Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất nước mà nguyên nhân và hình thái của chấn thương tai ngoài có khác nhau



tải về 16.51 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2018
Kích16.51 Mb.
#37085
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Hình 2.1: Bộ dụng cụ vi phẫu và kim, chỉ khâu.

2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu



2.2.4.1. Các đặc điểm chung

  • Tuổi: lứa tuổi được phân chia thành các nhóm: ≤ 15 tuổi, từ 16 - 25 tuổi, từ 26 - 35 tuổi, từ 36 - 45 tuổi, từ 46 - 55 tuổi, từ 56 - 65 tuổi và > 65 tuổi.

  • Giới tính: nam và nữ.

  • Nghề nghiệp: được phân thành các nhóm như sau: công nhân, nông dân, cán bộ công chức, học sinh - sinh viên, buôn bán và các nghề khác (như nội trợ, lao động tự do, thất nghiệp... và các bệnh nhân vì tuổi tác không có công việc thật sự).

  • Địa dư: chia thành 2 nhóm:

- Thành thị: bao gồm những bệnh nhân sống ở thành phố, thị xã, thị trấn hoặc các khu đô thị mới.

- Nông thôn: bao gồm các bệnh nhân sống ở nông thôn, miền biển hoặc miền núi, vùng sâu, vùng xa.



  • Thời gian bị chấn thương trong ngày: được chia làm các mốc: từ >0g - 2g, từ >2g - 4g, từ >4g - 6g, từ >6g - 8g, từ >8g - 10g, từ >10g - 12g, từ >12g - 14g, từ >14g - 16g, từ >16g - 18g, từ >18g - 20g, từ >20g - 22g, từ >22g - 0g.

  • Thời gian từ khi bị CT đến khi được xử trí (tính theo giờ): Khoảng thời gian từ 6 đến 8 giờ sau CT là thời gian vàng” rất quan trọng để xử trí vết thương, sau khoảng thời gian này thì vết thương trở nên ô nhiễm [21], đồng thời, những vết thương tai để quá 24 giờ thì tỷ lệ nhiễm khuẩn của vết thương cao hơn nhiều, làm ảnh hưởng đến sự lành vết thương sau này [55]. Do đó, chúng tôi chia thời gian từ khi CT đến khi xử trí thành các nhóm: ≤ 6 giờ, > 6 - 24 giờ và > 24 giờ.

2.2.4.2. Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây CTTN được chia thành các nhóm: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn thể thao, đánh nhau và các nguyên nhân khác (như biến chứng mổ tai, tự sát thương hoặc không rõ nguyên nhân CT...)

2.2.4.3. Các chấn thương phối hợp

Các trường hợp chấn thương tai ngoài có thể chỉ có chấn thương tai ngoài đơn thuần hoặc phối hợp với các chấn thương khác như:



- Chấn thương sọ não.

- Chấn thương hàm mặt.

- Chấn thương chi.

- Đa chấn thương.

- Các chấn thương khác như chấn thương mắt, chấn thương lưng…

- Không có chấn thương phối hợp.



2.2.4.4. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương tai ngoài:

  • Các triệu chứng toàn thân: các dấu hiệu sinh tồn, hội chứng nhiễm trùng, tình trạng tri giác (thang điểm Glassgow).

  • Sự phân bố vị trí chấn thương:

- Phân bố vị trí chấn thương theo mốc giải phẫu như sau:

+ Chấn thương vành tai đơn thuần.

+ Chấn thương ống tai đơn thuần.

+ Chấn thương cả vành tai và ống tai.

- Phân bố vị trí theo từng bên cơ thể:

+ Chấn thương tai phải.

+ Chấn thương tai trái.

+ Chấn thương cả hai tai.



  • Phân loại chấn thương: chấn thương tai ngoài được chia ra thành các nhóm theo giải phẫu bệnh lý như sau:

- Rách, đứt, giập / vỡ.

- Tụ dịch.



- Bỏng tai ngoài.

  • Các triệu chứng lâm sàng của chấn thương tai ngoài trước điều trị: đau tai, ù tai, nghe kém, chảy dịch tai (chảy máu, chảy mủ hay chảy dịch huyết thanh), sưng nề, biến dạng vành tai, hẹp ống tai ngoài (một phần hay hoàn toàn), da xung quanh vết thương có thể bị tổn thương hoặc bình thường.

  • Vị trí chấn thương:

- Vành tai: Theo Nguyễn Thái Hưng (2006) chia vị trí tổn thương vành tai thành các nhóm: 1/3trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới + dái tai, 2/3 trên, 2/3 dưới, 1/2 ngoài, 1/2 trong, toàn bộ vành tai.



Hình 2.2: Phân chia vị trí tổn thương vành tai [11].

- Ống tai chia thành các vị trí: 1/2 trong, 1/2 ngoài, toàn bộ ống tai.



  • Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tổn thương rách, đứt, giập / vỡ TN:

- Kiểu vết thương:

+ Vết thương xây xát: những thương tổn xây xước trên bề mặt da, không mất chất.

+ Rách da lộ sụn, xương: những thương tổn rách da có thể kèm theo giập, vỡ sụn, xương gây lộ sụn, xương nhưng không mất da.

+ Vết thương xuyên: những thương tổn xuyên thủng qua toàn bộ chiều dày của tổ chức nhưng không làm đứt, mất tổ chức.

+ Đứt rời một phần: những tổn thương làm đứt rời một phần tổ chức nhưng vẫn còn dính vào phần tổ chức còn lại.

+ Đứt lìa hoàn toàn: những thương tổn làm cho một phần hay toàn bộ tổ chức lìa ra khỏi phần tổ chức còn lại hay lìa khỏi cơ thể.

+ Mất chất: những thương tổn làm mất đi da hoặc sụn hoặc xương của tai ngoài.

- Kích thước vết thương vành tai [11]:

+ Nhỏ: những thương tổn nhỏ hơn một đơn vị thẩm mỹ của vành tai hay chiều dài vết thương < 2 cm.

+ Vừa: những thương tổn bằng một đơn vị thẩm mỹ của vành tai như 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới + dái tai hay chiều dài vết thương từ 2 - 5 cm.

+ Lớn: thương tổn lớn một đơn vị thẩm mỹ của vành tai như 2/3 trên, 2/3 dưới, 1/2 ngoài, 1/2 trong, toàn bộ vành tai hay chiều dài vết thương > 5 cm.

- Kích thước vết thương ống tai:

+ Nhỏ: ≤ 1/2 độ dài ống tai.

+ Vừa: >1/2 độ dài ống tai.



+ Lớn: Toàn bộ ống tai.

- Hẹp ống tai xương có hay không dựa vào phim Shuller hoặc phim CT xương chũm xem có vỡ xương nhĩ không.

- Xét nghiệm vi trùng học (cấy mủ vết thương) trong những trường hợp nhiễm trùng, áp xe tai ngoài do chấn thương.


  • Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tụ dịch vành tai:

- Kiểu tổn thương: được chia thành: tụ máu, tụ dịch huyết thanh, tụ mủ. Trong các trường hợp tụ dịch, chúng tôi cho làm xét nghiệm sinh hóa, cấy dịch khối tụ dịch (nếu được) để xác định bản chất khối dịch.

- Kích thước (đường kính) khối dịch:

+ < 1 cm (Nhỏ).

+ 1 - 3 cm (Vừa)

+ > 3 cm (Lớn).

- Xét nghiệm vi trùng học khối tụ dịch vành tai sau khi chọc hút.


  • Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bỏng tai ngoài:

- Tác nhân bỏng: do nóng, do lạnh, do các tác nhân như điện, chất ăn mòn...

- Phân độ bỏng tai ngoài theo Võ Ngọc Hoàn (2007) [10]:

+ Do lạnh:

Độ 1: Tím da do co thắt mạch.

Độ 2: Thiếu máu cục bộ với sự hình thành những bóng nước.

Độ 3: Hoại tử mô sâu.

+ Do nóng và các tác nhân khác:

Độ 1: Chỉ tổn thương lớp thượng bì. Vành tai đỏ, ấm, đau khi.

Độ 2: Tổn thương lớp thượng bì và một phần lớp bì.

Độ 3: Tổn thương toàn bộ lớp thượng bì và lớp bì, lộ sụn vành tai - ống tai, xương ống tai ngoài.



- Một số trường hợp chảy dịch tai ngoài do bỏng, nằm điều trị lâu thì chúng tôi cho cấy mủ vết thương và làm kháng sinh đồ.

  • Mức độ tổn thương tai ngoài:

- Nhẹ: những thương tổn vùng da nhưng không mất chất; kích thước vết thương nhỏ; bỏng độ 1, 2.

- Vừa: những thương tổn toàn bộ chiều dày của tổ chức, cả da và sụn nhưng chỉ mất da; kích thước vết thương vừa; bỏng độ 2, 3.

- Nặng: những thương tổn dập nát nhiều tổ chức của tai ngoài hoặc những tổn thương mất chất của toàn bộ chiều dày tổ chức; kích thước lớn; bỏng độ 3.

Mức độ tổn thương của tai bị chấn thương cả vành tai và ống tai sẽ dựa vào mức độ nặng hơn của bộ phận có kích thước vết thương nhiều hơn và có nhiều tổ chức (da, sụn hay xương) bị tổn thương hơn.



Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 16.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương