Vacne vwu vesdi wwf icp dự án Johannesburg Việt Nam Phát triển Bền vững


Những thành tích về PTBV ở Việt Nam



tải về 369.04 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích369.04 Kb.
#14033
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.4. Những thành tích về PTBV ở Việt Nam

Trong hơn 10 năm qua, trong bối cảnh có nhiều khó khăn ở trong nước, cũng như ở trên thế giới, với sự thực hiện các định hướng và mục tiêu xác định trong các chính sách quốc gia nói trên Việt Nam đã thu được những tiến bộ quan trọng trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.


Về kinh tế, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng gấp đôi, tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể đã tăng lên tới 27%. Trong cơ cấu GDP tỷ trọng nông nghiệp từ 39% giảm xuống 24%, công nghiệp từ 23% tăng lên 37%, dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1%. Kim ngạch xuất khẩu tăng gần 6 lần.
Về xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của số đông nhân dân đã tăng lên rõ rệt. Trong thời gian 1994-1999 thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 1,75 lần. Mức tăng này là 2,31 lần ở đô thị, 1,59 lần ở nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo từ 58% năm 1993 giảm xuống 37% năm 1998. Giáo dục, y tế đều tăng nhanh về quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ. Nhiều chương trình quốc gia về cải thiện đời sống xã hội: việc làm, xóa đói nghèo, hỗ trợ các xã vùng cao và các cộng đồng dân tộc ít người, phát thanh và truyền hình tại vùng cao, tiêm chủng, y tế xã, phòng chống sốt rét, chống tiêu chảy, phổ cập tiểu học, kế hoạch hóa gia đình đã được triển khai rộng khắp cả nước. Việt Nam là quốc gia đã được các tổ chức quốc tế biểu dương về những thành tích xuất sắc trong xóa đói giảm nghèo, kế hoạch hóa dân số, tiêm chủng mở rộng, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2000 là 0,682 xếp thứ 101 trên 174 nước, trong lúc về GDP đứng thứ 1329.
Về môi trường, ô nhiễm đô thị, công nghiệp, nông thôn và nông nghiệp đã được phòng ngừa và xử lý một bộ phận. Tỷ lệ rừng che phủ từ 27% năm 1990 đã tăng lên 33,2% năm 2000. Hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên gồm 102 cơ sở, với tổng diện tích là 2,3 triệu ha, chiếm 7% lãnh thổ cả nước10. Việc bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác cũng đã được lưu ý.

Khung 1.6
Kết quả tự đánh giá của các hộ nhân dân về tình hình

thay đổi mức sống
Địa bàn % số hộ có mức sống khá lên Mức sống không đổi Mức sống kém đi
Giai đoạn 1990-1999

Chung 84,46% 11,11% 4,43%

Thành thị 76,98% 15,93% 7,09%

Nông thôn 86,78% 9,62% 3,60%



Giai đoạn 1996 - 1999

Chung 77,78% 16,69% 5,53%

Thành thị 66,10% 24,87% 9,03%

Nông thôn 81,42% 14,14% 4,44%


(Nguồn: Theo điều tra 25.000 hộ, do Tổng cục Thống kê thực hiện11)

1.5. Những những điều chưa thực hiện được trong PTBV ở Việt Nam

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, thu nhận được một số kết quả khả quan, nhưng nhìn chung, theo đánh giá của các cơ quan Nhà nước cũng như của nhiều tổ chức ngoài chính phủ, tình hình kinh tế, xã hội và môi trường của Việt Nam đang ở trong tình trạng chưa bền vững.


Để đánh giá tính bền vững về kinh tế, xã hội, cũng như môi trường của một xã hội, cần phân tích tình hình theo ba mặt: hiện trạng và xu thế diễn biến đang có (state), áp lực (pressure) lên hiện trạng này, và đáp ứng của những con người và xã hội để ứng phó (response) với tình trạng và áp lực cho ta thấy rõ điều này.
Về kinh tế, Việt Nam hiện đang thuộc loại quốc gia có thu nhập rất thấp, trong những năm gần đây do tác động của suy thoái kinh tế trong khu vực và trên thế giới tăng trưởng GDP có bị giảm sút. Cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế và khu vực, xu thế suy thoái kinh tế trên thế giới, khó khăn về vốn, yếu kém về cơ sở hạ tầng, suy giảm trữ lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên, đang là những áp lực nặng nề đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Để đáp ứng với những áp lực này, Việt Nam đã có chính sách đổi mới, thực hiện chiến lược phát huy nội lực, thu hút đầu tư từ bên ngoài, hòa nhập với thị trường quốc tế và khu vực. Tuy nhiên trước các thách thức mới hiệu quả của những chính sách này chưa thật rõ. Trong các năm qua Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, trở thành nước xuất khẩu gạo, cà phê, chè, hạt điều, hoa quả với số lượng lớn, nhưng đời sống của các hộ sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, có những hộ không còn đất canh tác12.
Khung 1.7
Tái nghèo do không đủ đất canh tác
Việc thi hành các chính sách phát triển nông thôn theo đường lối đổi mới đã đem lại ruộng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của hàng chục triệu nông dân trên khắp mọi miền của đất nước. Tuy nhiên ở một số nơi cuộc sống của nông dân vẫn còn rất bấp bênh. Một cuộc điều tra gần đây, do Hội Nông dân Việt Nam tiến hành, cho thấy tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, hàng trăm nông dân sau một thời gian ngắn có đất canh tác nay đã trở thành không có đất, hoặc không đủ đất để canh tác. Tỷ lệ hộ không đất lên tới 27%, tỷ lệ hộ ít đất còn cao hơn. Do thiếu đất 71% nông dân phải đi làm thuê kiếm sống. Nếu tính toàn tỉnh Trà Vinh thì tỷ lệ hộ không đất là 10%, tỷ lệ hộ có quá ít đất vào khoảng 15%.
(Nguồn: Báo Gia đình và Xã hội, số 33 (238), ngày 22/04/2002)

Về xã hội, bên cạnh các tiến bộ đã nói trên còn tồn tại nhiều khó khăn. Các hộ mới xóa nghèo còn ở trong tình trạng bấp bênh, các biến cố bất thường về kinh tế, thiên tai đều dễ dàng làm họ tái nghèo. Sự phân hóa giàu nghèo đang mở rộng. So với 10 năm trước tỷ lệ hộ nghèo đã giảm một nửa, nhưng vẫn còn 30 triệu người, tương đương 37% dân số đang phải sống trong nghèo đói. 25 triệu người, tức khoảng 60% lực lượng lao động đang thiếu việc làm, hoặc phải tham gia vào những hoạt động năng suất thấp. Mỗi năm trong thập kỷ này khoảng 1 triệu người sẽ gia nhập lực lượng lao động13. Các tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng tuy được cảnh báo, ngăn chặn nhưng vẫn chưa giảm bớt. Các áp lực tạo nên tình trạng này như: tốc độ gia tăng dân số tuy đã giảm, nhưng vẫn còn lớn, thiếu việc làm ở nông thôn cũng như ở thành thị, yếu kém về quản lý, tham nhũng đang gây những khó khăn lớn cho phát triển xã hội.


Thí dụ về việc làm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị vào năm 2000 là 7,95% tại Hà Nội, 6,48% tại thành phố Hồ Chí Minh; tỷ lệ thời gian lao động chưa được sử dụng tại nông thôn là 26,14%. Thu nhập của 20% số hộ giàu nhất so với 20% số hộ nghèo nhất đã tăng từ 7 lần năm 1995 lên tới 8,9 lần năm 199914. Việt Nam đã có những đáp ứng để khắc phục các áp lực này, cụ thể hóa trong nhiều chính sách và các chương trình mục tiêu quốc gia về cải tiến tình trạng xã hội đã nêu trên. Tuy nhiên tiếp tục cải thiện các vấn đề xã hội vẫn là yêu cầu hết sức cấp bách và quan trọng. Tình trạng “tái nghèo” trở lại sau xóa nghèo đã xẩy ra một cách khá phổ biến tại các vùng bị thiên tai nặng15. Hiện nay các hộ nghèo chiếm khoảng 17% tổng số, tỷ lệ hộ nghèo mà nữ là chủ hộ lên tới 29%. Cắt giảm các trợ cấp kiểu bao cấp về y tế, giáo dục, xã hội đang gây nhiều khó khăn cho các hộ nghèo, người về hưu16.
Về môi trường, 6 vấn đề môi trường bức bách được xác định trong báo cáo về hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000: môi trường đất, rừng, đa dạng sinh học, môi trường nước, môi trường không khí và chất thải rắn17 vẫn chưa được giải quyết bao nhiêu. Gia tăng dân số, yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gia tăng xuất khẩu, hòa nhập thị trường quốc tế, khu vực, chống đói nghèo vẫn là những áp lực gay gắt, dai dẵng đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam. Các đáp ứng liên tục, trên nhiều mặt về pháp chế, thể chế, giáo dục, kinh tế đã có tác dụng phòng ngừa, làm chậm lại, hoặc ngăn chặn một phần các suy thoái môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên các đáp ứng này còn nhiều khiếm khuyết và những vấn đề bức bách nêu trên vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Đô thị hóa thiếu quy hoạch, thâm canh nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất, công nghiệp hóa tại các làng nghề đang gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường phức tạp18. Môi trường lao động xấu đang gây ra những tác hại về sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là cho lao động nữ. Một số tài nguyên khoáng sản đang được khai thác một cách vô tổ chức, tài nguyên rừng tuy có tăng về diện tích nhưng giảm nhiều về chất lượng, tài nguyên nước chưa được quản lý một cách hợp lý theo lưu vực, nguy cơ thiếu nước đang đe dọa nhiều huyện ven biển và ở vùng núi đá cao, nhiều giống sinh vật hoang dã, cũng như cây con quý hiếm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi đã bị mất. Mặc dù nhiều chiến dịch chống tệ nạn xã hội đã liên tục được triển khai, nhưng tới nay các tệ nạn này chưa giảm19. Việt Nam có thiên nhiên tươi đẹp, tài nguyên đa dạng, phong phú, nhưng cũng là một nơi bị nhiều thiên tai tác hại: bão, lụt, hạn hán, địa chấn, sụt lở đất. Di chứng của 30 năm chiến tranh ác liệt vẫn còn. Mặc dầu Nhà nước và nhân dân đã có nhiều công sức khắc phục, giảm thiểu, xử lý, nhưng tác động thiên tai, địch họa vẫn còn khá nặng nề.
Khung 1.8
Một số điểm yếu về kinh tế - xã hội - môi trường của Việt Nam
Kinh tế

 So sánh GDP/ đầu người (xét theo sức mua tương đương, PPP) của Việt Nam với một số nước:



Việt Nam : Inđônesia : Philipin : Thái Lan : Trung Quốc : Hàn Quốc : Singapore

1 1,7 1,9 3,4 1,9 7,1 15,8

 Trong ngành công nghiệp: 26,9% doanh nghiệp chiếm được thị trường trong nước; 58,8% chưa có thị trường vững chắc; 14,3% không có khả năng cạnh tranh; 62,5% không có khả năng xuất khẩu.


Xã hội

 Theo tổng điều tra dân số năm 1999, cả nước còn 6,8 triệu người trên 10 tuổi chưa bao giờ đến trường, trong đó 5,3 triệu người hoàn toàn không biết chữ.

 Năm 1994 thu nhập của 20% hộ giàu nhất bằng 6,5 lần thu nhập của 20% hộ nghèo nhất; tỷ lệ này tăng lên 7,0 năm 1995; 7,3 năm 1996; 8,9 năm 1999. Vào đầu thập kỷ 1990 tỷ lệ này là 6,5 ở Trung Quốc; 3,8 ở Thái Lan; 9,6 ở Singapore; 11,7 ở Malaysia.

 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn ở mức cao đang là một vấn đề nóng bỏng nhất của xã hội. Nguồn nhân lực tương đối lớn, có trên 50 triệu người có khả năng lao động, nhưng tỷ lệ qua đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chỉ vào khoảng 7,6%.


Môi trường

 Nước mặt tại các đô thị bị ô nhiễm nặng, nồng độ các chất gây ô nhiễm gấp 2 lần trở lên các tiêu chuẩn cho phép.

 Nồng độ bụi ven các trục giao thông chính vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 tới 6 lần; nồng độ các khí độc hại tại một số khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần.

 Trong khoảng 20 năm qua tổng lượng rác thải rắn thống kê được trong cả nước tăng từ 17.000 tấn lên 22.000 tấn/năm. Tỷ lệ các rác thải khó phân hủy, gây độc hại từ 1995 đến 1999 đã tăng từ 1,1% lên 6,6%


(Nguồn: TCTK. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, 1991-2000, trang 17-90

Dự thảo Lịch trình 21 của Việt Nam trong đánh giá khái quát về tình hình phát triển ở Việt Nam đã nêu các thành tựu và thách thức trên 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường như ở bảng 1.1 sau đây20:



Bảng 1.1. Đánh giá sự phát triển 10 năm 1991-2000




Kinh tế

Xã hội

Môi trường

Thành tựu

* Tăng trưởng nhanh (7,5%)

* An toàn lương thực, và chuyển đổi cơ cấu

* ổn định môi trường kinh tế vĩ mô



* Giảm tốc độ tăng dân số

* Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao

mức sống

* Cải thiện các dịch vụ công ích



* Thiết lập thể chế

* Ngăn chặn suy thoái rừng

* Chống ô nhiễm

công nghiệp

* Nước sạch và vệ sinh MT sống


Thách thức

* Tiềm lực yếu, hiệu

quả thấp, nợ bên ngoài

* Chú trọng tăng sản lượng

* Các ngành mâu thuẫn về lợi ích



* Sức ép của tăng dân số và thiếu việc làm

* Tiêu dùng lãng phí

* Tệ nạn xã hội tăng


* Suy giảm chất lượng môi trường

*Nhận thức về BVMT thấp

*Thiếu phương pháp quản lý tổng hợp


(Nguồn: Dự án VIE/01/021)
Các thành viên dự hội thảo về Phát triển Bền vững của các tổ chức ngoài chính phủ, ngày 31/01/2002, về cơ bản nhất trí với nhận định về các thành tựu và thách thức nêu trên, tuy nhiên thấy rằng để đánh giá đúng đắn về mức độ phát triển bền vững ở Việt Nam cần nói rõ tính tương đối và những mặt còn hạn chế của các thành tựu. Thí dụ:
 Về an toàn lương thực, tuy đã đạt thành tích cao về sản lượng gạo của cả nước, từ chỗ hàng năm phải nhập gạo vươn lên vị trí thứ hai, ba trong các nước xuất khẩu gạo, nhưng ở trong nước vẫn có những khu vực với nhiều hộ dân còn bị đói.
 Về thiết lập thể chế bảo vệ môi trường tuy đã có những thành tích đáng khích lệ trong 10 năm qua, nhưng bộ máy tổ chức, quản lý còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt là ở cấp quận huyện, phường xã hầu như chưa có cơ quan hoặc cán bộ chuyên trách quản lý môi trường.
 Về ngăn chặn suy thoái rừng, tuy đã nâng được tỷ lệ diện tích che phủ lên trên 30% nhưng chất lượng rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng. Tuy có nhiều cố gắng bảo vệ rừng nhưng nạn lâm tặc hoành hoành vẫn chưa được ngăn chặn, nạn cháy rừng nghiêm trọng xẩy ra năm nay tại U Minh Thượng, U Minh Hạ chứng tỏ sự bất cập của nhiều khâu công tác trong bảo đảm phát triển bền vững.



tải về 369.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương