Trung tâm phát triển nông thôN



tải về 2.87 Mb.
trang16/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   23

các khoản mục đầu tư này mới có 0,5 tỷ đồng trong quỹ phát triển nông thôn, chiếm tỉ lệ không đáng kể.

Tiền thuỷ lợi phí thu được háng năm cả tỉnh 30 – 40 tỷ đồng, bằng 1/10 vốn đầu tư hàng năm. Tuy vậy, với các hộ hộ nghèo, hộ nông thôn miền núi thì mức huy động 1 năm 50 – 150 nghìn tiề góp quỹ gio thông nông thôn và thuỷ lợi phí cũng là một khoản chi đáng kể mà nhiều hộ không thể đóng góp được. Như vạy nếu Nhà nước giảm huy động của hộ dân các khoản vốn đối ứng đầu tư vào giao thông, đầu tư vào thuỷ lợi thì cũng không làm khó khăn nhiều cho ngân sách Nhà nước, nhưng với hộ nông dân nghèo thì thực sự là một khoản tăng thu nhập đáng kể cho chi tiêu của gia đình.

Tuy nhiên, riêng khoản tiền thuê thuỷ lợi phí thì ngược lại. Nếu xác định dịch vụ thuỷ nông là dịch vụ công (hàng hoá công) thì chính các hộ có nhiều diện tích ruộng cấy, được hưởng lợi nhiều từ các công trình thuỷ lợi do Nhà nước đầu tư nhất. Khi bỏ khoản thu này chác chắn họ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn so hộ nghèo, hộ thiếu đất sản xuất, hộ đồng bào dân tộc đang chưa được đầu tư đầy đủ về công trình thuỷ lợi tưới tiêu để tăng năng suất cây trồng.
VI.3 Các ý kiến trao đổi

1. Ý kiến trao đổi hop với cán bộ chính sách Sở Nông nghiêp & Phát triển nông thôn Quảng Ngãi và Phòng Nông nghiệp huyên Tư Nghĩa


  1. Trong thời gian gần đây, nguồn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ở Quãng Ngãi tăng khá nhanh gồm nguồn ngân sách Nhà nước, các quĩ viện trợ v.v. Nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương vì Quảng Ngãi vốn là vùng thiên tai, sản xuất nông nghiệp khó khăn và rủi ro cao. Quảng Ngãi, đặc biệt là miền núi đang cần ưu tiên hỗ trợ đầu tư về thuỷ lợi về nước sạch, về giao thông nông thôn.

  2. Chính sách hỗ trơ cơ sở hạ tầng ở miền núi của Nhà nước là ngân sách 80 %; địa phư\ơng: 20 % thật sự khó khăn cho đầu tư vì hộ nông dân miền núi chiếm đến 79 – 80 là hộ nghèo nên thôn, xã không có khả năng huy động đươc, do vậy không sử dụng được vốn đầu tư của Nhà nước (80%). Miền núi đề nghị Nhà nước hỗ trợ 100 vồn đầu tư cơ sở hạ tầng giuao thông, thuỷ lợi, nước sạch,, y tế, giáo dục.

  3. Chủ trương đưa ra việc miễn giảm hay bỏ thuỷ lợi phí có chăng chỉ nên giảm miền phần đóng góp đầu tư xây dựng ban đầu. Phần chi phí hoạt động Nhà nước nên thu và dùng phần tiền này tăng đầu tư cac vùng mỉền núi khó khăn. Nếu bỏ thuỷ lợi phí thì có thể nơi nhiều nước sẽ dùng lãng phí. Nơi chưa có sẽ khó vốn đầu tư. Như vây người giàu được hưởng lợi nhiều hơn người nông dân nghèo.

  4. Các khoản đòng góp xã hôi khác như quỹ an ninh, quỹ chống thiên tai, quỹ đến ơn đáp nghía là khoản thu không đáng kế với kinh tế mọi hộ dân, Đề nghị cứ duy trì để tăng trách nhiệm của công dân và thể hiện tìnhkàng nghĩa xóm (hộ nghèo được cộng đồng giảm hoặc miễn nộp).

2 Ý kiến của hộ dân và cán bộ 2 xã khảo sát

1. Các khoản thu trên đã hợp lý chưa, gia đình có thấy khoản nào không hợp lý hay không?

Ý kiến của nhóm hộ nông dân khá ở các xã thắc mắc nhiều đến đóng góp xây dựng công trình giao thông nông thôn, 4/6 ý kiến chiếm 67%. Hộ nông dân cho rằng mức đóng góp là quá cao (quỹ giao thông nông thôn người dân phải đóng 100.000 đồng/ hộ/năm, ở xã Nghĩa Thọ) thực tế nông dân không đủ khả năng đóng góp. Như vậy, đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng với những vùng khó khăn như xã Nghĩa Thọ.

UBND xã qui định thu lệ phí sản xuất nông nghiệp 10kg/sàolúa/vụ là quá cao và không biết theo quy định chính sách gì. Trong khi năng suất lúa của nông dân vẫn thấp, chỉ đạt 32 tạ/ha/năm (xã Nghĩa Thọ).

Phần còn lại các ý kiến khác đều cho rằng đã hợp lý, tuy nhiên cần quan tâm đến những đối tượng nghèo, hộ chính sách, gia đình neo đơn.



2.Về mức phí nhà nước thu như vậy là cao hay thấp, hợp lý hay không hợp lý?

Phản ứng về vấn đề này hầu hết các ý kiến cho rằng việc phải nộp quỹ phát triển sản xuất 10kg/sào/vụ là không hợp lý 5/6 ý kiến (83%).

Tiền thu thủ lợi phí và công đắp dập ngăn mặn và kênh dẫ nước tưới chưa được đầu tư kiên cố nên hàng năm đề phải đắp lại rất tốn kém, nông dân phải đóng góp nhiều. Đây là ý kiến của nông dân ở xã Nghĩa Hoà, vùng ven biển thường xuyên bị ngập mặt đe doạ. Chi phí cho tưới nước một sào ruộng của một số hộ nông dân lên đến 90.000 đồng/sào/vụ (tiền đóng góp đắp dập và kênh mương 40.000 đồng, tiền tưới nước nếu phải dùng máy bơm điện 50.000 đồng), mức phí như vậy là quá cao (2/3 hộ nông dân khá ở Nghĩa Hoà trả lời liên quan đến ý kiến này).

Thuỷ lợi khó khăn (tưới) nên một số diện tích chỉ cấy 1 vụ, năng suất lúa thấp vẫn không được nhà nước quan tâm. Nếu có bỏ thuỷ lợi phí thì chỉ có lợi cho các địa phương được đầu tư thuỷ lợi. Còn những địa phương chưa được đầu tư công trình, kênh mương sẽ thiệt thòi vì phải tự đóng góp mà là, chi phí rất cao.

Mức thu cao vì cả chi phí tạo nguồn, trong khi xã Nghĩa Hoà, nông dân hưởng lợi từ thuỷ lợi nhà nước rất ít (chỉ có đập Hiền Lương xây dựng 2003), còn lại 4 đập và 3 km dê ngăn mặn hàng năm phải huy đọng sức dân tự đắp nên chi phí sản xuất cao, giá thành cao, thu nhập thấp.

Cũng có ý kiến cho rừng nhìn chung các khoản đóng góp là không lớn, tuy vậy cũng là khó khăn đối với hộ nghèo, diện chính sách



3. Các tiêu chí dựa vào để thu có đúng và hợp lý hay không? Dựa trên đầu hộ, diện tích, lao động, nhân khẩu...

Thu quỹ phát triển sản xuất nông nghiệp tính trên diện tích lúa là không hợp lý (10 kg/sào/vụ)

Các định mức thu quỹ theo hộ là hợp lý, thu thuỷ lợi phí theo diện tích được tưới tiêu cũng hợp lý.

Giao thông nông thôn thu theo hộ thì không hợp lý, nhất là với hộ nghèo việc đóng góp là khó khăn mà lại ít có phương tiện đi lại. Đa phần qui định là hợp lý, riêng phí xây dựng giao thông nông thôn là cao với hộ nghèo. Phần đóng góp thuỷ lợi phí cũng là khó khăn với hộ nghèo (35% số hộ) và chi thủy lợi phí thêm 3-5% giá trị thu được từ sx lúa

Giao thông nông thôn, an ninh địa phương nên tính theo số nhân khẩu của từng gia đình, từng mức kinh tế. Hộ nghèo nên miễn giảm cho họ vì 1 năm đóng góp 100nghìn cũng là khó khăn lắm. Quỹ XĐGN nghèo không nên chia bổ theo hộ mà nên tự nguyện vì hộ nghèo lại phải góp XĐGN.

4. Khoản thu nào đề nghị được giảm, miễn, bỏ hoặc đề nghị được hỗ trợ? Vì sao?

Đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm cho địa phương về vốn xây dựng công trình thuỷ lợi, giao thông nước sạch

Đề nghị UBND xã bỏ khoản thu quỹ phát triển sản xuất vì vừa cao vừa không thu được.

Không nên bỏ thu thuỷ lợi mà nên thu ở nơi có điều kiện để hỗ trợ các vùng khó khăn như Nghĩa Thọ.

Nhà nước nên hỗ trợ đầu tư giao thông nông thôn (nhà nước:80; nông dân:20) là hợp lý hơn.

Đề nghị giảm đóng góp xây dựng giao thông nông thôn và phí tạo nguồn thuỷ lợi. Nhà nước có trích kinh phí hỗ trợ từ khoản này.

Quỹ XĐGN nên vận động tinh thần tự nguyện thay thế cho việc đóng góp theo đầu hộ dân, trong đó có cả những hộ diện XĐGN

5. Các kiến nghị khác của hộ về các khoản thu: chi tiêu không hợp lý, không minh bạch trong chi tiêu

Khoản thu quý sản xuất nông nghiệp 10kg/sào có thể không đúng chính sách qui định nhà nước, không rõ để chi những khoản gì.

Cũng có suy nghĩ là tất cả các khoản đóng góp xã hội giao cho chính quyền quản lý sử dụng cần có cơ quan thanh kiểm tra thường xuyên vì thực tế đã có nhiều hiện tượng quan chức chính quyền tham nhũng tham ô cả quỹ cứu trợ của dân nghèo.

Người dân tin tưởng vào cấp xã, huyện quản lý phân bổ quỹ XĐGN, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ quốc phòng, an ninh trật tự đề nghị có kiểm tra, thanh tra thường xuyên để dân yên tâm.

Đề nghị các khoản thu quỹ của dân phải được thanh tra từ ban kiểm tra, giám sát do dân bầu để tránh tham ô, lãng phí sự đóng góp của người dân đặc biệt là hộ nghèo. Nếu có tham ô lãng phí thì đều là công chức có lương và giàu có hơn.

3. Những kiến nghị, đề xuất khác của hộ nông dân

Đối với hộ nghèo, nhà nước hỗ trợ nguồn nước sinh hoạt (đào giếng), thủy lợi, giao thông,…

Đề nghị hỗ trợ công trình thuỷ lợi (tưới) cho sản xuất nông nghiệp của Nghĩa Thọ. Xem xét lại khoản thu lệ phí ở địa phương

Ngân sách nhà nước đầu tư nhiều hơn và phát triển giao thông nông thôn và thuỷ lợi. Không nên bỏ thu thuỷ lợi phí hoàn toàn vì đó là không công bằng và chắc chắn phục vụ kém đi

Không nên chia đều các khoản đóng góp công ích theo hộ mà cân phân loại hộ, mật độ, các khoản như giao thông, an ninh nên chia theo số khẩu và các loại hộ giàu, khá, nghèo (Hộ giàu, hộ khá sử dụng xe máy và xe ô tô nên hưởng lợi đường giao thông cũng nhiều hơn)

VII. Tỉnh Hà Tĩnh

VII. Thông tin chung về huyện Đức Thọ
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội:

Đức Thọ là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp huyện Hương Sơn, phía Đông giáp huyện Hồng Lĩnh và huyện Can Lộc, phía Nam giáp huyện Vũ Quang và huyện Hương Khê.

Diện tích đất tự nhiên của Đức Thọ là 20.302 ha, chỉ chiếm 3,37% tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 46,46% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

Đức Thọ có 27 xã và 1 thị trấn, trong đó có 4 xã miền núi và 23 xã đồng bằng (trong 23 xã đồng bằng có 16 xã vùng lúa và 7 xã ngoài đê).

Tổng số dân của huyện Đức Thọ tính đến hết năm 2006 khoảng 119.000 người. Tổng số lao động của huyện Đức Thọ là 55.200 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 89,2%.

Đức Thọ là huyện có nền kinh tế khá đa dạng, nổi trội trên nhiều mặt như: thâm canh cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình điển hình sản xuất hiệu quả cao, phong trào làm giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, xoá nhà tranh tre dột nát và ngói hoá nhà ở… Các phong trào này đã được nhiều ngành trung ương và tỉnh đánh giá cao. Cơ cấu kinh tế của Đức Thọ đang vận hành đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng đầu tư cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Tỷ trọng nông lâm giảm từ 59,7% (năm 2000) xuống còn 45,5% (năm 2005), công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng từ 11% (2000) lên 17% (2005).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2001 - 2005 của huyện Đức Thọ là 11,17%. Là huyện tập trung cao cho xây dựng nông thôn theo hướng CNH-HĐH, chỉ trong 6 năm 2001 - 2006, tổng số vốn đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng đạt 200,2 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với thời kỳ 1996 - 2000.

Đức Thọ áp dụng rất tốt các tiến bộ KHKT, đưa các loại giống có tiềm lực, năng suất phù hợp với điều kiện canh tác, năng suất lúa của Đức Thọ tăng nhanh, đến nay đã đạt trên 10 tấn/ha/năm.

Trong chăn nuôi, chăn nuôi theo hướng hàng hoá được chú trọng, xuất hiện nhiều mô hình nuôi lợn siêu nạc, gà siêu trứng, vịt siêu thịt, lươn, ba ba, ếch… theo hướng công nghiệp. Đặc biệt đàn bò lai sind được mở rộng trên phạm vi cả huyện (nhiều nhất tỉnh) và trở thành nguồn thu nhập lớn cho kinh tế chăn nuôi.

Tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, các làng nghề chú trọng nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã, được khách hàng trong, ngoài nước ưa chuộng. Giá trị tiểu thủ công nghiệp năm 1990 đạt 8 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt tới 93 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân đầu người năm 1991 đạt 283 kg lương thực và 830 nghìn đồng/người/năm, đến năm 2005 đạt tới 598 kg lương thực và 6.055 nghìn đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần: năm 2001 hộ nghèo còn 14,9% đến năm 2005 chỉ còn 5% (theo tiêu chí cũ).

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đức Thọ còn gặp nhiều khó khăn do vị trí địa lý không thuận lợi, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, lũ lụt hàng năm, tiềm năng du lịch hạn chế. Những yếu tố này gây cản trở không nhỏ tới điều kiện phát triển sản xuất của huyện.


2. Một số chính sách quan trọng cho nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Đức Thọ những năm vừa qua

Nghị quyết số 02 của Huyện ủy Đức Thọ ngày 20/7/2001 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có vai trò hết sức quan trọng và sức tác động rất lớn tới sự phát triển nông nghiệp nông thôn huyện Đức Thọ giai đoạn 2001 - 2005. Nghị quyết xác định rõ Đức Thọ là huyện có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân chiếm hơn 90%. Đa số lực lượng dân cư, kể cả cán bộ công chức nhà nước đều xuất phát và gắn liền chặt chẽ với nông thôn, nông dân và nông nghiệp. Do vậy, các chủ trương, chính sách, công tác tổ chức thực hiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng được tập trung chủ yếu vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Xuất phát từ Nghị quyết 02 và các nghị quyết hàng năm của Huyện ủy, các chính sách, chương trình về nông nghiệp và phát triển nông thôn tại huyện Đức Thọ đã nhanh chóng được cụ thể hóa và đi vào triển khai bởi tất cả các cơ quan, phòng ban chính quyền cũng như các tổ chức đoàn thể và được sự tham gia hưởng ứng mạnh mẽ từ phía người dân.

Đặc biệt, ngay trước khi Nghị quyết 02 của Huyện uỷ Đức Thọ ra đời, UBND huyện đã xây dựng Đề án số 176/DA-UB ngày 03/04/2001 về việc kết hợp nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng nông thôn mới trong đó xây dựng 44 tiêu chí cụ thể cho mô hình nông thôn mới cho các xã thực hiện. Đề án này của Đức Thọ ra đời sớm hơn 1 năm trước khi UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 16351 với 19 tiêu chí nông thôn mới cấp xã cho tất cả các huyện thực hiện. Đề án 176 của UBND huyện cùng với Nghị quyết 02 của Huyện uỷ, Nghị quyết 022 của Tỉnh uỷ đã tạo nên một phong trào thi đua rộng khắp trên toàn huyện về xây dựng nông thôn mới. Sau 5 năm triển khai từ 2001 đến 2005, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã công nhận 8/261 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đạt được đầy đủ 19 tiêu chí nông thôn mới, trong số 8 xã đó thì Đức Thọ chiếm tới 3 xã là thị trấn Đức Thọ, xã Trường Sơn và xã Tùng Ảnh.


3. Tình hình chung về thu chi ngân sách các xã trong huyện Đức Thọ 3 năm qua

Trong 3 năm từ 2004 - 2006 toàn bộ các xã trong huyện Đức Thọ, kể cả thị trấn Đức Thọ, đều phải bù ngân sách nhà nước do thu không đủ chi. Trong các khoản chi từ ngân sách các xã thì chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng (chi đầu tư phát triển) chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoản chi này thường chiếm tới trên dưới 50% tổng chi ngân sách (tùy từng xã). Có những xã phải thu bổ sung từ ngân sách cấp trên tới 80% ngân sách mới đủ chi.

Thu ngân sách lớn nhất là thị trấn Đức Thọ. Các xã có thu ngân sách cao là xã Đức Yên, Tùng Ảnh, Trường Sơn, Thái Yên. Đây là các xã có điều kiện phát triển đa dạng cả nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các xã có thu ngân sách cao thì chi ngân sách cũng cao hơn so với các xã khác. Có 10/28 xã có thu ngân sách tăng dần qua các năm, 2/28 xã thu ngân sách giảm dần, còn lại 16/28 xã có sự biến động tăng giảm khác nhau trong thu ngân sách qua 3 năm.

Tình hình chi ngân sách của các xã cũng diễn biến theo sự biến động từ thu ngân sách. Toàn bộ 10 xã có thu ngân sách tăng qua các năm thì chi ngân sách cũng tăng qua các năm, các xã giảm thu ngân sách thì chi ngân sách cũng giảm dần. Riêng xã Trường Sơn mặc dù thu ngân sách giảm năm 2005 so với 2004 và tăng vào năm 2006 nhưng chi ngân sách vẫn tăng qua 3 năm.



Bảng 1: Tổng hợp thu - chi ngân sách các xã thuộc huyện Đức Thọ từ năm 2004 - 2006

STT

Đơn vị

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Thu NS

Chi NS

Thu NS

Chi NS

Thu NS

Chi NS

1

Thị trấn

2.517.510

2.179.641

3.857.770

3.849.484

7.651.449

7.340.792

2

Đức Yên

1.494.260

1.445.879

2.588.840

2.486.480

3.697.438

2.979.544

3

Tùng Ảnh

1.359.235

1.159.235

2.240.190

2.240.189

3.691.443

3.142.165

4

Trường Sơn

2.378.121

1.947.445

2.124.154

2.124.153

2.879.123

2.879.123

5

Trung Lễ

1.605.870

1.265.556

1.102.610

942.122

2.257.330

2.257.330

6

Yên Hồ

1.151.567

1.104.572

777.939

774.361

1.842.310

1.842.033

7

Đức Lạc

1.004.999

901.594

1.273.376

1.273.375

1.756.084

1.756.084

8

Thái Yên

1.654.315

1.539.982

2.174.117

2.174.067

1.685.071

1.612.028

9

Đức Long

1.165.408

1.159.394

1.865.489

1.865.489

1.655.531

1.655.528

10

Đức Lâm

872.109

750.656

1.470.775

1.431.468

1.624.492

1.624.492

11

Đức Thịnh

1.156.880

1.114.257

1.111.461

1.111.461

1.470.259

1.470.188

12

Đức Đồng

1.564.283

1.404.321

1.734.592

1.734.592

1.456.419

1.409.100

13

Đức An

869.140

703.787

1.417.990

1.373.311

1.339.739

1.269.549

14

Đức Lạng

1.024.844

899.538

1.194.375

1.194.375

1.335.624

1.335.624

15

Bùi Xá

401.022

378.537

1.099.655

1.083.438

1.316.949

1.207.185

16

Đức Hòa

767.603

764.679

1.280.448

1.280.385

1.118.603

1.118.603

17

Tân Hương

739.689

604.712

795.398

741.879

970.877

969.747

18

Đức Dũng

704.564

704.563

669.829

667.879

964.025

946.701

19

Đức Lập

750.707

568.556

1.146.377

1.100.196

912.072

868.546

20

Đức Tùng

684.064

684.064

759.419

759.193

911.737

911.426

21

Đức Quang

720.145

720.144

543.507

449.207

811.719

785.679

22

Liên Minh

1.359.808

1.359.594

1.292.394

1.292.394

793.455

787.304

23

Đức Nhân

619.304

516.066

794.167

794.167

720.861

720.773

24

Đức Thủy

913.492

781.653

744.082

743.473

717.748

717.443

25

Đức Vĩnh

903.332

903.332

552.005

552.005

683.895

683.895

26

Đức Châu

404.960

389.185

446.956

426.230

677.221

609.542

27

Đức Thanh

725.541

589.562

935.399

930.482

671.213

615.213

28

Đức La

754.893

754.893

498.498

494.498

658.307

647.503

 

Tổng cộng

30.267.665

27.295.397

36.491.812

35.890.353

46.270.994

44.163.140

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương