VỀ việc ban hành tài liệu chuyên môN “HƯỚng dẫn chẩN ĐOÁn và ĐIỀu trị CÁc bệnh sản phụ khoa”



tải về 2.92 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.92 Mb.
#37181
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

1. KHÁI NIỆM

- HIV (Human immunodeficiency virus) là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể, tiêu hủy dần các tế bào miễn dịch tạo thuận lợi cho các nhiễm trùng cơ hội, rối loạn thần kinh, và các khối u gây tử vong cho người bệnh.

- AIDS (acquired immunodeficiency syndrom): hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là hội chứng nặng nề, giai đoạn muộn của bệnh do HIV gây nên.

Các phương thức lây truyền:

+ Quan hệ tình dục: quan hệ đồng giới và khác giới.

+ Đường máu: truyền máu bị nhiễm (95%), nghiện ma túy dùng cùng bơm tiêm (0,67%), cán bộ y tế bị kim châm (0,4%).

+ Từ mẹ sang con: lây truyền HIV từ mẹ sang con (LTMC) là sự lây truyền từ người mẹ bị nhiễm HIV sang trẻ sơ sinh trong các giai đoạn mang thai (trong tử cung), quá trình chuyển dạ, cho con bú. Nếu không được điều trị dự phòng, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là khoảng 25-40%.

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Các giai đoạn lâm sàng: 4 giai đoạn

- Giai đoạn sơ nhiễm: hội chứng giả bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng hoặc giả cúm: sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ. Sưng hạch ở cổ, nách. Phát ban dạng sởi hoặc sẩn ngứa trên da, viêm màng não nước trong. Những biểu hiện này sẽ hết trong vòng 7-10 ngày

- Giai đoạn suy giảm miễn dịch sớm (số lượng TB CD4 > 500 TB/ ml): người bệnh không có biểu hiện gì trên lâm sàng nhưng trong máu có HIV và trở thành nguồn lây cho người khác. Giai đoạn này kéo dài từ 5-20 năm hoặc lâu hơn.

- Giai đoạn suy giảm miễn dịch trung gian (200 < CD4 < 500 TB/ml): sốt kéo dài trên 38oC, sụt cân dưới 10% trọng lượng cơ thể mà không có lý do. Viêm da, niêm mạc miệng, sẩn ngứa, viêm nang lông, zona ở da.

- Giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng nề (TB CD4 < 200 TB/ml: nguy cơ nhiễm trùng cơ hội nặng hoặc u ác tính của AIDS. Hội chứng suy mòn: sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể, sốt, tiêu chảy kéo dài. Viêm phổi do Pneumocystis carinii, Toxoplasma não, nấm thực quản, lao ngoài phổi, Kaposi sarcoma….
2.2. Xét nghiệm:

- Xét nghiệm HIV: phát hiện các kháng nguyên hoặc kháng thể liên quan đến HIV trong mẫu bệnh phẩm.

+ Phương pháp gián tiếp: test nhanh (Determine HIV-1/2, Oralquick HIV 1&2, HIV Spot, Genie I HIV1/HIV2). Miễn dịch men ELISA. Western Blot: xét nghiệm khẳng định, miễn dịch điện di, độ đặc hiệu cao do xác định được các kháng thể đặc hiệu của các kháng nguyên khác nhau của HIV. Ngoài ra còn có xét nghiệm kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA) và miễn dịch kết tủa phóng xạ (RIPA).

+ Phương pháp trực tiếp: phát hiện trực tiếp HIV thông qua tìm kháng nguyên P24 của virus, tìm gen của virus HIV là ARN hay AND của tiền virus, nuôi cấy phân lập virus

- Các phương cách xét nghiệm HIV tại Việt Nam, phụ thuộc vào mục tiêu:

+ Phương cách I (áp dụng cho công tác truyền máu): dương tính với 1 trong các thử nghiệm như ELISA, SERODIA, hay thử nghiệm nhanh.

+ Phương cách II (áp dụng cho giám sát trọng điểm): dương tính cả 2 lần xét nghiệm bằng 2 loại sinh phẩm với nguyên lý và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.

+ Phương cách III (áp dụng cho chẩn đoán các trường hợp nhiễm HIV): dương tính với cả 3 lần xét nghiệm bằng 3 loại sinh phẩm với nguyên lý và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Nếu kết quả không đồng nhất, phải xét nghiệm lại hoặc gửi mẫu máu xét nghiệm nơi khác.

- Chẩn đoán HIV ở trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Tất cả trẻ em này xét nghiệm phát hiện kháng thể đều cho kết quả dương tính. Kháng thể HIV của mẹ tồn tại lâu dài ở trẻ nhỏ, với trẻ không bị nhiễm HIV, lượng kháng thể này mất dần và sẽ hết vào tháng 9 đến trước 18 tháng tuổi. Trẻ ≥18 tháng tuổi, xét nghiệm kháng thể dương tính theo phương thức III nghĩa là trẻ đã bị nhiễm HIV. Chẩn đoán bằng xét nghiệm trực tiếp HIV PCA-AND để phát hiện tiền virus ở trẻ 6 tuần tuổi có hiệu quả cao.




1. Dự phòng sớm lây truyền HIV cho phụ nữ

2. Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV

3. Can thiệp cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai

4. Các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho cặp mẹ và con sau sinh

- Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi.

- Tư vấn và XN HIV cho phụ nữ

- Khuyến khích trì hoãn quan hệ tình dục đối với thanh thiếu niên

- Thực hành tình dục an toàn

- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục


- Tư vấn và cung cấp các biện pháp tránh thai.

- Tư vấn xét nghiệm HIV

- Tư vấn thực hiện tình dục an toàn


- Chăm sóc thai nghén

- Tư vấn và xét nghiệm

- Đánh giá giai đoạn lâm sàng và miễn dịch

- Điều trị DPLTMC

- Thực hành sản khoa an toàn.

- Điều trị cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV.

- Tư vấn nuôi dưỡng trẻ sau sinh


- Các dịch vụ can thiệp cho bà mẹ.

- Các dịch vụ can thiệp cho trẻ phơi nhiễm.

- Các dịch vụ can thiệp cho trẻ nhiễm HIV.


3. CÁC CAN THIỆP LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON: 4 thành tố

3.1. Sử dụng thuốc kháng retrovirus

Mục tiêu: giảm tải lượng virut ở người mẹ và giảm sự phơi nhiễm của thai.

- Điều trị phòng lây truyền mẹ con (LTMC): sử dụng ngắn hạn ARV giảm lây truyền HIV mẹ-con. Nguyên tắc: điều trị ARV càng sớm càng tốt..

- Điều trị bệnh: sử dụng lâu dài ARV do sức khỏe người mẹ (TCD4 ≤ 350 tế bào/mm3 không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng; hoặc giai đoạn lâm sàng 3, 4, không phụ thuộc TCD4) và cũng có tác dụng dự phòng LTMC.

Phác đồ phòng LTMC (Bộ y tế, ban hành ngày 2/11/2011):



Mẹ

Khi mang thai

AZT (Zidovudine) 300mg x 2lần/ngày, uống hàng ngày từ tuần thai thứ 14 hoặc ngay khi phát hiện nhiễm HIV sau tuần thai thứ 14 cho đến khi chuyển dạ

Khi chuyển dạ

- AZT 600mg + 3TC 150mg + NVP 200mg.

- Sau đó 12 giờ một lần AZT 300mg + 3TC 150mg cho đến khi đẻ.



Sau đẻ

AZT 300mg + 3TC 150 mg ngày 2 lần trong 7 ngày

Con

Mẹ điều trị AZT trước sinh trên 4 tuần

NVP liều đơn 6mg uống một lần ngay sau sinh + AZT 4mg/kg uống ngày 2 lần

Mẹ điều trị AZT trước sinh chưa đủ 4 tuần

NVP liều đơn 6mg uống một lần ngay sau khi sinh + tiếp tục AZT 4mg/kg uống 2 lần một ngày trong 4 tuần

3.2. Các can thiệp sản khoa trong giai đoạn chuyển dạ và sinh con

Mục đích: giảm tối đa sự phơi nhiễm của thai nhi với HIV từ các dịch cơ thể của mẹ, và các yếu tố nguy cơ LTMC.

- Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn chung. Sát khuẩn đường sinh dục trong quá trình đỡ đẻ bằng dung dịch Chlorua de Benzalkonium hay Chlorhexidin 0,2.

- Cán bộ y tế đảm bảo cuộc chuyển dạ và sinh con an toàn, nhiệt tình, chu đáo không kỳ thị, phân biệt đối xử.

- Hạn chế tối đa thủ thuật gây tổn thương da và niêm mạc cho mẹ và con khi chuyển dạ (không bấm ối sớm, Forceps, giác hút, đặt điện cực vào đầu thai nhi, không cắt TSM quá sớm để hạn chế chảy máu).

- Mổ lấy thai: mổ lấy thai chủ động hoặc trước khi vỡ ối có thể làm giảm nguy cơ lây truyền mẹ con từ 50-80% khi phối hợp với ARV. Do nguy cơ của phẫu thuật, không khuyến cáo mổ lấy thai hệ thống cho sản phụ nhiễm HIV. Bộ Y Tế quy định “chỉ mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa”.

- Trạm y tế xã không có khả năng điều trị dự phòng ARV cho mẹ và sơ sinh khi chuyển dạ và sau đẻ do vậy cần giới thiệu sản phụ nhiễm HIV tới các cơ sở sản khoa (tối thiểu tuyến huyện) có cung cấp dịch vụ PLTMC.



3.3. Can thiệp sau sinh

- Chăm sóc sản khoa: theo dõi hậu sản, co hồi tử cung, chảy máu, nhiễm trùng

- Điều trị dự phòng lây truyền HIV tiếp tục theo phác đồ

- Tư vấn và giới thiệu chuyển tiếp đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và khẳng định tình trạng nhiễm HIV. Tư vấn phương thức nuôi con an toàn.



Chăm sóc sơ sinh:

+ Cắt rốn sớm ngay sau đẻ, càng sớm càng tốt.

+ Tắm ngay sau khi cắt rốn hoặc lau khô dịch trên người trẻ bằng khăn mềm, dễ thấm nước, hạn chế lau và kỳ trên bề mặt da.

+ Hạn chế hút dịch ở đường mũi - hầu - họng, bằng các loại sonde mềm, áp lực <100mmHg hoặc dùng bóng hút, thao tác nhẹ nhàng,tránh tổn thương mũi họng,

+ Trẻ sơ sinh sau đẻ tốt nhất phải được dự phòng ARV trước 72h.

+ Khi xuất viện cần giới thiệu đưa trẻ đến các cơ sở nhi khoa khi trẻ được 6 tuần tuổi, dùng thuốc dự phòng các bệnh nhiễm trùng khác, theo dõi và xét nghiệm cho đến khi khẳng định tình trạng HIV, đồng thời với việc theo dõi tăng trưởng và tiêm chủng.


SỐT TRONG KHI CÓ THAI

1. KHÁI NIỆM

Sản phụ sốt (nhiệt độ ≥ 38oC) trong thời kỳ thai nghén hoặc trong chuyển dạ và sau đẻ.



2. CÁC HÌNH THÁI LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN

2.1. Sốt do các bệnh nội/ ngoại khoa trong thời gian có thai

2.1.1. Viêm ruột thừa cấp:

- Chẩn đoán:

+ Sốt, đau hố chậu phải âm ỉ và tăng dần

+ Nôn, buồn nôn, bí trung đại tiện.

+ Phản ứng hố chậu phải, Mac burney (+).

+ Tử cung có thai bình thường

- Xử trí: phẫu thuật cắt ruột thừa qua nội soi hay mổ mở, kháng sinh, thuốc giảm cơn co tử cung, giữ thai.

2.1.2. Viêm đường tiết niệu:

- Viêm bàng quang:

+ Đái khó, đái đau, đái buốt, đái rắt, đau bụng vùng sau mu.

+ Xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, protein

+ Điều trị: Amoxicilin 500mg uống 4v/ngày trong 5-7 ngày. Nếu tái phát có thể điều trị tiếp đến khi đẻ.

-Viêm thận - bể thận cấp:

+ Sốt cao, rét run, đái khó, đái rắt, đau bụng vùng thắt lưng, ấn đau tại xương sườn

+ Xét nghiệm bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Cấy nước tiểu tìm vi khuẩn.

+ Siêu âm đài bể thận giãn, niệu quản giãn. Thai bình thường.

+ Điều trị: chống choáng. Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ, Unasyn 1,5g x 2lọ. Tiêm TM, Metronidazol 1g truyền TM cho đến khi hết sốt 48h chuyển sang thuốc uống Amoxicillin 1g x 3 lần/ngày trong 12 ngày

2.1.3. Viêm phổi

- Dấu hiệu chính: sốt, khó thở nhanh, đau ngực, ho có đờm

+ Họng xung huyết, phổi có ran nổ, ran ẩm.

+ Chụp phổi có hình mờ thùy phổi (chú ý tấm chì bảo vệ thai nhi).

- Xử trí: càng sớm càng tốt, chuyển nội khoa điều trị kháng sinh Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày trong 7 ngày, khí dung xông họng.

2.1.4. Sốt rét.

- Dấu hiệu chính

+ Sốt rét không có biến chứng: rét run, sốt nóng, ra mồ hôi có chu kỳ (hàng ngày hay cách ngày), nhức đầu, đau khớp, đau cơ. Có thể lách to

+ Sốt rét ác tính có biến chứng nặng: sốt rét kèm thêm thiếu máu, hôn mê, đái ra huyết sắc tố, có thể co giật, vàng da.

- Xét nghiệm: phiến đồ máu ngoại vi tìm ký sinh trùng, test nhanh tìm kháng thể.

- Xử trí:

+ Chloroquin liều khởi đầu 10mg/kg cân nặng1 lần/ngày trong 2 ngày, sau đó 5mg/kg ngày thứ 3.

+ Sulfadoxin/pyrimethamin 3v uống liều duy nhất.

+ Muối quinine 10mg/kg cân nặng uống 3l/ngày trong 7 ngày

2.1.5. Thương hàn.

- Triêu chứng: sốt tăng dần, đau đầu, táo bón ban đầu, ho khan, mệt mỏi, chán ăn, lách to sau đi ngoài phân lỏng. Có dấu hiệu bụng ngoại khoa (thủng ruột). Có thể mê sảng, đờ dẫn.

- Cấy phân, cấy máu làm kháng sinh đồ

- Xử trí: khám và điều trị tại khoa truyền nhiễm. Ampicillin 1gx 4 lần/ngày hay Amoxycillin 1g x 3 lần/ngày trong 14 ngày.

2.1.6. Viêm gan do virus.

- Triệu chứng: sốt, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, nước tiểu vàng, gan to. Có thể đau cơ, đau khớp, nổi mề đay, lách to.

- Xét nghiệm: chức năng gan, men gan tăng cao, kháng thể kháng nguyên virus HbSAg, HbEAg, Định lượng phiên bản virus trong máu (PCA).

- Tiến triển: viêm gan do virus diễn ra trong giai đoạn chuyển dạ rất nặng vì suy gan cấp, chảy máu do rối loạn đông máu, hôn mê gan do suy gan.

- Chẩn đoán phân biệt: tiền sản giật nặng, hội chứng HELLP

- Điều trị: chuyển khám và điều trị tại khoa truyền nhiễm, Nghỉ ngơi nâng cao thể trạng. Thuốc giảm lượng virus trong máu.

- Trong khi chuyển dạ chú ý chảy máu, chuẩn bị máu và các yếu tố đông máu.

- Phòng bệnh cho sơ sinh: tiêm kháng thể kháng virus (HEBA BIG) + vaccine trong vòng 72g sau đẻ.

2.1.7. Sốt do viêm đường hô hấp trên:

- Triệu chứng: đây là bệnh thường gặp, thường có sốt và dấu hiệu chỉ điểm tại đường hô hấp như đau họng, ho, khàn tiếng, chảy nước mũi, nước mắt.

- Khám tai mũi họng, lấy bệnh phẩm cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.

- Điều trị: kháng sinh nhóm beta lactamin phổ rộng, không độc cho thai, kết hợp chuyên khoa tai mũi họng điều trị tại chỗ (giảm tiết dịch, nhỏ mũi, xông họng).

2.1.8. Sốt do virus: cúm và Rubella;

- Triệu chứng: sốt cao 38-40oC, viêm long đường hô hấp trên, đau mỏi toàn thân, dấu hiệu sốt hết sau 1 tuần.

- Nổi ban ở mặt, tay, toàn thân.

- Xét nghiệm tìm kháng thể trong máu IgM, IgG.

- Điều trị: điều trị triệu chứng nâng cao thể trạng, hạ sốt để hạn chế ảnh hưởng đến thai.

- Thai 3 tháng đầu cần chú ý khả năng ảnh hưởng đến thai, gây dị dạng thai. Chuyển tuyến trung ương để chẩn đoán sớm và tư vấn ngừng thai nếu nhiễm Rubella.

2.1.9. Sốt có liên quan đến thai nghén

- Nhiễm khuẩn thai:

+ Triệu chứng: sốt, ra khí hư hôi, tử cung căng đau, có thể đau bụng dưới, phản ứng thành bụng, ra máu âm đạo kéo dài, mủ chảy ra từ cổ tử cung, có thể đã sẩy thai, thai chết lưu.

+ Xử trí: kháng sinh càng sớm càng tốt. Lấy thai và rau ra khỏi tử cung bằng thuốc (misoprostol) hay bằng dụng cụ.

- Nhiễm khuẩn ối.

+ Triệu chứng: thường gặp trong ối vỡ non, vỡ sớm xử trí không đúng, đôi khi trong chuyển dạ kéo dài. Sốt là triệu chứng thường gặp, sốt cao, rét run, dịch âm đạo hôi, đau bụng, tim thai nhanh. Tử cung căng đau, nước ối có mùi hôi.

Cấy dịch ối có vi khuẩn, xét nghiệm máu bạch cầu đa nhân trung tính cao, CRP (+).

+ Xử trí: kháng sinh liều cao, phối hợp theo kháng sinh đồ. Xử trí thai tùy theo chỉ định sản khoa, có khi cần mổ lấy thai, trong trường hợp nặng có thể phải cắt tử cung.

- Nhiễm khuẩn âm đạo: Ít gặp hình thai viêm đơn thuần, thường phối hợp với nhiễm khuẩn tử cung hoặc nhiễm khuẩn ối.

+ Triệu chứng: sốt, dịch âm đạo nhiều, có mùi hôi. Dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân có thể chưa rõ. Cấy dịch âm đạo có vi khuẩn gây bệnh.

+ Xử trí: kháng sinh toàn thân (theo kháng sinh đồ), làm thuốc âm đạo và xử trí sản khoa tích cực.

SINH LÝ CHUYỂN DẠ

1. KHÁI NIỆM

Chuyển dạ đẻ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đẩy ra khỏi tử cung và đường sinh dục của người mẹ.



2. PHÂN LOẠI

- Đẻ thường là cuộc chuyển dạ diễn ra bình thường theo sinh lý, thai nhi được đẻ qua đường âm đạo, không can thiệp gì.

- Đẻ đủ tháng là cuộc chuyển dạ từ đầu tuần thứ 38 (259 ngày) đến cuối tuần thứ 41 (287 ngày).

- Đẻ non tháng khi tuổi thai từ 22 tuần (154 ngày) đến 37 tuần.

- Thai già tháng khi tuổi thai quá 41 tuần (287 ngày)

- Sẩy thai là sự chấm dứt thai nghén trước khi thai có thể sống được, thai dưới 22 tuần, nặng dưới 500g



3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN DẠ

3.1. Chuyển dạ có 3 giai đoạn

- Giai đoạn xóa mở cổ tử cung

- Giai đoạn sổ thai

- Giai đoạn sổ rau



3.2. Động lực của cuộc chuyển dạ

Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ đẻ. Rối loạn co bóp của tử cung có thể làm cho cuộc chuyển dạ bị kéo dài hoặc gây các tai biến cho người mẹ và cho thai nhi.



3.3. Đặc điểm cơ co tử cung

- Cơn co tử cung xuất hiện một cách tự nhiên ngoài ý muốn của sản phụ. Cơn co tử cung gây đau. Ngưỡng đau phụ thuộc theo từng sản phụ. Khi áp lực cơn co đạt tới 25-30 mmHg, sản phụ bắt đầu cảm thấy đau. Cơn đau xuất hiện muộn, sau khi có cơn co tử cung và mất đi trước khi hết cơn co tử cung.

- Điểm xuất phát của cơn co tử cung nằm ở một trong hai sừng của tử cung. Thông thường ở sừng phải tử cung. Sự lan truyền cơn co tử cung cũng theo hướng từ trên xuống dưới. Tốc độ lan truyền cơn co 1-2cm/ giây.

- Cơn co tử cung có tính chu kỳ và đều đặn, mau dần lên, dài dần ra, khi bắt đầu chuyển dạ chỉ dài 15 đến 20 giây, sau đạt tới 30 - 40 giây ở cuối giai đoạn xóa mở cổ tử cung. Cường độ cơn co tử cung cũng tăng dần lên. Áp lực cơn co khi mới bắt đầu chuyển dạ từ 30-35 mmHg tăng dần lên đến 50 - 55 mmHg.

- Cơn co tử cung có tình chất ba giảm: áp lực cơn co tử cung giảm dần từ trên xuống dưới, thời gian co bóp của cơ tử cung cũng giảm dần từ trên xuống dưới

- Số lượng cơn co tử cung trong một cuộc chuyển dạ đẻ thay đổi từ 70- 180, phụ thuộc vào số lần đẻ, đẻ dễ hay khó và chất lượng cơ tử cung.



3.4. Cơn co tử cung và cơn co thành bụng trong giai đoạn sổ thai:

Trong giai đoạn hai của cuộc chuyển dạ đẻ, cơn co thành bụng phối hợp với cơn co tử cung đẩy thai ra ngoài. Cơ hoành được đẩy xuống thấp trong ổ bụng, các cơ thành bụng co lại làm giảm thể tích ổ bụng, áp lực của ổ bụng tăng lên ép vào đáy tử cung góp phần đẩy thai xuống. Áp lực cơn co tử cung ở cuối giai đoạn hai đã tăng cao cùng với cơn co thành bụng sẽ tạo thành áp lực trong buồng ối tăng lên tới 120-150mmHg. Như vậy là áp lực cơn co thành bụng rất cao mà một nửa áp lực này do cơ hoành gây ra. Do vậy việc hướng dẫn sản phụ biết cách rặn đẻ rất có giá trị.



4. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHÍA MẸ VÀ THAI, PHẦN PHỤ

4.1. Thay đổi về phía người mẹ

Sự xóa mở cổ tử cung và thành lập đoạn dưới:

Thời gian xóa mở cổ tử cung diễn ra không đều. Trong giai đoạn đầu (Ia) từ khi cổ tử cung xóa đến khi mở được 4cm thời gian mất 8-10 giờ. Giai đoạn sau (Ib) thời gian mở tử cung từ 4cm đến mở hết khoảng 4-6 giờ, tốc độ trung bình mở 1cm/1 giờ.

Sự xóa mở cổ tử cung nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố: đầu ối tỳ vào cổ tử cung nhiều hay ít, tình trạng cổ tử cung dầy cứng, sẹo xơ cũ. Cơn co tử cung có đồng bộ và đủ mạnh hay không.

Giữa người con so và người con rạ có sự khác biệt nhau về hiện tượng xóa mở cổ tử cung. Ở người con so cổ tử cung xóa hết rồi mới mở và đoạn dưới tử cung thành lập từ các tháng cuối của thai nghén. Còn ở người con rạ, cổ tử cung vừa xóa, vừa mở và đoạn dưới tử cung chỉ thành lập khi mới bắt đầu chuyển dạ. Thời gian mở cổ tử cung ở người con rạ nhanh hơn so với người con so

- Thành đoạn dưới lập: đoạn dưới tử cung thành lập do eo tử cung giãn rộng, kéo dài và to ra. Từ 0.5-1 cm, khi đoạn dưới được thành lập hoàn toàn cao đến 10cm.

- Thay đổi ở đáy chậu:

Do áp lực của cơn co tử cung ngôi thai xuống dần trong tiểu khung. Áp lực của ngôi thai đẩy dần mỏm xương cụt ra phía sau, đường kính mỏm cụt hạ vệ thay đổi từ 9.5cm thành 11 cm bằng với đường kính mỏm cùng- hạ vệ. Sức cản của các cơ ở phía tầng sinh môn sau đẩy ngôi thai hướng ra phía trước.

Tầng sinh môn trước phồng to lên, vùng hậu môn - âm hộ dài ra gấp đôi (từ 3-4cm giãn ra 12-15cm). Do có tác dụng của cơn co tử cung và cơn co thành bụng, tầng sinh môn sau bị ngôi thai đè vào giãn dài ra, lỗ hậu môn mở rộng xóa hết các nếp nhăn, Âm môn mở rộng, thay đổi hướng dần dần nằm ngang. Sự tiến triển của ngôi thai thường gây són đái và nếu trực tràng còn phân thì phân sẽ thoát ra ngoài hậu môn khi ngôi thai xuống thấp trong tiểu khung.

4.2. Thay đổi về phía thai:

Khi đoạn dưới được thành lập, ngôi thai cũng từ từ tụt dần xuống áp sát vào đoạn dưới làm cho ngôi thai sát với cổ tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cổ tử cung. Trong quá trình chuyển dạ đẻ, thai nhi có một số hiện tượng uốn khuôn.

- Hiện tượng chồng xương sọ. Hộp sọ của thai nhi giảm bớt kích thước bằng cách các xương chồng lên nhau. Hai xương đỉnh chồng lên nhau, xương chẩm và xương trán chui xuống dưới xương đỉnh. Hai xương trán cũng có thể chồng lên nhau.

- Thành lập bướu thanh huyết. Đó là hiện tường phù thấm thanh huyết dưới da, đôi khi rất to. Vị trí bướu thanh huyết thường nằm ở phần ngôi thai thấp nhất, giữa lỗ mở của cổ tử cung. Bướu thanh huyết chỉ xuất hiện sau khi vỡ ối. Mỗi một ngôi thai thường có vị trí riêng của bướu thanh huyết



4.3. Thay đổi ở phần phụ của thai: cơn co tử cung làm cho màng rau (trung sản mạc và nội sản mạc) ở cực dưới chỗ cổ tử cung mở bị bong ra, nước ối dồn xuống tạo thành túi ối hay đầu ối

-Tác dụng của đầu ối:

+ Giúp cho cổ tử cung xóa và mở trong chuyển dạ đẻ do đầu ối ép vào cổ tử cung

+ Bảo vệ thai nhi với các sang chấn bên ngoài

+ Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo vào buồng ối

Các hình thái ối vỡ:

+ Vỡ ối đúng lúc là vỡ ối khi cổ tử cung mở hết

+ Vỡ ối sớm là vỡ ối xảy ra khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết

+ Vỡ ối non là vỡ ối xảy ra khi chưa có chuyển dạ.

- Rau bong và sổ rau: sau khi sổ thai, cơn co tử cung tiếp tục xuất hiện sau một giai đoạn nghỉ ngơi sinh lý làm cho rau thai và màng rau bong ra, xuống dần trong đường sinh dục người mẹ và sổ ra ngoài. Tử cung co chặt lại tạo thành khối an toàn gây tắc mạch sinh lý để cầm máu sau khi rau sổ.



4.4. Một số thay đổi khác

- Về phía người mẹ:

Thay đổi về hô hấp: sự tăng thông khí trong các cơn co tử cung có thể gây nên tình trạng kiềm hô hấp. Trong khi sổ thai, các cơn rặn đẻ làm tăng PCO2 và tình trạng tăng hô hấp sẽ làm tăng thêm vào tình trạng toan chuyển hóa.

Thay đổi về huyết động: tư thế sản phụ nằm ngửa, tử cung thường lệch sang phải nên tĩnh mạch chủ bụng bị chèn ép làm giảm tuần hoàn rau thai dẫn đến suy thai. Cho sản phụ nằm nghiêng trái sẽ loại bỏ được tác dụng xấu này.

Các cơn co tử cung mạnh hoặc gắng sức rặn đẻ sẽ chèn ép động mạch chủ bụng dẫn tới giảm lưu lượng tuần hoàn rau thai và gây suy thai. Giảm huyết áp động mạch do giãn mạch hoặc do liệt mạch vì gây tê quanh tủy sống cũng có thể dẫn đến suy thai.

Mẹ bị chảy máu nhiều trong chuyển dạ làm giảm khối lượng tuần hoàn và kèm theo tình trạng co mạch cũng gây ra suy thai.

Thay đổi về chuyển hóa: trọng lượng cơ thể mẹ giảm tử 4-6 kg sau khi đẻ, bao gồm trọng lượng thai nhi, bánh rau, nước ối, máu và các dịch tiết từ da, phổi, thận. Đường huyết cũng giảm do tăng tiêu thụ. Các gắng sức chịu đựng của cơ trong các cơn co tử cung, rặn đẻ có thể dẫn đến tình trạng toan máu và tình trang toan máu này có thể chuyển sang con. Số lượng bạch cầu cũng tăng lên trong quá trình chuyển dạ đẻ.

Tình trạng lo lắng và đau: trong chuyển dạ đẻ, tình trạng đau do cơn co tử cung và lo lắng sẽ làm tăng bài tiết cortisol và các cathecholamin gây ra tình trạng co mạch làm trầm trọng thêm tình trạng toan do acid lactic. Vì vậy phải bằng mọi cách giảm đau và trấn an cho sản phụ.

- Sự đáp ứng của thai: tim thai thay đổi trong cơn co tử cung. Tim thai hơi nhanh lên khi tử cung mới co bóp sau đó chậm lại trong cơn co tử cung. Ngoài cơn co tử cung, tim thai dần dần trở lại bình thường

5.6. Thời gian chuyển dạ

Ở người con so, thời gian chuyển dạ trung bình từ 16 - 20h. Ở người con rạ, thời gian chuyển dạ đẻ ngắn hơn, trung bình từ 8 - 12h. Các cuộc chuyển dạ đẻ quá 24h gọi là chuyển dạ kéo dài



NGÔI MÔNG


tải về 2.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương