TS. Nguyễn Hoàng Anh Giảng viên Bộ môn Dược lực, Phó giám đốc Trung tâm di & adr quốc gia


Đánh giá thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng



tải về 0.72 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#31531
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

2.2.2. Đánh giá thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng

2.2.2.1. Tính phạm vi


Tiêu chí đánh giá cũng như thang chấm điểm tương tự như phần đánh giá tính phạm vi về liều dùng của các CSDL. Tuy nhiên, điểm sẽ được chấm cho từng chế phẩm của mỗi nhà sản xuất.

Khả năng cung cấp thông tin của mỗi tờ HDSD được tính theo công thức:



Tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn đối với mỗi hoạt chất.


2.2.2.2. Tính không thống nhất về thông tin giữa các tờ hướng dẫn sử dụng trong hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận


Tiến hành phân loại các khuyến cáo trong các tờ hướng dẫn sử dụng và sắp xếp vào sáu mức độ tương tự như đối với CSDL.

2.2.2.3. Chất lượng thông tin của tờ hướng dẫn sử dụng về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận


Dựa vào danh mục chuẩn, tiến hành chấm điểm cho từng tờ HDSD tương tự như đối với CSDL.

Tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn đối với mỗi hoạt chất.


2.3. Phương pháp đánh giá


Các CSDL được đánh giá thông qua phiếu chấm điểm, được thực hiện độc lập bởi hai thành viên trong nhóm nghiên cứu. Kết quả cuối cùng là kết quả được thông qua sự đồng thuận giữa hai người chấm.

Đối với các CSDL mà mỗi hoạt chất có nhiều biệt dược khác nhau (MIMS Annual - cẩm nang sử dụng thuốc, MIMS Cẩm nang nhà thuốc thực hành, MIMS Online, Vidal Việt Nam, Vidal Pháp) tiến hành chấm điểm cho từng biệt dược, điểm cho từng hoạt chất sẽ là điểm trung bình của các biệt dược của cùng hoạt chất đó.


2.4. Xử lý số liệu


Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và Excel 2007 để tổng hợp và xử lý số liệu.

Chương 3. KẾT QUẢ

3.1. Đánh giá thông tin trong các cơ sở dữ liệu.

3.1.1. Tính phạm vi.


Thông tin về tính phạm vi của 27 kháng sinh được lựa chọn được đánh giá trong sáu CSDL là: BNF, DIH, DT, TBD, VDVN, MA. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1: Điểm tính phạm vi của các CSDL


CSDL


Tiêu chí

n (%)

BNF

DIH

DT

TBD

VDVN

MA

Liều 1 lần (n=27)

27(100)

27(100)

27(100)

26(96,3)

11,8(43,7)

26,9(99,8)

Khoảng cách giữa các liều (n=27)

27(100)

27(100)

27(100)

25(92,6)

11,83(43,7)

26,9(99,8)

Số ngày trong 1 đợt điều trị (n=27)

16(59,3)

22(81,5)

23(85,2)

9(33,3)

10,6(38,1)

14,5(53,7)

Liều dùng cho bn suy thận (n=24)

22(91,7)

24(100)

21(87,5)

19(79,2)

6,8(28,4)

19,1(79,5)

Liều dùng cho bn suy gan (n=2)

2(100)

2(100)

1(50)

0(0)

0(0)

1,4(67,5)

Liều dùng cho người già (n=27)

5(18,5)

5(18,5)

7(25,9)

7(25,9)

2,8(10,2)

6,8(25,2)

Liều dùng cho trẻ em (n=54)

44,5(82,4)

52(96,3)

52(96,3)

45,5(84,3)

22,6(41,8)

48,3(89,4)

Tổng điểm (tối đa = 188)

143,5

159

158

131,5

66,1

144,22

Tỷ lệ %

76,3

84,6

84,0

69,9

35,1

76,7

Có thể nhận thấy rằng khả năng tìm thấy thông tin về các lĩnh vực của liều dùng trong các CSDL khác nhau có sự chênh lệch. CSDL có điểm số cao nhất là DIH và DT với điểm số lần lượt 159 (84,6%) và 158 (84%). Tiếp theo là ba CSDL BNF, TBD, MA đều đạt khoảng 70%. Số điểm của VDVN thấp hơn rõ rệt với chỉ 66,1 (35,1%), bằng khoảng 50% các CSDL khác.

Nhìn chung, thông tin về liều một lần và khoảng cách giữa các liều được đề cập khá đầy đủ trong các CSDL đạt khoảng 92,6 - 100%, riêng VDVN chỉ đạt 43,7%.

Thông tin về số ngày trong một đợt điều trị không được coi trọng. Chỉ có 2 trên 6 CSDL đạt hơn 20 điểm, trong đó DT và DIH có điểm số cao nhất là 23/27 điểm (85,2%) và 22/27 điểm (81,5%). Các CSDL còn lại chỉ cung cấp được khoảng 30 - 60% thông tin về nội dung này.

Mặc dù có sự khác nhau giữa các CSDL nhưng nhìn chung thông tin về liều dùng cho trẻ em và liều dùng cho bệnh nhân suy thận khá được quan tâm. Hầu hết các CSDL đều đạt trên 80%. Điển hình là thông tin về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận của toàn bộ các thuốc được nghiên cứu đều có thể tìm thấy trong DIH (đạt 100%). Liều dùng cho trẻ em được đề cập đầy đủ nhất trong hai CSDL DT và DIH với đồng số điểm là 52, đạt 96,3%.

Trong 27 thuốc nghiên cứu chỉ có hai thuốc được khuyến cáo cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan. Thông tin trên về cả hai thuốc này đều có thể tìm thấy trong BNF và DIH, trong khi đó TBD và VDVN đều không đề cập.

Trong các CSDL, thông tin thường bị bỏ qua nhất là liều dùng cho người cao tuổi với số điểm tối đa chỉ là 7/27 điểm (đạt 25,9%).

Tiến hành so sánh tương tự như trên đối với các CSDL thuộc chuỗi hệ thống tham khảo MIMS và Vidal. Kết quả thu được như sau:

Giữa VDP và VDVN có sự chênh lệch rất lớn. Vidal Pháp có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin hơn Vidal VN trên tất cả các mặt. Tổng số điểm của VDP là 135,4/181 (74,8%) gấp đôi VDVN chỉ đạt 62/181 (34,3%).

Đối với bộ ba CSDL nằm trong hệ thống của MIMS là MA, MNT và MO thì sự chênh lệch là không đáng kể với điểm số lần lượt là 138,2; 137,3 và 139,3 tương ứng với 76,4%, 75,8% và 77%. Ở từng tiêu chí, điểm số của ba CSDL này cũng không chênh lệch nhiều.



Bảng 3.2: Bảng điểm tính phạm vi theo từng nhóm CSDL


CSDL


Tiêu chí

n (%)

VDVN(%)

VDP(%)

MA(%)

MNT(%)

MO(%)

Liều 1 lần (n=26)

11,2(42,9)

25(96,2)

26(99,8)

26(100)

26(100)

Khoảng cách giữa các liều (n=26)

11,2(42,9)

25(96,2)

26(99,8)

26(100)

26(100)

Số ngày trong 1 đợt điều trị (n=26)

9,6(36,9)

15,6(60,0)

13,5(52,0)

12,9(49,7)

13,9(53,4)

Liều dùng cho bn suy thận (n=23)

6,2(36,9)

18,8(81,5)

18,1(78,7)

21,7(94,3)

18,7(81,3)

Liều dùng cho bn suy gan (n=2)

0(0)

0(0)

1,4(67,5)

1(50)

1,2(57,5)

Liều dùng cho người già (n=26)

2,8(10,6)

9(34,6)

7,1(27,3)

6,6(25,5)

7,2(27,6)

Liều dùng cho trẻ em (n=52)

21,2(40,8)

42,1(80,9)

46,3(89,0)

43(82,8)

46,4(89,2)

Tổng điểm (tối đa = 181)

62,0

135,4

138,2

137,3

139,3

Tỷ lệ %

34,3

74,8

76,4

75,8

77,0




tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương