Vacne vwu vesdi wwf icp dự án Johannesburg Việt Nam Phát triển Bền vững


Về các quy định pháp chế liên quan tới pTBV



tải về 369.04 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích369.04 Kb.
#14033
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.2. Về các quy định pháp chế liên quan tới pTBV

Trong thời gian từ 1991 đến nay Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật quan trọng, trực tiếp liên quan tới phát triển bền vững: Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (1991); Luật Đất đai (1993); Luật Dầu và Khí (1993) Luật Bảo vệ Môi trường (1994); Luật Khoáng sản (1996); Luật Tài nguyên nước (1998) và Luật Di sản Văn hóa (2001). Trên cơ sở các luật, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện luật và các nghị định, quyết định, chỉ thị và văn bản pháp quy liên quan đến các mặt của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cũng như về công tác tài nguyên và môi trường. Theo kết quả rà soát của một số cơ quan tính đến năm 2001 đã có trên 500 văn bản pháp quy liên quan đến bảo vệ môi trường, 50 văn bản liên quan tới xóa đói giảm nghèo7.


Khung 1.2
Một số văn bản pháp quy về môi trường đã được ban hành gần đây

 Nghị định số 175-TTg, ngày 18/10/1994, của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường.

 Quyết định số 415-TTg, ngày 10/8/1994, của Thủ tướng Chính phủ về thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

 Chỉ thị số 200-TTg, ngày 29/4/1994, của Thủ tướng Chính phủ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

 Quyết định số 845-TTg, ngày 22/12/1995, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học.

 Quyết định số 152-TTg, ngày 10/7/1999, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp.

 Quyết định số 163/1998/QĐ-TTg, ngày 7/9/1998, của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế khai thác tài nguyên dầu khí.

 Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25/8/1998, của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân hủy.

 Nghị định số 68/2001/NĐ-CP, ngày 01/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

Các văn bản nêu trên đã phát huy tác dụng thiết thực trong quản lý môi trường, đảm bảo PTBV, là cơ sở tốt để tiếp tục bổ sung, cải tiến, hoàn chỉnh hệ thống pháp quy về MT và PTBV. Tuy nhiên sự vận dụng trong thực tế cho thấy các văn bản này còn có những nhược điểm sau:


 Một số nội dung được quy định một cách quá khái quát gây khó khăn cho việc thực hiện cụ thể;

 Các văn bản dưới luật ban hành quá chậm sau khi luật chính thức công bố;

 Có những quy định không sát thực tế như một số tiêu chuẩn chất lượng môi trường, hoặc quá cao, không thể thực hiện được nên không ai chấp hành, hoặc quá thấp, hầu như không có trường hợp vi phạm;

 Thực hiện không nghiêm vẫn được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận, như một số dự án trọng điểm của quốc gia đã được quyết thực hiện trước khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

 Việc quản lý thông tin về PTBV, bảo vệ môi trường chưa có quy cũ rõ ràng; quy định về quyền truy cập thông tin của công chúng, quản lý và chia sẽ thông tin trong các cơ quan chuyên môn cho tới nay vẫn đang ở trong giai đoạn nghiên cứu.
Khung 1.3
Một số điểm yếu của các hệ thống các văn bản pháp quy

về môi trường ở Việt Nam hiện nay
 Thiếu đồng bộ, thí dụ chưa có quy định riêng cho bảo vệ các yếu tố môi trường: nước, đất, không khí.

 Chưa thật phù hợp với cơ chế thị trường (thí dụ nguyên tắc PPP chưa được thể hiện đầy đủ).

 Trách nhiệm dân sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường chưa rõ ràng và cụ thể.

 Các tiêu chí để truy cứu trách nhiệm hình sự chưa rõ và chưa cụ thể.

 Nội dung các văn bản liên quan tới cùng một vấn đề chứa những mâu thuẫn, thí dụ về nghiêm cấm xuất nhập khẩu chất thải.

 Chưa có quy định pháp luật về nguồn lực dành cho hoạt động BVMT.

 Các quy định pháp luật chưa đủ sức tạo cơ sở và điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ cho quá trình xã hội hóa các hoạt động BVMT.

 Hệ thống các cơ quan quản lý môi trường còn rất nhỏ bé, cấp quận huyện, xã phường không có bộ máy hay cán bộ chuyên trách, măc dù những vấn đề về môi trường trước hết và hàng ngày nảy sinh phải được xử lý tại xã, phường, quận, huyện.

 Nhiều quy định được Luật Bảo vệ Môi trường giao cho các cơ quan quản lý nhà nước ban hành nhưng đến nay vẫn bỏ ngỏ. Thí dụ: phí môi trường, phí gây ô nhiễm, phí xử lý ô nhiễm.
(Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội. Bảo vệ Môi trường và Phát triển Bền vững ở Việt Nam, trang 110. Hà Nội, 2001)

Về hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường Việt Nam đã tham gia và tích cực thực hiện các công ước về bảo vệ đa dạng sinh học, kiểm soát ô nhiễm, ngăn chặn các suy thoái môi trường toàn cầu. Việt Nam đã tích thực hiện nhiều chương trình và dự án hợp tác quốc tế, sử dụng có hiệu quả hỗ trợ, tài trợ đa phương và song phương về bảo vệ môi trường, xúc tiến phát triển bền vững.


Khung 1.4
Một số thỏa thuận quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia
 Công ước về bảo vệ các vùng đất ngập nước (1983)

 Buôn bán quốc tế các giống loài bị đe dọa (CITES, 1994)

 Công ước về bảo vệ tầng ôzôn (Vienne, 1994)

 Nghị định thư về các chất làm suy giảm tầng ôzôn (Montreal, 1994)

 Công ước của Liên Hiệp quốc về biển (1994)

 Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu (1994)

 Công ước Vienne về bảo vệ tầng ozon (1994)

 Công ước đa dạng sinh học (1994)

 Công ước về vận chuyển qua biên giới các chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (Basel,1995)8

Xuất phát từ những thỏa thuận và cam kết đã ký kết, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện các chương trình quốc gia như:


 Kế hoạch hành động đa dạng sinh học 1996-2000, hiện nay vẫn tiếp tục;

 Chương trình quốc gia về giảm thiểu các chất hủy hoại tầng ozone;

 Chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu (dự thảo).
Các tổ chức ngoài chính phủ thấy rằng thông tin về tình hình thực hiện các công ước quốc tế thường chỉ được công bố và phổ biến trong các cơ quan chuyên trách.


1.3. Về hệ thống tổ chức quản lý môi trường và PTBV

Trước năm 1991 ở Việt Nam trách nhiệm quản lý môi trường được giao cho cơ quan quản lý khoa học là Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên thiên nhiên liên quan. Về chất lượng môi trường sống của người không cơ quan nào có trách nhiệm quản lý tổng hợp. Năm 1990 Uỷ ban Khoa học Nhà nước được Chính phủ giao nhiệm vụ chuẩn bị tham dự Hội nghị Rio 1992, soạn thảo Luật Bảo vệ Môi trường. Cuối năm 1992 Quốc hội quyết định thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Trong năm 1993 hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường với Bộ KHCNMT, các Sở KHCNMT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Vụ, Cục phụ trách công tác KHCNMT của các Bộ, ngành được chính thức thành lập. Có thể đánh giá chung rằng:


 Trong gần 10 năm qua hệ thống này đã thực hiện một cách tích cực, với kết quả tốt các công tác quan trọng về quản lý môi trường trong cả nước.

 Tuy nhiên năng lực quản lý, trình độ thành thạo về khoa học, công nghệ của các cơ quan trong hệ thống này vẫn còn những hạn chế nhất định. Phòng môi trường, cơ quan trực tiếp phụ trách nhiệm vụ quản lý môi trường tại các tỉnh và thành phố lớn, dân số có thể lên tới hàng triệu người, trong nhiều trường hợp chỉ có biên chế khoảng 4-5 người.

 Cơ quan quản lý môi trường ở cấp thấp hơn: quận, huyện, xã về cơ bản chưa có tổ chức hoặc cán bộ chuyên trách.

 Nguồn lực và phương tiện làm việc của các cơ quan quản lý môi trường nhìn chung đều rất hạn chế.

 Các tổ chức quốc tế và nước ngoài trong nhiều năm qua đã có nhiều chương trình, dự án hợp tác và viện trợ nhằm nâng cao năng lực các cơ quan quản lý môi trường ở cơ sở, nhưng hiệu quả còn hạn chế. Việc thực hiện nguyên tắc PTBV, gắn liền các vấn đề kinh tế - xã hội với môi trường ở các cấp này vẫn còn nhiều khó khăn.
Khung 1.5
Khó khăn của hệ thống quản lý môi trường hiện nay ở Việt Nam
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam quy định rằng công tác bảo vệ môi trường ở mức quốc gia cũng như địa phương gồm 10 nội dung: (1) Pháp chế MT; (2) Chính sách, chiến lược MT; (3) Quản lý công trình, thiết bị MT; (4) Quan trắc MT; (5) Thẩm định đánh giá tác động môi trường; (6) Chứng nhận đạt tiêu chuẩn MT; (7) Giám sát, thanh tra MT; (8) Giáo dục, đào tạo MT; (9) Nghiên cứu khoa học, công nghệ MT; (10) Hợp tác quốc tế về MT.
Để thực hiện các nhiệm vụ này ở cấp trung ương có Bộ KHCNMT, trong đó có Cục Môi trường đảm nhiệm một cách toàn diện công tác quản lý môi trường trong cả nước. ở tỉnh, thành phố về thực chất chỉ có phòng MT đặt trong Sở KHCNMT. Phòng quản lý môi trường thường chỉ có khoảng 3-5 cán bộ. ở cấp quận huyện tới nay chưa chính thức có tổ chức quản lý môi trường và cán bộ làm việc này. Một vài nơi do nhu cầu quản lý cấp bách phải cử cán bộ quản lý môi trường kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác. ở cấp xã, phường hàng ngày có nhiều đòi hỏi về quản lý môi trường nhưng hoàn toàn không có cán bộ chuyên trách công tác này.
(Nguồn: Thi hành Luật BVMT ở cấp cơ sở. Tạp chí BVMT, tháng 12/2000)

Về nguyên tắc ở cấp trung ương Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là hai cơ quan có trách nhiệm giúp chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược và định hướng về phát triển bền vững trong cả nước. Cơ quan lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố thực hiện sự phát triển bền vững trong phạm vi trách nhiệm quản lý của mình với sự tham mưu và giúp việc của các Vụ KHĐT, Vụ KHCNMT, hoặc các Sở KHĐT, Sở KHCNMT. Trong thực tế trách nhiệm quản lý tổng hợp về phát triển bền vững của các cơ quan nhà nước chưa được quy định rõ. Sự phối hợp giữa các cơ quan ở các cấp để gắn kết việc quản lý phát triển kinh tế - xã hội với quản lý môi trường chưa được quy định.






tải về 369.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương