Vacne vwu vesdi wwf icp dự án Johannesburg Việt Nam Phát triển Bền vững


Chương 2 các Hoạt động theo hướng lịch trình 21



tải về 369.04 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích369.04 Kb.
#14033
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Chương 2

các Hoạt động theo hướng lịch trình 21

ở Việt Nam



2.1. Quá trình chuẩn bị Lịch trình 21 của Việt Nam

Việt Nam là một trong 170 quốc gia đã tham gia Hội nghị thượng đỉnh Rio, năm 1992, đã thông qua Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển và Lịch trình 21 của thế giới. Năm 1994, sau khi thấy một số nước đang phát triển đã dựa vào Lịch trình 21 của thế giới để xây dựng Lịch trình 21 quốc gia, một số nhà khoa học Việt Nam đã đề nghị Chính phủ Việt Nam tiến hành việc xây dựng Lịch trình 21 của Việt Nam. Đề nghị này đã không được chấp nhận vì 2 lý do:


 Việt Nam đã có Kế hoạch Quốc gia về Môi trường và Phát triển Bền vững 1991-2000.
 Việc xây dựng và thực hiện Lịch trình 21 của Việt Nam có thể sẽ kéo theo yêu cầu xây dựng các tổ chức điều hành, quản lý cồng kềnh, không phù hợp với chủ trương tinh giản biên chế nhà nước lúc bấy giờ.
Đến tháng 8/2000 Chính phủ Việt Nam mới nhận thấy nhu cầu cần có Lịch trình 21 của Việt Nam và quyết định giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ KHCNMT và các bộ, ngành liên quan tiến hành xây dựng Lịch trình này.
Xét theo quan điểm phát triển bền vững thì quá trình phát triển của Việt Nam trong khoảng 12 năm qua, từ 1991 đến nay, đã được định hướng theo những chính sách và chiến lược quan trọng đã trình bày tại chương 1 trên đây.
Các định hướng về phát triển bền vững đã có của Việt Nam và định hướng của Lịch trình 21 của thế giới có nhiều chỗ giống nhau, nhưng cũng có những điểm khác nhau. Sự khác nhau này là tất yếu do Lịch trình 21, tuy có nêu những việc cụ thể, nhưng không phải là một kế hoạch hành động toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội - môi trường, mà là một khung định hướng (orientation framework) trên ba mặt này nhằm hỗ trợ và đảm bảo tính bền vững của phát triển tại từng quốc gia và liên kết các cố gắng của nhiều quốc gia trong phạm vi toàn cầu. Trong lúc đó, với tính chất là những văn bản chính sách, và chiến lược quốc gia, 4 văn bản nói trên của Việt Nam là định hướng một cách toàn diện cho các mặt khác nhau của hoạt động phát triển.
Theo phương thức của Lịch trình 21 của thế giới thì: cũng như các quốc gia khác, Việt Nam cần có một Lịch trình 21 của Việt Nam với tính chất là khung định hướng gắn kết ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường theo tinh thần Phát triển Bền vững. Dự án xây dựng Lịch trình 21 của Việt Nam cho rằng lịch trình này là “một khung chiến lược, định hướng dài hạn cho PTBV, nhấn mạnh các vấn đề ưu tiên, đề xuất một số chương trình hành động cụ thể có tác dụng kích thích việc chuyển đổi sự phát triển sang con đường PTBV21.
Tại Hội thảo về Phát triển Bền vững ở Việt Nam, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 06/03/2002 tại Hà Nội, một câu hỏi quan trọng đã được đặt ra là: Lịch trình 21 có thay thế chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược bảo vệ môi trường không? Có ý kiến cho rằng trong tương lai có thể chỉ cần xây dựng một chiến lược phát triển bền vững thay thế cả chiến lược kinh tế - xã hội và chiến lược bảo vệ môi trường22. Một số TCNCP Việt Nam thấy rằng ý kiến này còn quá sớm, trong những năm sắp tới ở Việt Nam định hướng chiến lược phát triển bền vững chưa thể thay thế hoàn toàn các các chiến lược cụ thể về những mặt khác nhau của phát triển bền vững.
Tới nay, 10 năm sau công bố Lịch trình 21 của thế giới, Lịch trình 21 của Việt Nam vẫn ở dạng dự thảo. Dự thảo này mang tên "Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam; định hướng hoạt động để đưa Việt Nam chuyển sang con đường phát triển bền vững". Dự thảo đã được xây dựng với quan niệm rằng Lịch trình 21 của Việt Nam là khung chiến lược, định hướng dài hạn cho phát triển bền vững, bao gồm các quan điểm chung và phương hướng cụ thể cho các lĩnh vực trọng điểm về kinh tế, xã hội, môi trường và nêu lên những chương trình hành động cần ưu tiên cao nhất trong các kế hoạch của Nhà nước, của các bộ, ngành và địa phương. Theo báo cáo giới thiệu tại Hội thảo về Phát triển Bền vững, tháng 3/2002, dự thảo có 5 phần chính:

 Phát triển bền vững con đường tất yếu của Việt Nam

 Tạo điều kiện để kinh tế phát triển nhanh và bền vững

 Những khía cạnh xã hội của con đường chuyển sang phát triển bền vững

 Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

 Tổ chức quá trình chuyển sang PTBV.


Có thể tin chắc rằng một văn bản Lịch trình 21 của Việt Nam sẽ được ra mắt tại Hội nghị Rio+10, nói lên nhận thức, quan điểm của Nhà nước và nhân dân Việt Nam về Phát triển Bền vững. Sự chấp nhận và thực hiện đầy đủ trong thực tế văn bản này như là chính sách khung (policy framework) bao quát nhất về phát triển bền vững của Nhà nước Việt Nam sẽ đòi hỏi những cố gắng to lớn sau đó.
Từ 1992 tới nay các cơ quan liên quan của Nhà nước còn rất ít thông báo cho nhân dân biết nội dung của Lịch trình 21 của thế giới. Tại Hội thảo quốc gia của các TCNCP Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, họp tại Hà Nội, ngày 31/01/2002, nhiều đại biểu cho biết rằng họ chưa hề biết nội dung của Lịch trình 21 của thế giới. Hội thảo quốc gia đầu tiên về phát triển bền vững ở Việt Nam cũng chỉ mới được Bộ KHĐT tổ chức vào đầu tháng 3/2002. Các tổ chức ngoài chính phủ chưa thực sự được huy động vào việc xây dựng Lịch trình 21 của Việt Nam.

2.2. Những hoạt động đã có theo hướng Lịch trình 21 ở Việt Nam

Tuy chưa có Lịch trình 21 của mình nhưng trong hơn 10 năm qua xuất phát từ các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động phục vụ phát triển bền vững. Bảng 2.1 sau đây trình bày sự so sánh các định hướng hoạt động nêu trong Lịch trình 21 thế giới với các chính sách và hoạt động về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường đã có ở Việt Nam từ sau 1992. Các phần và các định hướng nêu trong bảng đều lấy theo Lịch trình 21 của thế giới.


Bảng 2.1. So sánh các định hướng của Lịch trình 21 của thế giới với các chính sách phát triển KTXH và BVMT đã có ở Việt Nam


Định hướng của Lịch trình 21 của thế giới

Định hướng phát triển KTXH và BVMT đã có ở Việt Nam

Đánh giá chủ trương và kết quả thực hiện

Phần 1. Những khía cạnh xã hội và kinh tế

1.1. Hợp tác quốc tế


Đã nêu trong: CLKTXH 1991-2000, CLKTXH 2001-2010, KHQGMTPTBV, CTTCBVMT.

Triển khai sớm, thực hiện tích cực, có kết quả tốt, cần nâng cao hiệu quả. Các TCNCP VN chưa có nhiều cơ hội tham gia .

1.2. Chống đói nghèo

Đã nêu trong: CLKTXH 1991-2000, CLKTXH 2001-2010.

Có chương trình trọng điểm quốc gia về xóa đói giảm nghèo.



Triển khai sớm, tích cực, liên tục, có hiệu quả rõ tại một số vùng, chưa vững chắc, khả năng tái nghèo còn nhiều, vùng nghèo còn rất rộng.

1.3. Thay đổi cách thức tiêu dùng

Chưa được đề cập tới trong các văn bản nói trên.

Hiện tượng xa hoa, lãng phí thể hiện trong một số dân có thu nhập cao, hoặc có quyền sử dụng của công một cách không chính đáng.

1.4. Dân số và PTBV

Đã được đề cập đầy đủ trong các văn bản CLKTXH 1991-2000, CLKTXH 2001-2010, KHQG MTPTBV.

Có chương trình trọng điểm quốc gia về dân số.



Nhận thức đúng, cố gắng liên tục, đạt kết quả tốt. ở vùng xa, nghèo mức tăng dân số vẫn cao. Hiện tượng di dân nông thôn-thành thị và nông thôn-nông thôn phức tạp, kéo theo nhiều vấn đề về tài nguyên và môi trường.

1.5. Quá trình ra quyết định về PTBV

Vấn đề huy động sự tham gia của công chúng vào quá trình ra quyết định về PTKTXH, BVMT đã được nêu trong CLPTKTXH 1991-2000, 2001-2010, CTBVMT.

Có nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của vấn đề. Tuy nhiên chưa có thể chế, pháp chế rõ để thực hiện. Công chúng được tham gia nhiều về những vấn đề chung, về vấn đề cụ thể còn rất hạn chế.

Phần 2. Bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên

2.1. Bảo vệ khí quyển

Đã nêu trong: KHQGMT PTBV, Chỉ thị BVMT, đề cập chung trong các CL PTKTXH 1991-2010. VN đã ký kết và thực hiện tích cực các công ước liên quan.

Có tác dụng nâng nhận thức, phòng ngừa ô nhiễm. Hiệu quả còn hạn chế.

2.2. Quản lý đất đai

Đã được đề cập nhiều trong các CLPTKTXH 1991-2000, 2001-2010, KHQGMTPTBV, CTBVMT. Ban hành và cải tiến luật và quy định về quản lý và sử dụng đất đai. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan.

Giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, bức xúc ở các cấp, góp phần thực hiện PTBV. Tuy nhiên còn tồn tại nhiều khó khăn, phức tạp trong quản lý và sử dụng đất.

2.3. Chống phá rừng

Đã được đề cập nhiều trong các văn bản về chính sách và chiến lược phát triển. Đã liên tục triển khai các chương trình trọng điểm quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng.

Được chú ý kịp thời, đúng mức, đạt một số kết quả về khôi phục và trồng mới rừng. Tuy nhiên chất lượng rừng suy giảm nhiều, còn phải đối phó với nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp.

2.4. Chống hoang mạc hóa và hạn hán

Vấn đề chống hạn hạn dã được đề cập tới trong các văn bản chính sách và chiến lược PT, trong chương trình về tài nguyên nước. Vấn đề hoang mạc hóa khu trú trong một số vùng nhỏ. Đã có nghiên cứu khoa học về vấn đề này.

Vấn đề chống hạn hán dã được chú ý từ lâu trước đây, đã có các biện pháp liên quan về quản lý tài nguyên nước. Do suy thoái môi trường tại một số nơi, trong một số năm vấn đề đang trở nên gay cấn hơn.

2.5. Phát triển bền vững vùng núi

Đã được đề cập nhiều trong các văn bản chính sách, tuy nhiên vẫn có những chính sách chưa phù hợp với thực tế.

Có các chương trình trọng điểm quốc gia về PT vùng núi hoạt động liên tục trong nhiều năm.



Có nhiều cố gắng liên tục, đạt một số kết quả tốt. Tuy nhiên sự bền vững của PT chưa được xem xét đúng mức.

2.6. Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

PTNN và NN là nội dung quan trọng của các văn bản chính sách và chiến lược PT, và BVMT.

Có nhiều chương trình nghiên cứu về PTKTXH, BVMT nông thôn và vùng nông nghiệp



Quan tâm liên tục, nhiều năm của các cơ quan lãnh đạo, đạt nhiều kết quả tốt. Do tăng dân số, thiếu việc làm, thị trường biến động phức tạp, PTNT và NN đáng đứng trước những khó khăn mới.

2.7. Bảo tồn đa dạng sinh học

Là nội dung quan trọng của các văn bản chính sách, chiến lược về BVMT.

Có kế hoạch quốc gia về BV ĐDSH, thực hiện khá tốt.



Sớm được quan tâm, thực hiện tốt, tranh thủ có hiệu quả sự hợp tác quốc tế. Tuy nhiên chưa ngăn chặn được suy giảm ĐDSH.

2.8. Quản lý công nghệ sinh học


Chưa được quan tâm.

Chưa có kết quả, có nguy cơ bị các thiệt hại do chưa chú ý việc quản lý này.

2.9. Bảo vệ và quản lý đại dương


Đã được đề xuất trong các văn bản chính sách và chiến lược về BV TNTN, BVMT.

Có chương trình đề tài nghiên cứu liên quan.



Có một số kết quả nghiên cứu về biển ven bờ và vùng ven biển. Hạn chế về điều kiện thực hiện.

2.10. Bảo vệ và quản lý nước ngọt


Đã được đề xuất trong các văn bản chính sách, chiến lược PT KTXH, BVMT. Đã ban hành Luật về tài nguyên nước.

Có chương trình nghiên cứu chuyên về tài nguyên nước.



Cố gắng liên tục trong nhiều năm, đạt kết quả tốt. Tuy nhiên lượng và chất tài nguyên nước ngọt vẫn là vấn đề khó khăn cần được giải quyết tốt hơn trong các thập kỷ tới.

2.11. Sử dụng an toàn hóa chất độc hại


Đã được chú ý trong các văn bản về chính sách, pháp lý về BVMT. Ban hành quy chế liên quan.

Đã có sự chú ý nhất định, tuy nhiên chưa có biện pháp phòng ngừa, xử lý có hiệu quả.

2.12. Quản lý chất thải độc hại


Đã được chú ý trong các văn bản về chính sách, pháp lý về BVMT. Ban hành quy chế liên quan.

Đã có sự chú ý nhất định, tuy nhiên chưa có biện pháp phòng ngừa, xử lý có hiệu quả.

2.13. Quản lý chất thải rắn và nước thải

Đã được chú ý trong các văn bản

chính sách và chiến lược về BVMT, có đề cập tới trong các chính sách, chiến lược về PT .

Có nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu.


Đã nâng cao nhận thức, chú ý phòng ngừa, xử lý có kết quả tại một số nơi. Tuy nhiên còn tồn tại nhiều khó khăn, phức tạp về tổ chức, quản lý và kỹ thuật.

2.14. Quản lý chất thải phóng xạ


Chưa được đề cập cụ thể.

Có nhận thức về sự cần thiết nhưng chưa đặt thành vấn đề cần phòng ngừa, xử lý.

Phần 3. Tăng cường vai trò của nhân dân

3.1. Phụ nữ trong PTBV


Các văn bản chính sách, chiến lược phát triển đều nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của nữ giới trong PTBV, BVMT và sự cần thiêt huy động sự tham gia của giới nữ vào nhiệm vụ này.

Tổ chức của phụ nữ VN phát triển sâu rộng trong cả nước, đã đóng góp thiết thực cho PTBV, BVMT.

Tuy nhiên còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Sự tham gia của nữ vào quá trình quyết định các vấn đề quan trọng của PTBV chưa được chú ý đúng mức.

Một số chính sách KTXH chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề giới.


3.2. Thanh thiếu niên trong PTBV

Các văn bản chính sách, chiến lược phát triển đều nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của thanh thiếu nhi trong PTBV, BVMT và sự cần thiêt huy động sự tham gia của thanh thiếu nhi vào nhiệm vụ này.

Phong trào BVMTcủa thanh niên phát triển mạnh ở nhiều nơi trong nước, có tác dụng lôi kéo các tầng lớp nhân dân khác hưởng ứng. Thiếu niên nhi đồng ở nhiều nơi cũng có các phong trào BVMT. Giáo dục MT với thiếu nhi phát triển tốt trong các trường phổ thông, mẫu giáo.

Trong giáo dục MT, thực hiện các chiến dịch BVMT chưa chú ý đúng mức tới giáo dục về PTBV.



3.3. Tăng cường vai trò của dân bản địa

Các văn bản về chính sách, chiến lược phát triển, các chương trình quốc gia về BVMT, bảo tồn tài nguyên đã có chú ý thích đáng tới dân bản địa, kiến thức, truyền thống văn hóa, công nghệ của dân bản địa.

Một số chủ trương, chính sách đã được sự sự quan tâm của cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, nhưng còn dừng ở mức lý luận, chưa phát huy tác dụng thiết thực. Vai trò của các cộng đồng địa phương chưa được phát huy.

3.4. Hợp tác với các tổ chức NCP

Các văn bản chính sách, chiến lược phát triển chú ý rất nhiều tới các TCNCP “chính quy” (các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc). Chính sách, thể chế với các TCNCP khác còn ở giai đoạn chuẩn bị ban hành.

Các tổ chức chính trị NCP đã được huy động, tạo điều kiện hoạt động tốt. Hợp tác, huy động, giao nhiệm vụ và tạo điều kiện hoạt động cho các TCNCP về nghề nghiệp (thuộc Liên hiệp các Hội KHKT) còn rất hạn chế.

3.5. Các tổ chưc chính quyền địa phương


Các văn bản chính sách, chiến lược phát triển chú ý rất nhiều tới các tổ chức chính quyền cơ sở, kể cả chính quyền chính quy, và chính quyền truyền thống (già làng, trưởng thôn, bản, xóm). Quy chế dân chủ trong điều hành và quản lý công việc chung tại cơ sở đang từng bước phát triển.

Các tổ chức chính quyền cấp cơ sở đã có vai trò quan trọng trong phát triển KTXH, BVMT tại địa phương do gắn liền với cộng đồng. Họ còn gặp nhiều trở ngại trong thực hiện trách nhiệm điều hành, quản lý PTBV, BVMT tại địa phương do thiếu khả năng và điều kiện làm việc. Sự giúp đỡ họ khắc phục các khó khăn này còn ít. các TCNCP có thể phát huy tác dụng giúp đỡ họ thực hiện tốt trách nhiệm này. Trách nhiệm quản lý MT đang được phân cấp từng bước về cơ sở.

3.6. Công nhân và công đoàn


Các văn bản chính sách, chiến lược phát triển đều nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của công đoàn trong PTBV, BVMT và sự cần thiêt huy động sự tham gia của công đoàn vào nhiệm vụ này.

Công nhân và tổ chức công đoàn đã có tác dụng tích cực trong BVMT, PTBV tại các xí nghiệp, doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn đã đặc biệt chú ý BVMT lao động.

Tuy nhiên nhận thức về PTBV trong nhiều công nhân và tổ chức công đoàn còn rất hạn chế.



3.7. Giới kinh doanh và công nghiệp


Các văn bản chính sách, chiến lược về BVMT, Luật BVMT đã đề cập đến trách nhiệm BVMT, xúc tiến PTBV của giới kinh doanh và công nghiệp.

Một bộ phận giới kinh doanh và doanh nghiệp đã chú ý tới sự PTBV và lâu dài của họ, họ đã cố gắng tuân thủ luật BVMT.

Tuy nhiên nhận thức còn hời hợt, với nhiều người lợi nhuận trước mắt có sức hấp dẫn mạnh hơn quan tâm PTBV và BVMT.



3.8. Các nhà khoa học và công nghệ


Nhà nước có chính sách huy động và cố gắng tạo điều kiện cho các nhà khoa học và công nghệ nghiên cứu, triển khai về BVMT, PTBV

Các nhà khoa học có tác dụng đi đầu và hướng dẫn về KHCN để thực hiện PTBV.

Tuy nhiên năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế, điều kiện, phương tiện làm việc thiếu thốn.



3.9. Tăng cường vai trò của nông dân


Các văn bản chính sách, chiến lược phát triển đều nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của nông dân trong PTBV, BVMT và sự cần thiêt huy động sự tham gia của nông dân vào nhiệm vụ này.

Bộ phận nông dân có trình độ văn hoá cao đã nhận thức rõ yêu cầu PTBV, BVMT và đã có đóng góp thiết thực vào nhiệm vụ này.

Số đông hiểu biết về BVMT và PTBV còn hạn chế, hoặc có hiểu biết nhưng không đủ điều kiện thực hiện.



Phần 4. Những phương tiện để thực hiện

4.1. Nguồn tài chính cho PTBV

Các cơ quan có thẩm quyền quyết định đã cố chủ trương tăng nguồn tài chính cho BVMT, trong thực tế đã có cố gắng tăng một ít.

Ngân sách nhà nước dành cho BVMT, xúc tiến PTBV còn rất hạn chế. Các nguồn ngoài nhà nước chưa được huy động tốt. Viện trợ quốc tế hiệu suất sử dụng chưa cao.

4.2. Chuyển giao công nghệ

Các văn bản chính sách, chiến lược PTKTXH, BVMT, PTBV đã đề cập nhiều tới CGCN.

Một số chương trình, đề tài nghiên cứu, thử nghiệm chuyển giao công nghệ đã được thành lập.



Có nhiều hoạt động ở các ngành, các cấp, thu được những kết quả tốt trong nông nghiệp, xây dựng, công nghiệp, công nghệ sạch. Còn nhiều lĩnh vực chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch chưa được chú ý.

4.3. Khoa học vì PTBV

Các văn bản chính sách, chiến lược PTKTXH, BVMT, PTBV đã đề cập nhiều tới KHCN vì PTBV.

Một số chương trình, đề tài nghiên cứu, thử nghiệm về KHCN đã được triển khai.



Có nhiều hoạt động ở các ngành, các cấp, thu được những kết quả tốt trong nông nghiệp, xây dựng, công nghiệp, công nghệ sạch, BVMT. Còn nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan tới PTBV chưa được chú ý đúng mức.

4.4. Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức

Các văn bản chính sách, chiến lược phát triển KTXH, BVMT đều đề cập. Một số chương trình trọng điểm quốc gia về nâng cao nhận thức, phát triển GDMT đã được triển khai.

Được chú ý sớm, đã có kết quả tốt. Điều hòa phối hợp hoạt động trong các chương trình, đề án chưa tốt, thí dụ về đào tạo chuyên viên môi trường tại các đại học ở trong nước.

4.5. Xây dựng năng lực cho PTBV

Các văn bản chính sách, chiến lược phát triển KTXH, BVMT đều đề cập. Một số dự án quốc gia về nâng cao năng lực QLMT cho các địa phương đã được triển khai.

Đã được quan tâm sớm, thu được kết quả tốt, đang tiếp tục triển khai. Tuy nhiên năng lực QLMT của các cấp còn rât nhieuè hạn chế.

4.6. Tổ chức thực hiện PTBV

Còn ở trong giai đoạn nâng cao nhận thức. Hành động về tổ chức thực hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị.

Chưa có Lịch trình 21 của Việt Nam. Sự phối hợp của Bộ KHĐT, Bộ KHCNMT và các bộ ngành khác còn trong giai đoạn xác định và thiết lập.

4.7. Luật quốc tế

Đã nhận thức tầm quan trọng và sự cần thiêt phải biêt và thực hiện. Đã tham gia và tich cực thực hiện các công ước quốc tế quan trọng.

Việc thực hiện các công ước Đ DSH, biến đổi khí hậu đã đem lại những lợi ích thiết thực cho VN và đóng góp cho thế giới.

4.8. Thông tin phục vụ ra quyết định

Gần đây đã nhận thức được tầm quan trọng của việc này, chủ trương đẩy mạnh truyền thông MT, cải tiến quản lý thông tin MT.

Có cố gắng lớn, đạt kết quả tốt về báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương, biên soạn bộ chỉ thị môi trường quốc gia và địa phương, đang chuẩn bị chiến lược quản lý thông tin môi trường.

Bảng so sánh đối chiếu các hành động về phát triển kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường đã được tiến hành ở Việt Nam với các định hướng hành động của Lịch trình 21 cho thấy rằng:


 Tuy chưa có Lịch trình 21 của Việt Nam, nhưng Việt Nam trong thực tế đã tích cực thực hiện hầu hết các định hướng hành động của Lịch trình 21 (33/36). Việc thực hiện này thể hiện ở chỗ đã có chính sách, chiến lược, kế hoạch và chương trình hành động cụ thể và đã thu nhận được những tiến bộ và kết quả nhất định;

 Các kết quả thu được mới là kết quả bước đầu, phạm vi, hiệu quả còn hạn chế, đòi hỏi phải tiếp tục cố gắng theo hướng đã định, thường xuyên quan trắc, theo rõi kết quả, kịp thời điều chỉnh, bổ sung cần thiết;


 Có 3 hành động đã được Lịch trình 21 đề xuất là: thay đổi cách thức tiêu dùng, thể chế hóa quá trình ra quyết định về PTBV, quản lý công nghệ sinh học, chưa được sự chú ý đúng mức ở Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa hiện nay và trong tương lai không xa việc tiến hành các hành động nêu trên là điều có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết;
 Lịch trình 21 của thế giới đã đề cập một cách rộng rãi, toàn diện tới nhiều vấn đề, phù hợp với yêu cầu PTBV của nhiều quốc gia. Tuy nhiên do đặc thù KT-XH-MT của từng quốc gia, bên cạnh những định hướng chung còn phải có những định hướng đặc thù của quốc gia. Trong Lịch trình 21 đang được soạn thảo của Việt Nam cần chú ý một số vấn đề đặc thù như: về hòa nhập kinh tế với khu vực và toàn cầu; về công bằng xã hội; về sự phát triển của các dân tộc ít người; về di dân nông thôn - đô thị và nông thôn - nông thôn; về bình đẳng giữa các thế hệ; về tài nguyên cảnh quan; về môi trường nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.



tải về 369.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương