TS. Nguyễn Hoàng Anh Giảng viên Bộ môn Dược lực, Phó giám đốc Trung tâm di & adr quốc gia



tải về 0.72 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#31531
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Hoàng Anh - Giảng viên Bộ môn Dược lực, Phó giám đốc Trung tâm DI & ADR Quốc gia, người đã luôn tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Thầy là một tấm gương sáng về niềm đam mê và sự tận tụy cống hiến cho khoa học.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Vũ Đức Cảnh - Chuyên viên Cục Quản lý Dược Việt Nam, người đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thu thập tài liệu về tờ hướng dẫn sử dụng, giúp tôi hoàn thành được khóa luận này.

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội, các cán bộ công tác tại Trung tâm DI & ADR Quốc gia cùng hai bạn sinh viên đang tham gia nghiên cứu tại đây là bạn Hoàng Vân Hà và Nguyễn Đức Phương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn DS. Nguyễn Mai Hoa - cán bộ Trung tâm DI & ADR Quốc gia. Chị đã nhiệt tình chỉ bảo cho tôi từ những bước đi đầu tiên. Hơn thế, chị đã thực sự trở thành một người bạn, người chị đáng kính của tôi.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè tôi, những người đã luôn ở bên ủng hộ và động viên tôi những lúc khó khăn, giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong suốt 5 năm đại học.

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Sinh viên

Trần Thị Thu Hằng

MỤC LỤC


MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 6

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Thông tin thuốc 3

1.1.1.Khái niệm thông tin thuốc 3

1.1.2.Vai trò của thông tin thuốc 3

1.1.3.Yêu cầu của thông tin thuốc 5

1.2. Các cơ sở dữ liệu thường dùng trong thực hành tra cứu thông tin thuốc 5

1.2.1.Phân loại các nguồn thông tin 5

1.2.2. Yêu cầu của cơ sở dữ liệu về thông tin thuốc 7

1.2.3. Các cơ sở dữ liệu thường dùng trong thực hành thông tin thuốc 8

AHFS Drug Information (AHFS) 10

Martindale: The Complete Drug Reference (MAR) 10

Drug Prescribing in Renal Failure (DPRF) 10

Dược thư quốc gia Việt Nam (DT) 10

British National Formulary (BNF) 11

Drug Information Handbook (DIH) 11

Thuốc, Biệt dược và cách sử dụng (TBD) 11

Vidal Việt Nam (VDVN) 12

Vidal Pháp 2010 (VDP) 12

MIMS Annual Cẩm nang sử dụng thuốc (MA) 12

MIMS Online (MO) 13

MIMS Cẩm nang Nhà thuốc Thực hành (MNT) 13

Tờ hướng dẫn sử dụng 13

1.3. Vấn đề sai lệch, bất đồng thông tin giữa các cơ sở dữ liệu 15

1.4. Tầm quan trọng của liều dùng và hiệu chỉnh liều trong thực hành thông tin thuốc 17

1.4.1. Liều dùng 17

1.4.2. Hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận 18

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1. Đối tượng nghiên cứu 20

2.1.1. Cơ sở dữ liệu 20

2.1.2. Thuốc 20

2.1.3. Tờ hướng dẫn sử dụng 21

2.2. Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1. Đánh giá thông tin trong các cơ sở dữ liệu 21

2.2.1.1. Tính phạm vi 21

2.2.1.2. Tính không thông nhất về thông tin giữa các cơ sở dữ liệu trong hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận 23

2.2.1.3. Chất lượng thông tin của cơ sở dữ liệu về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận 23

2.2.2. Đánh giá thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng 24

2.2.2.1. Tính phạm vi 24

2.2.2.2. Tính không thống nhất về thông tin giữa các tờ hướng dẫn sử dụng trong hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận 24

2.2.2.3. Chất lượng thông tin của tờ hướng dẫn sử dụng về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận 25

2.3. Phương pháp đánh giá 25

2.4. Xử lý số liệu 25

Chương 3. KẾT QUẢ 26

3.1. Đánh giá thông tin trong các cơ sở dữ liệu. 26

3.1.1. Tính phạm vi. 26

3.1.2. Tính không thông nhất về thông tin giữa các cơ sở dữ liệu trong hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận 28

3.1.3. Chất lượng thông tin của cơ sở dữ liệu về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận 32

3.2. Đánh giá thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng 33

3.2.1. Tính phạm vi 33

3.2.2. Tính không thống nhất về thông tin giữa các tờ hướng dẫn sử dụng trong hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận 34

3.2.3. Chất lượng thông tin của tờ hướng dẫn sử dụng về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận 35

Chương 4. BÀN LUẬN 36

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 42

5.1. Kết luận 42

5.2. Đề xuất 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Phụ lục 1: Các CSDL thông tin thuốc sử dụng trong nghiên cứu 50

Phụ lục 2: Danh mục các thuốc được sử dụng trong nghiên cứu 51

Phụ lục 3: Danh mục các chế phẩm được sử dụng trong nghiên cứu. 52

Phụ lục 4: Danh mục thuốc không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân 54

suy gan, thận 54

Phụ lục 5: Các thuật ngữ được sử dụng trong các tài liệu để khuyến cáo 55



Phụ lục 1: Các CSDL thông tin thuốc sử dụng trong nghiên cứu

Phụ lục 2: Danh mục các thuốc được sử dụng trong nghiên cứu

Phụ lục 3: Danh mục các chế phẩm được sử dụng trong nghiên cứu.

Phụ lục 4: Danh mục thuốc không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan, thận

Phụ lục 5: Các thuật ngữ được sử dụng trong các tài liệu để khuyến cáo

Phụ lục 6: Phiếu đánh giá tính phạm vi và chất lượng của các CSDL

Phụ lục 7: Phiếu đánh giá tính phạm vi và chất lượng của các tờ HDSD

Phụ lục 8: Phiếu đánh giá tính không thông nhất về thông tin giữa các cơ sở dữ liệu trong hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận

Phụ lục 9: Phiếu đánh giá tính không thông nhất về thông tin giữa các tờ HDSD trong hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận

Phụ lục 10: Danh mục liều dùng chuẩn cho bệnh nhân suy thận


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


AHFS AHFS The Drug Information 2010

BNF British National Formulary 58

CCB Cho con bú

CSDL Cơ sở dữ liệu

DIH Drug Information Handbook 2009-2010

DPRF Drug Prescribing in Renal Failure 2009

DT Dược thư Quốc gia Viêt Nam 2009

FDA Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration)

GFR Tốc độ lọc cầu thận (Glomerular filtration rate)

HDSD Hướng dẫn sử dụng

MAR Martindale: The Drug Complete References 36

MA Mims Annual - cẩm nang sử dụng thuốc 2010

MNT Mims Pharmacy Guide - cẩm nang nhà thuốc thực hành 2011

MO Mims Online

PNCT Phụ nữ có thai

TBD Thuốc biệt dược và cách sử dụng 2009

TT Thông tin

VDP Vidal Pháp 2010

VDVN Vidal Việt Nam 2009

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1: Các CSDL thường dùng để tra cứu thông tin theo các lĩnh vực cụ thể.

8 - 9

2

Bảng 2.1: Các tiêu chí đánh giá tính phạm vi

22

3

Bảng 3.1: Điểm tính phạm vi của các CSDL

25

4

Bảng 3.2: Bảng điểm tính phạm vi theo từng nhóm CSDL

27

5

Bảng 3.3: Bảng thống kê các mức độ khuyến cáo hiệu chỉnh liều của 27 thuốc trong các CSDL.

28

6

Bảng 3.4: Sự vênh giữa các CSDL

30

7

Bảng 3.5: Điểm tính phạm vi của tờ hướng dẫn sử dụng

32

8

Bảng 3.6: Điểm chất lượng thông tin hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận

33

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TT

Tên hình vẽ

Trang

1

Hình 3.1: Điểm đánh giá chất lượng thông tin về hiệu chỉnh liều của các CSDL

31

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thông tin thuốc có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn lựa chọn, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Thông tin thuốc nếu được cung cấp chính xác, kịp thời sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả điều trị [25]. Đặc biệt, thông tin về liều dùng và hiệu chỉnh liều luôn là mối quan tâm rất lớn của các bác sỹ và của cả bệnh nhân [9]. Với vai trò như là cầu nối đưa thông tin tới các cán bộ y tế, người dược sỹ cần có trách nhiệm đưa ra thông tin đầy đủ và chính xác. Ngày nay, với sự lớn mạnh của công nghệ thông tin, thông tin thuốc đang có sự phát triển cả về số lượng cũng như chiều sâu, rất nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau đã ra đời phục vụ công tác tra cứu trong thực hành lâm sàng. Điều đó vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin thuốc nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức mới trong việc lựa chọn nguồn cơ sở dữ liệu đáng tin cậy.

Tờ hướng dẫn sử dụng là một nguồn tài liệu tham khảo cơ bản cung cấp thông tin trực tiếp cho các bác sỹ và bệnh nhân [39], được Cơ quan Quản lý Dược phẩm phê duyệt [15]. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều hãng dược phẩm nước ngoài và các công ty trong nước tham gia sản xuất kinh doanh, kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng biệt dược của cùng một hoạt chất. Liệu thông tin về liều dùng giữa các tờ hướng dẫn sử dụng của cùng một hoạt chất giữa các nhà sản xuất khác nhau có sự thống nhất với nhau và đồng nhất với cơ sở dữ liệu chuẩn hay không cũng là một vấn đề rất đáng được quan tâm.

Xuất phát từ những vấn đề như trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thông tin về liều dùng và hiệu chỉnh liều trong các cơ sở dữ liệu thực hành tra cứu thông tin thuốc tại Việt Nam” với các mục tiêu sau:

- Đánh giá khả năng bao quát thông tin và chất lượng thông tin về liều dùng trong các cơ sở dữ liệu tra cứu thông tin thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng.

- So sánh sự chênh lệch về khuyến cáo hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận giữa các cơ sở dữ liệu và tờ hướng dẫn sử dụng.

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi mong muốn đưa ra ý kiến đề xuất về khả năng áp dụng lựa chọn cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu thông tin về liều dùng và hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương