UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang17/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   47

Trả lời

Về vấn đề mà cử tri nêu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 29 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đặc thù về thu hồi đất; giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La. Quyết định này có hiệu lực thi hành, được áp dụng thực hiện kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2010.



33. Cử tri Thành phố Cần Thơ kiến nghị: Qua thực tế công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các công trình, dự án ở các địa phương cho thấy vai trò quan trọng của công tác này đối với tiến độ thi công các công trình và sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này hết sức khó khăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa thống nhất, quyền lợi Nhà nước, người dân và doanh nghiệp nhiều lúc chưa có sự hài hòa lẫn nhau; chính sách pháp luật về đất đai trong từng giai đoạn có sự mâu thuẫn, chồng chéo nhau; chưa có cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng thẩm định, áp giá bồi thường cho người có đất bị thu hồi…Cử tri đề nghị sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để kịp thời giải quyết các vấn đề nêu trên; cần nghiên cứu cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng thẩm định, áp giá bồi thường cho người có đất bị thu hồi ở các địa phương, nhất là các địa phương nhiều dự án thu hồi đất của dân, nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi Nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Trả lời:

Đất đai luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và nhất là đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Việc giải quyết các tồn tại trong quản lý và sử dụng đất đai đòi hỏi phải có thời gian. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. Các văn bản đã ban hành bước đầu giải quyết được các vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư so với trước đây. Ngày 08 tháng 01 năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất, theo đó đã quy định: Tổ chức phát triển quỹ đất là cơ quan có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nội dung các văn bản mới này và tổng hợp những vướng mắc trong quá trình thực hiện các văn bản để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai.



34. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Hiện nay, Luật đất đai và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật chỉ đề cập đến đất ở trong khu dân cư, trong khi đó đa số người dân Đồng bằng sông Cửu Long xây nhà dọc theo các tuyến giao thông, các khu vực chợ… đề nghị Chính phủ có hướng dẫn cụ thể việc xác định loại đất ở những khu vực này để tháo gỡ những khó khăn trong công tác bồi thường hiện nay; đồng thời quy định cụ thể các tiêu chí để xác định giá đất bồi thường sát với giá thị trường; mở rộng hơn nữa thẩm quyền điều chỉnh khung giá đất cho cấp tỉnh

Trả lời:

Đối với đồng bằng sông Cửu Long, đất ở thường không phân bố tập trung thành các khu dân cư mà phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông, kênh mương, nhà ở riêng lẻ... Chính sách hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở dọc theo các tuyến đường giao thông, kênh mương, nhà ở riêng lẻ đã được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Việc xác định giá đất ở để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo nguyên tắc sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường và theo các phương pháp xác định giá đất quy định cụ thể tại Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

Về thẩm quyền quyết định giá đất: theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì khi Nhà nước phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm quyết định thu hồi đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để xác định lại giá đất cụ thể cho phù hợp; giá đất cụ thể được xác định lại không bị giới hạn bởi khung giá các loại đất do Chính phủ ban hành.

Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP, theo đó, "Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại một thời điểm xác định là số tiền Việt Nam tính trên một đơn vị diện tích đất theo từng mục đích sử dụng hợp pháp, được hình thành từ kết quả của những giao dịch thực tế đã hoàn thành, mang tính phổ biến giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng trong điều kiện thương mại bình thường, không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến không hợp lý, như: đầu cơ, thiên tai, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế, tài chính, thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi và những trường hợp khác do Bộ Tài chính quy định”. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định về phương pháp xác định giá đất cho phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương.



35. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét lại và thống nhất thời điểm lập, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (trước, sau hay đồng thời với việc lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án). Hiện nay, quy định này đang gây nhiều bất cập thiếu thống nhất giữa Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/12/2008 của Chính phủ. Đề nghị Chính phủ giao các Bộ, ban, ngành, cơ quan chuyên môn trực tiếp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm tăng trách nhiệm cho cơ quan trực tiếp thẩm định, đồng thời rút ngắn thời gian, thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp để thu hút đầu tư

Trả lời:

Theo phương pháp tiếp cận đầy đủ và khoa học thì báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một quá trình được thực hiện theo các giai đoạn hình thành, phát triển một dự án (thông thường là ĐTM sơ bộ trong giai đoạn lựa chọn địa điểm/nghiên cứu tiền khả thi và ĐTM chi tiết trong giai đoạn nghiên cứu khả thi/thiết kế cơ sở). Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường quy định “Báo cáo ĐTM phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án” là hợp lý.

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định thời điểm phê duyệt báo cáo ĐTM theo 3 nhóm dự án là: các dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải được phê duyệt báo cáo ĐTM trước khi xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản; các dự án đầu tư xây dựng phải được phê duyệt báo cáo ĐTM trước khi xin cấp giấy phép xây dựng; các dự án còn lại trước khi khởi công xây dựng. Quy định này nhằm cụ thể hóa Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường quy định “Các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt”. Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ghi nhận ý kiến của cử tri để nghiên cứu, tổng hợp đề xuất với Chính phủ phương án sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đã được quy định cụ thể tại Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các cơ quan chuyên môn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giúp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc thẩm định, trình phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM theo ủy quyền.



36. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Bến Tre kiến nghị: Tình trạng ô nhiễm môi trường trở lên phổ biến và hết sức nặng nề, nhất là ô nhiễm nguồn nước gây hậu quả rất xấu cho cuộc sống con người. Mặc dù vấn đề này đã được cử tri kiến nghị rất nhiều lần nhưng việc kiểm tra, xử lý là quá chậm và không nghiêm minh. Cử tri đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phê duyệt dự án, cấp phép, công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm của các cơ quan chức năng; đề nghị Nhà nước tăng cường công tác thanh tra về tình trạng ô nhiễm môi trường

Trả lời:

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo quyết liệt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Bộ đã thành lập Thanh tra chuyên ngành về môi trường, tăng cường năng lực cho lực lượng thanh tra môi trường các cấp, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra,… Qua đó đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn cả nước. Trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với 793 cơ sở, khu công nghiệp trên phạm vi cả nước, tập trung vào các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy nhiều cơ sở đã có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở vi phạm và bị đề nghị xử phạt hành chính với số tiền phạt trên 07 tỷ đồng, truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp với tổng số tiền 1.088.000.000 đồng.

Mặc dù nhận thức về bảo vệ môi trường của các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đã từng bước được nâng lên, tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở vì nhiều nguyên nhân vẫn cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, do đó tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục diễn ra. Để đáp ứng yêu cầu xử lý các hành vi vi phạm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010), trong đó nâng mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000 đồng. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và đặc biệt tập trung triển khai thanh tra diện rộng đối với các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước, các cơ sở thuộc các lưu vực sông, thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các địa phương,… nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

37. Cử tri các tỉnh Long An, Phú Yên, Thái Bình kiến nghị: Việc quy hoạch các khu công nghiệp cần nghiên cứu kỹ, có quy hoạch cụ thể, đảm bảo các yếu tố môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, có biện pháp xử phạt nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần phải bảo vệ lợi ích chính đáng của các hộ dân bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm thông qua việc tổ chức hội đồng giám định thiệt hại môi trường

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện thành lập, quy trình thẩm định quy hoạch các khu công nghiệp đã được quy định khá chặt chẽ, đáp ứng các yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường. Tại điểm 9, phần I Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế đã quy định "Khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, tổ chức tư vấn có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan chức năng bằng văn bản về những vấn đề liên quan đến: giao thông đối ngoại; an ninh quốc phòng; nguồn cấp năng lượng; cấp nước; nước thải; môi trường; phòng chống cháy nổ; bảo tồn, tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh trước khi thẩm định đồ án quy hoạch”.

Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Thông tư đã quy định chi tiết từ nguyên tắc bảo vệ môi trường, trách nhiệm của các đối tượng có liên quan cũng như công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Ngoài ra, tương ứng với mỗi một loại hình các khu, cụm công nghiệp, đều phải có ý kiến và được sự đồng ý thông qua quy hoạch của các Bộ, ngành có liên quan, của khu dân cư,...

Hàng năm, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ cấp Trung ương đến địa phương đều có kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, qua đó phát hiện và kịp thời xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu xử lý các hành vi vi phạm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010), trong đó nâng mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường từ 70.000.000 đồng lên 500.000.000; trong Nghị định này còn quy định cụ thể các hình xử lý khác đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: tạm đình chỉ, buộc di dời hoặc cấm hoạt động.

Luật Bảo vệ môi trường (năm 2005) đã dành hẳn một mục (mục 2 chương XIV) với 5 điều quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (từ Điều 131 đến Điều 134). Điều 131 quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; Điều 132 quy định về giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; Điều 133 quy định về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.

Vấn đề bảo vệ lợi ích chính đáng của các hộ dân bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm thông qua việc tổ chức giám định thiệt hại môi trường cũng đã được đề cập cụ thể tại khoản 3, Điều 132, theo đó, “Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định”. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường.



38. Cử tri Thành phố Cần Thơ; các tỉnh Long An, Khánh Hòa kiến nghị: Đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm hoàn chỉnh các quy định trong việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường vì trong thời gian qua các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này thiếu chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở cho các doanh nghiệp vi phạm

Trả lời:

Để đáp ứng yêu cầu xử lý các hành vi vi phạm, gây ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010), theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000; trong Nghị định này còn quy định cụ thể các hình xử lý khác đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: tạm đình chỉ, buộc di dời hoặc cấm hoạt động.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Chương XVII về Tội phạm môi trường trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009. Hiện nay, Bộ đang phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực môi trường.

Trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, trong năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường (qua thanh tra, kiểm tra đối với 793 cơ sở và khu công nghiệp đã đề nghị xử phạt trên 07 tỷ đồng, truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp với tổng số tiền 1.088.000.000 đồng); phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương kiểm tra, xử lý gọn các điểm nóng, bức xúc về môi trường như: Công ty TNHH Vedan Việt Nam, Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin; Công ty TNHH Miwon Việt Nam, Công ty cổ phần bia Sài Gòn-Nghệ Tĩnh, Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam,…

Năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ triển khai thanh tra diện rộng đối với hoạt động sân golf, thuỷ điện và các khu công nghiệp tập trung trên phạm vi cả nước; ngoài ra, cũng sẽ tập trung kiểm tra bảo vệ môi trường trên các lưu vực sông lớn (lưu vực sông Cầu, Sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai) với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là tăng cường kiểm tra, thanh tra và hậu kiểm, xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường; tăng cường lực lượng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường.

39. Cử tri Thành phố Cần Thơ, tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương có biện pháp buộc Công ty Vedan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sản xuất cho nông dân do bị ô nhiễm môi trường từ Vedan gây ra càng sớm càng tốt và công khai quá trình xử lý những sai phạm của Nhà máy Vedan trên các phương tiện thông tin đại chúng, để nhân dân có điều kiện tham gia giám sát, các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời cũng là bảo vệ thương hiệu của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh

Trả lời:

Ngày 27 tháng 5 năm 2009, tại Công văn số 3469/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo sự phối hợp và hướng dẫn các địa phương xác định mức độ thiệt hại; Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh làm rõ mức độ thiệt hại do Công ty Vedan và các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Thị Vải gây ra để giải quyết có lý, có tình yêu cầu bồi thường thiệt hại của người dân.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường tiến hành:

- Phối hợp và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh thống kê thiệt hại trên địa bàn (Công văn số 850/TCMT-TTr ngày 10 tháng 6 năm 2009 và Công văn số 1050/TCMT-TT ngày 08 tháng 7 năm 2009);

- Phối hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức điều tra, khảo sát, chạy mô hình lan truyền ô nhiễm để xác định phạm vi và mức độ ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường và thủy sinh vật trên lưu vực sông Thị Vải, làm căn cứ yêu cầu Công ty Vedan bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Mới đây, Công ty Vedan đã ký vào Biên bản với Viện Tài nguyên và Môi trường thừa nhận mức độ thiệt hại do Công ty này gây ra là 77% và đồng ý vùng ảnh hưởng của Vedan đối với sông Thị Vải bao gồm 9 xã dọc sông Thị Vải của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 18 tháng 12 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 4774/BTNMT-TCMT về việc thống kê thiệt hại của nhân dân để yêu cầu Công ty Vedan bồi thường theo quy định của pháp luật, trong đó đã xác định được mức độ gây ô nhiễm và phạm vi ô nhiễm sông Thị Vải. Trên cơ sở phạm vi và mức độ ô nhiễm nêu trên, hiện nay Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, xã liên quan tổ chức thẩm tra, xác minh thực tế trên cơ sở đơn đòi bồi thường thiệt hại của nhân dân để yêu cầu Công ty Vedan bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cơ bản hoàn thành kết quả thẩm tra, xác minh thiệt hại của nhân dân; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực thực hiện, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 3 năm 2010; Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai hiện đang tổ chức thẩm tra, xác minh thực tế, thống kê thiệt hại của nhân dân trên địa bàn.

Để kịp thời yêu cầu Công ty Vedan bồi thường thiệt hại cho người dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với từng địa phương để thực hiện theo nguyên tắc địa phương nào thống kê xong trước sẽ yêu cầu Công ty Vedan bồi thường trước. Trước mắt sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu Công ty Vedan bồi thường thiệt hại theo quy định, sau đó đến Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, phấn đấu hoàn thành trong đầu quý II năm 2010.

Đối với các sai phạm của Công ty Vedan, các thông tin liên quan đều được cập nhật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (trên Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Môi trường, các website: http://www.monre.gov.vn; http://www.vea.gov.vn;...).



40. Cử tri các tỉnh An Giang, Vĩnh Long kiến nghị: Đồng bằng sông Cửu Long đang phát triển mạnh ngành nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản. Dọc sông Tiền và sông Hậu có rất nhiều hộ nuôi cá không có biện pháp xử lý nước thải gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, các Công ty chế biến thủy sản do quá tải sản phẩm đã đặt những đường ống chìm thải nước ra sông. Trước tình hình này đòi hỏi Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, đồng thời có các chế tài thích đáng đối với các trường hợp vi phạm

Trả lời:

- Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo quyết liệt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bằng nhiều giải pháp đồng bộ, đã thành lập thanh tra chuyên ngành về môi trường, tăng cường năng lực cho lực lượng thanh tra môi trường các cấp, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra,… qua đó đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn cả nước.

- Để đáp ứng yêu cầu xử lý các hành vi vi phạm, gây ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010), theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000; trong Nghị định này còn quy định cụ thể các hình xử lý khác đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: tạm đình chỉ, buộc di dời hoặc cấm hoạt động.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.



41. Cử tri các tỉnh Tây Ninh, Hòa Bình kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu sản xuất mặt hàng thay thế túi ni lông để bảo vệ môi trường vì túi ni lông khó tiêu hủy và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Trong hệ thống các văn bản pháp lý của nước ta chưa có quy định nào quy định việc cấm hay hạn chế sử dụng túi ni lông trong đời sống

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương