      1. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn tại một số nước tại một số nước trên thế giới

        1. Liên minh châu Âu


Ngày 22.5.2014 Văn phòng của Liên minh châu Âu (Official Journal of the European Union) ra thông báo số L 153/62 (DIRECTIVE 2014/53/EU OF THE EUROPEAN PARLIAMENT AND OF THE COUNCIL of 16 April 2014 on the harmonisation of the laws of the Member States relating to the making available on the market of radio equipment and repealing Directive 1999/5/EC) thông báo về việc Chỉ thị số 2014/53/EU thay thế cho Chỉ thị số 1999/5/EC. Mục đích của Chị thị này là thiết lập một khung quản lý mới đối với thiết bị vô tuyến và thiết bị đầu cuối viễn thông trong việc đưa ra thị trường, vận chuyển tự do và đưa vào sử dụng trong cộng đồng châu Âu. Mục 3.2 của Chỉ thị này quy định rõ thiết bị vô tuyến phải được chế tạo để có thể sử dụng hiệu quả phổ tần số phân bổ cho thông tin vô tuyến mặt đất/ không gian và các quỹ đạo cũng như tránh gây ra các nhiễu có hại.

Ngày 8.7.2016 Văn phòng này cũng ra thông báo số 2016/C 249/01 về việc phát hành tiêu đề và tham chiếu của các tiêu chuẩn hài hoà về thiết bị vô tuyến. Trong thông báo này, tiêu chuẩn áp dụng với thiết bị trạm gốc E-UTRA LTE/LTE-Advanced là EN 301 908-14 “IMT cellular networks; Harmonised EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Base Stations (BS)”.


        1. Mỹ


Liên minh các giải pháp công nghiệp viễn thông (ATIS) (Bắc Mỹ) là cơ quan quản lý viễn thông khu vực Bắc Mỹ, đồng thời là một thành viên trong nhóm hợp tác tạo nên 3GPP, vì vậy các yêu cầu kỹ thuật đối với trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE-Advanced) tuân thủ theo các tiêu chuẩn 3GPP quy định.
        1. Trung Quốc


Cũng giống như ATIS, Hiệp hội tiêu chuẩn truyền thông Trung Quốc (CCSA) là cơ quan quản lý viễn thông tại Trung Quốc, đồng thời là một thành viên trong nhóm hợp tác tạo nên 3GPP, vì vậy các yêu cầu kỹ thuật đối với trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE-Advanced) cũng tuân thủ theo các tiêu chuẩn 3GPP quy định.
        1. Hồng Kông


Cơ quan quản lý viễn thông Hong Kong ban hành tài liệu kỹ thuật HKCA 1072 Issue 1 (01-2015) quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với tram gốc sử dụng trong mạng truy nhập vô tuyến phổ biến tiến hóa (E-UTRA) Ghép song công phân chia theo thời gian (TDD) – Performance specification of the Base Station for use in Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Time Division Duplex (TDD) Network. Nội dung của tài liệu này quy định:

  1. Phạm vi

Quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với tram gốc sử dụng trong mạng truy nhập vô tuyến phổ biến tiến hóa (E-UTRA) Ghép song công phân chia theo thời gian (TDD).

  1. Tần số hoạt động

Thiết bị hoạt động trong dải tần số 2300 – 2900 MHz.

  1. Các yêu cầu kỹ thuật

Thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn sau:

(a) ETSI EN 301 908-1 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 1: Introduction and common requirements;

(b) ETSI EN 301 908-14 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Base Station (BS).


  1. Các yêu cầu đánh giá

Việc đánh giá sự phù hợp với dải tần số hoạt động tuân thủ theo các quy định trong mục 2 và các yêu cầu kỹ thuật quy định trong các tiêu chuẩn ETSI tương ứng tại mục 3.

  1. Tài liệu tham chiếu

(a) ETSI EN 301 908-1 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 1: Introduction and common requirements;

(b) ETSI EN 301 908-14 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Base Station (BS).

Tài liệu kỹ thuật HKTA 1056 Issue 1 (05-2011) quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị trạm gốc và các thiết bị lặp sử dụng trong các mạng dịch vụ thông tin di động toàn cầu dựa trên truy nhập vô tuyến phổ biến tiến hóa (E-UTRA) Ghép song công phân chia theo tần số (FDD) – Performance specification of the Base Station and Repeater Equitmet for use in Public Mobile Communications Services based on Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Time Division Duplex (TDD) Network. Nội dung của tài liệu này quy định:


  1. Phạm vi

Quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị trạm gốc và thiết bị lặp sử dụng trong mạng dịch vụ thông tin di động toàn cầu dựa trên truy nhập vô tuyến phổ biến tiến hóa (E-UTRA) Ghép song công phân chia theo tần số (FDD).

  1. Tần số hoạt động

Thiết bị hoạt động trong các dải tần số như sau:




Đường lên

(Hướng phát của trạm gốc)

Đường xuống

(Hướng thu của trạm gốc)

Băng tần ghép đôi

925 - 960 MHz

880 - 915 MHz

1805 - 1880 MHz

1710 - 1785 MHz

2110 - 2170 MHz

1920 - 1980 MHz

2620 - 2690 MHz

2500 - 2570 MHz

  1. Các yêu cầu kỹ thuật

Thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn sau:

(a) ETSI EN 301 908-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 1: Harmonized EN forIMT-2000, introduction and common requirement, covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

Cho thiết bị trạm gốc



(b) ETSI EN 301 908-14 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 14: Harmonized EN for IMT-2000, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) (BS) covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive.

Cho thiết bị trạm lặp

(c) ETSI EN 301 908-15 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 15: Harmonized EN for IMT-2000, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) (FDD Repeaters) covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive


  1. Các yêu cầu đánh giá

Việc đánh giá sự phù hợp với dải tần số hoạt động tuân thủ theo các quy định trong mục 2 và các yêu cầu kỹ thuật quy định trong các tiêu chuẩn ITSI tương ứng tại mục 3.

  1. Tài liệu tham chiếu

(a) EN 301 908-1 - Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 1: Harmonized EN for IMT-2000, introduction and common requirement, covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

(b) EN 301 908-14 - Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 14: Harmonized EN for IMT-2000, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) (BS) covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;



(c) EN 301 908-15 - Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 15: Harmonized EN for IMT-2000, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) (FDD Repeaters) covering the essential requirementsof article 3.2 of the R&TTE Directive.
        1. Singapo


IDA đã ban hành tài liệu kỹ thuật IDA TS CBS Issue 1 (06-2011) quy định về yêu cầu kỹ thuật trạm gốc và hệ thống lặp mạng thông tin di động – Technical Specification for Cellular Base Station and Repeater System. Nội dung tài liệu kỹ thuật này quy định:

  1. Phạm vi

Quy đinh các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu cho các trạm gốc và thiết bị lặp được sử dụng trong hệ thống và các dịch vụ thông tin vô tuyến di động công cộng dùng:

  • Công nghệ GSM; và

  • Công nghệ ITU IMT-2000 (UTRA FDD và E-UTRA FDD).

  1. Tần số hoạt động

Thiết bị hoạt động trong các dải tần số:

Tần số phát

Tần số thu

925 MHz – 960 MHz

880 MHz – 915 MHz

1805 MHz – 1880 MHz

1710 MHz – 1785 MHz

2110 MHz – 2170 MHz

1920 MHz – 1980 MHz

2620 MHz – 2690 MHz

2500 MHz – 2570 MHz

  1. Yêu cầu về giao diện vô tuyến

Các trạm gốc thông tin di động và trạm phát lặp phải được đo kiểm và chứng nhận theo băng tần hoạt động quy định và đáp ứng một hoặc nhiều hơn trong các tiêu chuẩn sau:

  • ETSI EN 301 502 Global System for Mobile communications (GSM); Harmonized EN for Base Station Equipment covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

  • ETSI EN 300 609-4 Global System for Mobile communications (GSM); Part 4: Harmonized EN for GSM Repeaters covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

  • ETSI EN 301 908-01 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 1: Introduction and common requirements;

  • ETSI EN 301 908-03 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 3: CDMA Direct Spread (UTRA FDD) Base Station (BS);

  • ETSI EN 301 908-11 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 11: CDMA Direct Spread (UTRA FDD) (Repeaters);

  • ETSI EN 301 908-14 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Base Stations (BS);

  • ETSI EN 301 908-15 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 15: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA FDD) (Repeaters);

  • ETSI EN 301 908-18 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 18: E-UTRA, UTRA and GSM/EDGE Multi- Standard Radio (MSR) Base Station (BS). ITU-R M.1457-9 Detailed specifications of the terrestrial radio interfaces of International Mobile Telecommunications-2000 (IMT-2000).

  1. Yêu cầu về tương thích trường điện từ

Các trạm gốc thông tin di động và trạm phát lặp phải được đo kiểm và chứng nhận theo các tiêu chuẩn sau:

  • ETSI EN 301 489-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 1: Common technical requirements;

  • ETSI EN 301 489-23 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 23: Specific conditions for IMT-2000 CDMA, Direct Spread (UTRA and E-UTRA) Base Station (BS) radio, repeater and ancillary equipment

  1. Yêu cầu về an toàn điện

Các trạm gốc thông tin di động và trạm phát lặp phải được đo kiểm và chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • IEC 60950/EN 60950 Safety of Information Technology equipment including electrical business equipment;

  • IEC 60215/ EN 60215 Safety requirements for radio transmitting equipment.
      1. Nhận xét chung


Các khuyến nghị của ITU gồm những khái niệm cơ bản, khuyến nghị các giao diện vô tuyến, đặc tính kỹ thuật chung … Khuyến nghị của ITU không đưa ra các yêu cầu cụ thể cũng như phương pháp đo kiểm cho từng loại thiết bị trong hệ thống thông tin di động quốc tế IMT-Advanced, bao gồm cả thiết bị lặp và trạm gốc dùng trong hệ thống thông tin di động LTE/LTE-Advanced.

Trong khi đó các tiêu chuẩn của ETSI quy định các các mức ngưỡng cụ thể đối với từng loại thiết bị. Liên quan đến hệ thống thông tin di động LTE/LTE-Advanced, ETSI đã xuất bản bộ tiêu chuẩn EN ETSI 301 908 quy định các chỉ tiêu cụ thể cho từng thiết bị cấu thành mạng LTE/LTE-Advanced bao gồm trạm lặp và trạm gốc. Cụ thể:



  • Tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-1 quy định các yêu cầu kỹ thuật chung và các phép đo kiểm cho các loại thiết bị vô tuyến IMT-Advanced như: thiết bị đối tượng sử dụng, các thiết bị lặp và các trạm gốc, trong đó Phát xạ bức xạ là tham số kỹ thuật chung được xác định cho trạm gốc và thiết bị lặp, nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến được thiết kế để sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân chia cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo sao cho tránh khỏi can nhiễu có hại.

  • Tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-14 quy định các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu và các phép đo kiểm cho các thiết bị gốc trong hệ thống IMT-Advanced bao gồm: mặt nạ phổ phát xạ, các phát xạ giả, công suất ra cực đại,… nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến được thiết kế để sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân chia cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo sao cho tránh khỏi can nhiễu có hại.

Qua khảo sát tình hình quản lý và chuẩn hóa của một số nước trên thế giới có chính sách quản lý viễn thông tương đồng với Việt Nam (chứng nhận hợp chuẩn- Type Approval) thì hầu hết các nước đều có các tiêu chuẩn tham chiếu hoặc quy định chuẩn tuân thủ đối với thiết bị trạm gốc trong mạng LTE/LTE-Advanced là ETSI EN 301 908-1, ETSI EN 301 908-14 và ETSI TS 136 104.


    1. tải về 3.68 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương