TS. Nguyễn Hoàng Anh Giảng viên Bộ môn Dược lực, Phó giám đốc Trung tâm di & adr quốc gia


Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Thông tin thuốc



tải về 0.72 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#31531
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Thông tin thuốc

1.1.1.Khái niệm thông tin thuốc


Thông tin thuốc là các thông tin gắn liền với thuốc, các thông tin này thường được in trong các tài liệu tham khảo hay còn gọi là các nguồn thông tin. Tuy nhiên, để hiểu rõ khái niệm về thông tin thuốc, thường phải đặt thuật ngữ này vào trong các ngữ cảnh cụ thể, đi kèm với các thuật ngữ khác như: chuyên gia/ dược sĩ/ người cung cấp; trung tâm/ dịch vụ/ thực hành; chức năng/ kỹ năng [2]. Hiện nay, thuật ngữ “Thông tin thuốc” thường được gắn với các khái niệm “Trung tâm thông tin thuốc” hoặc “Chuyên gia thông tin thuốc”, có nghĩa là nói đến thông tin thuốc là nói đến vai trò chuyên môn hóa của người dược sĩ cũng như nói đến một hệ thống thông tin hoạt động với các chức trách chuyên biệt [30].

Thông tin thuốc là việc thu thập và/hoặc cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc, thận trọng khi sử dụng cho những đối tượng đặc biệt (trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và các đối tượng khác) của đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thông tin thuốc nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của các đơn vị, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc [4].


1.1.2.Vai trò của thông tin thuốc


Có một định nghĩa về thuốc theo công thức: D = S + I (D: Drugs; S: Subtances; I: Information) tức là: Thuốc = Dược chất + Thông tin, điều đó cho thấy tầm quan trọng của thông tin thuốc, là chìa khóa để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [16]. Thông tin thuốc bao gồm thông tin liên quan đến chất lượng sản phẩm (thuốc kém chất lượng, thuốc giả), thông tin về độ an toàn và/hoặc hiệu quả sản phẩm (tác dụng đã biết, các tác dụng chưa biết) và thông tin về các hành vi của nhà cung cấp và bệnh nhân (kê đơn, diễn giải đơn thuốc, cấp phát, sử dụng, giám sát, tuân thủ). Sai sót trong quá trình cung cấp thông tin thuốc có thể gây ra các biến cố lâm sàng liên quan đến dược phẩm [11].

Thông tin là một trong bốn nguồn lực cơ bản (nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực) để triển khai hoạt động của bất cứ chương trình dự án nào. Tin lực (IEC_Information Education Communication) gồm có thông tin, giáo dục và truyền thông [1]. Riêng đối với ngành dược, việc tiếp cận và cập nhật thông tin y dược để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe là điều không thể thiếu trong thực hành lâm sàng. Ngay tại các nhà thuốc, đây cũng là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [6].

Thông tin thuốc là một trong những hoạt động của Dược lâm sàng và là một lĩnh vực của “Chăm sóc dược khoa” (giám sát, kê đơn hợp lý, tham vấn sử dụng thuốc, theo dõi dùng thuốc, thông tin thuốc, v.v...). Nguời dược sĩ dù ở cương vị nào, trực tiếp trên lâm sàng hay không cũng phải có kiến thức về thông tin thuốc và có trách nhiệm cung cấp thông tin về thuốc. Riêng dược sĩ lâm sàng phải đồng thời là người tư vấn về thông tin thuốc, hỗ trợ các cán bộ y tế trong việc lựa chọn, sử dụng thuốc hợp lý trên từng bệnh nhân cụ thể. Việc cung cấp thông tin chính xác đã được nhận định là có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng của bệnh nhân và giảm thiểu các lỗi mắc phải trong điều trị [17]. Một nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thiếu thông tin thuốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các sai sót trong điều trị, đây là nguyên nhân hàng đầu gây nguy hại cho bệnh nhân [28].

1.1.3.Yêu cầu của thông tin thuốc


Yêu cầu đối với thông tin thuốc là: khách quan, trung thực; chính xác đầy đủ; được phân tích và so sánh; được biểu diễn dưới dạng bảng biểu, hình vẽ; được định hướng đối tượng cần cung cấp thông tin; luôn được cập nhật theo dõi và luôn được hệ thống hóa [1].

Đối với thông tin thuốc trong quảng cáo, cần đạt các tiêu chuẩn đạo đức cần thiết. Thông tin thuốc nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho cán bộ y tế và người sử dụng thuốc [5].


1.2. Các cơ sở dữ liệu thường dùng trong thực hành tra cứu thông tin thuốc

1.2.1.Phân loại các nguồn thông tin


Nguồn thông tin thuốc thường được chia thành 3 loại: nguồn thông tin cấp 1, nguồn thông tin cấp 2, nguồn thông tin cấp 3.

Nguồn thông tin cấp 1: là các bài báo, công trình gốc đăng tải đầy đủ trên các tạp chí hoặc đưa lên mạng Internet, các báo cáo chuyên môn, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, sổ tay phòng thí nghiệm... Các thông tin này thường do tác giả công bố các kết quả nghiên cứu của mình mà không có sự can thiệp, đánh giá của bên thứ hai. Khi sử dụng nguồn thông tin thứ nhất, người sử dụng thông tin có thể xác định được phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và các kết luận cụ thể mà tác giả đạt được. Hiện nay, nguồn thông tin thứ nhất đang phát triển rất mạnh mẽ; trên thế giới có trên 20.000 tạp chí y sinh học có tên tuổi được xuất bản hàng năm, chưa kể các thông tin được công bố dưới dạng báo cáo khoa học hay đưa lên mạng... Nguồn thông tin này phong phú và cập nhật tuy nhiên thiếu tính khái quát nên khi tra cứu cần tham khảo các báo cáo khác để đưa ra được kết luận chính xác [2],[31].

Nguồn thông tin cấp 2: bao gồm hệ thống mục lục các thông tin hoặc các bài báo tóm tắt của các thông tin thuốc nguồn thông tin thứ nhất, được sắp xếp theo các chủ đề nhất định. Khi muốn tìm hiểu một vấn đề cụ thể, người sử dụng có thể tham khảo nguồn thông tin thứ hai để có được một danh mục các thông tin có liên quan hoặc có thể đọc tóm tắt các thông tin cùng chủ đề với vấn đề mình quan tâm. Như vậy nguồn thông tin thu hai giúp người sử dụng tiếp cận vấn đề một cách toàn diện hơn, nhưng khi muốn hiểu đầy đủ một thông tin cụ thể nào đó, người sử dụng sẽ phải quay lại nguồn thông tin ban đầu. Hiện nay, nguồn thông tin cấp 2 đã được đưa lên mạng Internet hoặc lưu trữ trong CD-ROM giúp người sử dụng tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn [2],[31].

Nguồn thông tin cấp 3: là thông tin được xây dựng bằng cách tổng hợp các thông tin từ hai nguồn thông tin trên. Tác giả của nguồn thông tin thứ 3 thường là các chuyên gia về thuốc trong một lĩnh vực nào đó, từ các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực đó họ sẽ phân tích tổng hợp các thông tin liên quan để đưa ra thông tin mang tính khái quát về một vấn đề. Các thông tin thuộc nguồn thông tin cấp 3 thường được công bố dưới dạng sách giáo khoa, các bản hướng dẫn điều trị chuẩn... Người sử dụng phần lớn khai thác nguồn thông tin này vì các thông tin thường ngắn gọn, súc tích, độ khái quát hóa cao (do đã được xử lý bởi các chuyên gia). Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn thông tin này là tính cập nhật kém, độ tin cậy phụ thuộc vào năng lực của tác giả (vì có thể có sai sót riêng do thành kiến của tác giả, sai sót trong quá trình chuyển tải thông tin hoặc do tác giả không tập hợp đầy đủ các thông tin ban đầu có liên quan hay đánh giá sai lệch các thông tin này...) và cũng như khi sử dụng nguồn thông tin thứ hai, nếu cần tìm hiểu chính xác một thông tin cụ thể nào đó, người sử dụng phải quay lại nguồn thông tin ban đầu [2],[31].




tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương