Vacne vwu vesdi wwf icp dự án Johannesburg Việt Nam Phát triển Bền vững


Kiến nghị của các tổ chức ngoài chính phủ hoạt động về phát triển bền vững



tải về 369.04 Kb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích369.04 Kb.
#14033
1   2   3   4   5   6   7   8   9

4.3. Kiến nghị của các tổ chức ngoài chính phủ hoạt động về phát triển bền vững

Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên các tổ chức ngoài chính phủ cần được sự hợp tác và giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước, công chúng và của các tổ chức quốc tế. Các TCNCP cũng cần tăng cường sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác.



4.2.1. Kiến nghị với Nhà nước Việt Nam

(1) Xây dựng Lịch trình 21 của Việt Nam, ban hành Lịch trình này như là một khung định hướng cho các chiến lược phát triển KTXH, BVMT sẽ được trình bày tại hội nghị Johannesburg, sau hội nghị sẽ được điều chỉnh và ban hành chính thức. Nên có Hội đồng quốc gia về PTBV để điều hòa phối hợp hoạt động của các ngành liên quan. Bản thân Hội đồng này nên có một tổ chức tư vấn khoa học để theo rõi, xem xét các gay cấn, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, kịp thời kiến nghị các định hướng và giải pháp thích đáng. Hội đồng này cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ về thông tin, phương pháp và tài chính mà các tổ chức của Liên Hiệp quốc và nước ngoài đã giành cho hoạt động Lịch trình 21. Nhà nước cần huy động tích cực hơn sự tham gia của các tổ chức ngoài chính phủ vào xây dựng, cũng như thực hiện Lịch trình 21 của Việt Nam.


(2) Ban hành nghị định, hoặc thông tư liên bộ về gắn kết các chiến lược, kế hoạch phát triển KTXH với chiến lược, kế hoạch BVMT của cả nước, các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành. Thực hiện sự gắn kết này trong quá trình chuẩn bị Đại hội X của Đảng CSVN và chuẩn bị kế hoạch 5 năm 2005-2010.
(3) Ban hành chiến lược BVMT 2001-2010 và kế hoạch hành động BVMT 2001-2005, hiện đã bị chậm 2 năm. Nếu chưa hoàn chỉnh thì lựa chọn những nội dung đã được Chính phủ nhất trí và ủy cho Bộ KHCNMT ban hành.
(4) Ban hành quy định về các tổ chức ngoài chính phủ ở trong nước. Nếu có những vấn đề chưa giải quyết ngay được thì ban hành quy định tạm thời do cấp thấp hơn ban hành.
(5) Khuyến khích các cơ quan nhà nước sử dụng hoạt động và năng lực đã có của các TCNCP, cung cấp cho các tổ chức này các điều kiện cần thiết về thông tin, hỗ trợ một số điều kiện về chính sách để các tổ chức này phát huy khả năng của mình phục vụ nhiệm vụ PTBV đất nước, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
(6) Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức chính phủ và ngoài chính phủ nước ngoài hợp tác và hỗ trợ các TCNCP Việt Nam nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mình.

4.2.2. Kiến nghị với công chúng

(1) Tổ chức một đợt giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng về các TCNCP hoạt động trong lĩnh vực BVMT và PTBV, các việc làm và kết quả đã đạt được của các tổ chức này.


(2) Giải thích cho công chúng hiểu rõ vị trí, vai trò, tác dụng tích cực và sự cần thiết của các tổ chức ngoài chính phủ trong xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, khuyến khích sự hỗ trợ và hưởng ứng của công chúng đối với các việc làm của các tổ chức ngoài chính phủ.
(3) Khuyến nghị với các cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan chính quyền địa phương sử dụng các dịch vụ mà TCNCP có thể cung cấp: truyền thông, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ, tư vấn về biện pháp, phương pháp quản lý, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, phát triển cộng đồng, vệ sinh, môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

4.2.3. Với các tổ chức quốc tế

(1) Các TCNCP quốc tế cung cấp thông tin, giới thiệu kinh nghiệm.


(2) Các TCNCP quốc tế hợp tác hoạt động chung với TCNCP Việt Nam trong một đề tài, hoặc một địa phương, một cộng đồng.
(3) Các tổ chức chính phủ và liên chính phủ quốc tế giúp đỡ các TCNCP Việt Nam xây dựng năng lực.
(4) Các tổ chức chính phủ và liên chính phủ nghiêm túc thực hiện các nội dung đã thỏa thuận và ký kết đa phương hoặc song phương về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
(5) Các tổ chức chính phủ và liên chính phủ nước ngoài ưu tiên cung cấp cho các TCNCP các dự án nhỏ kết hợp với các cộng đồng và các địa phương thực hiện.

4.2.4. Liên kết hành động giữa các TCNCP về BVMT và PTBV ở trong nước

(1) Thành lập mạng lưới các TCNCP về BVMT và PTBV với mục đích: trao đổi thông tin, kinh nghiệm, phối hợp các hoạt động cùng triển khai trên một địa bàn hay một hướng nghiên cứu. Đề nghị Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam giúp xúc tiến về tổ chức, thể chế và hỗ trợ các điều cần thiết.


(2) Tiến hành một số hoạt động cụ thể đê xúc tiến liên kết: hội thảo chuyên đề, lớp huấn luyện, đào tạo về hoạt động mạng lưới, xuất bản các bản tin, tạp chí, bản tin điện tử về hoạt động của các tổ chức ngoài chính phủ ở trong nước. Đề nghị Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam giúp các TCNCP về BVMT và PTBV thực hiện các việc này.
(3) Cùng sử dụng sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để thực hiện việc liên kết, tổ chức và thực hiện các hoạt động cụ thể của mạng lưới.


kết luận


Có thể nói rằng ở trên thế giới, và ngay ở cả Việt Nam, đã có rất nhiều người nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển bền vững đối với tương lai của cả nhân loại và từng đất nước, từng cộng đồng. Nhiều hoạt động cụ thể ở quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương hướng tới phát triển bền vững đã được triển khai trong nhiều năm nay.


Tuy nhiên thực hiện phát triển bền vững là việc rất khó khăn. Nhà bác học Albert Einstein đã nói rằng: "Vấn đề không thể được giải quyết cùng mức độ với nhận thức đã đặt ra nó"26. Không phải rằng đã nhận thức được sự cần thiết của phát triển bền vững là sẽ thực hiện được phát triển bền vững. Hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia hoặc đã có GDP/người rất lớn, hoặc tỷ lệ tăng trưởng GDP cao, hoặc còn dự trữ tài nguyên phong phú, hoặc có môi trường thiên nhiên - xã hội trong sạch, lành mạnh, nhưng không quốc gia nào đã dám xem mình là mô hình của phát triển bền vững.
Có người đã ví việc điều hành xã hội phát triển bền vững với lái xe hơi trong đêm tối. Để xe đi đúng đường người lái xe phải nhận được thường xuyên các tín hiệu phản hồi chính xác, đèn pha phải sáng, phanh phải nhạy, thiết bị lái phải nhạy bén, an toàn. Có như vậy xe mới có thể lượn đúng theo con đường uốn khúc quanh co, tránh được những vật chướng ngại xuất hiện bất ngờ. Tuy nhiên hình ảnh khó khăn đó chỉ phù hợp với các nước đã phát triển. Đối với nước đang phát triển, khó khăn còn lớn hơn nhiều, hình ảnh của khó khăn cũng rất khác. Xe của các nước này không phải là xe hơi với đèn pha sáng chói, mà có thể chỉ là xe trâu, xe bò, xe đạp; đường đi không phải là xa lộ mà là con đường địa phương quanh co, khúc khuỷu, nhỏ hẹp, chơi vơi quanh khe núi.
Kinh nghiệm lịch sử đấu tranh phát triển và bảo vệ đất nước của Việt Nam đã cho thấy rằng để vượt các khó khăn, trở ngại lớn, phải huy động một cách tối đa và có hiệu quả sự tham gia của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Để tiến vào con đường phát triển bền vững nhất thiết phải huy động sự tham gia của toàn thể nhân dân. Trong sự nghiệp phát triển bền vững hiện nay ở nước ta tổ chức ngoài chính phủ là một hình thức cần thiết và có hiệu quả của sự tham gia của nhân dân. Hy vọng rằng, cùng với sự thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Rio+10 của Trái Đất, việc ban hành Lịch trình 21 của Việt Nam, các tổ chức ngoài chính phủ ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sẽ được tăng cường năng lực để đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp to lớn nhưng đầy khó khăn và mới mẻ này.

tài liệu tham khảo

1/ Pierre Gourou. Thế giới nhiệt đới miền đất của hy vọng, tr. 29-43. NXB Terre Humaine, Paris, 1982

2/ Bộ KHĐT. Xây dựng và thực hiện Chương trình PTBV của VN. Hà Nội, 2002

3/ Đảng CSVN. Văn kiện Đại hội IX, tr. 162. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002

4/ Dự án VIE/01/021. Chương trình 21 của Việt Nam, Hà Nội, 2002. Bản thảo

5/ Nguyễn Minh Luận. Tham luận đóng góp cho báo cáo về PTBV của các TCNCP, 01/2002

6/ Lê Trọng. Tham luận đóng góp cho báo cáo về PTBV của các TCNCP, 01/2002

7/ Phạm Hoài Giang. Tham luận đóng góp cho báo cáo về PTBV của các TCNCP, 01/2002

8/ Cục Môi trường, UNEP. Tổng quan môi trường Việt Nam, trang VI. Hà Nội, 2000

9/ Chu Vĩnh Toàn. Tham luận đóng góp cho báo cáo về PTBV của các TCNCP, 01/2002

10/ Nguyễn Minh Luân, Võ Trí Chung, Phi Mạnh Hồng. Tham luận đóng góp cho báo cáo về PTBV của các TCNCP, 01/2002

11/ Dự án VIE/01/021. Xây dựng và thực hiện chương trình PTBV của VN, Hà Nội, 2001

12/ Bộ KHĐT. Chương trình nghị sự 21 của VN, trang 5 của bản trình bày. Hà Nội, 2002

13/ Lê Quý An. Thực hiện Chương trình 21 và vai trò các TC NCP. Báo cáo hội thảo 31/01/2002

14/ Bộ KHĐT. Xây dựng và thực hiện Chương trình PTBV của VN. Hà Nội, 2002

15/ Đảng CSVN. Văn kiện Đại hội IX, tr. 162. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002

16/ ĐCSVN. Văn kiện Đại hội VIII, tr. 85. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996

17/ Bộ KHCNMT. Báo cáo tại Hội thảo PTBV ở Việt Nam, tr. 8. Hà Nội, 06/03/2002

18/ Bộ KHCNMT, Cục MT. Một số vấn đề về các TCNCP, tr. 4. Hà Nội, 2001

19/ Báo cáo chuyên đề của Hội BVTNMT Việt Nam về sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học. Hà Nội, 2002.

20/ Báo cáo chuyên đề của Viện MT & PTBV vai trò của cộng đồng trong công nghiệp hóa nông thôn. Hà Nội, 2002.

21/ Báo cáo chuyên đề của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về vai trò của phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo. Hà Nội, 2002.



1/ Bộ KHĐT. Xây dựng và thực hiện Chương trình PTBV của VN. Hà Nội, 2002

2/ Đảng CSVN. Văn kiện Đại hội IX, tr.162. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2002

3/ ĐCSVN. Văn kiện Đại hội VIII, trang 85. NXBCTQG. Hà Nội, 1996

4/ Các quy định pháp luật về môi trường, tập III, trang 5-12. NXB CTQG. Hà Nội,1999

5 / Lịch trình 21 của Việt Nam: thực hiện PTBV ở Viêt Nam, trang 2

6 / Bộ KHĐT. Xây dựng và thực hiện Chương trình PTBV của VN, trang 24. HN, 2001.

7/ Ban nghiên cứu Hội LHPNVN. Vai trò phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo, tr. 2. HN, 2002 (bản thảo)

8/ Lê Quý An. Thực hiện Chương trình 21 và vai trò các TC NCP. Báo cáo hội thảo 31/01/2002

9/ Dự án VIE/01/021. Chương trình 21 của Việt Nam. Hà Nội, 2002

10 / Hội các VQG Việt Nam . Các vườn QG ở Việt Nam. NXBNN. Hà Nội, 2001

11/ TCTK. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 1991-2000, trang 17. NXBTK.Hà Nội, 2002


12/ Nguyễn Minh Luận. Tham luận đóng góp cho báo cáo về PTBV của các TCNCP, 01/2002

13/ Ngân hàng Thế giới. Việt Nam, báo cáo 2002-2003, trang 7. Hà Nội, 2001

14/ TCTK. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, 1991-2000, trang 22. Hà Nội, 2001

15/ Lê Trọng. Tham luận đóng góp cho báo cáo về PTBV của các TCNCP, 01/2002

16/ Phạm Hoài Giang. Tham luận đóng góp cho báo cáo về PTBV của các TCNCP, 01/2002

17/ Cục Môi trường. UNEP. Tổng quan môi trường Việt Nam, trang VI. Hà Nội, 2000

18/ Chu Vĩnh Toàn. Tham luận đóng góp cho báo cáo về PTBV của các TCNCP, 01/2002

19/ Nguyễn Minh Luân, Võ Trí Chung, Phi Mạnh Hồng. Tham luận đóng góp cho báo cáo về PTBV của các TCNCP, 01/2002

20/ Báo cáo về dự án Lịch trình 21 của VN. Hội thảo TCNCP về PTBV. Hà Nội, 31/01/2002, trang 7

21/ Dự án VIE/01/021. Xây dựng và thực hiện chương trình PTBV của VN, trang 25. Hà Nội, 2001

22/ Bộ KHĐT. Chương trình nghị sự 21 của VN, trang 5 của bản trình bày. Hà Nội, 2002

23/ Lê Quý An. Góp ý về báo cáo PTBV ở VN, trang 3. Hà Nội, 2002

24/ Bộ KHCNMT. Báo cáo tại Hội thảo PTBV ở Việt Nam. HN, 06/03/2002, trang 8

25/ Bộ KHCNMT, Cục MT. Một số vấn đề về các TCNCP, trang 4. HN, 2001

26/ Albert Einstein: "Problems could not be solved at the same level of awareness that create them".



tải về 369.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương