Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất nước mà nguyên nhân và hình thái của chấn thương tai ngoài có khác nhau



tải về 16.51 Mb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2018
Kích16.51 Mb.
#37085
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Hình 1.7: Tụ máu vành tai sau chấn thương [32], [47].

1.5.2.2. Tiến triển:

Tụ máu vành tai có nhiều diễn biến khác nhau. Nếu là u nhỏ bằng đầu ngón



út (≈ 1cm), nó sẽ tan đi sau một vài tuần (7 - 14 ngày) và để lại một vành tai dày cộp ở chỗ u cũ. Với khối máu tụ lớn bằng ngón chân cái (≈ 2,5 - 3cm), nó cũng có thể tan được nhưng vành tai sẽ bị méo mó và biến dạng [7], [18], [47].

1.5.2.3. Biến chứng:

Trong một số trường hợp u máu vành tai có thể bị nhiễm trùng gây viêm màng sụn dẫn đến hoại tử sụn mà sau khi điều trị tích cực vẫn để lại di chứng co dúm vành tai. Đây một biến chứng rất nặng nề về mặt thẩm mỹ [18], [37], [47].

1.5.3. Rách, đứt, vỡ ống tai ngoài



Chấn thương ống tai có thể do tai nạn, do ngoáy tai, lấy dị vật tai bằng vật sắc nhọn hoặc khi cằm đập vào vật cứng làm lồi cầu khớp thái dương - hàm đánh mạnh vào xương nhĩ có thể gây ra vỡ xương nhĩ, rách da ÔT, hẹp ÔT [7], [57].

1.5.3.1. Lâm sàng

- Đau tai, ù tai, sưng nề, chảy máu ống tai ngoài.



- Nghe kém: tùy trường hợp chỉ có tổn thương ÔT hay tổn thương phối hợp với tai giữa và tai trong mà có nghe kém dẫn truyền hay nghe kém hỗn hợp [57].

- Có vết thương xây xát, rách da lộ sụn, đứt một phần hay hoàn toàn da và sụn ống tai.

- Có thể có hẹp ống tai ngoài một phần hoặc hoàn toàn.



- Phim Schuller và CT scan xương chũm có thể thấy hình ảnh vỡ xương nhĩ, hẹp ống tai ngoài [57].

1.5.3.2. Biến chứng

- Viêm ống tai ngoài.

- Sẹo hẹp ống tai.

1.5.4. Bỏng tai ngoài



Theo Jordan J. R. (2006), bỏng tai ngoài gặp trong hơn 90% các trường hợp bỏng vùng đầu mặt cổ [45]. Bỏng tai ngoài thường do tiếp xúc trực tiếp với môi trường nóng (nước sôi, lửa…) hoặc lạnh (băng giá...) hay các tác nhân khác như điện hay các chất ăn mòn (acid, base) [10], [37], [58].

1.5.4.1. Lâm sàng:

- Đau, sưng nề vùng tai, có thể có ù tai, nghe kém.

- Chảy dịch huyết thanh, chảy máu tai ngoài.

- Tổn thương lớp da tai ngoài nông hoặc sâu.



1.5.4.2. Phân độ bỏng tai ngoài

Theo Võ Ngọc Hoàn (2007) có thể phân độ bỏng tai ngoài như sau:

  • Do lạnh cóng (Frosbite): lâm sàng thể hiện theo các mức độ sau:

- Độ 1: Tím da do co thắt mạch.

- Độ 2: Thiếu máu cục bộ với sự hình thành những bóng nước.

- Độ 3: Hoại tử mô sâu.


  • Do nóng và các tác nhân khác: lâm sàng thể hiện theo các mức độ sau:

- Độ 1: Chỉ tổn thương lớp thượng bì. Vành tai đỏ, ấm, đau khi sờ.

- Độ 2: Tổn thương lớp thượng bì và một phần lớp bì.



- Độ 3: Tổn thương toàn bộ lớp thượng bì và lớp bì, lộ sụn vành tai - ống tai, xương ống tai ngoài [10].

1.5.4.3. Biến chứng

- Viêm sụn, hoại tử sụn tai ngoài do nhiễm trùng vết thương bỏng.

- Sẹo hẹp ống tai.

1.5.5. Các chấn thương phối hợp khác



Tai là một bộ phận nằm nhô ra hai bên đầu nên rất dễ bị va chạm. Tùy theo nguyên nhân, cường độ của lực tác động và hướng của lực tác động mà tổn thương có thể là CT tai ngoài đơn thuần hoặc kèm theo các chấn thương khác như CT sọ não, vỡ xương đá, CT hàm mặt , CT mắt, CT tứ chi, đa chấn thương… [14], [24].

1.6. ĐIỀU TRỊ



Trước hết, cần đánh giá các tình huống nguy hiểm liên quan đến tính mạng như: tắc đường thở, ngừng tim, đứt mạch máu lớn, chấn thương cột sống cổ, chấn thương sọ não… Sau đó, tiếp tục điều trị cấp cứu theo các chuyên khoa ưu tiên như ngoại thần kinh, mắt, răng hàm mặt và tai mũi họng phối hợp điều trị.

Tai ngoài là nơi giàu mạch máu, thần kinh và có liên quan với các cơ quan vùng đầu mặt nên các chấn thương tai ngoài cần được điều trị chống nhiễm trùng với kháng sinh, tiêm SAT phòng uốn ván và giảm đau [24].

1.6.1. Rách, đứt, giập vành tai



* Nguyên tắc:

- Lau sạch vết thương. Lấy sạch dị vật nếu có. Cắt lọc mô hoại tử hết sức tiết kiệm vì vành tai có tuần hoàn phong phú mà da lại bám chặt vào sụn, khó trượt [1].

- Khâu kỹ từng lớp và đảm bảo phủ kín sụn. Vì những vết thương đứt rách vùng đầu mặt được cung cấp máu tốt nên có thể khâu kín sớm trong kỳ đầu trong 2 - 3 ngày đầu (ưu tiên “thời gian vàng” < 8 giờ) [21], [38], [43], [52].

- Băng ép [1], [7].

* Chú ý: nếu đứt rời một phần hay toàn bộ vành tai nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay với phần tai đứt (ngâm trong nước muối sinh lý lạnh, vô trùng) miễn là thời gian từ lúc chấn thương đến lúc phẫu thuật không quá 2 giờ [7], [21].

* Kỹ thuật điều trị vành tai bị sứt:

- Những tổn thương có mất chất nhỏ ở gờ và rãnh luân nhĩ, các tác giả thường cắt hình chêm rồi khâu lại [1], [11]. Theo Jordan J. R. (2006), nếu gờ luân nhĩ có vết sứt hình chữ “V” ở mép của vành tai thì có thể được sửa bằng tạo hình chữ “Z” [45], [51]. Theo Mascio D. D. (2004), với những khuyết gờ luân nhĩ rộng >2,5 cm mà không mất sụn và rãnh luân nhĩ nhiều thì tốt hơn nên tái tạo lại vành tai bằng ghép vạt da hình ống của vùng da sau trên tai [46].

- Phương pháp Lexer (trích theo [13]): xén bờ chỗ sứt theo hình nét chấm gạch rồi khâu ghép hai bờ lại (hình 1.8).



Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 16.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương