Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất nước mà nguyên nhân và hình thái của chấn thương tai ngoài có khác nhau



tải về 16.51 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2018
Kích16.51 Mb.
#37085
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

  1. (b)

Hình 1.12: Phẫu thuật hẹp ống tai ngoài

theo phương pháp Osenat - Ramadier (trích theo [13]).

+ Thì bốn: khâu liền hai mép da sau tai. Đặt một đoạn mèche trong ÔT. Sau 3 tuần, cắt đứt chân cuống của vạt da và khâu sửa lại cuối cùng vết rạch phía sau tai.

1.6.3. Tụ máu, tụ huyết thanh vành tai

- Nếu thương tổn nhẹ, u máu còn nhỏ, chỉ cần băng ngoài ép chặt lại và chườm lạnh tại chỗ khoảng 2 - 3 ngày để tránh tái tụ dịch. Đồng thời, cho kháng sinh phổ rộng kèm theo thuốc kháng viêm toàn thân [31], [42].

- Nếu thương tổn lớn, một số tác giả cho rằng nên hút máu tụ bằng kim chọc lớn trong điều kiện vô khuẩn và băng ép trong 24 giờ rồi kiểm tra lại VT [38], [47]. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít được dùng vì dễ tái phát, dễ gây bội nhiễm dẫn đến viêm sụn; nên rạch rộng ở dọc bờ trước luân nhĩ và lấy sạch mô hoại tử bằng curette [42]. Khâu ép và ép khoang máu tụ lại bằng gạc cuộn nhằm ép chặt màng sụn với sụn vành tai để tránh tụ máu tái phát. Hằng ngày thay băng vô khuẩn, theo dõi tiến triển, dùng kháng sinh liều cao, kháng viêm. Cắt bỏ chỉ sau 7 ngày.

- Nếu có viêm màng sụn phát mủ, cần rạch rộng da mở to túi mủ, nạo hết các tổ chức viêm và sụn chết, đặt ống dẫn lưu hố mổ. Băng ép. Cho kháng sinh với kháng viêm toàn thân, đặc biệt cảnh giác với Pseudomonas rất thường có trong các viêm sụn phát mủ vành tai [10], [13], [22], [59].

Theo Godley F. A. (2003), để băng ép trong những trường hợp tụ máu vành tai, chúng ta có thể dùng một dải băng dán linh hoạt bằng silicon cho vành tai. Đây là một vật liệu dễ uốn, dễ dát mỏng, có thể dính chặt vào vành tai với áp lực vừa phải, phù hợp với hình dáng vành tai và có tính thẫm mỹ. Vật liệu này còn có thể dùng cho những thủ thuật hoặc chỉnh hình nhỏ ở da vành tai như mổ keloid, dẫn lưu tụ máu và sửa chữa những chấn thương vành tai nhỏ, vạt ghép da nhỏ… [41].

Hiện nay, tại bệnh viện Trung ương Huế còn điều trị tụ máu, tụ huyết thanh vành tai và viêm sụn - màng sụn vành tai bằng quang trị liệu pháp laser bán dẫn với liệu trình: 1 ngày/1 lần/20 phút x 20 lần/đợt và phối hợp với điều trị chống nhiễm trùng [18].

1.6.4. Bỏng tai ngoài



1.6.4.1. Do lạnh cóng

- Làm ấm bằng gạc ấm từ 38oC - 42oC cho đến khi vành tai ấm lại.

- Băng vô trùng (không được băng ép).



- Kháng sinh dự phòng, thuốc giãn mạch, có thể ức chế hạch sao tuỳ độ trầm trọng của chấn thương. Luôn giữ tai bệnh được giữ khô, sạch [10], [37].

1.6.4.2. Do nóng và các tác nhân khác

Trước hết, cần lấy hết tác nhân bỏng, tẩy rửa nhẹ nhàng, tránh tạo sức ép và cởi bỏ khuyên tai (nếu có) [52].

Xử trí theo mức độ tổn thương:



  • Độ 1: theo dõi.

- Độ 2, 3: cần điều trị để tránh biến chứng viêm sụn và hoại tử sụn, dẫn đến mất chất sụn thường gặp trong bỏng sâu [10].

Đối với bỏng nông thì để hở vết thương, rửa sạch vết thương rồi bôi mỡ sulfamit.­­­­­ Khi có lớp vảy cứ để nguyên vì chúng có tác dụng bảo vệ da, chỉ cần bôi thuốc mỡ cho vảy mềm và chúng sẽ rụng ra [26].

Đối với bỏng sâu, dùng các thuốc gây rụng hoại tử bỏng. Phẫu thuật cắt bỏ hoại tử chỉ được tiến hành khi ranh giới phần lành và phần hoại tử đã rõ ràng, khi cắt phải tiết kiệm bảo vệ các phần lành. Thường chỉ thực hiện từ ngày thứ 10 - 14. Sụn bị lộ ra nên được che phủ lại với mô có mạch máu để tránh bị viêm sụn, hoại tử sụn; sụn thường được phủ bằng cách ghép da tự thân, tranh thủ ghép da sớm ở tuần thứ 3 - 4 sau bỏng [26]. Chăm sóc vết thương cẩn thận, tránh băng ép [10], [52].

Nếu có dấu hiệu của viêm mủ sụn vành tai cần kịp thời rạch dẫn lưu mủ, nạo bỏ các tổ chức hoại tử và đặt gạc tẩm kháng sinh.



Nếu có tổn khuyết VT sau bỏng thì tiến hành phẫu thuật tạo hình VT 6 tháng sau khi lành vết thương (trẻ em sẽ được phẫu thuật khi đến tuổi trưởng thành) [26].

1.7. DIỄN BIẾN LÀNH VẾT THƯƠNG



- Đối với vết thương kín: Sau vài giờ bị tổn thương, khoảng trống vết thương được lấp đầy tế bào viêm và dịch viêm gồm hồng cầu, bạch cầu, đại thực bào, chất đạm huyết tương và sợi fibrin, đạt số lượng cao nhất sau 24 giờ và tồn tại trong 48 giờ. Sau 24 giờ lớp biểu bì của hai bờ mép vết thương bắt đầu dày lên, trong vòng 48 giờ toàn thể bề mặt của vết thương được biểu bì hóa. Vào ngày thứ hai hoặc thứ ba xuất hiện nguyên bào sợi tăng dần đến ngày thứ 10 và giảm rõ vào tuần thứ tư hoặc thứ năm. Sợi collagen xuất hiện vào ngày thứ tư của phần sâu vết thương, nhanh chóng phát triển thành bó sợi rồi bó sợi lớn dần tạo ra cơ cấu đậm đặc gọi là sẹo, giúp vết thương dính cứng lại với nhau.

- Đối với vết thương hở: diễn biến lành bình thường của vết thương hở cũng giống như vết thương kín nhưng khác biệt nổi bật là sự “co rút và biểu bì hóa”. Sau 2 - 3 ngày mép biểu bì di chuyển lại và bề mặt bị thiếu nhỏ dần đi, tốc độ nhanh hơn ngày thứ 5 - 10, chậm lại sau 2 tuần. Vết thương hở da co rút bằng cách căng da xung quanh gần nơi bị thiếu chứ không phải tạo da mới. Bờ mép của da có thể biểu bì hóa từ 1- 3 cm. Nếu vùng tổn thương rộng quá đến nỗi sự biểu bì hóa và sự co rút không che hết được thì vết thương sẽ trở thành một vết loét mạn tính [21], [39].

1.8. BIẾN CHỨNG SAU ĐIỀU TRỊ



- Nhiễm trùng vết thương gây ra viêm sụn màng sụn, huỷ hoại sụn, viêm mô tế bào loa tai, viêm ống tai ngoài, nặng nề hơn có thể gây viêm tai ngoài ác tính (thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường và suy giảm miễn dịch). Vi khuẩn thường gặp nhất trong viêm sụn màng sụn VT và viêm ÔT cấp là Pseudomonas aeruginosa (> 40%), ngoài ra còn có các loại cầu khuẩn gram (+) và vi khuẩn tiêu hoá gram (-) [10]. Viêm mô tế bào loa tai lại thường do vi khuẩn gram (+) như: Staphylococcus, Streptococcus [4].

- Sẹo vành tai xấu: bề mặt da vành tai không còn hình thái như ban đầu, da vành tai dày, sần sùi, độ lồi lõm vành tai không rõ [11], [54].

- Biến dạng vành tai: Chấn thương VT gây nhiễm trùng sụn, tụ dịch dưới màng sụn không được điều trị sẽ dẫn đến sự tiêu huỷ sụn, tạo mô liên kết, canxi hoá thứ phát làm cho vành tai biến dạng như bông cải hoặc tai mèo [10], [50].

- Sẹo ống tai ngoài gây hẹp một phần hay hẹp hoàn toàn ống tai ngoài, bệnh nhân có thể có nghe kém, ù tai.





Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 16.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương