Vacne vwu vesdi wwf icp dự án Johannesburg Việt Nam Phát triển Bền vững


Hoạt động về môi trường và PTBV của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp



tải về 369.04 Kb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích369.04 Kb.
#14033
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.2. Hoạt động về môi trường và PTBV của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Trong các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có một số tổ chức có nhiều hoạt động hướng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như: Hội Sinh học, Hội Sinh thái học, Hội Lâm nghiệp, Hội Làm vườn, Hội Khoa học và Kỹ thuật Xây dựng, Hội Khoa học Đất, Hội Địa chất, Hội Mỏ, Hội Thủy lợi, Hội Cơ học, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Trong các năm qua Hội Khoa học Kỹ thuật Xây dựng đã có nhiều hoạt về môi trường đô thị, Hội Khoa học Lâm nghiệp về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Hội Khoa học Đất sử dụng hợp lý và bảo vệ đất, Hội Làm vườn đề xuất các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao song hành với bảo vệ hệ sinh thái, Hội Khoa học Thủy lợi về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thành lập năm 1988 đã có vai trò tích cực trong phong trào bảo vệ môi trường, giáo dục đào tạo, nghiên cứu, khoa học và công nghệ môi trường, tham gia xây dựng các chính sách và chiến lược môi trường và phát triển bền vững, thực hiện các chương trình, đề tài trọng điểm của nhà nước về BVMT.


Các hoạt động của các tổ chức ngoài chính phủ về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững hiện nay được tiến hành theo các loại hình sau:
 Tham vấn cho các cơ quan nhà nước trung ương, ngành và địa phương về chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch hóa BVMT và PTBV;
 Giúp các ngành, các cơ quan, các doanh nghiệp thực hiện việc lồng ghép các chủ trương về môi trường với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chương trình quốc gia về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, cải thiện môi trường nông thôn, đô thị và ven đô;
 Nâng cao nhận thức môi trường, tăng cường giáo dục, đào tạo, truyền thông môi trường đối với các tầng lớp nhân dân, các cộng đồng trong xã hội;

 Tham gia việc xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật, quy định về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong cả nước và tại một số địa phương;


 Nghiên cứu khoa học công nghệ môi trường (phòng chống ô nhiễm, xử lý rác thải, đánh giá các hoạt động gây ô nhiễm môi trường);
 Tham gia tích cực các chương trình bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, con người và sinh quyển, xây dựng đạo đức môi trường nhân văn, phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường;
 Triển khai một số hoạt động cụ thể về vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nông thôn, bảo vệ sức khỏe sinh sản và gia đình, kế hoạch hóa phát triển dân số ở các địa phưong, phát huy tác dụng của giới và gia đình trong bảo vệ môi trường, xây dựng mô hình trang trại kinh tế - sinh thái bền vững, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển nông thôn bền vững, nghiên cứu vận dụng và phát huy kiến thức bản địa.
Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, là tổ chức tập hợp các hội nghề nghiệp về khoa học và công nghệ và các đơn vị của các hội này, đã được Nhà nước giao những trách nhiệm quan trọng: đóng góp vào các chủ trương, chính sách phát triển KTXH, KHCN của nhà nước; giữ vai trò phản biện xã hội trong thẩm định các dự án và chương trình phát triển quan trọng của quốc gia; huy động các hội và đơn vị thành viên thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ do Nhà nước tài trợ.
Trong các hoạt động nói trên, với mục đích và tính chất của mình, các tổ chức viện và trung tâm ngoài chính phủ do Liên hiệp các Hội KHCN Việt Nam, hoặc các hội thành viên thành lập, có điều kiện thích hợp trong việc thực hiện các chương trình, dự án lớn và nhỏ, trực tiếp tiếp cận và hợp tác với các cộng đồng dân địa phương, thâm nhập các vùng sâu, vùng xa nơi có các điểm nhạy cảm sinh thái, điểm nóng về môi trường và nguy cơ phát triển không bền vững, thể hiện vai trò cầu nối giữa người dân và Nhà nước. Một mặt, các tổ chức NCP với hoạt động cụ thể này đã giúp dân phản ảnh nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị cách làm thích hợp của mình tới các cơ quan chính quyền liên quan. Mặt khác các tổ chức này giúp các cơ quan nhà nước hiểu rõ thực trạng kinh tế, xã hội, đời sống của dân, hỗ trợ nhà nước trong giải thích chủ trương, chính sách, luật pháp và phương pháp quản lý của nhà nước. Trong các chương trình và dự án phát triển sử dụng nhiều biện pháp, phương pháp, thiết bị khoa học và công nghệ, cán bộ các tổ chức NCP giúp dân hiểu biết, phân tích các tác động kinh tế, xã hội, môi trường của chương trình, dự án, cùng dân tìm các giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực, kiến nghị với nhà nước thực hiện.
Các tổ chức ngoài chính phủ về BVMT và PTBV cũng đã thiết lập quan hệ và tiếp nhận sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nước ngoài và quốc tế. Sự hợp tác này một mặt nâng cao hiệu quả giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài, mặt khác xây dựng năng lực của tổ chức NCP Việt Nam. Cá biệt có những TCNCP như Viện Kinh tế Sinh thái (ECO-ECO), Trung tâm vì Phụ nữ các Dân tộc ít người (TEW) đã có quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi và có hiệu quả cao.

Khung 3.4
Một thí dụ về tổ chức xã hội - nghề nghiệp:

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Hội BVTNMT Việt Nam được thành lập ngày 26/11/1988 là một hội xã hội - nghề nghiệp có nhiệm vụ:

 Vận động, tập hợp đông đảo nhân dân, xây dựng phong trào BVMT;

 Kiến nghị xây dựng và thực hiện chính sách, luật pháp, biện pháp BVMT;

 Thực hiện giám định xã hội, xác lập luận cứ khoa học, tư vấn cho các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các vấn đề liên quan đến BVMT;

 Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về BVMT;

 Nâng cao nhận thức, vận động đóng góp trí tuệ, nguồn lực cho nhiệm vụ BVMT;

 Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và khả năng của hội viên trong công tác BVMT;

 Hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước về BVMT.

Hội hiện có trên 200 thành viên sinh hoạt trực tiếp với cơ quan trung ương của Hội, nhiều hội thành viên tại 23 tỉnh , thành phố, 22 bộ ngành, nhiều trường đại học và cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ. Các hội thành viên như Hội BVTNMT Hà Nội có tới 12,000 hội viên, Hội BVTNMT tỉnh Thanh Hóa có 4,293 hội viên.
Để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo, truyền thông về môi trường và phát triển bền vững Hội BVTNMT đã thành lập 5 cơ sở khoa học:

(1) Viện Môi trường và Phát triển Bền vững với trụ sở chính tại Hà Nội, một chi nhánh phía Nam đặt tại TP Hồ Chí Minh, một chi nhánh miền Trung đặt tại TP Nha Trang.

(2) Trung tâm Công nghệ Môi trường, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh.

(3) Trung tâm Tư vấn Môi trường Giao thông, có trụ sở tại Hà Nội.

(4) Viện Nước và Công nghệ môi trường, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh.

(5) Trung tâm tư vấn khoa học, chuyển giao công nghệ môi trường tại Hà Nội.



(Nguồn: Hội BVTNMT Việt Nam. Trên đường phát triển. HN, 1999)

Khung 3.5
Thí dụ về TCNCP trực thuộc LHH KHKT Việt Nam:

Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Phụ nữ Dân tộc ít người (TEW)
Trung tâm TEW (Towards Ethnic Women) làm việc chủ yếu với các cộng đồng dân tộc ít người ở vùng núi, tập trung vào các nhóm phụ nữ, cùng với những người nông dân này xác định các mục tiêu và nhu cầu phát triển bền vững.
Mục đích hoạt động của TEW là nâng cao nhận thức của các cộng đồng dân tộc ít người đối với kiến thức bản địa, phương pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng, từ đó giúp họ tự lực cải thiện đời sống, thông qua sự hiểu biết về vị trí của họ trong môi trường tự nhiên, về giá trị của nền văn hóa dân tộc và nhu cầu cải thiện vị trí của người phụ nữ.
Mục tiêu lâu dài của TEW là tạo cơ hội cho các cộng đồng dân tộc ít người cải thiện cuộc sống của họ và có khả năng tự mình giải quyết các vấn đề sẽ gặp trong quá trình phát triển.
Mục tiêu trung hạn của TEW là giúp các nhóm nông dân liên kết với nhau trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm và tín dụng, nâng cao vài trò của nữ giới, quan hệ giới, y tế, vệ sinh và phát huy kiến thức bản địa; tạo cơ hội để nông dân và các cơ quan chính quyền trao đổi ý kiến và kinh nghiệm về những vấn đề nêu trên.
(Nguồn: Tờ giới thiệu tổ chức của tổ chức TEW)




tải về 369.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương