Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất nước mà nguyên nhân và hình thái của chấn thương tai ngoài có khác nhau


ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI



tải về 16.51 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2018
Kích16.51 Mb.
#37085
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI


3.2.1. Sự phân bố chấn thương

Bảng 3.5: Sự phân bố chấn thương (n = 69)



Sự phân bố

chấn thương



Tai phải

Tai trái

Hai tai

Tổng cộng

n

%

n

%

n

%

n

%

Vành tai đơn thuần

18

26,1

30

43,5

0

0

48

69,6

Ống tai đơn thuần

6

8,7

3

4,3

1

1,4

11

15,9

Vành tai và ống tai

2

2,9

8

11,6

0

0

10

14,5

Tổng số

26

37,7

41

59,4

1

1,4

69

100

* Nhận xét: - Có 67 bệnh nhân chấn thương một tai và 1 bệnh nhân bị chấn thương hai tai (1,4%). Vậy tổng cộng có 69 tai bị chấn thương trên tổng số 68 bệnh nhân.

- Chấn thương tai trái (60,9%) nhiều hơn tai phải (39,1%).

- Có 58 CTVT và 21 CTÔT (trong đó có 10 tai bị CT cả VT và ÔT). Vậy, tổng cộng có 79 bộ phận tai ngoài bị chấn thương trên tổng số 69 tai chấn thương của 68 bệnh nhân.

3.2.2. Phân loại chấn thương



Bảng 3.6: Phân loại chấn thương

Phân loại chấn thương

Vành tai

Ống tai

n = 58

%

n = 21

%

Rách, đứt, giập / vỡ

46

79,3

20

95,2

Tụ dịch

2

3,5

0

0,0

Bỏng tai ngoài

10

17,2

1

4,8

Tổng cộng

58

100

21

100

* Nhận xét: Đối với cả VT và ÔT, loại chấn thương rách, đứt, giập / vỡ chiếm đa số (CTVT chiếm 79,3%, CTÔT chiếm 95,2%); tiếp đến là bỏng (17,2% CTVT, 4,8% CTÔT), có 2 trường hợp tụ dịch VT (3,5%), không có tụ dịch ÔT.

3.2.3. Triệu chứng lâm sàng trước điều trị



Bảng 3.7: Triệu chứng lâm sàng trước điều trị (n = 69)

Triệu chứng lâm sàng

CT vành tai

CT ống tai

CT tai ngoài

n = 58

%

n = 21

%

n = 69

%

Đau tai

57

98,3

19

90,5

66

95,7

Ù tai

31

53,4

17

81,0

39

56,5

Nghe kém

8

13,8

8

38,1

10

14,5

Chảy dịch



Chảy máu tai

44

75,9

14

66,7

52

75,4

Chảy mủ tai

1

1,7

1

4,8

2

2,9

Huyết thanh

7

12,1

1

4,8

8

11,6

Sưng nề

55

94,8

19

90,5

65

94,2

Biến dạng vành tai

30

51,7







30

43,5

Hẹp ống tai







6

28,6

6

8,7

Tổn thương da xung quanh

11

19,0

3

14,3

11

15,9

* Nhận xét: - Trong 58 CTVT: đa số có đau tai (98,3%), sưng nề (94,8%); chảy máu (75,9%); ít trường hợp nghe kém (13,8%); có 1 trường hợp chảy mủ vết thương VT (1,7%), 11 trường hợp có tổn thương da xung quanh VT bị thương (19,0%).

- Trong 21 CTÔT: nhiều nhất là đau tai, sưng nề ÔT (90,5%) và ù tai (81,0%), 38,1% nghe kém; 28,6% hẹp ÔT; 1 trường hợp chảy mủ ÔT do bội nhiễm (4,8%), tổn thương da xung quanh ÔT bị thương ít gặp (14,3%).

- CTTN nói chung đa số có đau tai (95,7%), sưng nề (94,2%) và chảy máu tai (75,4%).

- Các triệu chứng giữa CT vành tai và CT ống tai đa số không có sự khác biệt (p > 0,05), chỉ khác biệt ở triệu chứng có ù tai và nghe kém (p < 0,05).

3.2.4. Vị trí chấn thương



3.2.4.1. Vị trí chấn thương vành tai

Bảng 3.8: Vị trí chấn thương vành tai (n = 58)

Vị trí chấn thương vành tai

Số vành tai

Tỷ lệ %

1/3 trên

9

15,5

1/3 giữa

13

22,4

1/3 dưới + dái tai

4

6,9

2/3 trên

14

24,1

2/3 dưới

3

5,2

1/2 ngoài

5

8,6

1/2 trong

2

3,5

Toàn bộ vành tai

8

13,8

Tổng

58

100

* Nhận xét: CTVT thường gặp ở phía trên: 2/3 trên chếm 24,1% và 1/3 trên chiếm 15,5%; 1/3 giữa vành tai chiếm 22,4%; ít gặp nhất ở phía trong và dưới của vành tai: 3,5% ở 1/2 trong, 5,2% ở 2/3 dưới, 6,9% ở 1/3 dưới và dái tai. Chấn thương toàn bộ vành tai chiếm 13,8%.
3.2.4.2. Vị trí tổn thương ống tai

Bảng 3.9: Vị trí tổn thương ống tai (n = 21)

Vị trí chấn thương ống tai

Số ống tai

Tỷ lệ %

1/2 ngoài

13

61,9

1/2 trong

7

33,3

Toàn bộ ống tai

1

4,8

Tổng

21

100

* Nhận xét: CTÔT gặp đa số ở 1/2 ngoài ống tai (61,9%), 1/2 trong ống tai chiếm 33,3% (p < 0,05); chỉ có 1 trường hợp bị tổn thương toàn bộ ống tai (4,8%).

3.2.5. Các đặc điểm hình thái của chấn thương tai ngoài



Trên cơ sở phân loại chấn thương ở bảng 3.6, chúng tôi mô tả dưới đây từng đặc điểm hình thái chấn thương của vành tai và ống tai.

3.2.5.1. Tổn thương rách, đứt, giập / vỡ tai ngoài

Bảng 3.10: Kiểu tổn thương trong rách, đứt, giập / vỡ tai ngoài

Kiểu tổn thương

CT vành tai

CT ống tai

n = 46

%

n = 20

%

Vết thương xây xát

0

0,0

11

55,0

Rách da lộ sụn, xương

35

76,1

7

35,0

Vết thương xuyên

1

2,2

0

0,0

Đứt rời một phần

6

13,1

1

5,0

Đứt lìa hoàn toàn

2

4,3

1

5,0

Mất chất

2

4,3

0

0,0

Vỡ xương nhĩ







2

10,0

Tổng

46

100

20

100

* Nhận xét: - Trong CTVT, thương tổn rách da lộ sụn, xương chiếm đa số 76,1%; ít gặp vết thương đứt rời (4,3%), đứt lìa (4,3%); không có vết thương xây xát.

- Trong CTÔT, kiểu vết thương xây xát chiếm nhiều nhất (55%); tiếp đến là vết thương rách da lộ sụn, xương 35%; có 2 trường hợp vỡ xương nhĩ (10%).
Bảng 3.11: Kích thước tổn thương rách, đứt, giập / vỡ tai ngoài

Kích thước tổn thương

CT vành tai

CT ống tai

n = 46

%

n = 20

%

Nhỏ

12

26,1

17

85,0

Vừa

23

50,0

3

15,0

Lớn

11

23,9

0

0,0

Tổng

46

100

20

100

* Nhận xét: - CTVT vết thương có kích thước vừa chiếm 50,0%; kích thước nhỏ (26,1%) và lớn (23,9%).

- CTÔT vết thương nhỏ chiếm đa số 85,0%, không có vết thương lớn.

3.2.5.2. Tổn thương bỏng tai ngoài

Bảng 3.12: Tác nhân và mức độ của bỏng tai ngoài

Triệu chứng lâm sàng

CT vành tai

CT ống tai

n = 10

%

n = 1

%

Tác nhân bỏng

Do nóng

10

100

1

100

Do lạnh

0

0

0

0

Tác nhân khác

0

0

0

0

Mức độ bỏng

Độ 1

6

60,0

0

0

Độ 2

3

30,0

1

100

Độ 3

1

10,0

0

0

* Nhận xét: - 100% các trường hợp bỏng tai ngoài là do nóng (nước sôi, lửa…).

- Ở vành tai, bỏng độ 1 chiếm đa số (60%), ít nhất là bỏng độ 3 (10%).

- Duy nhất 1 trường hợp bỏng ống tai (độ 2).

3.2.5.3. Tổn thương tụ dịch vành tai gặp 2 trường hợp đều ở 1/3 trên vành tai phải và kích thước vừa. Trong đó, 1 trường hợp tụ dịch huyết thanh, 1 trường hợp tụ mủ do bội nhiễm.

3.2.6. Kết quả cấy dịch vết thương tai ngoài



Trong 69 tai bị CTTN chúng tôi có 7 trường hợp cấy dịch tại vết thương tai ngoài, trong đó có 1 trường hợp bỏng cấy ra 3 loại vi khuẩn (chiếm 14,3%).

Bảng 3.13: Kết quả cấy dịch vết thương tai ngoài (n = 7)

Kết quả cấy dịch

Loại chấn thương

Tổng

Rách, đứt , giập / vỡ

Tụ dịch

Bỏng

Pseudomonas




1




1 (14,3%)

Staphylococcus







2

2 (28,6%)

Streptococcus

1




1

2 (28,6%)

Vi khuẩn khác







1

1 (14,3%)

Cấy không mọc

1

1

1

3 (42,9%)

* Nhận xét: Kết quả cấy dịch vết thương tai ngoài gặp nhiều nhất là cấy không mọc (42,9%), tiếp đến là Staphylococcus và Streptococcus (28,6%). Bỏng tai ngoài tập trung nhiều loại vi khuẩn hơn các CT khác.

3.2.7. Mức độ tổn thương



Bảng 3.14: Mức độ tổn thương (n = 69)

Mức độ tổn thương

CT vành tai

CT ống tai

CT tai ngoài

n = 58

%

n = 21

%

n = 69

%

Nhẹ

20

34,5

13

61,9

27

39,1

Vừa

27

46,5

6

28,6

30

43,5

Nặng

11

19,0

2

9,5

12

17,4

Tổng

58

100

21

100

69

100

* Nhận xét: - CTVT mức độ thương tổn chủ yếu là vừa (46,5%) và nhẹ (34,5%).

- CTÔT, mức độ thương tổn nhiều nhất là nhẹ (61,9%).


- Trên 69 tai ngoài bị CT thì nhiều nhất là mức độ vừa (43,5%), kế đến là nhẹ (39,1%), nặng 17,4%.

3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI


3.3.1. Phương pháp điều trị

Bảng 3.15: Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị

CT vành tai

CT ống tai

n = 58

%

n = 21

%

Nội khoa

8

13,8

15

71,4

Nội khoa và liệu pháp laser

2

3,5

0

0,0

Cắt lọc, khâu vết thương

43

74,1

5

23,8

Sử dụng vạt da tự thân tạo hình

5

8,6

0

0,0

Sử dụng khung độn tạo hình

0

0,0







Chỉnh hình ống tai







1

4,8

Tổng

58

100

21

100

* Nhận xét: - Ở CTVT, điều trị nhiều nhất là cắt lọc, khâu vết thương (74,1%), có 8,6% dùng vạt da tại chỗ để tạo hình VT. Không có dùng khung độn tạo hình.


- Ở CTÔT, nhiều nhất là điều trị nội khoa (71,4%), cắt lọc, khâu vết thương chiếm 23,8%, 1 trường hợp chỉnh hình ống tai (4,8%).

3.3.2. Thời gian lành vết thương


Bảng 3.16: Thời gian lành vết thương (n = 69)

Thời gian lành

vết thương



CT vành tai

CT ống tai

CT tai ngoài

n = 58

%

n = 21

%

n = 69

%

≤ 7 ngày

35

60,3

17

80,9

45

65,2

> 7 - 30 ngày

20

34,5

3

14,3

21

30,4

> 30 ngày

3

5,2

1

4,8

3

4,4

Tổng

58

100

21

100

69

100

* Nhận xét: - Cả CTVT và CTÔT đều thường lành vết thương trước 7 ngày (CTVT chiếm 60,3%, CTÔT chiếm 80,9%), trên 30 ngày rất ít gặp.

- Thời gian lành vết thương trung bình của CTVT là 9,21 ± 7,55 ngày, của CTÔT là 7,14 ± 6,07 ngày, của CTTN chung là 8,36 ± 6,94; ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 39 ngày.

- Có sự khác biệt về thời gian lành vết thương từ > 7 - 30 ngày giữa CTVT và CTÔT (p < 0,05).

3.3.3. Biến chứng

Bảng 3.17: Biến chứng

Biến chứng

CT vành tai

CT ống tai

n = 58

%

n = 21

%

Không biến chứng

53

91,3

18

85,7

Viêm da

2

3,5

3

14,3

Viêm sụn - màng sụn

1

1,7

0

0,0

Hoại tử tổ chức

2

3,5

0

0,0

Tổng

58

100

21

100

* Nhận xét: - CTVT có 5/58 trường hợp biến chứng (8,7%), chủ yếu là viêm da hoặc hoại tử tổ chức (3,5%). CTÔT có 14,3% trường hợp biến chứng đều là viêm da

- Không có sự khác biệt về biến chứng giữa CTVT và CTÔT (p > 0,05).

3.3.4. Kết quả điều trị khi lành vết thương



Bảng 3.18: Triệu chứng lâm sàng khi lành vết thương (n = 69)

Triệu chứng lâm sàng

khi lành



CTVT

(n = 58)


CTÔT

(n = 21)


CT tai ngoài

n = 69

%

Đau tai

29 (50,0%)

7 (33,3%)

31

44,9

Ù tai

5 (8,6%)

8 (38,1%)

10

14,5

Nghe kém

2 (3,4%)

3 (14,3%)

3

4,3

Chảy dịch

1 (1,7%)

1 (4,8%)

1

1,4

Sưng nề

54 (93,1%)

7 (33,3%)

58

84,1

Biến dạng vành tai

14 (24,1%)




14

20,3

Hẹp ống tai




4 (19,0%)

4

5,8

* Nhận xét: - Trong 58 CTVT khi lành vết thương còn 93,1% có sưng nề vành tai, 50,0% trường hợp kêu đau tai.

- Triệu chứng CTÔT khi lành còn nhiều nhất là ù tai (38,1%).

- CT tai ngoài chung, chủ yếu còn sưng nề (84,1%) và đau tai (44,9%). Có 1 trường hợp CT cả vành tai và ống tai vẫn còn chảy mủ khi lành (1,4%).



Bảng 3.19: Kết quả điều trị khi lành vết thương (n = 69)

Kết quả điều trị

khi lành



CT vành tai

CT ống tai

CT tai ngoài

n = 58

%

n = 21

%

n = 69

%

Tốt

37

63,8

15

71,4

46

66,7

Trung bình

19

32,8

5

23,8

21

30,4

Xấu

2

3,4

1

4,8

2

2,9

Tổng

58

100

21

100

69

100

* Nhận xét: Khi lành vết thương, kết quả điều trị tốt chiếm nhiều nhất (CTVT 63,8%, CTÔT 71,4% và 66,7% tai bị CT); kết quả xấu ít gặp (CTVT 3,4%, CTÔT 4,8% và 2,9% tai bị CT).

3.3.5. Kết quả tái khám sau điều trị 1 tháng



3.3.5.1. Đặc điểm lâm sàng của chấn thương tai ngoài sau điều trị 1 tháng

Bảng 3.20: Triệu chứng cơ năng sau điều trị 1 tháng (n = 69)

Triệu chứng lâm sàng

sau 1 tháng



CTVT

(n = 58)


CTÔT

(n = 21)


CT tai ngoài

n = 69

%

Đau tai

5 (8,6%)

0 (0,0%)

5

7,2

Ù tai

1 (1,7%)

2 (9,5%)

2

2,9

Nghe kém

1 (1,7%)

1 (4,8%)

1

1,4

Chảy dịch

0 (0,0%)

1 (4,8%)

1

1,4

* Nhận xét: - Trong 58 CTVT sau 1 tháng còn 8,6% kêu đau tai, 1,7% ù tai và nghe kém. Trong 21 CTÔT sau 1 tháng còn 9,5% ù tai, 4,8% nghe kém và chảy dịch.

- CTTN chung còn nhiều nhất là đau tai (7,2%), nghe kém còn ít 1,4%.
Bảng 3.21: Tình trạng vết thương sau điều trị 1 tháng (n = 69)

Liền vết thương

CTVT

(n = 58)


CTÔT

(n = 21)


CT tai ngoài

n = 69

%

Sẹo đẹp

37 (63,8%)

17 (80,9%)

46

66,7

Sẹo trung bình

18 (31,0%)

3 (14,2%)

19

27,5

Sẹo xấu

3 (5,2%)

1 (4,8%)

4

5,8

Vết thương không liền

0 (0,0%)

0 (0,0%)

0

0,0

Tổng

58 (100%)

21 (100%)

69

100

* Nhận xét: Tình trạng vết thương sau 1 tháng chiếm đa số là sẹo đẹp (CTVT 63,8%, CTÔT 80,9%, CTTN chung 66,7%); ít gặp sẹo xấu (CTVT 5,2%, CTÔT 4,8%, CTTN chung 5,8%). Không có vết thương không liền.

Bảng 3.22: Màu sắc da tai bị thương sau điều trị 1 tháng (n = 69)

Màu sắc da

CTVT

(n = 58)


CTÔT

(n = 21)


CT tai ngoài

n = 69

%

Đồng màu

53 (91,4%)

21 (100%)

64

92,8

Không đồng màu

5 (8,6%)

0 (0,0%)

5

7,2

Tổng

58 (100%)

21 (100%)

69

100

* Nhận xét: Màu sắc da khi tái khám sau 1 tháng có 5 trường hợp CTVT không đồng màu với da xung quanh (chiếm 7,2% CTTN chung).

Bảng 3.23: Độ dày của da tai ngoài sau điều trị 1 tháng (n = 69)

Độ dày da

CTVT

(n = 58)


CTÔT

(n = 21)


CT tai ngoài

n = 69

%

Không dày

27 (46,6%)

18 (85,7%)

37

53,6

Dày nhẹ

26 (44,8%)

2 (9,5%)

27

39,1

Dày hơn rõ

5 (8,6%)

1 (4,8%)

5

7,2

Tổng

58 (100%)

21 (100%)

69

100

* Nhận xét: Khi tái khám độ dày da sau 1 tháng, ở CTVT chủ yếu là không dày da (46,6%) và dày nhẹ (44,8%). CTÔT đa số không dày da (85,7%), 1 trường hợp da dày hơn rõ (4,8%). Nhìn chung, nhiều nhất là không dày da (chiếm 53,6% CTTN).

3.3.5.2. Hình thái của vành tai sau điều trị 1 tháng

Bảng 3.24: Hình thái của vành tai sau điều trị 1 tháng (n = 58)

Hình thái của vành tai

Số vành tai

Tỷ lệ %

Trục của vành tai

Đúng trục

56

96,6

Lệch trục

2

3,4

Chiều dài vành tai bị chấn thương so với vành tai lành

Không ngắn hơn

48

82,8

Ngắn hơn ≤ 1cm

8

13,8

Ngắn hơn > 1 – 2cm

2

3,4

Ngắn hơn > 2cm

0

0,0

Độ lồi lõm của vành tai

Độ lồi lõm rõ

48

82,8

Độ lồi lõm không rõ

9

15,5

Mất độ lồi lõm

1

1,7

Tổng

58

100

* Nhận xét: - Trục của vành tai sau điều trị 1 tháng đa số là đúng trục (96,6%).

- Chiều dài VT bị CT sau 1 tháng thường không ngắn hơn tai lành (82,8%), không có trường hợp VT ngắn hơn > 2cm.

- Độ lồi lõm VT rõ chiếm đa số 82,8%, có 1 trường hợp mất độ lồi lõm.

3.3.5.3. Tình trạng hẹp ống tai sau điều trị 1 tháng

Tỷ lệ %



Không hẹp Hẹp ≤ 50% Hẹp > 50%

đường kính ÔT đường kính ÔT

Biểu đồ 3.5: Tình trạng hẹp ống tai sau điều trị 1 tháng (n = 21)

* Nhận xét: Trong 21 trường hợp CTÔT có 2 ÔT bị hẹp sau điều trị 1 tháng chiếm 9,6%, trong đó, có 1 trường hợp hẹp ≤ 50% (4,8%) và 1 trường hợp hẹp > 50% (4,8%) so với đường kính ống tai lành.

3.3.5.4. Kết quả khi tái khám sau điều trị 1 tháng

Bảng 3.25: Kết quả khi tái khám sau điều trị 1 tháng (n = 69)

Kết quả điều trị

sau 1 tháng



CT vành tai

CT ống tai

CT tai ngoài

n = 58

%

n = 21

%

n = 69

%

Tốt

40

69,0

19

90,4

50

72,5

Trung bình

17

29,3

1

4,8

17

24,6

Xấu

1

1,7

1

4,8

2

2,9

Tổng

58

100

21

100

69

100

* Nhận xét: Sau điều trị 1 tháng cho 69 tai ngoài bị chấn thương thì kết quả tốt là nhiều nhất (CTVT 69,0%, CTÔT 90,4% và 72,5% CTTN); kết quả xấu ít gặp (2,9%), trong đó có 1 CTVT (1,7%) và 1 CTÔT (4,8%).

3.3.6. Đánh giá kết quả trước và sau điều trị



3.3.6.1. Triệu chứng lâm sàng của chấn thương tai ngoài trước và sau điều trị

Bảng 3.26: So sánh triệu chứng lâm sàng của chấn thương tai ngoài ở các thời điểm điều trị (n = 69)

Triệu chứng lâm sàng

Trước điều trị

Khi lành vết thương

Sau 1 tháng

Đau tai

66 (95,7%)

31 (44,9%)

5 (7,2%)

Ù tai

39 (56,5%)

10 (14,5%)

2 (2,9%)

Nghe kém

10 (14,5%)

3 (4,3%)

1 (1,4%)

Chảy dịch

62 (89,9%)

1 (1,4%)

1 (1,4%)

Sưng nề

65 (94,2%)

58 (84,1%)

5 (7,2%)

Biến dạng vành tai

30 (43,5%)

14 (20,3%)

4 (5,8%)

Hẹp ống tai

6 (8,7%)

4 (5,8%)

2 (2,9%)

Tỷ lệ %



Đau tai Ù tai Nghe kém Chảy dịch Sưng nề Biến dạng VT Hẹp ÔT

Biểu đồ 3.6: So sánh triệu chứng lâm sàng ở các thời điểm điều trị (n = 69).

* Nhận xét: Đa số các triệu chứng trước điều trị đều có cải thiện khi lành vết thương và sau điều trị 1 tháng, rõ nhất là giảm đau tai (95,7% 44,9% khi lành 7,2% sau 1 tháng), sưng nề (từ 94,2% 84,1% khi lành 7,2% sau 1 tháng), chảy dịch (89,9% 1,4%), ù tai (giảm từ 56,5% 14,5% khi lành 2,9% sau 1 tháng) và biến dạng VT (từ 43,5% 20,3% khi lành 5,8% sau 1 tháng).

3.3.6.2. Kết quả điều trị chấn thương tai ngoài khi lành vết thương và sau 1 tháng

Tỷ lệ %





Biểu đồ 3.7: Kết quả điều trị chấn thương tai ngoài khi lành vết thương và sau 1 tháng (n = 69).

* Nhận xét: Trên tổng số 69 tai ngoài bị CT được điều trị thì kết quả tốt sau 1 tháng (72,5%) nhiều hơn khi lành vết thương (66,7%) và kết quả xấu không cải thiện (2,9%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả điều trị giữa 2 thời điểm này (p > 0,05).

3.3.6.3. Liên quan giữa mức độ thương tổn với kết quả khi lành

Bảng 3.27: Liên quan giữa mức độ thương tổn với kết quả khi lành (n = 69)

Mức độ thương tổn

Kết quả điều trị khi lành vết thương

Tốt

Trung bình

Xấu

Tổng

Nhẹ

26 (96,3%)

1 (3,7%)

0 (0,0%)

27 (100%)

Vừa

20 (66,7%)

9 (30,0%)

1 (3,3%)

30 (100%)

Nặng

0 (0,0%)

11 (91,7%)

1 (8,3%)

12 (100%)

Tổng

46 (66,7%)

21 (30,4%)

2 (2,9%)

69 (100%)

* Nhận xét: Có sự liên quan giữa mức độ tổn thương và kết quả điều trị khi lành vết thương: mức độ tổn thương càng nhẹ thì kết quả khi lành vết thương càng tốt.

- Mức độ tổn thương là nhẹ thì kết quả điều trị là tốt chiếm 96,3%, trung bình chiếm 3,7% và không có kết quả xấu.

- Mức độ tổn thương là vừa thì kết quả điều trị là tốt chiếm 66,7%, trung bình chiếm 30,0% và kết quả xấu chiếm 3,3%.

- Mức độ tổn thương là nặng thì không có kết quả tốt, trung bình chiếm 91,7% và kết quả xấu chiếm 8,3%.



3.3.6.4. Liên quan giữa mức độ thương tổn với kết quả sau điều trị 1 tháng

Bảng 3.28: Liên quan giữa mức độ thương tổn với kết quả sau điều trị 1 tháng

(n = 69)


Mức độ thương tổn

Kết quả sau điều trị 1 tháng

Tốt

Trung bình

Xấu

Tổng

Nhẹ

27 (100%)

0 (0,0%)

0 (0,0%)

27 (100%)

Vừa

19 (63,4%)

10 (33,3%)

1 (3,3%)

30 (100%)

Nặng

4 (33,3%)

7 (58,4%)

1 (8,3%)

12 (100%)

Tổng

50 (72,5%)

17 (24,6%)

2 (2,9%)

69 (100%)

* Nhận xét: Có sự liên quan giữa mức độ tổn thương và kết quả sau điều trị 1 tháng: mức độ tổn thương càng nhẹ thì kết quả điều trị khi lành vết thương càng tốt.

- Mức độ tổn thương là nhẹ thì kết quả sau điều trị 1 tháng 100% là tốt.

- Mức độ tổn thương là vừa thì kết quả điều trị là tốt chiếm 63,4%, trung bình chiếm 33,3% và kết quả xấu chiếm 3,3%.

- Mức độ tổn thương là nặng thì kết quả tốt chiếm 33,3%, trung bình chiếm 58,4% và kết quả xấu chiếm 8,3%.

Chương 4


BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI

4.1.1. Phân bố theo tuổi và giới


Về tuổi, theo bảng 3.1 thì lứa tuổi thường gặp chấn thương tai ngoài là từ 16 - 25 tuổi chiếm 32,4% và từ 26 - 35 tuổi chiếm 26,5%, ít nhất là từ 56 tuổi trở lên (5,8%). Tuổi trung bình là 29,04 ± 15,82 tuổi; nhỏ nhất là 1 tuổi, lớn nhất là 70 tuổi.

Theo Lâm Huyền Trân, Tạ Kim Dung (2003), chấn thương TMH gặp chủ yếu ở thanh thiếu niên, lứa tuổi 15 - 25 chiếm 566/1305 trường hợp (43,4%) và lứa tuổi 26 - 35 chiếm 385/1305 (29,5%) [25]. Chúng tôi đã phân chia lứa tuổi tương tự như Lâm Huyền Trân, Tạ Kim Dung và khi so sánh thì không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các nhóm tuổi giữa các tác giả này và chúng tôi (p > 0,05).

Trong nghiên cứu về chấn thương TMH của Nguyễn Tư Thế (2002) thì lứa tuổi từ 21 - 40 chiếm đa số 53,6% [23]; của Lê Huỳnh Mai (2007) thì lứa tuổi từ 16 - 29 cũng gặp nhiều nhất (53,5%) [16]. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lứa tuổi thường gặp trong nghiên cứu của các tác giả này và chúng tôi (p > 0,05).

Vậy, chúng ta có thể thấy CTTN hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Có lẽ vì đây là lứa tuổi sung sức, luôn hoạt động, hiếu thắng và tham gia vào nhiều công việc xã hội nên khả năng mắc phải nhiều hơn các lứa tuổi khác. Tuy nhiên, đây cũng là lứa tuổi có nhiều đóng góp cho xã hội, là lực lượng lao động trẻ của xã hội nên tổn thương xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến ngày công lao động, học tập [14].

Về giới, theo biểu đồ 3.1 ta thấy chấn thương tai ngoài gặp chủ yếu ở nam (69,1%), nữ chiếm 30,9% và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới (p < 0,01). Theo Nguyễn Tư Thế (2002), chấn thương TMH gặp chủ yếu ở nam chiếm 81,5% [23]; Nguyễn Thái Hưng (2006), tổn khuyết vành tai ở nam chiếm đa số 64,6% [11]. Theo Đỗ Ngọc Hiếu (2005), các thương tích do tai nạn cũng gặp đa số ở nam chiếm 76,3% [9]. Bệnh nhân chấn thương tai ngoài đa số là nam có lẽ vì nam tham gia nhiều công việc nặng nhọc và đặc biệt thường đi xe với tốc độ cao hoặc hiếu thắng, dễ bị khích động tham gia đánh nhau hơn.

4.1.2. Phân bố theo địa dư



Theo bảng 3.2, bệnh nhân sống ở nông thôn (60,3%) nhiều hơn ở thành thị (39,7%) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về địa dư (p < 0,05).

Trái lại, trong nghiên cứu về chấn thương TMH tại bệnh viện Trung ương Huế của Nguyễn Tư Thế (2002), bệnh nhân xuất thân từ thành thị (51,8%) và nông thôn (48,2%) tương đương nhau (p > 0,05) [23]. Nhưng không có sự khác biệt về nơi sống giữa nghiên cứu của Nguyễn Tư Thế và chúng tôi (p > 0,05).

Bệnh nhân của chúng tôi ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị có lẽ là do khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ở Thừa Thiên Huế không xa, bệnh nhân có thể là những người sống ở nông thôn làm việc ở thành thị, thường phải đi về trong ngày bằng xe máy nên dễ bị chấn thương khi đi lại nhiều hoặc khi lái xe có hơi men. Điều này cũng có liên quan với tỷ lệ chấn thương do tai nạn giao thông cao (50%) ở bảng 3.3. Đồng thời, với sự thuận lợi của các phương tiện vận chuyển hiện nay thì những tai nạn phức tạp ở các huyện ngoại thành Thừa Thiên Huế cũng thường được chuyển lên tuyến trên [23] về hai bệnh viện lớn này nên càng làm nghiên cứu có số bệnh nhân ở nông thôn tăng cao hơn.

4.1.3. Nghề nghiệp



Theo bảng 3.2, các nghề nghiệp khác ngoài các đoàn thể chiếm phần lớn (33,8%); tiếp đến là học sinh, sinh viên (20,6%), nông dân chiếm 19,1%, công nhân chiếm 14,7%; ít gặp ở cán bộ viên chức (7,4%) và buôn bán (4,4%).

Chúng tôi xếp các nghề khác ngoài các đoàn thể bao gồm: nội trợ, lao động tự do, thất nghiệp…, kể cả các bệnh nhân quá già hoặc còn nhỏ, không có công việc cụ thể.v.v. CTTN thường gặp ở các đối tượng này có thể vì nhóm nghề nghiệp này gồm nhiều loại đối tượng. Đồng thời, chúng tôi nhận thấy trong nhóm nghề này thường là các thanh niên làm nghề lao động chân tay, công việc tự do chưa ổn định, thường phải đi lại nhiều bằng xe máy hoặc hay tụ tập nhậu nhẹt khi nhàn rỗi, dễ xảy ra tai nạn giao thông, ẩu đả. Mặt khác, trong nhóm nghề này còn tính cả người nội trợ, người quá già, trẻ nhỏ nên có thể dễ bị chấn thương bị động trong các sinh hoạt tại nhà hoặc bị người khác gây thương tích khi lưu thông. Điều này phù hợp với tỷ lệ tai nạn giao thông (50,0%) và tai nạn sinh hoạt (25,0%) cao trong bảng 3.3.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghề nghiệp khác ngoài các đoàn thể với cán bộ viên chức (p < 0,001) và công nhân (p < 0,05). Điều này có thể là do các đối tượng ngoài các đoàn thể thường có công việc tự do, trình độ văn hóa thấp hơn nên còn thiếu nhận thức về an toàn giao thông, an toàn lao động hay phải làm nhiều công việc chân tay để kiếm thu nhập nên dễ mắc phải chấn thương; còn công chức và công nhân thì thời gian đi làm cố định, lưu thông trên đường ít hơn, được đảm bảo an toàn lao động và nhận thức về bệnh tật tốt hơn.



Chấn thương tai ngoài còn hay gặp ở học sinh, sinh viên (20,6%). Theo nghiên cứu về chấn thương TMH của Lê Huỳnh Mai (2007) thì đối tượng học sinh, sinh viên chiếm cao nhất 53,2% [16]. Điều này có thể vì đối tượng này ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên nên lối hành xử còn thiếu chín chắn và hiếu thắng và thường phải di chuyển nhiều. Tuy nhiên, đây sẽ là tầng lớp trí thức trẻ, là tương lai của đất nước ta nên việc giáo dục ý thức chấp hành các luật lệ cần phải chú trọng hơn.

4.1.4. Thời gian bị chấn thương



Biểu đồ 3.3 cho thấy số trường hợp chấn thương tai ngoài bắt đầu tăng mạnh từ >6g đến <12g, đỉnh điểm là vào khoảng >10g - 12g (17,6%); sau đó giảm mạnh vào khoảng >12 - 14g (7,4%) và từ 16g lại tăng dần trở lại đến 0g. Thời gian gặp chấn thương tai ngoài cao nhất vào khoảng >10g - 12g (17,6%) và >22 - 0g (13,2%), ít gặp vào lúc >0 - 2g (1,5%), không thấy có CTTN vào khoảng >2 - 6g.

Theo Lê Huỳnh Mai (2007) thời gian vào viện vì CT TMH cao nhất là từ 16h30 - 7h sáng chiếm 69,6%, thấp nhất từ 11h30 - 13h chiếm 5,1% [16] (chúng tôi từ >16g - 8g chiếm 57,4% và từ >12g - 14g chiếm 7,4%) (p > 005).

Vậy, thời điểm bị chấn thương tai ngoài thường gặp vào lúc tan sở, buổi tối; ít gặp nhất vào lúc sáng sớm, đêm khuya hoặc giờ hành chính. Bởi vì vào giờ cao điểm sau giờ hành chính thì mật độ lưu thông trên đường lớn, dễ xảy ra tai nạn và đồng thời cũng là lúc hay tụ tập nhậu nhẹt nên có thể xảy ra ẩu đả hoặc tai nạn giao thông. Thời điểm chấn thương của chúng tôi so với của Lê Huỳnh Mai thì nhiều hơn về buổi trưa nhưng lại ít hơn vào buổi tối có lẽ vì địa điểm nghiên cứu. Người dân Thừa Thiên Huế thường sinh hoạt buổi tối sớm hơn, không đi chơi khuya, đi làm sáng sớm hơn và ban trưa thường về nhà, không ở lại công sở như ở TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiên cứu của Lê Huỳnh Mai và chúng tôi với p > 005.

4.1.5. Nguyên nhân chấn thương



Theo bảng 3.3, nguyên nhân chấn thương tai ngoài do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, kế đến là tai nạn sinh hoạt (25%) và đánh nhau (19,1%).

Tương tự nghiên cứu của Nguyễn Tư Thế (2002), chấn thương TMH do tai nạn giao thông chiếm đa số 61,9%, tai nạn sinh hoạt chiếm 33,3% [23]. Trong nghiên cứu về mô hình chấn thương chung tại Đà Nẵng của Phạm Công Tuấn (2008) thì tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân hàng đầu, chiếm 47% [27].

Theo Hochberg J. và cs. (2001), CT phần mềm vùng đầu mặt xảy ra nhiều nhất do tai nạn giao thông (hơn 40.000 trường hợp hằng năm tại Mỹ do tai nạn xe motô), tiếp đến là do đánh nhau, bạo lực, tai nạn lao động, bị cắn… [43]. Theo Jordan J. R. và cs. (2006), khoảng 50 - 70% người bị tai nạn môtô có CT đầu mặt [45]. Còn theo Perkins S. W. (2000), chấn thương đầu mặt do tai nạn thể thao chiếm 42%, thường xảy ra ở trẻ em dưới 17 tuổi [53].

Như vậy, nguyên nhân gây chấn thương đứng đầu luôn là tai nạn giao thông. Hiện nay, đây luôn là vấn nạn của các nước phát triển và đang phát triển làm tăng thêm gánh nặng cho nghành y tế, tiêu tốn nhiều của cải của xã hội. Đặc biệt, trong nghiên cứu của chúng tôi, đặc biệt có một số trường hợp mũ bảo hiểm đập xuống đường bị vỡ và cắt vào tai gây đứt rách vành tai hoặc cắt ngang qua cả vành tai và ống tai. Theo nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn (2006) về thực trạng chấn thương của sinh viên thì có 75% bệnh nhân có đội mũ bảo hiểm khi bị chấn thương do tai nạn giao thông [6]. Như vậy, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa về chất lượng mũ bảo hiểm, nó sẽ là vật bảo vệ đầu mặt hay lại là vật gây chấn thương nặng hơn.

Trong 13 trường hợp do đánh nhau của chúng tôi có 1 trường hợp bị người cắn và 1 trường hợp bị chó cắn. CTTN do bị cắn cũng là nguyên nhân hay gặp trong các nghiên cứu về phẫu thuật tái tạo vành tai của các tác giả nước ngoài [34], [46], [58]. Tổ chức Y tế Thế giới năm 2002 đã đưa ra dự đoán chấn thương do tai nạn giao thông và bạo lực sẽ tăng một cách mạnh mẽ cho tới những năm 2020 [27].

4.1.6. Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi được xử trí



Theo bảng 3.4, thời gian từ khi bệnh nhân bị chấn thương đến khi xử trí trước 6 giờ chiếm đa số 82,3%, tiếp đến là từ > 6 - 24 giờ (11,8%), ít nhất là > 24 giờ (5,9%), trung bình là 8,037 ± 21,34 giờ, ngắn nhất là 1 giờ, dài nhất 5 ngày.

Theo nghiên cứu của Đỗ Ngọc Hiếu (2005) về tình hình thương tích do tai nạn thì thời gian từ khi chấn thương đến khi xử trí ban đầu đa số là trước 6 giờ (64,2%), từ 6 - 24 giờ chiếm 24,3%, > 24 giờ chiếm 11,7% [9].

Thời gian từ khi bệnh nhân bị chấn thương đến khi xử trí trước 6 giờ chiếm đa số có lẽ vì sau CT bệnh nhân thường được đưa đến bệnh viện ngay nên được xử trí sớm, điều này rất giúp ích cho việc điều trị và sẽ làm giảm các biến chứng của CTTN. Trong vấn đề xử trí vết thương thì vết thương ô nhiễm hay vết thương dơ là vết thương hở do CT sau hơn 6 đến 8 giờ, đây là thời gian vàng” rất quan trọng để xử trí vết thương, khoảng thời gian này sẽ quyết định tỷ lệ nhiễm khuẩn và kết quả lành vết thương [21]. Pham V. Tuan và cs. (2003) cũng chỉ ra những vết thương tai giập nát nhiều hoặc để quá 24 giờ thì tỷ lệ nhiễm khuẩn cao hơn nhiều [55].

So với Đỗ Ngọc Hiếu thì thời gian xử trí của chúng tôi có phần khác biệt. Điều này có thể là do diện tích và mật độ di chuyển của TP. Hà Nội lớn hơn của TP. Huế nên bệnh nhân tại Huế có thể dễ dàng đến bệnh viện ngay sau CT hơn. Vì vậy, chúng tôi có thời gian xử trí trước 6 giờ nhiều hơn nhưng từ 6 - 24 giờ tỷ lệ lại ít hơn của Đỗ Ngọc Hiếu (p < 0,05). Tuy nhiên, vì đây là những trường hợp CT, bệnh nhân thường đau đớn và lo lắng nên họ phải đến bệnh viện ngay khi có thể, do đó, ít gặp thời gian xử trí > 24 giờ là giống nhau, không có sự khác biệt giữa tác giả này và chúng tôi (p > 0,05).

4.1.7. Tình trạng chấn thương phối hợp



Theo biểu đồ 3.4, chấn thương phối hợp chiếm 58,8%. Trong đó, nhiều nhất là chấn thương sọ não (19,1%) và đa chấn thương (14,7%), tiếp đến là CT hàm mặt (11,8%), ít nhất là các chấn thương khác như chấn thương ngực, bụng… chiếm 4,4%. Trong 10 trường hợp đa chấn thương thì có 5 trường hợp có CT sọ não kèm theo (7,4%), vậy CT sọ não chiếm tổng cộng 26,5% tổng số bệnh nhân bị CTTN.

Theo Đỗ Ngọc Hiếu (2005), các thương tích do tai nạn vào viện nhiều nhất cũng là chấn thương sọ não (36,4%), tiếp đến là đa chấn thương chiếm 21,6% [9]. Không có sự khác biệt về tỷ lệ chấn thương sọ não và đa chấn thương giữa nghiên cứu của Đỗ Ngọc Hiếu và chúng tôi (p > 0,05).

Về giải phẫu, tai nằm ở hai bên đầu, liên hệ mật thiết với các cơ quan lân cận như sọ não, hàm mặt nên thường có chấn thương sọ não, răng hàm mặt đi kèm. Do đó, khi có chấn thương tai ngoài cần phải khám một cách toàn diện để tránh bỏ sót các chấn thương nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Đồng thời, cũng không vì quá chú tâm vào các chấn thương nặng khác mà bỏ sót các CTTN, tránh để lại các biến chứng về sau sẽ làm ảnh hưởng đến cức năng và thẩm mỹ của tai [25].

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI


4.2.1. Sự phân bố chấn thương

Theo bảng 3.5, chúng tôi có 69 tai bị CTTN trên tổng số 68 bệnh nhân, đa số xảy ra ở tai trái 60,9%, tai phải gặp 39,1%; chỉ có 1 trường hợp bị CT hai tai cùng lúc (1,4%). Sự phân bố vị trí này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Điều này có thể giải thích rằng con người thường thuận tay phải nên các hoạt động thuộc về bên trái kém linh hoạt hơn, bị động hơn. Do đó, khi bị ngã thường ngã về bên trái hoặc khi bị đánh vào vùng đầu mặt, bệnh nhân theo quán tính thường quay đầu về bên phải để né và để lộ vùng đầu mặt bên trái.



Bảng 3.5 chỉ ra trong 79 bộ phận của tai ngoài bị CT có 58 CTVT (84,1% CTTN) nhiều hơn hẳn CTÔT (21 trường hợp, chiếm 30,4% CTTN) với p < 0,001.

Theo nghiên cứu 168 trường hợp chấn thương TMH tại bệnh viện Trung ương Huế của Nguyễn Tư Thế (2002), chấn thương tai chiếm 38,2% tổng số chấn thương TMH chung, trong đó chấn thương vành tai chiếm 46,9% và chảy máu ống tai ngoài chiếm 22,8% tổng số các chấn thương thực thể của tai [23].

CT vành tai nhiều hơn hẳn CT ống tai là phù hợp vì VT nằm lộ thiên hai bên đầu, không được bảo vệ khuất như ống tai nên nó dễ bị CT khi va đập hơn [32]. Vậy, chúng ta cần phải quan tâm hơn việc bảo vệ VT trong sinh hoạt hàng ngày.

4.2.2. Phân loại chấn thương



Qua bảng 3.6, ta thấy loại chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất là CT rách, đứt, giập / vỡ tai ngoài (CTVT chiếm 79,3%, CTÔT chiếm 95,2%), tiếp đến là bỏng tai ngoài (CTVT chiếm 17,2%, CTÔT chiếm 4,8%), ít nhất là 2 trường hợp tụ dịch vành tai (3,5%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ CT rách, đứt, giập VT và CT rách, đứt, vỡ ÔT (p < 0,01). Vậy, khi có CTTN thì loại CT thường gặp nhất là rách, đứt; trong đó, rách, đứt, giập VT gặp nhiều hơn rách, đứt, vỡ ÔT.

Theo nghiên cứu về mô hình CT chung trên 54.111 trường hợp CT tại các bệnh viện ở Đà Nẵng của Phạm Công Tuấn (2008) thì loại CT thường gặp nhất, chiếm 50,2% tổng số các loại CT là các CT cắt, rách, vết thương hở, vết thương trầy xước; bỏng gặp ít nhất (3%) [27]. Phân loại CTTN này của chúng tôi cũng tương tự như của Phạm Công Tuấn (p > 0,05). Điều này có thể là do nguyên nhân của CT đa số là do tai nạn giao thông, đánh nhau (bảng 3.3) và đồng thời, vị trí giải phẫu của TN phần lớn nằm lộ thiên tự do hai bên đầu nên dễ bị va chạm gây rách, đứt.

Bỏng vùng đầu mặt cổ là một loại chấn thương ít gặp. Theo nghiên cứu về tình hình bỏng tại Viện Bỏng Quốc gia của Đỗ Thanh Long năm 2006 thì bỏng vùng đầu mặt cổ chỉ chiếm 3,15% bỏng toàn thân [15]. Tuy nhiên, bỏng tai ngoài gặp trong hơn 90% các trường hợp bỏng vùng đầu cổ do vị trí nhô ra ngoài và do lớp da mỏng của nó (theo Jordan J. R. (2006) [45]).

Tụ dịch vành tai cũng là một loại vi chấn thương do va chạm nhưng nó biểu hiện âm thầm, ít gặp hơn [10] và với những trường hợp tụ dịch vành tai nhẹ bệnh nhân thường không nhận thấy hoặc đã được điều trị tại tuyến dưới hoặc chỉ điều trị ngoại trú liệu pháp laser tại bệnh viện Trung ương Huế, không nhập viện điều trị. Do đó, tỷ lệ loại chấn thương này chúng tôi chỉ gặp 2 trường hợp (3,5% CTVT).

4.2.3. Triệu chứng lâm sàng trước điều trị



Trong các trường hợp chấn thương phần mềm hay xương vùng đầu mặt thì sưng nề, đau và chảy máu vết thương là những triệu chứng có mặt trong hầu hết các trường hợp. Các triệu chứng này thường gặp trong ngày đầu chấn thương và có giá trị hướng tới vị trí chấn thương [1]. Do đó, bảng 3.7 cho thấy khi xảy ra CTTN, dù chấn thương ở vành tai hay ống tai, bệnh nhân thường luôn có đau tai (95,7%), sưng nề (94,2%) và đa số có chảy máu vết thương (75,4%) là phù hợp. Không có sự khác biệt về tỷ lệ của các triệu chứng này giữa CTVT và CTÔT (p > 0,05).

Về chảy dịch tai, ngoài các trường hợp chảy máu chiếm đa số (75,4%) còn có một số trường hợp chảy dịch huyết thanh gặp trong các vết thương nhỏ, chỉ xây xát bề mặt da hoặc các vết bỏng độ 1, độ 2 có bóng nước chứa huyết thanh hoặc các trường hợp tụ dịch huyết thanh vành tai. Có 2 trường hợp chảy mủ tai (chiếm 2,9%) gặp trong 1 trường hợp bỏng bội nhiễm và 1 trường hợp rách ống tai điều trị ở tuyến dưới bị nhiễm trùng.

Trên 58 trường hợp CTVT và 21 trường hợp CTÔT thì các triệu chứng ù tai và nghe kém thì có sự khác biệt giữa vành tai và ống tai (p < 0,05). Những triệu chứng này gặp ở CTÔT nhiều hơn ở CTVT: ù tai ở CTVT chiếm 53,4%, ở CTÔT chiếm 81,0% và nghe kém ở CTVT chiếm 13,8%, CTÔT chiếm 38,1%.

Triệu chứng nghe kém và ù tai trong CTVT chủ yếu là do có chảy máu nhiều vào ống tai tạo ra cảm giác đầy tai, lùng bùng. Trong CTÔT có các triệu chứng này phần nhiều cũng do chảy máu trong ÔT, ngoài ra, còn có thể do bị hẹp ÔT ở nhiều mức độ hoặc có CT phối hợp với các bộ phận khác của tai gây nghe kém, ù tai.

Biến dạng VT cũng hay gặp trong CTVT, chiếm 43,5% CTTN. VT có thể biến dạng nhiều kiểu như VT bị cụt, bị chẻ thành nhiều mảnh, bị khuyết hoặc bị đầy lên thành khối… làm cho nó không còn hình dáng ban đầu. Các biến dạng này làm mất thẩm mỹ của tai và cũng là một nguyên nhân khiến bệnh nhân đến bệnh viện.

Trên 21 CTÔT thì hẹp ống tai gặp 28,6%. Triệu chứng này có thể do vết thương sưng nề làm hẹp một phần ÔT, vỡ xương nhĩ hoặc một số trường hợp bị CTÔT không điều trị hợp lý gây nhiễm trùng kéo dài làm xơ hẹp ống tai [47], [56].

Tình trạng da xung quanh tổn thương đóng vai trò rất quan trọng, ở đây có 15,9% trường hợp CTTN có da xung quanh bị tổn thương, thường gặp khi vết thương quá dài kéo ra tới da đầu mặt hoặc bệnh nhân bị cắt, đứt lìa tai ngoài và một phần da đầu ra khỏi gốc của nó hoặc bị bỏng cả một phần bên đầu có tai. Phần da này rất cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ máu cho tai tạo hình hoặc để dùng làm vạt da ghép khi CTTN có mất chất nhiều [28], [33], [40].

4.2.4. Vị trí chấn thương tai ngoài



Về vị trí chấn thương vành tai, bảng 3.8 chỉ ra trong 58 trường hợp CTVT thì vị trí thường gặp là ở phía trên VT: nhiều nhất là ở 2/3 trên (24,1%) và 1/3 giữa (22,4%), tiếp đến là 1/3 trên (15,5%); nhưng lại ít gặp ở phía trong và dưới của VT: 1/2 trong chiếm 3,5, 2/3 dưới chiếm 5,2% và 1/3 dưới và dái tai chiếm 6,9% .

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Hưng trên 48 trường hợp tổn khuyết vành

tai không toàn bộ thì vị trí hay gặp nhất cũng là ở phía trên VT: 2/3 trên chiếm 43,8%, 1/3 trên chiếm 20,8% và cũng ít gặp ở 1/3 dưới và dái tai (10,4%) [11].

Vậy, nghiên cứu về vị trí tổn thương vành tai của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thái Hưng (không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05). Điều này có lẽ là do phần trên VT to hơn và nhô ra hơn so với phần dưới, sụn VT tập trung chủ yếu ở phần trên, dái tai chỉ gồm da và mô mỡ nên khi va chạm, phần trên VT kém đàn hồi hơn, dễ bị xoắn vặn, đứt rách hơn.



Về vị trí chấn thương ống tai, qua bảng 3.9, CTÔT hay gặp ở 1/2 ngoài (61,9% CTÔT). Điều này có lẽ là do ÔT nằm khuất, hình dáng lại hơi khúc khuỷu nên thường chấn thương dễ xảy ra ở phần nông phía ngoài. Chấn thương 1/2 trong ÔT gặp 33,3% CTÔT, thường trong các trường hợp CT do ngoái tai, có tổn thương lồi cầu xương hàm dưới, nhét mèche ÔT gây xây xước hoặc do lấy dị vật ÔT.

4.2.5. Các đặc điểm hình thái của chấn thương tai ngoài



4.2.5.1. Tổn thương rách, đứt, giập / vỡ tai ngoài

* Kiểu tổn thương

Qua bảng 3.10 ta thấy trong 46 trường hợp rách, đứt, giập vành tai, kiểu thương tổn rách da lộ sụn, xương chiếm đa số 76,1%; tiếp đến là kiểu vết thương đứt rời một phần vành tai 13,1%; không có vết thương xây xát. Trong 20 trường hợp rách, đứt, vỡ ống tai, kiểu vết thương xây xát chiếm nhiều nhất (55%); tiếp đến là vết thương rách da lộ sụn, xương 35%; có 2 trường hợp vỡ xương nhĩ (10%) được phát hiện qua phim X quang xương chũm và nội soi tai.



Có sự khác biệt về tỷ lệ kiểu tổn thương đứt, rách giữa vành tai và ống tai (p < 0,05). Điều này có lẽ là do đặc điểm giải phẫu của chúng, VT có phần tự do nằm nhô ra ngoài nhiều nên khi CT dễ bị rách hoặc đứt xé ra, còn ÔT nằm thụt sâu vào trong và phần lớn được bao bọc xung quanh bởi xương và vành tai ở ngoài nên khó bị rách hơn, chủ yếu xây xát bề mặt da, ÔT thường chỉ rách, đứt khi có rách ổ xoắn tai kéo vào trong ÔT hoặc khi đứt rời cả VT và ÔT hoặc dị vật tai.

* Kích thước tổn thương

CTTN có kích thước thương tổn khác nhau tùy vị trí chấn thương. Bảng 3.11 cho thấy kích thước tổn thương ở VT nhiều nhất là vừa (50%), nhỏ (26,1%) và lớn (23,9%) tương đương nhau; CTÔT có vết thương nhỏ chiếm đa số (85%), còn lại là vừa (15%), không có vết thương lớn.

So sánh về tỷ lệ các kích thước tổn thương giữa vành tai và ống tai ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này là do vành tai nằm tự do, dễ xoắn vặn gây rách, đứt một phần vành tai nhô ra (vết thương < 2 cm hoặc từ 2 - 5 cm), còn ống tai thường chỉ tổn thương ở 1/2 ngoài (bảng 3.9) và xây xát bề mặt da (bảng 3.10) nên vết thương thường nhỏ (< 1/2 chiều dài ÔT).

Trong nghiên cứu trên 48 bệnh nhân bị tổn khuyết vành tai của Nguyễn Thái Hưng (2006) thì tổn thương kích thước lớn gặp nhiều nhất (43,8%), rồi đến kích thước vừa (35,4%) và nhỏ (20,8%) [11]. Tổn thương vành tai có kích thước lớn của Nguyễn Thái Hưng nhiều hơn của chúng tôi (p < 0,05), còn các kich thước khác thì tương tự nhau (p > 0,05). Điều này có thể là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ gồm những trường hợp tổn thương VT do chấn thương, còn nghiên cứu của Nguyễn Thái Hưng thì không những bao gồm các tổn thương do chấn thương mà còn gồm cả những tổn thương do bẩm sinh, phẫu thuật lấy u (cũng trong nghiên cứu này của Nguyễn Thái Hưng thì có 14/25 trường hợp tổn thương VT bẩm sinh có kích thước lớn (56%) và có 2/3 trường hợp tổn thương VT do phẫu thuật lấy u (66,7%) [11]).

4.2.5.2. Tổn thương bỏng tai ngoài

Trong nghiên cứu 4194 trường hợp vào khám và điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia năm 2006 của Đỗ Thanh Long (2007) thì bỏng vùng đầu mặt chiếm tỉ lệ thấp (chiếm 3,15% trường hợp bỏng toàn thân) [15] nhưng lại là một chấn thương nguy hiểm vì liên quan tới các chức năng sống của bệnh nhân và khi để lại biến chứng, di chứng thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Trong bảng 3.12, 100% trường hợp bỏng tai ngoài là do nóng. Nghiên cứu của Đỗ Thanh Long và cs. (2007) cũng cho thấy bỏng do nhiệt nóng chiếm tỷ lệ cao nhất 73,63% [15]. Theo Jordan J. R. (2006), bỏng vùng đầu cổ thường gặp bỏng nóng [45]. Các trường hợp bỏng tai ngoài của chúng tôi đều do nóng có lẽ là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ trên tai ngoài, số lượng bỏng ít (11 trường hợp) nên chỉ gặp bỏng do nóng. Không có sự khác biệt về tác nhân bỏng trong nghiên cứu của Đỗ Thanh Long và chúng tôi (p > 0,05).

Bỏng do nhiệt nóng là các trường hợp bỏng do nước sôi, lửa cháy… thường xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày hoặc xảy ra ở những em bé vô tình bị bỏng do ngã. Do đó, cần phải cẩn thận trong khi làm việc hoặc chơi đùa. Ngoài ra, bỏng vành tai còn gặp một nguyên nhân đặc biệt là lạnh cóng, thường được đề cập đến trong tài liệu của các tác giả nước ngoài [36], [45] nhưng vì nước ta là một nước nhiệt đới nên rất hiếm có tình huống này xảy ra [10].

Về mức độ bỏng, ở vành tai, bỏng độ 1 chiếm đa số (60%), ở ống tai có duy nhất 1 trường hợp bỏng (độ 2). Điều này có lẽ do vành tai nằm lộ thiên nên các tác nhân bỏng dễ được loại trừ sớm, còn ống tai nằm khuất nên ít được chú ý hơn, tác nhân bỏng dễ bị đọng trong đó nên dễ bị bỏng nặng hơn. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân quá thấp cũng không đưa ra được kết luận gì.

4.2.6. Kết quả cấy dịch vết thương tai ngoài

Trong 69 tai bị chấn thương tai ngoài chúng tôi chỉ làm xét nghiệm dịch vết thương khi CT rách, đứt có nhiễm trùng, có mủ chảy ra hoặc khi chích rạch, dẫn lưu dịch ở khối tụ dịch vành tai và trong các trường hợp bỏng nghi ngờ có bội nhiễm. Do đó, chúng tôi chỉ có 7 trường hợp cấy dịch tại vết thương tai ngoài.

Dựa vào bảng 3.13 ta thấy kết quả cấy dịch vết thương tai ngoài gặp nhiều nhất là cấy không mọc (42,9%); tiếp đến là Staphylococcus và Streptococcus (28,6%). Xét nghiệm cấy dịch vết thương này thường làm ở những trường hợp bỏng tai ngoài. CT rách, đứt, giập / vỡ tai ngoài thì có 1 trường hợp cấy ra Streptococcus (14,3%). Tụ dịch vành tai thì có 1 trường hợp cấy ra Pseudomonas (14,3%). Bỏng tai ngoài có 1 trường hợp (14,3%) cấy ra 3 loại vi khuẩn gồm: Staphylococcus, Streptococcus và E.Coli, 1 trường hợp cấy ra Staphylococcus (14,3%).

Phân lập vi khuẩn trong viêm tai ngoài thì thường gặp nhất là Pseudomonas aeruginosa (> 40%), rồi đến Streptococcus, Staphylococcus [4], [10]. Về nhiễm trùng vết bỏng chung, theo nghiên cứu của Đặng Hoàng Nga và cs. (2005) thì nguyên nhân hàng đầu là Staphylococcus aureus (47,8%), tiếp theo là Pseudomonas aeruginosa (17,4%) và các trực khuẩn Gr (-) [17].

Các trường hợp bỏng thường có nhiễm khuẩn nhiều hơn các loại CTTN khác có lẽ vì đây là các trường bỏng nặng, nằm điều trị lâu ngày, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng bệnh viện. Ngoài ra, hiện nay tình trạng kháng kháng sinh của một số loại vi khuẩn tại các bệnh viện lớn đang được đặt ra và đáng báo động [17]. Chính điều này cũng làm cho tình trạng nhiễm khuẩn vết thương nặng nề hơn.

4.2.7. Mức độ tổn thương



Mức độ thương tổn tai ngoài được tính dựa trên kiểu tổn thương các tổ chức, kích thước vết thương hoặc độ bỏng hoặc kích thước khối tụ dịch.

Theo bảng 3.14, mức độ tổn thương vành tai chủ yếu là vừa (46,5%) và nhẹ (34,5%), mức độ nặng ít gặp (19,0%); mức độ thương tổn ở ống tai nhiều nhất là nhẹ (61,9%). Dựa vào bảng 3.10, 3.11và 3.12 ta thấy CTVT chủ yếu các vết thương rách da, lộ sụn, không có mất chất (76,1%), kích thước vừa (50%) hoặc bỏng độ 1 (60%), do đó mức độ thương tổn vành tai chủ yếu là vừa và nhẹ; còn CTÔT chủ yếu có vết thương xây xát bề mặt da (55%), kích thước nhỏ (85%) nên mức độ thương tổn nhẹ chiếm đa số là phù hợp.

Mức độ tổn thương của tai ngoài bị chấn thương sẽ dựa vào mức độ nặng hơn của bộ phận có kích thước vết thương nhiều hơn và có nhiều tổ chức (da, sụn hay xương) bị tổn thương hơn. Bảng 3.14 cho thấy trên 69 tai bị CT thì nhiều nhất là mức độ vừa (43,5%), kế đến là nhẹ (39,1%), ít nhất là nặng (17,4%).

Trong nghiên cứu về bị tổn khuyết vành tai của Nguyễn Thái Hưng (2006) thì có 50% thương tổn mức độ nặng, 39,6% mức độ vừa và 10,4% mức độ nhẹ [11]. Điều này là do các tổn thương trong nghiên cứu của Nguyễn Thái Hưng thường có kích thước lớn (43,8%). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ tổn thương giữa nghiên cứu của Nguyễn Thái Hưng và chúng tôi (p > 0,05).

4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI


4.3.1. Phương pháp điều trị

Việc điều trị CTTN rất quan trọng bởi lẽ phần lớn VT và 1/3 ngoài ÔT có tổ chức sụn khi bị viêm nhiễm rất dễ bị hoại tử gây dúm dó vành tai hoặc hẹp ống tai, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ tai [47], [54]. Theo bảng 3.15, ở vành tai điều trị chủ yếu là cắt lọc, khâu vết thương (74,1%). Điều này có lẽ vì các vết thương vành tai phần lớn là rách da lộ, sụn, xương (76,1%) (bảng 3.10). Nguyên tắc quan trọng của phương pháp này là phải làm sạch và khâu vết thương sao cho phải đảm bảo che phủ được phần sụn bị lộ để tránh nhiễm trùng sụn, gây biến dạng VT.

Có 5 trường hợp CTVT dùng vạt da tại chỗ để tạo hình vành tai (8,6%) gặp ở các trường hợp rách da, mất chất nhiều hoặc bỏng sâu gây hoại tử da, sụn.


CTVT có 2 trường hợp điều trị nội khoa kết hợp với liệu pháp laser (3,5%) do tụ dịch vành tai. Theo nghiên cứu của Phạm Xuân Phụng (2001) về điều trị tụ máu và viêm sụn - màng sụn vành tai bằng thiết bị quang trị liệu Laser bán dẫn thì tia Laser có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn ở mô, giảm phù nề, kích thích các đại thực bào làm giảm bớt tính sinh bệnh của vi khuẩn, tăng hoạt hóa hệ miễn dịch, tăng sinh sợi collagen, chống viêm, chống loét, làm liền da, nâng ngưỡng đau… nên rất có hiệu quả trong điều trị tụ dịch vành tai và viêm sụn - màng sụn [18].

Chúng tôi không có trường hợp nào dùng khung độn tạo hình. Nghiên cứu của Nguyễn Thái Hưng (2006) về tạo hình tổn khuyết vành tai không toàn bộ có 43,8% trường hợp sử dụng khung sụn sườn [11]. Sự khác biệt này là do Nguyễn Thái Hưng điều trị trên những bệnh nhân đã có tổn khuyết vành tai bẩm sinh hoặc mắc phải, đây thường là tổn khuyết lớn (43,8%), mức độ nặng (50%).


Ở ống tai, nhiều nhất là điều trị nội khoa (71,4%); cắt lọc, khâu vết thương ít hơn chiếm 23,8%. Điều này có lẽ vì các vết thương ÔT chủ yếu là xây xát da (55%); đứt, rách, vỡ xương, sụn ÔT ít gặp hơn (35%). Có 1 trường hợp chỉnh hình ÔT hẹp (4,8%) do bệnh nhân bị rách ÔT có kèm thủng màng nhĩ đã lâu, viêm nhiễm, chảy mủ tai nhiều lần. Còn 1 trường hợp chít hẹp cửa ÔT hoàn toàn, viêm nhiễm tái phát nhiều lần, chúng tôi có kế hoạch chỉnh hình ÔT lần hai nhưng vì bệnh nhân chưa có điều kiện nên chưa thực hiện được.

Ngoài ra, trong điều trị CTTN chúng tôi luôn quan tâm đến vấn đề chống nhiễm trùng, đặc biệt khi có vết thương rách, đứt nặng hoặc tụ dịch VT bội nhiễm hoặc bỏng bội nhiễm. Theo Đặng Hoàng Nga và cs. thì nhiễm khuẩn vết bỏng thường do Staphylococus aureus (47,8%) hoặc có hai loại vi khuẩn trở lên (24%) và tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh cao làm cho việc điều trị khó khăn hơn [17].

4.3.2. Biến chứng



Trong bảng bảng 3.17, biến chứng của chấn thương tai ngoài tai ngoài ít gặp. CTVT có 8,7% trường hợp có biến chứng gồm 2 trường hợp viêm da (3,5%), 2 trường hợp hoại tử tổ chức (3,5%) và 1 trường hợp viêm sụn - màng sụn (1,7%). CTÔT có 14,3% có biến chứng (đều là viêm da). Nguyên nhân của các biến chứng này thường là do thương tổn lớn, tổ chức giập nát nhiều, có nhiều dị vật bẩn hoặc bỏng sâu gây hủy hoại tổ chức và một số khác còn do ý thức điều trị không đúng của bệnh nhân dẫn đến nhiễm trùng vết thương kéo dài, hoại tử tổ chức, để lại di chứng xấu cho tai ngoài.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Hưng (2006) thì biến chứng phẫu thuật tổn khuyết vành tai cũng ít gặp (4,2% nhiễm trùng, 2,1% viêm sụn và 2,1% hoại tử da) [11]. Không có sự khác biệt về các biến chứng giữa nghiên cứu của Nguyễn Thái Hưng và chúng tôi (p > 0,05). Các biến chứng ít xảy ra có lẽ do chúng tôi thực hiện đúng kỹ thuật, cắt lọc tổ chức tiết kiệm, cầm máu kỹ, phủ kín sụn và chăm sóc vết thương tốt.

4.3.3. Kết quả điều trị khi lành vết thương

4.3.3.1. Triệu chứng lâm sàng khi lành vết thương

Theo bảng 3.18, chấn thương vành tai khi lành vết thương đa số còn sưng nề (93,1%) và đau tai (50,0%); chấn thương ống tai khi lành còn nhiều nhất là ù tai (38,1%), đau và sưng nề (33,3%).



Đây là các trường hợp chấn thương nên khi lành, các mép vết thương đã dính kín với nhau nhưng quá trình viêm tại chỗ vẫn còn tồn tại nên vết thương còn sưng nề và cảm giác đau tại vết thương [21]. Triệu chứng ù tai trong CTÔT còn có thể do sưng nề ống tai, hẹp ống tai hoặc là cảm giác chủ quan của bệnh nhân.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp CT cả VT và ÔT đã hơn 1 tháng, điều trị tại tuyến dưới nhưng tình trạng nhiễm trùng tai ngoài không cải thiện, có chít hẹp cửa ÔT, VT biến dạng một phần, khi lành vẫn còn chảy mủ tai (1,4%). Điều này có lẽ do kỹ thuật khâu không đúng với cấu trúc giải phẫu tai ngoài, không đảm bảo vô trùng khi khâu vết thương, điều trị chống nhiễm khuẩn không tốt.

4.3.3.2. Kết quả điều trị khi lành vết thương

Kết quả điều trị khi lành vết thương thường được tính khi bệnh nhân xuất viện hoặc khi cắt chỉ vết thương đối với các bệnh nhân điều trị ngoại trú. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá kết quả khi lành, bảng 3.19 cho thấy kết quả:



Tốt: 63,8% CTVT, 71,4% CTÔT và 66,7% CTTN chung.

Trung bình: 32,8% CTVT, 23,8% CTÔT và 30,4% CTTN chung.

Xấu: 3,4% CTVT, 4,8% CTÔT và 2,9% CTTN chung (trong đó gồm 1 CTVT, 1 chấn thương cả VT và ÔT).

Nghiên cứu của Nguyễn Thái Hưng (2006) về tạo hình tổn khuyết vành tai cho kết quả gần (khi bệnh nhân xuất viện) đối với 48 trường hợp phẫu thuật tổn khuyết vành tai là tốt 68,7%, trung bình 27,1% và xấu 4,2% [11].

So sánh kết quả điều trị CTTN khi lành của chúng tôi với kết quả gần tạo hình tổn khuyết VT của Nguyễn Thái Hưng thì không có sự khác biệt (p > 0,05). Kết quả điều trị khả quan như vậy có lẽ là do bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sớm, xử trí sớm sau chấn thương (82,3% trước 6 giờ) và được điều trị đúng .

4.3.4. Kết quả tái khám sau điều trị 1 tháng



4.3.4.1. Triệu chứng lâm sàng khi tái khám sau điều trị 1 tháng

Về các triệu chứng cơ năng, theo bảng 3.20, khi tái khám sau điều trị 1 tháng các triệu chứng cơ năng còn rất ít. Nếu xét 69 trường hợp CTTN chung thì còn 7,2% có đau tai, 2,9% có ù tai, 1 trường hợp CT cả vành tai và ống tai có nghe kém (1,4%) và 1,4% có chảy dịch tai. Trong 58 trường hợp CTVT còn nhiều nhất là đau tai (8,6%). Trong 21 trường hợp CTÔT còn 2 trường hợp ù tai (9,5%), 1 trường hợp nghe kém và chảy mủ ống tai (4,8%), không có đau tai. Các triệu chứng này gặp ở các thương tổn nặng, phá hủy nhiều tổ chức, có sẹo xấu co kéo hay hẹp ÔT.

Về tình trạng vết thương sau điều trị 1 tháng (bảng 3.21) ta thấy: Sẹo đẹp chiếm đa số: 63,8% CTVT, 80,9% CTÔT, 66,7% CTTN. Sẹo trung bình: 31,0% CTVT, 14,2% CTÔT và 27,5% CTTN. Sẹo xấu ít gặp: 5,2% CTVT, 4,8% CTÔT và 5,8% CTTN. Không có vết thương không liền. Kết quả liền vết thương vành tai trong tạo hình tổn khuyết VT của Nguyễn Thái Hưng (2006) thì sẹo đẹp chiếm 73,9%, sẹo xấu chiếm 26,1%, không có vết mổ không lành [11]. Vậy, nghiên cứu của chúng tôi tương tự Nguyễn Thái Hưng (p > 0,05).

Về màu sắc da tai bên bị thương so với bên lành khi tái khám sau 1 tháng (bảng 3.22) ta thấy phần lớn là đồng màu với da xung quanh (91,4% CTVT, 100% CTÔT, 92,8% tai bị CT), có 5 trường hợp da VT không đồng màu với da xung quanh (7,2% CTTN) gặp trong các vết thương đứt rời hoặc đứt lìa quá lớn, nhất là đứt lìa VT khỏi gốc của nó làm cho sự nuôi dưỡng vạt da ghép kém nên có những phần hoại tử. Ngoài ra, trong các vết thương bỏng sâu, hủy hoại nhiều tổ chức thì sẹo của vết thương không còn cấu trúc của da bình thường cũng gây khác màu.

Về độ dày của da tai sau 1 tháng (bảng 3.23) ta có: CTVT chủ yếu là không dày da (46,6%) và dày nhẹ (44,8%). CTÔT đa số không dày da (85,7%), 1 trường hợp da dày hơn rõ (4,8%). Trên 69 CTTN thì đa số là không dày da (53,6%) hoặc dày nhẹ (39,1%). Độ dày da tai này được so sánh giữa bên bị thương với bên lành. Vì tai ngoài gồm chủ yếu da và sụn nên những chấn thương nặng, sự phá hủy cấu trúc nhiều hoặc viêm nhiễm kéo dài đều có thể làm tăng sinh mô sợi làm cho các tổ chức này dày lên.

Về hình thái của vành tai sau 1 tháng: Hình thái của vành tai đóng một phần quan trọng trong việc đánh giá kết quả điều trị CTVT. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào trục của vành tai, chiều dài của vành tai và độ lồi lõm của gờ luân nhĩ, rãnh luân nhĩ, gờ đối luân, hố thuyền so với bên tai lành để đánh giá hình thái vành tai. Dựa vào bảng 3.24, trên 58 CTVT tái khám ta thấy: đúng trục 96,6%, lệch trục 3,4%; chiều dài VT bị chấn thương so với vành tai lành thường không ngắn hơn (82,8%), không có trường hợp VT ngắn hơn > 2cm; độ lồi lõm của vành tai rõ chiếm đa số 82,8%, độ lồi lõm không rõ chiếm 15,5%, có 1 trường hợp mất độ lồi lõm (1,7%). Vậy, khi tái khám sau điều trị 1 tháng thì hình thái VT bị chấn thương đã điều trị đa số không khác biệt so với vành tai bên lành, tương ứng với hình thể giải phẫu bình thường của vành tai, do đó phần lớn vành tai đảm bảo được thẩm mỹ của nó. Đây là một mục tiêu được đặt ra trong quá trình điều trị CTTN.

Về kết quả hẹp ống tai sau 1 tháng: So sánh độ hẹp của ÔT bị chấn thương so với bên lành sau điều trị 1 tháng cũng là một mục tiêu để chúng tôi đánh giá kết quả điều trị CTTN. Trong biểu đồ 3.5, đường kính ÔT sau điều trị 1 tháng có 19 trường hợp là không hẹp (90,4%), có 1 trường hợp hẹp ≤ 50% (4,8%) và 1 trường hợp hẹp > 50% (4,8%) gặp ở bệnh nhân bị chấn thương đã lâu, nhiễm trùng tai ngoài kéo dài. Vậy, đường kính ống tai ngoài khi tái khám đa số là tốt, tương tự với kích thước ống tai bên lành, nó đảm bảo được chức năng và thẩm mỹ của ống tai.

4.3.4.2. Kết quả khi tái khám sau điều trị 1 tháng

Kết quả tái khám sau 1 tháng được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn đánh giá kết quả khi tái khám, bảng 3.25 cho thấy kết quả:



Tốt: 69,0% CTVT, 90,4% CTÔT và 72,5% CTTN chung.

Trung bình: 29,3% CTVT, 4,8% CTÔT và 24,6% CTTN chung.

Xấu: 1,7% CTVT, 4,8% CTÔT và 2,9% CTTN chung.

Nghiên cứu của Nguyễn Thái Hưng cho kết quả xa (sau phẫu thuật 3 tháng) đối với 48 trường hợp phẫu thuật tổn khuyết vành tai là tốt 57,1%, trung bình 39,3% và xấu 3,6% [11]. Không có sự khác biệt với kết quả của chúng tôi (p > 0,05).

Vậy, kết quả tái khám sau một tháng thường là tốt. Điều này có lẽ do việc xử trí sớm, đúng kỹ thuật và cũng đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp cho kết quả xấu, điều trị kéo dài và vẫn làm ảnh hưởng xấu đến chức năng và thẩm mỹ tai ngoài.

4.3.5. Đánh giá kết quả trước và sau điều trị

4.3.5.1. Kết quả điều trị chấn thương tai ngoài khi lành vết thương và sau điều trị 1 tháng

So sánh kết quả điều trị CTTN giữa thời điểm lành vết thương và khi tái khám sau điều trị 1 tháng qua biểu đồ 3.7 thì cho ta kết quả:



Tốt: có sự gia tăng từ 66,7% khi lành vết thương lên 72,5% sau 1 tháng.

Trung bình: giảm từ 30,4% khi lành vết thương xuống 24,6% sau 1 tháng.

Xấu: có 2 trường hợp xấu (2,9%) không cải thiện so với khi lành vết thương, gặp trong 1 trường hợp chít hẹp cửa ống tai và 1 trường hợp bỏng sâu, hủy hoại nhiều tổ chức, thẩm mỹ của tai ngoài xấu.

Như vậy, có sự tiến triển tốt kết quả điều trị chấn thương tai ngoài giữa thời điểm lành vết thương và sau điều trị 1 tháng nhưng không đáng kể (p > 0,05) và những hậu quả xấu vẫn không cải thiện. Thực tế tai ngoài sau 1 tháng điều trị thường có lớp da mỏng hơn, mềm mại hơn, màu da tại chỗ ít khác biệt hơn, các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân cũng giảm bớt hơn nhiều so với khi lành vết thương do đó cho kết quả tốt hơn. Các trường hợp cho kết quả xấu không cải thiện gợi nhắc cho chúng ta không nên bỏ sót CTTN trong bất cứ trường hợp nào.

4.3.5.2. Liên quan giữa mức độ thương tổn với kết quả khi lành

Đối chiếu giữa mức độ thương tổn với kết quả khi lành vết thương qua bảng 3.27, chúng tôi nhận thấy:

- Các tổn thương nhẹ cho kết quả khi lành đa số là tốt (96,3%), không có kết quả xấu.

- Các tổn thương vừa cũng cho kết quả khi lành đa số là tốt (66,7%), 30,0% trường hợp cho kết quả trung bình.

- Các tổn thương nặng cho kết quả khi lành đa số là trung bình (91,7%), không có kết quả tốt.

Như vậy, mức độ thương tổn càng nhẹ thì cho kết quả tốt càng nhiều và ngược lại, liên quan có ý nghĩa thống kê với 2­­ = 34,7 và p < 0,01.

4.3.5.3. Liên quan giữa mức độ thương tổn với kết quả tái khám sau 1 tháng

Đối chiếu giữa mức độ thương tổn với kết quả khi tái khám sau 1 tháng qua bảng 3.28, chúng tôi nhận thấy:

- Các tổn thương nhẹ sau điều trị 1 tháng cho 100% kết quả là tốt.

- Các tổn thương vừa cũng cho kết quả khi tái khám đa số là tốt (63,4%), 33,3% trường hợp cho kết quả trung bình.

- Các tổn thương nặng cho kết quả khi tái khám đa số là trung bình (58,4%), 33,3% trường hợp có kết quả tốt và 8,3% trường hợp xấu. So với bảng 3.27 thì mức độ nặng cho kết quả tốt tăng lên (từ 0,0% tăng lên 33,3%).

Như vậy, mức độ thương tổn càng nhẹ thì cho kết quả khi tái khám tốt càng nhiều và ngược lại, liên quan có ý nghĩa thống kê với 2­­ = 20,8 và p < 0,01. Điều này cũng hợp lý vì những vết thương mức độ nhẹ hơn và trung bình thì sự phá hủy tổ chức ít hơn, vết thương nhỏ hơn và đáp ứng với điều trị tốt hơn.

KẾT LUẬN



Qua nghiên cứu 68 bệnh nhân bị chấn thương tai ngoài trên 69 tai bị chấn thương, trong đó có 58 vành tai bị chấn thương và 21 ống tai bị chấn thương tại Bệnh viện Trưng ương Huế và Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2008 đến tháng 6/2009, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương tai ngoài



- Lứa tuổi từ 16 - 35 chiếm đa số 58,9%. Nam (69,1%) nhiều hơn nữ (30,9%)

- Bệnh nhân ở nông thôn (60,3%) nhiều hơn thành thị (39,7%).

- Thời gian chấn thương thường gặp vào khoảng >10g - 12g (17,6%) và >22 - 0g (13,2%),

- Nguyên nhân: tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất 50,0%.

- Thời gian từ khi chấn thương đến khi xử trí trước 6 giờ chiếm đa số 82,3 %

- Chấn thương phối hợp chiếm 58,8%, chấn thương sọ não cao nhất (26,5%).

- Chấn thương tai trái (60,9%) nhiều hơn tai phải (39,1%).

- Loại chấn thương: 66 trường hợp rách, đứt, giập tai ngoài; 11 trường hợp bỏng tai ngoài; 2 trường hợp tụ dịch vành tai.

- Triệu chứng lâm sàng: đau tai 95,7%; ù tai 56,5%; nghe kém 14,5%; chảy dịch 89,9%; sưng nề 94,2%; biến dạng vành tai 43,5%; hẹp ống tai 8,7%.



- Vị trí: Chấn thương vành tai thường gặp ở 2/3 trên (24,1%); Chấn thương ống tai hay gặp ở 1/2 ngoài (61,9%).

- Tổn thương rách, đứt, giập vành tai thường gặp là rách da lộ sụn, xương (76,1%), kích thước vừa (50,0%).

- Tổn thương rách, đứt, vỡ ống tai thường gặp là vết thương xây xát (55,0%), kích thước nhỏ (85,0%).

- Bỏng tai ngoài 100% là do nóng, chủ yếu ở vành tai (10/11) và độ 2 (6/11).

- Tụ dịch vành tai gặp 2 trường hợp đều ở 1/3 trên và kích thước vừa.

- Có 7 trường hợp cấy dịch tại vết thương tai ngoài: 42,9% trường hợp cấy không mọc, Staphylococcus 28,6% và Streptococcus 28,6%, Pseudomonas 14,3%, và vi khuẩn khác 14,3%.

- Mức độ thương tổn: ở vành tai nhiều nhất là vừa (46,5%) và nhẹ (34,5%); ở ống tai nhiều nhất là nhẹ (61,9%).

2. Đánh giá kết quả điều trị chấn thương tai ngoài


- Phương pháp điều trị: ở chấn thương vành tai điều trị chủ yếu là cắt lọc, khâu vết thương (74,1% chấn thương vành tai); ở chấn thương ống tai nhiều nhất là điều trị nội khoa (71,4% chấn thương ống tai).

- Thời gian lành vết thương tai ngoài đa số trước 7 ngày (65,2%), trên 30 ngày rất ít gặp (4,4%). Thời gian trung bình là 8,36 ± 6,94 ngày.

- Biến chứng của chấn thương tai ngoài ít gặp (8,7% chấn thương vành tai và 14,3% chấn thương ống tai).

- Kết quả điều trị khi lành vết thương tai ngoài: tốt: 66,7%, trung bình: 30,4%, xấu 2,9%.

- Kết quả sau điều trị một tháng: tốt: 72,5%, trung bình: 24,6%, xấu: 2,9%.



- Các triệu chứng khi lành vết thương và sau điều trị 1 tháng có cải thiện so với trước điều trị.

- Đối chiếu kết quả điều trị khi lành vết thương và sau điều trị 1 tháng: kết quả tốt tăng từ 66,7% lên 72,5%, kết quả xấu không thay đổi (2,9%).

- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ thương tổn với kết quả khi lành vết thương và với kết quả khi tái khám sau 1 tháng: mức độ thương tổn càng nhẹ thì cho kết quả tốt càng nhiều và ngược lại.


KIẾN NGHỊ



Qua nghiên cứu và phân tích, chúng tôi đề xuất một vài ý kiến sau:

- Chấn thương tai ngoài cần phải được phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt trong các trường hợp có chấn thương khác phối hợp, tránh bỏ sót sẽ để lại di chứng xấu cho tai.

- Nếu bệnh nhân nằm điều trị ở các khoa khác thì cần quan tâm hơn nữa trong việc chăm sóc vết thương tai ngoài hằng ngày.

- Khi chấn thương tai ngoài đã có biến chứng thì cần phải điều trị tích cực và triệt để.



- Cần có biện pháp tuyên truyền giáo dục, kết hợp với kiểm tra, cưỡng chế trong việc thực hiện an toàn giao thông, an toàn lao động và cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày để tránh xảy ra chấn thương.

- Trong việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì cần phải sử dụng mũ đảm bảo chất lượng và nên có phần bảo vệ hai tai ở mũ bảo để đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.


ạdhsjfhds[61], dsafdsf[63] , [62]
1. An1, Lê Ngọc Ấn, Trần Công Chánh (1994), "Điều trị vết thương phần mềm", Bài giảng lâm sàng chấn thương hàm mặt, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, tr. 51 - 55.

2. Bảng2, Nguyn Đình Bảng (2006), Tập tranh gii phu Tai Mũi Hng, Nhà xuất bản Y học, TP.HCM.

3. Bình16, Trịnh Bình (2007), "Thính giác quan", Mô – Phôi, Phần Mô học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 270 - 281.

4. Cường19, Hunh Khc Cường và cng s (2006), "Bnh lý tai ngoài", Chẩn đoán bnh tai, Hội nghị Tai – Mũi - Họng Đà Nẵng 8/2006, tr. 24 - 44.

5. Cường20, Phm Vit Cường, Trn Th Hng, Nguyn Th Trang Nhung (2004), Phân tích số liệu bằng Epi Info 2002, Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ môn Thống kê – Tin học, Hà Nội.

6. Đàn37, Trịnh Xuân Đàn vạ̀ng sự (2006), "Thực trạng chấn thương vạ̀t số́u tố nguy cơ ở sinh viên trường Đại học Y khoa Thái Nguyên năm 2004", Tạp chí Y – Dược học Quân sự số 5 – 2006, Hà Nội, tr. 61 – 69.

7. ng4, Nguyễn Hữu Dũng (2007), "Chấn thương tai và vỡ xương đá", Bài giảng lâm sàng Tai Mũi Hng, Nhà xuất bản Y học, TP.HCM, tr. 115 - 119.

8. Giang, Lê Trường Giang (2007), Thống kê Y học, Nhà xuất bản Y học, TP. HCM.

9. Hiếu14/2, Đỗ Ngc Hiếu, Nguyn Hu Tú (2005), "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ thương tích do tai nạn của bệnh nhân khi vào viện, liên quan độ nặng chấn thương", Tạp chí nghiên cu Y hc, Ph trương, tp 39, s 6, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 71 - 77.

10. Hoàn5, Võ Ngọc Hoàn (2007), "Bnh tai ngoài thường gặp", Bài giảng lâm sàng Tai Mũi Hng, Nhà xuất bản Y học, TP.HCM, tr. 71 - 82.

11. ng30, Nguyễn Thái Hưng (2006), Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả tạo hình tổn khuyết vành tai không toàn bộ tại bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương và bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hạ̀i.,

12. Liễn39, Nguyn Ngc Lin (2001), "Sinh lý nghe", Thính học ứng dụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 27 - 46.

13. Lợi, Lê Văn Li (1997), "18 Các phu thut tai ngoài", Các phẫu thuật thông thường Tai – Mũi - Họng, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 18 - 28.

14. Lợi, Lê Văn Li (2001), 7 Cấp cứu Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

15. Long, Đỗ Thanh Long và cộng sự (2007), "Tình hình khám bệnh tiếp nhận người bệnh tại viện bỏng quốc gia năm 2006", Tạp chí Y hc thm ha và bng, Vol. Số 1 pp. 22 - 25.

16. Mai31, Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Hữu Khôi (2007) (2007), "Đánh giá tình hình cấp cứu Tai Mũi Họng trong 10 năm gần đây (01/1995 – 01/2005) tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP.Hồ Chí Minh", Thời sự Tai Mũi Họng, Số 12, Tháng 08/2007, TP. Hồ Chí Minh, tr. 9 – 14.

17. Nga, Đặng Hoàng Nga vạ̀ng sự (2005), "Nghiên cứu vi khuẩn gây nhiễm trùng vết bỏng trren bệnh nhân bỏng được điều trị nội trú tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Tạp chí Y hc thm ha và bng, Vol. Số 2 pp. 74 - 77.

18. Phụng21, Phm Xuân Phụng (2001), Nghiên cứu điu tr t máu và viêm sn – màng sn vành tai bng thiết b quang tr liu Laser bán dn, Luận án tốt nghiệp cao học, Trường Đại học Kỹ thuật, TP. Hồ Chí Minh.

19. Quyền 8, Nguyn Quang Quyn (2000), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, TP.HCM.

20. Quyền 9, Nguyn Quang Quyn (2000), "Cơ quan tin đình c tai", Bài giảng giải phẫu học, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, TP.HCM, tr. 425 - 446.

21. Ri17, Nguyễn Chấn Hùng, Nguyn Hng Ri (2007), Phẫu thuật thực hành, Nhà xuất bản Y học, TP.Hồ Chí Minh.

22. Tấn, 10. Võ Tn (1982), "10) Bnh tai ngoài", Tai Mũi Họng thực hành, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 69 - 82.

23. Thế, Nguyễn Tư Thế (2002), "35) Nhận xét 168 trường hợp chấn thương Tai Mũi Họng vào khám và điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 11/1997 đến 5/1998", Y học thực hành số 12/2002 – tập 437, Tổng hội Y Dược học Việt Nam, Hà Nội, tr. 62 – 64.

24. Thế, Nguyễn Tư Thế (2004), "12 Chn thương tai", Chứng chỉ chấn thương, Giáo trình đào tạo sau Đại học chuyên khoa Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Dược Huế

Huế, tr. 37 - 43.



25. Trân13/7, Lâm Huyền Trân, T Kim Dung (2003), "Chn thương tai mũi họng tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 11/2000 – 11/2002", Y học TP.H Chí Minh, Tp 7, Ph bn ca s 1-2003, tr. 14-17.

26. Trung34, Lê Thế Trung (2002), "Bỏng vùng mặt", Bỏng – Những kiến thức chuyên nghành, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 540 – 551.

27. Tuấn29, Phm Công Tun, Phm Vit Cường (2008), "Mô hình chn thương da vào s liu ti bnh vin Đà Nng", Y học thực hành, số 606 + 607, Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Y dược Việt Nam lần thứ 14, Huế, tr. 345 – 352.

28. Adamson, Peter A. Adamson, Suzanne K. Doud Galli (2005), "Otoplasty", Cummings Otolaryngology - Head & Neck Surgery, Vol. pp. 853 - 861.

29. Apesos, James Apesos, Michael Kane (1993), "Treatment of traumatic Earlobe Clefts", Aesthetic Plastic Surgery, Vol. 17 (3), pp. 253 - 255.

30. Ballenger23/1, Jonh Jacob Ballenger (1969), "The Ear", Disease of Nose, Throat and Ear, Vol.

31. Black, Bruce Black (2005), "Traumatic conditions of the Ear", An introduction to Ear Disease, tr. 61 - 64.

32. Bull, Tony R. Bull (2003), "The Pinna", Color Atlas of ENT Diagnosis, Vol. pp. 45 - 70.

33. Byrne, Patrick J. Byrne, George S. Goding Jr. (2005), "Skin flap Physiology and Wound healing", Cummings Otolaryngology - Head & Neck Surgery, Vol. pp. 146 - 170.

34. Chang, Yean - Lu Chang et al. (1990), "Recotruction of middle - third Auricular defdect based on Aesthetic Perception Theory", Aesthetic Plastic Surgery, Vol. 14 (3), pp. 223 - 225.

35. De la Cruz Antonio, Marlan R. Hansen (2005), "Reconstruction surgery of the Ear: Auditory Canal and Tympanum", Cummings Otolaryngology - Head & Neck Surgery, Vol. pp. 4439 - 4444.

36. DeWeese, 28. David D. DeWeese, William H. Saunders (1977), "Diseases and abnormalities of external ear", Otolaryngology, tr. 322 - 339.

37. DeWeese, David D. DeWeese, William H. Saunders (Year), "Anatomy of the Ear", Textbook of Otolaryngology, The c. v. Mosby CompanC, Vol. pp. 267 - 284.

38. Dhillon, R. S. Dhillon (1999), "Otological trauma and foreign bodies", Ear, Nose, Throat and Head and Neck Surgery, Vol. pp. 26 - 27.

39. Faist25, E.Faist, C.Schinkel, S.Zimmer (Year), "Update on mechanisms of immune suppression of injury and immune modulation", Trauma (Part 1of 3) - World Journal of Surgery, Vol. 26, pp. 150 - 155.

40. Gault, David T. Gault (2003), "Recontruction of the Ear", Principles and Practice of Head and Neck Oncology, Vol. pp. 952 - 981.

41. Godley, Frederick A. Godley (2003), "Experience with the malleable ear dressing, a versatile sillicone - lined bandage for the auricle", Ear, Nose & Throat Journal, Vol. 82 (8), pp. 570 - 574.

42. Goycoolea, Marcos V. Goycoolea et al. (1989), "Plastic Surgery of the Pinna", Atlas of Otologic Surgery, tr. 339 - 358.

43. Hochberg, J...Hochberg et al. (2001), "Soft tissue injury to face and neck: Early assessment and repair", World Journal of Surgery, Vol. 25 (8), pp. 1023 - 1027.

44. Jahrsdoerfer, R. A., Mason J. C (2003), "Congenital aural atresia", Operative techniques in Otolaryngology - Head and Neck Surgery, Vol. 14 (4), pp. 247-251.

45. Jordan, J. Randall Jordan, Karen H. Calhoun (2006), "Management of Soft Tissue Trauma and Auricular Trauma", Head & Neck Surgery - Otolaryngology, Vol. 1 (6), pp. 935 - 948.

46. Mascio40, Donatello Di Mascio, Fabio Castanetti (2004), "Tuber Flap Interpolation in Reconstruction of Helical and Ear Lobe Defects", Dermatologic surgery, Vol. 3 (4), pp. 572 – 578.

47. Mener, Albert L. Mener (2003), "Disorders of the External Ear", A Pocket Guide to the Ear, Vol. pp. 26 - 50.

48. Mills38, John H. Mills et al. (2006), "Anatomy and Physiology of Hearing", Otology, Head & Neck surgery – Otolaryngology, Vol. 1 (9), pp. 1884 – 1903.

49. Murakami, Craig S. Murakami, Vito C. Quatela (2005), "Reconstruction surgery of the Ear: Microtia reconstruction", Cummings Otolaryngology - Head & Neck Surgery, Vol. pp. 4422 - 4438.

50. Naumann, Naumann Andreas (2007), "Otoplasty – techniques, characteristics and risks", GMS Current Topics in Otorhinolaryngology - Head and Neck Surgery, Vol. 6 pp. 1011 - 1025.

51. Pasha, R. Pasha et al. (1999), "Incision / Excision Planning and Scar Revision", Otolaryngology - Head and Neck Surgery, Vol. pp. 377 - 383.

52. Pasha, R. Pasha et al. (1999), "Soft Tissue Trauma", Otolaryngology - Head and Neck Surgery, Vol. pp. 475 - 480.

53. Perkins, Stephen W. Perkins et al. (2000), "The incidence of sport - related facial trauma in children", Ear, Nose & Throat Journal, Vol. 79 (5), pp. 632 - 638.

54. Petro, Jane A. Petro, Mask D. Suski, Howard D. Stupak (2006), "Scars", Otolaryngology - Basic Science and Cliniccal Review, Vol. pp. 18 - 21.

55. Pham, Pham V. Tuan et al. (2003), "Surgery of the Auricle", Facial plastic surgery, Vol. 19 (1), pp. 53 - 73.

56. Sanna, Mario Sanna, Alessandra Russo, Giuseppe De Donato (1999), "Diseases Affecting the External Auditory Canal", Color Atlas of Otoscopy, Vol. pp. 7 - 25.

57. Selesnick, Samuel H. Selesnick et al. (1995), "Herniation of the Temporomandibular Joint into the External Auditory Canal: A complication of Otologic Surgery", The American Journal of Otology, Vol. 16 (6), pp. 751 - 757.

58. Shumrick, Kevin A. Shumrick, Jon B. Chadwell (2005), "Facial trauma: Soft - tissue Lacerations and Burns", Cummings Otolaryngology - Head & Neck Surgery, Vol. pp. 582 - 601.

59. Vuyk, H. D. Vuyk, E. J. M. Bakkers (1991), "Absorbable mattress sutures in the manegement of Auricular hematoma", The Laryngoscope, Vol. 101 (10), pp. 1124 - 1126.

60. Wareing, Michael J. Wareing, Anil K. Lalwani, Robert K. Jackler (2006), "Development of the Ear", Head & Neck Surgery - Otolaryngology, Vol. 2 (9), pp. 1870 - 1872.

61. Hà22, Nguyễn Th Trúc Hà (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và kết quả điều trị chấn thương mũi xoang tại Huế, Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế.

62. Hùng33, Ngô Trí Hùng vạ̀ng sự (2006), "Các ch s kích thước gii phu ng tai ngoài ca người Vit Nam", Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học Y Dược Việt Nam lần thứ 13, TP. HCM, tr. 170 - 180.

63. Tuan, Pham V. Tuan et al. (2003), "Surgery of the Auricle", Facial plastic surgery, Vol. 19 (1), pp. 53 - 73.



Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 16.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương