TS. Nguyễn Hoàng Anh Giảng viên Bộ môn Dược lực, Phó giám đốc Trung tâm di & adr quốc gia


Chất lượng thông tin của cơ sở dữ liệu về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận



tải về 0.72 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#31531
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

3.1.3. Chất lượng thông tin của cơ sở dữ liệu về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận


Tiến hành đánh giá chất lượng thông tin trong các CSDL dựa vào danh mục chuẩn về liều dùng cho bệnh nhân suy thận được xây dựng dựa trên sự đồng thuận của hai trong ba CSDL là MAR, AHFS và DPRF, kết quả thu được như sau:



Hình 3.1: Điểm đánh giá chất lượng thông tin về hiệu chỉnh liều của các CSDL

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thông tin về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận có sự chênh lệch rõ rệt. DIH cao nhất với số điểm tối đa là 36 điểm, trong khi đó TBD chỉ được 3/36 điểm. Các CSDL còn lại chia thành hai nhóm khá khác biệt, một nhóm đạt điểm số tương đối cao (trên 20 điểm) là DT, BNF và VDP; nhóm còn lại có điểm số khá thấp (dưới 10 điểm) là VDVN, MA, MO và MNT.


3.2. Đánh giá thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng

3.2.1. Tính phạm vi


Theo các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ đã đề ra, nhóm nghiên cứu đã thu thập được tất cả 34 tờ HDSD của 3 hoạt chất là: ceftazidim, cefuroxim (chỉ lấy các chế phẩm thuốc tiêm) và ciprofloxacin. Các tờ HDSD được thu thập tại 6 bệnh viện là: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Nhi Trung Ương và Bệnh viện Thanh Nhàn. Do cả ba thuốc này đều không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan nên điểm tối đa của mỗi thuốc là 7 điểm. Kết quả đánh giá tính phạm vi như sau:

Bảng 3.5: Điểm tính phạm vi của tờ hướng dẫn sử dụng




n

Điểm

Thấp nhất

Cao nhất

X ± SD

ceftazidim

16

3,0

6,0

5,7 ± 0,8

cefuroxim

6

4,0

6,0

5,2 ± 0,75

ciprofloxacin

12

4,0

7,0

5,25 ± 1,1

Kết quả cho thấy không có sự chênh lệch rõ ràng đối với khả năng tìm thấy thông tin về liều dùng trong các tờ HDSD. Trong đó, thông tin về ciprofloxacin trong các tờ HDSD của các nhà sản xuất khác nhau có sự chênh lệch lớn nhất là 1,1 (độ lệch khoảng 21%), với ceftazidim và cefuroxim thì không có chênh lệch nhau nhiều 0,8 và 0,75 (khoảng 14%).


3.2.2. Tính không thống nhất về thông tin giữa các tờ hướng dẫn sử dụng trong hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận


Tiến hành so sánh mức độ khuyến cáo hiệu chỉnh liều của ba thuốc trong các tờ HDSD thu được kết quả như sau:

Bảng 3.6: Bảng thống kê các mức độ khuyến cáo hiệu chỉnh liều của 3 thuốc trong các tờ HDSD




N (%)

Q

NQ

V

C

N

K

ceftazidim

16 (100)

0 (0)

0 (0)

0 (0)

0 (0)

0 (0)

cefuroxim

5 (83,3)

0 (0)

0 (0)

0 (0)

0 (0)

1 (16,7)

ciprofloxacin

6(50)

0 (0)

0 (0)

0 (0)

0 (0)

6 (50)

Chú thích: Q:khuyến cáo có tính định lượng, NQ: khuyến cáo không có tính định lượng, V: tránh dùng, chống chỉ định, C: Sử dụng thận trọng, N: không cần hiệu chỉnh liều, K: không đề cập đến việc hiệu chỉnh liều.

Có thể nhận thấy rằng mức độ khuyến cáo về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận trong các tờ HDSD của cùng một hoạt chất có sự sai khác nhau. Nếu như 100% các tờ HDSD của ceftazidim đưa khuyến cáo định lượng thì các tờ HDSD của ciprofloxacin lại có sự phân hóa rõ rệt với 50% có khuyến cáo liều cho bệnh nhân suy thận và 50% hoàn toàn không đề cập đến vấn đề này, 1/6 tờ HDSD của chế phẩm chứa cefuroxim sử dụng theo đường tiêm truyền cũng không khuyến cáo liều cụ thể cho bệnh nhân suy thận.




tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương