VIỆn khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆn thuyết minh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia



tải về 3.68 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích3.68 Mb.
#37407
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

ZTE


ZTE là một công ty sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của Trung Quốc có trụ sở ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. ZTE hoạt động trong ba lĩnh vực chính: mạng truyền dẫn (chiếm 54%), thiết bị đầu cuối (chiếm 29%) và viễn thông (chiếm 17%). Sản phẩm chính của hãng là các thiết bị không dây, tổng đài, thiết bị truy nhập, cáp quang, các thiết bị dữ liệu viễn thông, điện thoại di động, phần mềm viễn thông. Hãng này cũng cung cấp các sản phẩm cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như video theo yêu cầu và streaming media. ZTE chủ yếu bán các sản phẩm dưới tên riêng của mình nhưng họ cũng là một nhà cung cấp thiết bị.

Ngoài ra, ZTE sản xuất và cung cấp các thiết bị cho mạng thông tin di động theo các công nghệ GSM, UMTS, LTE TDD, LTE-Advanced. Trong đó, hãng cung cấp các thiết bị liên quan đến thiết bị trạm gốc cho mạng di động theo công nghệ LTE/LTE-Advanced cho các nhà khai thác dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới như dòng thiết bị trậm gốc ZXSDR 8000, … Thiết bị trạm gốc này hỗ trợ cho các mạng di động theo các công nghệ GSM, CDMA, UMTS, HSPA+ và LTE hoạt động trên các băng tần cơ bản và thành phần vô tuyến. Với kiến trúc SDR, dòng thiết bị này hỗ trợ nâng cấp các công nghệ và tính năng mới.


  1. Đánh giá tình hình triển khai thử nghiệm LTE/LTE-Advanced tại Việt Nam



    1. Tình hình quy hoạch tần số


Cục Tần số vô tuyến điện là đơn vị quản lý nhà nước ban hành các quy hoạch liên quan đến các băng tần trong đó có thông tin di động. Hiện nay, quy hoạch băng tần tuân theo Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 về quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và các thông tư do Bộ Thông tin truyền thông ban hành đã có hiệu lực khi cấp phép cho các nhà khai thác mạng viễn thông, cụ thể:

  1. Quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT ngày 26/4/2008 về phê duyệt quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần 821 - 960MHz và 1710 - 2200 MHz, trong đó:

  • Quy hoạch băng tần 821 - 960 MHz đến năm 2010

Hình 4‑5: Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz đến năm 2010



    • 824 - 829 MHz và 869 - 874 MHz: Dành cho hệ thống CDMA nội tỉnh ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An và Hải Dương. Nhà khai thác CDMA toàn quốc được phép sử dụng các băng tần này ở các khu vực còn lại.

    • 829 - 837 MHz và 874 - 882 MHz: Dành cho hệ thống CDMA toàn quốc.

    • 851 - 866 MHz: Dành cho các hệ thống vô tuyến trung kế (Trunking).

    • 890 - 915 MHz và 935 - 960 MHz: Dành cho ba hệ thống GSM toàn quốc (theo các lô 1, 2, 3).

882 - 890 MHz và 927 - 935 MHz: Dành cho hệ thống E-GSM toàn quốc.

    • 821 - 824 MHz, 837 - 851 MHz, 866 - 869 MHz và 915 - 927 MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).

  • Quy hoạch băng tần 821 - 960 MHz từ năm 2010

Hình 4‑6: Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz từ năm 2010



    • 824 - 835 MHz và 869 - 880 MHz: Dành cho hệ thống CDMA toàn quốc.

    • 851 - 866 MHz: Dành cho các hệ thống vô tuyến trung kế (Trunking).

    • 890 - 915 MHz và 935 - 960 MHz: Dành cho ba hệ thống GSM toàn quốc (theo các lô 1, 2, 3).

880 - 890 MHz và 925 - 935 MHz: Dành cho hệ thống E-GSM toàn quốc.

    • 821 - 824MHz, 835 - 851 MHz, 866-869 MHz và 915 - 925 MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).

  • Quy hoạch băng tần 1710 - 2200 MHz

Hình 4‑7: Quy hoạch băng tần 1710 – 2200 MHz



    • 1710 - 1785 MHz và 1805 - 1880 MHz: Dành cho bốn hệ thống GSM toàn quốc (Theo các lô 1, 2, 3, 4).

    • 1895 - 1900 MHz: Dành cho các hệ thống mạch vòng vô tuyến nội hạt (WLL) dùng chung với các hệ thống điện thoại đa truy cập (PHS, DECT và các loại tương đương). Tùy mức độ phát triển của thông tin di động tế bào số, đoạn băng tần này sẽ được xem xét lại theo từng thời kỳ.

    • 1785 - 1805 MHz, 1880 - 1895 MHz: Dành cho nghiệp vụ Lưu động

    • 1900 - 1980 MHz, 2010 - 2025 MHz, 2110 - 2170 MHz: Dành cho các hệ thống IMT-2000.

    • 1980 - 2010 MHz, 2170 - 2200 MHz: Dành cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh.

    • 2025 - 2110 MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).

  1. Thông tư số 26/2010/TT-BTTTT ngày 24/11/2010 về ban hành quy hoạch băng tần 2300 - 2400 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam

  • Băng tần 2300 - 2400 MHz được dành cho hệ thống thông tin di động IMT Việt Nam sử dụng phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD).

  • Băng tần 2300 - 2400 MHz được phân chia như sau:

Hình 4‑8: Quy hoạch băng tần 2300 – 2400 MHz



    • Dành cho mỗi nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT một trong các khối A, B, C.

    • Băng tần 2390 - 2400 MHz dành làm băng tần bảo vệ với các hệ thống vô tuyến ở băng tần 2400 - 2483,5 MHz

    • Các nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT được cấp phép trong băng tần này có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và áp dụng các biện pháp phòng tránh nhiễu có hại, bao gồm cả biện pháp đồng bộ.

  1. Thông tư số 27/2010/TT-BTTTT ngày 24/11/2010 về ban hành quy hoạch băng tần 2500 - 2690 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam

  • Băng tần 2500 - 2690 MHz dành cho hệ thống thông tin di động IMT ở Việt Nam

  • Băng tần 2500 - 2690 MHz được phân chia như sau:

Hình 4‑9: Quy hoạch băng tần 2500 – 2690 MHz



    • Dành cho mỗi nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức song công phân chia theo tần số (FDD) một khối A-A’; B-B’; C-C’.

    • Dành cho nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD) khối D theo quy định cụ thể trong giấy phép sử dụng băng tần.

    • Các đoạn 2570 - 2575 MHz và 2615 - 2620 MHz dành làm băng tần bảo vệ giữa nhà khai thác sử dụng phương thức song công phân chia theo tần số (FDD) và nhà khai thác sử dụng phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD)

    • Các nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT được cấp phép trong băng tần các khối đã được cấp phép có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và áp dụng các biện pháp phòng tránh nhiễu có hại.

  1. Thông tư số 04/2015/TT-BTTTT ngày 10/3/2015 về quy định triển khai hệ thống thông tin di động IMT trên các băng tần 824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-960 MHz, 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz”. Theo đó:

  • Trên cơ sở giấy phép sử dụng tần số đối với các băng tần 824 - 835 MHz, 869 - 915 MHz, 925 - 960 MHz đã được cấp, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai thêm hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (WCDMA và các phiên bản tiếp theo) tại các băng tần nêu trên.

  • Trên cơ sở giấy phép sử dụng tần số đối với các băng tần 1710 - 1785 MHz, 1805 - 1880 MHz đã được cấp, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai thêm hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo) tại các băng tần nêu trên.

  1. Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 21/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020”. Theo đó:

  • Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách cho phép thực hiện tái sử dụng một phần hoặc toàn bộ băng tần (850MHz/900MHz/1800MHz) hiện có để triển khai các hệ thống thông tin di động IMT đáp ứng nhu cầu sử dụng và chất lượng dịch vụ băng rộng di động;

  • Tổ chức triển khai đấu giá quyền sử dụng băng tần 2300 - 2400 MHz, băng tần 2500 - 2570 MHz và băng tần 2620 - 2690 MHz cho hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT;

  • Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch các băng tần đã giải phóng 694 - 806 MHz phục vụ triển khai hệ thống thông tin di động IMT và cung cấp dịch vụ băng rộng di động.

Nhận xét:

Hiện tại, Việt Nam đang sử dụng khoảng 370 MHz băng thông cho thông tin di động 2G/3G trong tổng số 685 MHz đã quy hoạch cho thông tin di động nói chung. Các băng tần được quy hoạch sẵn sàng cho 4G bao gồm 1800 MHz, 2300 MHz và 2600 MHz với tổng lượng băng thông là 430 MHz. Theo xu hướng chung của thị trường, các băng tần dùng để triển khai LTE theo công nghệ FDD được chú ý hơn các băng tần theo công nghệ TDD.

Riêng đối với băng tần 1800 MHz, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã cho phép doanh nghiệp viễn thông được phép chuyển đổi công nghệ từ GSM sang LTE/LTE-Advanced trên băng tần này; chuyển đổi GSM sang WCDMA trên băng tần 900 MHz đã được cấp phép tại Thông tư 04/2015/TT-BTTTT ngày 10/03/2015.

Bảng 4‑13: Quy hoạch băng tần (dự kiến) cho hệ thống thông tin di động LTE/LTE-Advanced



Băng tần E-UTRA

Hướng truyền

Băng tần thiết bị trạm gốc E-UTRA

Phương thức ghép song công

3

Phát

1805 MHz đến 1880 MHz

FDD

Thu

1710 MHz đến 1785 MHz

Thu

824 MHz đến 835 MHz

7

Phát

2620 MHz đến 2690 MHz

FDD

Thu

2500 MHz đến 2570 MHz

Thu

880 MHz đến 915 MHz

38

Phát và Thu

2570 MHz đến 2620 MHz

TDD

40

Phát và Thu

2300 MHz đến 2400 MHz

TDD

Chú thích: Băng tần 850 và 900 được dự kiến sử dụng cho mạng thông tin 4G trong tương lai gần.




    1. tải về 3.68 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương