UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang18/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   47

Trả lời:

Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu sử dụng túi nylon thì tại nước ta, bao bì nylon vẫn được dùng một cách phổ biến cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Vì vậy số lượng lớn túi nylon phát thải ra môi trường đã và đang gây ra những tác hại rất nghiêm trọng không chỉ trong trước mắt mà còn cả về lâu dài.

Đứng trước tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải túi nylon, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng hợp lý túi nylon như tổ chức, vận động "Một ngày không sử dụng túi nylon ở Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 về hỗ trợ, ưu đãi cho hoạt động bảo vệ môi trường. Trong Nghị định này, Chính phủ quy định nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi về cơ sở vật chất, đất đai, vốn, hỗ trợ thuế, tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời khuyến khích các hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường, tái chế, tái sử dụng, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường và giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xây dựng lộ trình hạn chế sử dụng túi nylon và tiến tới cấm sử dụng túi nylon tại Việt Nam; nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của việc sử dụng túi nylon và tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thay thế bằng chất liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường, tăng cường sử dụng bao bì tự hủy.



42. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Hiện nay, tình trạng ô nhiễm sông Cầu rất nặng, Bắc Giang là tỉnh cuối của sông, chịu ảnh hưởng của ô nhiễm nhiều nhất. Đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư Dự án bảo vệ môi trường sông Cầu. Điều tra, đánh giá và xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn 6 tỉnh sông Cầu chảy qua. Đối với tỉnh Bắc Giang cần hỗ trợ để xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề thôn Vân Hà, xã Vân Hà; thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên

Trả lời:

Nhằm kịp thời giải quyết cấp bách vấn đề quản lý liên ngành, liên vùng về bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu. Ngày 14 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 171/2007/QĐ-TTg thành lập Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu.

Tại Phiên họp lần thứ tư của Ủy ban sông Cầu tổ chức tại Bắc Ninh, Chủ tịch Ủy ban sông Cầu đã ký ban hành Danh mục dự án, nhiệm vụ triển khai Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu (Quyết định số 06/QĐ-UBSC ngày 20 tháng 7 năm 2009) dựa trên nhu cầu và đề xuất của Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu. Tại Quyết định này, cũng đã chỉ rõ tên các dự án, nhiệm vụ và nguồn kinh phí phân bổ cho Trung ương và địa phương để thực hiện. Tại Phiên họp lần thứ năm của Ủy ban sông Cầu, Chủ tịch Ủy ban sông Cầu đã yêu cầu các tỉnh phải đề xuất kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, dự án và nguồn kinh phí để thực hiện các dự án đó. Theo Thông tư số 14/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rất rõ các nguồn kinh phí cấp cho các tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường lưu vực sông. Do đó, để thực hiện các nhiệm vụ này, các tỉnh sẽ phải cân đối và phải trích từ nguồn ngân sách của tỉnh từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp các dự án lớn, liên vùng, liên tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

Đối với tỉnh Bắc Giang, tại thôn Vân Hà, xã Vân Hà và thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện 02 dự án này trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2010.



43. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Do hậu quả chiến tranh để lại, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn tồn tại một số hóa chất bảo vệ thực vật (9,8 tấn) tồn dư ở các kho thuốc trong chiến tranh chưa được xử lý và do rò rỉ xăng dầu từ các đường ống dẫn xăng dầu và các kho chứa tại một số xã thuộc 2 huyện Đức Thọ và Hương Khuê, phạm vi ảnh hưởng khá lớn. Cử tri Hà Tĩnh tiếp tục kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có biện pháp xử lý dứt điểm

Trả lời:

Thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tại Điều 60 và Điều 64 Luật Hóa chất và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7838/VPCP-KTN ngày 14 tháng 11 năm 2008 về xử lý, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng cần tiêu hủy ở các tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai xây dựng và hoàn thiện dự thảo “Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước” trình Thủ tướng Chính phủ phê (dự kiến trình trong quý I năm 2010). Kế hoạch sau khi được phê duyệt sẽ là cơ sở để các địa phương lập phương án chi tiết xử lý, tiêu hủy hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành, điều tra, thống kê xác định chi tiết mức độ và phạm vi ô nhiễm tại các khu vực tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, xây dựng phương án xử lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để phối hợp xem xét, hỗ trợ kinh phí xử lý theo đúng các quy định hiện hành.

44. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm hướng dẫn nghiệp vụ về kỹ thuật đánh giá tác động môi trường của dự án mang tính đặc thù; tác động môi trường chiến lược đối với các quy hoạch, kế hoạch; quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật về khảo sát, thăm dò, khai thác, quan trắc, sử dụng tài nguyên nước và từng loại nước thải trước khi thải ra môi trường,…

Trả lời:

Đối với công tác hướng dẫn nghiệp vụ về kỹ thuật đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), trong những năm qua, trong khuôn khổ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường được giao cũng như nguồn hỗ trợ của một số tổ chức, dự án quốc tế (ADB, PCDA, SEMLA…), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng, ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về ĐMC, các hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM cho một số loại hình dự án cụ thể. Các hướng dẫn này thường xuyên được rà soát, cập nhật để hoàn thiện thêm cho phù hợp với yêu cầu mới và phù hợp với tình hình mới (Một số loại hình dự án đã được xây dựng, ban hành, hoặc cập nhật hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM như Phát triển khu công nghiệp, Phát triển đô thị, Công trình giao thông, Nhà máy bia-rượu-nước giải khát, Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy dệt - nhuộm, Nuôi trồng thủy sản, Khai thác, chế biến đá và sét, Công trình thuỷ điện, Nhà máy giấy và bột giấy, nhà máy sản xuất thép…). Đồng thời, trong các năm qua Bộ đã tiến hành thường xuyên các chương trình tăng cường năng lực về công tác lập và thẩm định ĐMC, ĐTM cho các nhóm đối tượng khác nhau, trong đó có hoạt động phổ biến, hướng dẫn nghiệp vụ về lập, thẩm định ĐMC, ĐTM.

Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo Tổng cục Môi trường tiếp tục triển khai các hoạt động xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết về ĐMC, ĐTM và tiếp tục các hoạt động tăng cường, nâng cao năng lực về công tác lập và thẩm định ĐMC, ĐTM.

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thành dự thảo Định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động quan trắc môi trường đối với các thành phần: nước thải công nghiệp; chất thải rắn; trầm tích đáy; trạm quan trắc nước mặt tự động cố định, tự động di động; trạm quan trắc không khí tự động cố định, tự động di dộng; các Định mức kinh tế - kỹ thuật cũng sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới.



45. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường trong cơ quan, xí nghiệp, trường học và cộng đồng dân cư với các nội dung, hình thức thích hợp cho từng nhóm đối tượng. Qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường

Trả lời:

Quyết định số 1293/QĐ-BTNMT ngày 09 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: Tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi về môi trường, phát triển và nhân rộng ở các cấp, các ngành, đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường niên có ý nghĩa và tác động sâu rộng trong toàn xã hội; tăng cường đổi mới về hình thức và nội dung công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về môi trường; biên soạn tài liệu tuyên truyền dưới nhiều loại hình phong phú, đa dạng và dễ hiểu.

Luôn nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho cộng đồng, hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nhiều hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua nhiều hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, cụ thể:

- Hàng năm, tổ chức các ngày lễ kỷ niệm môi trường để hướng mọi tầng lớp dân cư đến những vấn đề môi trường cấp bách mang tính toàn cầu và ở Việt Nam.

- Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức nhiều chuyên mục về môi trường: Chương trình Cuộc sống Xanh, Môi trường và cuộc sống, dân số và môi trường nhằm đưa các nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường hướng tới mọi đối tượng; phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức cuộc thi “Môi trường và phát triển”.

- Tổ chức xét chọn và trao Giải thưởng môi trường Việt Nam để động viên các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó tạo làn sóng hưởng ứng và thói quen tích cực, thân thiện với môi trường.

- Tuyên truyền bảo vệ môi trường lưu vực sông cho các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy và cộng đồng dân cư sống ở các lưu vực sông chính.

- Phối hợp tổ chức cuộc thi “Ý tưởng xanh” để từ đó nâng cao nhận thức, ý thức và sáng tạo trong các hoạt động bảo vệ môi trường cho thanh thiếu niên.

- Phối hợp tổ chức những hoạt động, cuộc thi về môi trường cho các doanh nghiệp như: Giải thưởng doanh nghiệp Xanh, Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường của doanh nghiệp,… từ đó động viên khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc pháp luật về bảo vệ môi trường

- Tổ chức cho học sinh phổ thông các cuộc thi về môi trường như: cuộc thi cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước, cuộc thi học sinh tìm hiểu về dòng sông quê hương, cuộc thi vẽ tranh về môi trường,…

Trong năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về môi trường nhằm qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường.

46. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Cử tri đồng thuận chủ trương triển khai Dự án bauxite ở Tân Rai- Lâm Đồng. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có đảm bảo trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và hiệu quả kinh tế; hàng năm phải có báo cáo tiến độ cùng như các yêu cầu về các nội dung trên trước Quốc hội và nhân dân giám sát

Trả lời:

Việc khai thác và chế biến bauxite đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương, Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam rà soát, điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng bauxite và tiến hành lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho Quy hoạch này. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định. Dự án Tổ hợp bauxite - Nhôm Lâm Đồng là một trong hai dự án thí điểm đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét đánh giá dưới góc độ môi trường. Về vấn đề bảo đảm an ninh quốc phòng, hiệu quả kinh tế trong việc khai thác và chế biến bauxite thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan.

Để bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong việc khai thác và chế biến bauxite, trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang thực hiện các nội dung sau:

- Dự án Tổ hợp bauxite - Nhôm Lâm Đồng có điều chỉnh một số nội dung liên quan đến tổng mặt bằng và công nghệ, theo Luật Bảo vệ môi trường, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bổ sung. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động có văn bản gửi TKV để lưu ý các vấn đề trọng tâm của báo cáo ĐTM bổ sung; Báo cáo ĐTM bổ sung đã được thẩm định rất kỹ lưỡng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt báo cáo này tại Quyết định số 270/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2010 với điều khoản ràng buộc trách nhiệm của TKV, trong đó có các yêu cầu:

+ Về hoạt động giải phóng mặt bằng, di dân, tái định canh, tái định cư, di dời các công trình khác có liên quan: phải được thực hiện theo quy mô, phạm vi phù hợp với từng giai đoạn của Dự án và theo đúng kế hoạch, đề án cụ thể kèm theo các nội dung và giải pháp về bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận theo quy định của pháp luật.

+ Hồ bùn đỏ: Phải tính toán, lựa chọn các thông số kỹ thuật của hồ chứa bùn đỏ (đặc biệt lưu ý đối với diện tích, dung tích của hồ, kết cấu của lớp lót chống thấm; điều kiện địa chất ở khu vực hồ chứa bùn đỏ và đập chắn, kết cấu của đập chắn) và thể hiện đầy đủ các nội dung về sự cố có thể xảy ra kèm theo các giải pháp quan trắc chấn động, phòng chống ứng cứu sự cố vào hồ sơ Thiết kế xây dựng hồ bùn đỏ, trình Bộ Công Thương phê duyệt.

+ Trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình của Dự án, thực hiện nghiêm túc các giải pháp kỹ thuật theo đúng hồ sơ thiết kế xây dựng hồ bùn đỏ, các hạng mục chính (nhà máy tuyển quặng bauxite, hồ quặng đuôi, nhà máy alumin, nhà máy nhiệt điện, nhà máy khí hóa than) và hạng mục khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; sử dụng các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCXDVN 261:2001 (bãi chôn lấp chất thải rắn) đối với thiết kế xây dựng hồ quặng đuôi và TCXDVN 320:2004 (bãi chôn lấp chất thải nguy hại) đối với thiết kế xây dựng hồ chứa bùn đỏ.

+ Về sử dụng nước: phối hợp với cơ quan thủy lợi và các cơ quan chức năng của các tỉnh có liên quan trong việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước và giải quyết vấn đề cân bằng nước hệ thống sông Đồng Nai; lập quy hoạch, thiết kế và kế hoạch chi tiết về thi công xây dựng và vận hành hồ Cai Bảng hợp lý nhằm đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng chất lượng nước hồ, bảo đảm việc sử dụng nước sẽ không ảnh hưởng đến lượng nước cấp cho hạ du và sản xuất nông nghiệp của dân cư khu vực lân cận; tăng cường khả năng tái sử dụng nước trong sản xuất; toàn bộ nước thải từ hồ bùn đỏ phải được thu gom, lắng và bơm tuần hoàn về dây chuyền công nghệ để tái sử dụng cho quá trình tiếp theo; xây dựng hệ thống các mương thu gom và thoát nước mưa bề mặt nhằm nhằm bảo đảm không có dòng chảy tràn vào lòng hồ bùn đỏ và hồ quặng đuôi ngay cả khi xuất hiện lượng mưa lớn nhất.

+ Về khai thác bauxite và hoàn nguyên: tổ chức khai thác theo đúng tọa độ, diện tích, trữ lượng được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép; xây dựng và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác mỏ của Dự án Tổ hợp bauxite - Nhôm Lâm Đồng và thực hiện việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Xử lý chất thải: phải thu gom, xử lý tất cả các loại chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng và vận hành Dự án (đặc biệt là chất thải quặng đuôi từ Nhà máy tuyển quặng, bùn đỏ và bùn oxalat thải ra từ Nhà máy alumin, xỉ than và khí thải từ Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy khí hóa than) đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường hiện hành và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

+ Lập kế hoạch và bảo đảm các phương án cần thiết để phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của Dự án.

+ Tiến hành trồng cây xanh tại những vị trí thích hợp trong khu vực Dự án nhằm tạo cảnh quan môi trường, hạn chế sự rửa trôi, xói mòn đất do mưa lũ và giảm thiểu tiếng ồn, bụi trong quá trình hoạt động của Dự án.

+ Thực hiện đầy đủ quy trình đóng cửa hồ bùn đỏ, hồ quặng đuôi, bãi thải xỉ và phục hồi môi trường từng phần theo tiến độ vận hành Dự án; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các giống cây phù hợp cho việc cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án.

+ Bảo đảm đủ kinh phí để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và chương trình quan trắc, giám sát môi trường như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; số liệu quan trắc phải được cập nhật và lưu giữ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra.

+ Dự án chỉ được đi vào hoạt động chính thức sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận về việc Chủ dự án đã thực hiện các nội dung của Báo cáo và các yêu cầu của Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Về giám sát môi trường đối với Dự án "Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng": Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường, tác động của dự án tới các thành phần môi trường vật lý, môi trường sống và kinh tế - xã hội; giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó kịp thời đối với những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình khai thác và chế biến bauxite. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ giám sát môi trường đối với Dự án "Nhà máy sản xuất alumina Nhân Cơ" và Dự án "Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng" (Quyết định số 1347/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009) và phối hợp với Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành lập Trung tâm quan trắc môi trường.



    Đến nay, Tổ giám sát đã có báo cáo kết quả khảo sát thực địa đợt 1 (Văn bản số 29/TCMT-BC ngày 29 tháng 9 năm 2009) và báo cáo kết quả giám sát đợt 2 (Báo cáo số 03/TCMT-TĐ ngày 04/01/2010). Các đợt khảo sát thực địa, làm việc đều có các biên bản làm việc giữa Tổ Giám sát với các chủ dự án.

    Tổ Giám sát sẽ tiến hành giám sát đợt 3 vào tháng 3 năm 2010. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn đơn vị Tư vấn giám sát độc lập là Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Dịch vụ địa chất trực thuộc Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam. Đơn vị này đang thực hiện các hoạt động giám sát và quan trắc môi trường theo yêu cầu của Tổ Giám sát.

    Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng Nhật ký bauxite Tây Nguyên để theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư.


47. Cử tri các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre kiến nghị: Tình hình khai thác cát lòng sông để kinh doanh của một số doanh nghiệp hiện nay rất tràn lan, khai thác cát ngày đêm để tăng trọng lượng, chưa có sự quản lý chặt chẽ, thậm chí còn có sự chồng chéo trong hoạt động cấp phép. Đề nghị Chính phủ có biện pháp nghiêm khắc hơn để ngăn chặn kịp thời, tránh gây nguy hại môi trường, làm thay đổi dòng chảy, gây sạt lở, mất đất, nhất là đem bán cho nước ngoài với giá thấp, báo chí đã nói nhiều nhưng tình trạng khai thác vẫn gia tăng nghiêm trọng

Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cát vàng là tài nguyên khoáng sản không tái tạo được và ngày càng hiếm. Hiện nay vẫn còn một số nơi, một số địa phương bán cát sang một số nước trong khu vực Đông Nam Á với số lượng lớn với nhiều hình thức nhưng chưa được Chính phủ đồng ý. Đề nghị sớm kiểm tra và trả lời cho cử tri rõ

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Khoáng sản (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 14 tháng 6 năm 2005), thẩm quyền cấp giấy phép khai thác cát lòng sông thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, do đó không có sự chồng chéo trong việc cấp giấy phép khai thác cát lòng sông.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, nạo vét kết hợp thu hồi, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông, Uỷ ban nhân dân các địa phương trong cả nước nói chung, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã rà soát, kiểm tra, xử lý các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát trái phép. Tuy nhiên, do nhu cầu về cát san lấp sử dụng trong nước, đặc biệt là cho xuất khẩu tăng mạnh nên hoạt động khai thác cát lòng sông, đặc biệt là tại các sông thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng gia tăng.

Trước tình hình trên và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5773/VPCP-TH ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ, từ ngày 07 đến ngày 13 tháng 9 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh liên quan tiến hành kiểm tra tình hình khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu cát trên địa bàn các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở kết quả kiểm tra và số liệu tổng hợp về xuất, nhập khẩu cát của Cục Hải quan các tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp tình hình, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các giải pháp khắc phục. Trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1819/TTg-KTN ngày 29 tháng 9 năm 2009 yêu cầu dừng toàn bộ việc xuất khẩu cát, sỏi xây dựng, cát vật liệu san lấp; tại văn bản số 8167/VPCP-KTN ngày 16 tháng 11 năm 2009, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cũng đã có ý kiến chỉ đạo dừng toàn bộ việc xuất khẩu cát nhiễm mặn từ tháng 6 năm 2010; đối với các dự án nạo vét khơi thông luồng lạch sông, cửa sông, cảng sông giáp biển được tiếp tục thực hiện hợp đồng xuất khẩu đến 30 tháng 6 năm 2010.

Do có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương liên quan, hiện nay hoạt động khai thác cát trái phép về cơ bản đã được ngăn chặn; các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vẫn đang tiếp tục phối hợp kiểm tra và xử lý khai thác cát trái phép theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, trong năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt kế hoạch triển khai 04 cuộc thanh tra diện rộng về việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, khai thác cát tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.



48. Cử tri tỉnh Hoà Bình kiến nghị: Nhà nước cần nghiên cứu việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản cho phù hợp, vì hiện nay tồn tại địa phương không nắm được việc khai thác của doanh nghiệp trên địa bàn, dẫn đến thất thu thuế của nhà nước

Trả lời:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Khoáng sản (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2005), thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản, trừ trường hợp giấy phép thuộc thẩm quyền cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia.

- Theo quy định tại khoản 11 Điều 11 Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản thì “Trường hợp khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản chưa được phê duyệt và thông báo theo quy định, trước khi cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản theo thẩm quyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản về diện tích dự kiến cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc diện tích khai thác khoáng sản hoặc diện tích xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản có hoặc không có liên quan đến khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản”.

Như vậy, ngoài các khu vực do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền, các khu vực do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đều có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; không có trường hợp địa phương không nắm được việc khai thác của doanh nghiệp trên địa bàn.



49. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đối với một số loại khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cấp trung ương) phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, nhưng trong quy hoạch chỉ đề cập đến địa danh (không có toạ độ) cần rà soát bổ sung làm rõ diện tích, toạ độ của loại khoáng sản đó, để tạo điều kiện cho Uỷ ban nhân dân tỉnh có cơ sở thực hiện công tác quản lý, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đúng quy định. Hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tất cả các loại khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường (riêng Nghệ An còn khoáng sản than chưa được phê duyệt)

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương