TS. Nguyễn Hoàng Anh Giảng viên Bộ môn Dược lực, Phó giám đốc Trung tâm di & adr quốc gia


Vấn đề sai lệch, bất đồng thông tin giữa các cơ sở dữ liệu



tải về 0.72 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#31531
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

1.3. Vấn đề sai lệch, bất đồng thông tin giữa các cơ sở dữ liệu


Nguồn thông tin cấp ba bao trùm hầu hết các lĩnh vực thông tin thuốc. Tuy nhiên, nguồn thông tin này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của tác giả nên giữa các CSDL có thể có sự sai khác. Một nghiên cứu cho thấy các nguồn CSDL nhìn chung cung cấp thông tin lâm sàng đáng tin cậy. Song không có cơ sở dữ liệu nào chính xác 100%. Điều này đặt ra câu hỏi về mức độ đáng tin cậy và hiệu lực của thông tin thu được từ các CSDL khác nhau [19].

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí British Medical Journal năm 2005 đã tiến hành so sánh thông tin về hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận của bốn nguồn CSDL: British National Formulary, Martindale: the Complete Drug Reference, AHFS Drug Information 2004, Drug Prescribing in Renal Failure [46]. Bốn nguồn thông tin này đều là những nguồn thông tin đáng tin cậy, được các chuyên gia hàng đầu thẩm định và được sử dụng rộng rãi trong thực hành thông tin thuốc. Kết quả cho thấy vẫn có sự sai khác rõ rệt, nghiêm trọng nhất là có trường hợp thuốc không được khuyến cáo cần hiệu chỉnh liều ở CSDL này nhưng lại bị chống chỉ định ở CSDL khác. Một nghiên cứu khác so sánh liều ban đầu của thuốc điều trị tăng huyết áp giữa tài liệu của Joint National Committee (JNC) và Physicians’ Desk Reference (PDR) cũng cho thấy có sự sai khác khá rõ rệt. Những trường hợp như vậy có thể sẽ gây tác hại cho bệnh nhân khi thực hành trong lâm sàng [21].

Một nghiên cứu khác đã cho thấy thông tin về sử dụng thuốc trên lâm sàng cũng khác nhau giữa các quốc gia. Nghiên cứu này đã so sánh thông tin thuốc trong các CSDL ở bốn quốc gia: Mỹ (Physician’s Desk Reference - PDR), Tây Ban Nha (Vademecum Internacional de Especialidades Farmacéuticas y Biológicas - VID), Mexico (Dicionario de Especialidades Farmacéuticas - DEF-M), Brazil (Dicionário de Especialidades Farmacéuticas - DEF-B). Kết quả cho thấy có sự sai khác về cả số lượng thông tin và cách thức mà thông tin được trình bày. Đặc biệt là độc tính của thuốc rất ít được đề cập, thể hiện ở việc các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc hiếm khi xuất hiện trong các tài liệu, các tác dụng không mong muốn khác có thể không được nhắc tới [12].

Cũng liên quan đến thông tin thuốc giữa các quốc gia, một nhóm các tác giả đã tiến hành nghiên cứu so sánh thông tin thuốc ở 26 quốc gia. Nghiên cứu này tiến hành xem xét sự khác nhau giữa các nguồn thông tin thuốc như bản tóm tắt đặc tính sản phẩm, tờ HDSD liên quan đến chỉ định, tác dụng không mong muốn và thận trọng của các thuốc được lựa chọn. Kết quả cho thấy có sự bất đồng đáng kể trong các nguồn thông tin thuốc ở các nước khác nhau. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng ngay cả trong một quốc gia cũng có sự khác nhau giữa các tài liệu của các hãng khác nhau với cùng một thuốc [38].


1.4. Tầm quan trọng của liều dùng và hiệu chỉnh liều trong thực hành thông tin thuốc

1.4.1. Liều dùng


Liều dùng là lượng thuốc đưa vào cơ thể ở một thời điểm nhất định. Liều dùng thể hiện ở khối lượng thuốc (250mg, 1g...), thể tích thuốc dạng dung dịch (5ml, 2 giọt...), số lượng dạng bào chế (1 viên nang, 1 viên đạn...), hay số lượng đo lường khác (2 nhát xịt...). Khoảng cách liều là tần số liều dùng được đưa vào. Ví dụ: 2ml 2 lần/ngày, 1 viên 3 lần/ngày, tiêm 1 lần mỗi 4 tuần... [50].

Liều dùng của một thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị của thuốc đó. Mối quan hệ giữa liều dùng và hiệu quả điều trị được thể hiện bằng đường cong đáp ứng liều. Việc vẽ đồ thị các đường cong đáp ứng liều trong các điều kiện giống nhau sẽ cho phép so sánh các thuộc tính của thuốc. Thông tin này sẽ giúp xác định liều lượng cần thiết để đạt được hiệu quả mong muốn đồng thời cũng giúp xác định được liều lượng tối thiểu gây độc tính. Chỉ số điều trị (tỷ lệ nồng độ gây độc tối thiểu/nồng độ hiệu quả trung bình) giúp xác định hiệu quả và an toàn của thuốc. Việc tăng liều của một loại thuốc có chỉ số điều trị nhỏ làm tăng khả năng gây độc tính hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc [35].

Liều dùng cho các đối tượng đặc biệt cũng khác nhau, ví dụ: trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú... do dược động học ở những đối tượng này có sự thay đổi và khác biệt so với người bình thường trưởng thành [2].

1.4.2. Hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận


Bệnh thận mạn tính có thể ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong quá trình hấp thu, phân phối, chuyển hóa và đào thải thuốc, đặc biệt là quá trình đào thải. Việc dùng sai liều thuốc ở các bệnh nhân có rối loạn chức năng thận xảy ra tương đối phổ biến trong thực tế, điều này có thể gây tăng độc tính hoặc giảm hiệu quả điều trị của thuốc, thậm chí dẫn đến tử vong cho người bệnh. Khi sử dụng các thuốc được đào thải qua thận cho những bệnh nhân có bệnh thận mạn tính, cần điều chỉnh liều thuốc dựa vào mức lọc cầu thận. Phương pháp thường được sử dụng để điều chỉnh liều là giảm liều hoặc kéo dài khoảng thời gian giữa các liều dùng hoặc cả hai [23], [36]. Giảm liều dùng nhưng giữ nguyên khoảng cách giữa các liều dùng có thể duy trì được nồng độ thuốc ổn định trong máu nhưng làm tăng nguy cơ gây độc nếu thuốc được đào thải không kịp. Ngược lại, kéo dài khoảng thời gian giữa các liều dùng giúp giảm nguy cơ gây độc nhưng có thể gây giảm nồng độ thuốc trong máu, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị [2].

Dược động học của hai phần ba số thuốc đang lưu hành trên thị trường đều phụ thuộc chức năng thận. Do đó việc hiệu chỉnh liều cho bênh nhân suy thận là rất cần thiết. Các sai lầm trong những năm 1970 là các liều thuốc không được điều chỉnh theo chức năng thận gây ra độc hại do quá liều. Ngược lại, sai lầm trong những năm 1980 là điều chỉnh liều lượng quá thấp, thấp hơn liều điều trị có hiệu quả dẫn đến tử vong ở một số bệnh nhân [26].

Việc sử dụng thuốc đủ liều đối với bệnh nhân suy thận để hạn chế việc nhập viện và kéo dài thời gian nằm viện đang ngày càng được quan tâm. Một nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự hiệu chỉnh liều theo chức năng thận đối với các bệnh nhân đã ra viện [45]. Mục đích của nghiên cứu này là xác định tỷ lệ bệnh nhân suy thận đã xuất viện cần thiết phải hiệu chỉnh liều theo các hướng dẫn điều trị và xác định tỷ lệ bỏ qua hiệu chỉnh liều. Kết quả là có 237 trên tổng số 647 (36,6%) bệnh nhân đã xuất viện có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 51 ml/ph/1,73m2. Cần thiết phải hiệu chỉnh liều ở 411 trên 1718 (23,9%) đơn thuốc. Trong đó, có 242 (58,9%) đơn thuốc thực hiện việc hiệu chỉnh liều, 169 đơn thuốc (41,1%) không đề cập đến việc này. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc không hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 35 ml/ph/1,73m2 và nồng độ creatinin huyết tương lớn hơn 1,71 mg/dL sẽ gây ra hậu quả đáng kể cho bệnh nhân.

Như vậy, sự bất đồng giữa các CSDL gây nhiều khó khăn cho các cán bộ y tế trong việc lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy. Vấn đề này được miêu tả bằng thuật ngữ “Cảnh giác thông tin” (infovigilance). Lợi ích quan trọng của hoạt động cảnh giác thông tin là làm tăng chất lượng của nguồn thông tin cung cấp [22]. Hiện nay, các tài liệu tra cứu thông tin thuốc ngày càng đa dạng và phong phú, vì vậy, vấn đề cảnh giác thông tin trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nhằm góp phần đánh giá và cung cấp cơ sở giúp các cán bộ y tế lựa chọn được nguồn CDSL phù hợp về liều dùng và hiệu chỉnh liều trong thực hành tra cứu thông tin thuốc ở Việt Nam.




tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương