Vacne vwu vesdi wwf icp dự án Johannesburg Việt Nam Phát triển Bền vững


Chương 3 Các tổ chức ngoài chính phủ về Môi trường và PTBV ở Việt Nam



tải về 369.04 Kb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích369.04 Kb.
#14033
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Chương 3

Các tổ chức ngoài chính phủ về Môi trường và PTBV ở Việt Nam



3.1. Khái quát về các TCNCP có hoạt động về môi trường và PTBV ở Việt Nam

Theo Bộ Luật Dân sự (điều 110) ở Việt Nam hiện nay có bốn loại tổ chức ngoài chính phủ: tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội nghề nghiệp; và tổ chức xã hội23.


Về tổ chức chính trị chỉ có một tổ chức là Đảng Cộng sản Việt nam. Đảng giữ vai trò lãnh đạo về chính trị đối với các cơ quan của Nhà nước cũng như của các tổ chức của nhân dân. Đảng có những quyết định quan trọng về chính sách, chiến lược phát triển của đất nước.
Tổ chức chính trị- xã hội, gồm các đoàn thể chính trị - xã hội của nhân dân: công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, các tổ chức dân tộc, tôn giáo. Các tổ chức này có quy mô rất lớn, với hàng triệu, hoặc chục triệu thành viên, phạm vi hoạt động bao trùm hầu như tất cả các địa phương, các ngành, các cấp trong cả nước, có hệ thống tổ chức chặt chẽ, được sự chỉ đạo, tài trợ và phối hợp công tác thường xuyên của Nhà nước và của các cơ quan chính quyền cùng cấp.
Các tổ chức và các cá nhân thành viên của Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Cựu chiến binh tham gia tích cực vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường của Nhà nước. Bản thân các tổ chức này đã có nhiều sáng kiến để huy động thành viên của mình và đông đảo nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Những kết quả đã đạt được về xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, phát triển sản xuất, kế hoạch hóa dân số, phát triển y tế cộng đồng, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục các cấp, sử dụng hợp lý đất đai, bảo vệ tài nguyên nước, tạo môi trường đô thị và nông thôn xanh, sạch, đẹp là việc làm thường xuyên của các tổ chức này.
Khung 3.1
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và chủ trương xóa đói giảm nghèo
Hội LHPNVN là tổ chức tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Hội hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Hội có tổ chức rộng khắp cả nước và trong các bộ, ngành với hơn 11 triệu hội viên.

Hội xem xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của Hội và đã tham gia chương trình này với các hoạt động sau:

 Giúp đỡ các điều kiện sản xuất kinh doanh cho phụ nữ thông qua các quỹ tín dụng, tiết kiệm, vận động các ngân hàng, các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ vốn cho các cá nhân, các cộng đồng và tổ chức của phụ nữ.

 Hỗ trợ các hoạt động tạo việc làm, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề , giúp phụ nữ có thông tin và điều kiện tiếp cận thị trường lao động.

 Tổ chức và tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao kiến thức và năng lực để họ có thể tự tổ chức sản xuất kinh doanh thích ứng với nền kinh tế thị trường.

 Cùng Nhà nước và các tổ chức khác triển khai thực hiện các chương trình trợ cấp, từ thiện nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo trong phụ nữ và xã hội.


Thông qua các hoạt động nêu trên tới năm 2001 đã có 11 triệu lượt phụ nữ nghèo được vay vốn, với doanh số vay khoảng 10 nghìn tỷ đồng. 400 nghìn nhóm tín dụng và tiết kiệm của phụ nữ đã có số vốn bằng 337 nghìn tỷ đồng.
Về môi trường Hội LHPN đã vận động và giúp đỡ phụ nữ xây dựng nhà vệ sinh, tạo nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh thôn bản, phố phường, thực hiện phong trào vì môi trường trong sạch không đổ rác, phế thải ra nơi công cộng.
(Nguồn: Ban nghiên cứu, Hội LHPNVN. Báo cáo chuyên đề, tr. 6. HN, 2002)


Khung 3.2
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và sự nghiệp

Phát triển Bền vững
Thuộc tổ chức Đoàn TNCS HCM có 21 triệu đoàn viên thanh niên và 16 triệu thiếu niên và nhi đồng. Từ năm 1980 tới đây Đoàn đã tiến hành nhiều hoạt động mang tính giáo dục môi trường và hành động bảo vệ môi trường.
Năm 1986 Đoàn đã cùng Bộ Lâm nghiệp phát động trong thanh thiếu niên phong trào trồng cây, gây rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp; tổ chức 18 đơn vị thanh niên xung phong trồng rừng. Từ năm 1992 đã thực hiện chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc (327) trồng 125,000 ha rừng.
Đoàn đã hướng dẫn nhiều hộ thanh niên lập dự án vay vốn, thực hiện các mô hình vườn sinh thái, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Đoàn đã ký nghị quyết liên tịch với Bộ KHCMMT về triển khai công tác giáo dục môi trường trong thanh niên, đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu về giáo dục môi trường và triển khai dự án về giáo dục môi trường do Chương trình Phát triển của Liên Hiệp quốc tài trợ (VIE93/030).
Đoàn đã thực hiện Chương trình bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía Bắc rồi trong phạm vi cả nước; tham gia các chương trình phòng chống và khắc phục hậu quả lũ lụt.
Đoàn đã thành lập 5.000 câu lạc bộ thanh niên về dân số và phát triển.
(Nguồn: Báo cáo của đại biểu ĐTNCSHCM tại Hội thảo về PTBV, 6/3/2002)

Một số tổ chức chính trị - xã hội đã thành lập các viện, trung tâm, ban nghiên cứu triển khai về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ. Các cơ sở nghiên cứu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã hoàn thành nhiều đề tài về an toàn và bảo vệ môi trường lao động. Các trung tâm và ban nghiên cứu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tiến hành thành công nhiều đề tài về giới, về xóa đói giảm nghèo. Hội làm vườn đã xây dựng nhiều mô hình về bảo vệ đất, phát triển các vườn và làng sinh thái.


Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, gồm các hội thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Liên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuật. Thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có các hội về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học công nghệ. Số lượng các hội thành viên lên tới hàng trăm. Các hội này tập hợp những người cùng ngành chuyên môn để trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghiên cứu, triển khai, giáo dục và đào tạo, tập hợp đồng nghiệp cùng thực hiện các đề tài nghiên cứu, nhiệm vụ đào tạo huấn luyện được các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và nước ngoài ủy thác. Một số hội thành viên có làm công tác tư vấn, thiết kế. Nhà nước đã chính thức giao cho Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam trách nhiệm phản biện xã hội các chủ trương, chính sách, chiến lược, chương trình và dự án phát triển quan trọng của Nhà nước. Cơ quan trung ương của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý khoa học, công nghệ, môi trường của Nhà nước, được Nhà nước tài trợ phương tiện và chi phí làm việc, và hàng năm được giao một ngân quỹ nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ.
Các hội thành viên có quy mô và phạm vi hoạt động khác nhau, địa bàn hoạt động gắn với ngành hoặc địa phương. Trong các năm gần đây nhiều hội khoa học và công nghệ này đã có hoạt động tích cực và có hiệu quả về BVMT và PTBV như: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội Sinh học, Hội Địa lý, Hội Thủy lợi, Hội Kinh tế Môi trường, Hội Văn hóa và Môi trường, Hội Lâm nghiệp, Hội Hóa học, Hội Địa chất, Hội Cơ học...
Để có điều kiện thuận lợi trong triển khai công tác cụ thể, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam và một số xã hội - nghề nghiệp đã lập ra các trung tâm, các viện nghiên cứu, triển khai, giáo dục, đào tạo và tư vấn. Viện Kinh tế - Sinh thái của Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Viện Môi trường Đô thị thuộc Hội Xây dựng là những thí dụ cụ thể. Các viện và trung tâm này thường là tổ chức phi lợi nhuận, tự trang trải mọi chi phí bằng kết quả lao động của mình.
Các hội xã hội - nghề nghiệp cũng có quyền thành lập các hội chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố, hoặc trong phạm vi một bộ, ngành.
Báo cáo về 10 năm PTBV ở Việt Nam sau Hội nghị Rio, 1992 của Cục Môi trường cho biết rằng hiện có 200 tổ chức NCP ở cấp trung ương và 1.400 tổ chức NCP ở cấp địa phương đang hoạt động24. Theo một tài liệu nghiên cứu về các tổ chức NCP ở Việt Nam của Bộ KHCNMT thì hiện nay đã có 275 tổ chức thuộc loại này đã chính thức đăng ký tại Bộ KHCNMT25. Các tổ chức này nhìn chung có số lượng đơn vị lớn, nhưng quy mô nhỏ, nhân lực, tài lực và các nguồn lực khác đều phải tự mình tìm kiếm nên thường rất nhỏ hẹp, bị nhiều hạn chế. Nhiều đơn vị trong các tổ chức này đã có nhiều hoạt động về BVMT, PTBV dưới dạng đề tài nghiên cứu, triển khai, chuyển giao công nghệ, tư vấn, dịch vụ, giáo dục, đào tạo cho các cộng đồng, các cơ quan quản lý môi trường ở trung ương, địa phương hoặc cơ sở. 25 đại diện của các tổ chức này đã tham gia Hội thảo quốc gia của các TCNCP về MT&PTBV họp ngày 01/01/2002 tại Hà Nội.
Thuộc phạm trù các tổ chức xã hội có thể kể các hội từ thiện, hội tương trợ, các tổ chức văn hóa, tổ chức cộng đồng tại cơ sở. Các tổ chức này cũng có nhiều hoạt động góp phần có hiệu quả vào xóa đói giảm nghèo, cứu giúp những người chịu thua thiệt trong xã hội, thực hiện các hoạt động vệ sinh, môi trường, bảo vệ tài nguyên, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tại cơ sở.
Khung 3.3
Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý các rừng đặc dụng
Tính đến nay cả nước có 102 khu rừng đặc dụng với 2,3 triệu ha, chiếm 7% diện tích toàn lãnh thổ. Rừng đặc dụng được phân thành các hạng: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường (theo phân loại của Quyết định 08/2001/QĐ-TTg, ngày 11/01/2001 ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên). Các cơ quan nhà nước quản lý rừng đặc dụng xem việc huy động sự tham gia của các cộng đồng cư dân địa phương là điều kiện thiết yếu cho sự thành công của công tác bảo vệ. Bản thân các cộng đồng cũng ý thức được rằng bảo vệ rừng là bảo vệ chính các điều kiện sống và phát triển của họ.
Sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ các rừng đặc dụng đã đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo sự tồn tại và tính đa dạng sinh học của các rừng đặc dụng. Với các phong tục, tập quán tốt đẹp về bảo vệ rừng, được sự hợp tác và hỗ trợ của các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước, các cộng đồng cư dân địa phương tại các rừng đặc dụng đã than gia vào hầu hết các hoạt động bảo vệ rừng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả bảo vệ, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng các sinh vật, phát triển nguồn gen quý hiếm.
Để sự tham gia của cộng đồng ngày càng phát huy hiệu quả Nhà nước cần có một lượng vốn nhất định để vực nền kinh tế địa phương, tăng cường sử dụng lực lượng lao động địa phương, huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, của cộng đồng trong xây dựng và thực hiện các quyết định về tu sửa, nâng cấp, phát triển rừng đặc dụng. Cần có quy chế cụ thể về phần đất rừng đã được giao cho các hộ để việc bảo vệ được nghiêm ngặt, việc khai thác các lợi ích kinh tế được tiến hành một cách hợp lý.
(Nguồn: Báo cáo chuyên đề của Hội BVTNMT Việt Nam. HN, 2002)



tải về 369.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương