Trung tâm phát triển nông thôN


Bảng 4: Thu ngân sách của xã Trường Sơn



tải về 2.87 Mb.
trang19/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23
Bảng 4: Thu ngân sách của xã Trường Sơn

Bảng 5: Chi ngân sách của xã Trường Sơn

SỐ TT

NỘI DUNG

Chi ngân sách xã

2004

2005

2006

Số tiền

% tổng chi

Số tiền

% tổng chi

Số tiền

% tổng chi

 

TỔNG CHI

1.761.445.100

100,00

2.124.153.000

100,00

2.879.123.400

100,00

I

Chi thường xuyên

964.467.100

54,75

1.126.586.000

53,04

1.611.117.400

55,96

1

Sự nghiệp xã hội

205.757.800

11,68

223.340.500

10,51

324.956.500

11,29

 

- Hưu xã, thôi việc và trợ cấp khác

177.797.800

10,09

191.235.500

9,00

282.820.500

9,82

 

- Già cô đơn, trẻ mồ côi, cứu tế

20.585.000

1,17

21.710.000

1,02

36.013.000

1,25

 

- Khác

7.375.000

0,42

10.395.000

0,49

6.123.000

0,21

2

Sự nghiệp giáo dục

284.888.000

16,17

265.686.800

12,51

444.772.900

15,45

 

Trong đó: sinh hoạt phí, phụ cấp GV

-

-

55.072.000

2,59

70.796.000

2,46

3

Sự nghiệp y tế

15.446.200

0,88

14.150.000

0,67

15.080.900

0,52

4

Sự nghiệp văn hóa thông tin

17.433.000

0,99

12.654.000

0,60

6.100.000

0,21

5

Sự nghiệp thể dục thể thao

4.779.000

0,27

11.302.000

0,53

3.188.000

0,11

6

Sự nghiệp kinh tế

12.800.000

0,73

0

0,00

148.122.000

5,14

 

- Sự nghiệp giao thông

12.800.000

0,73

0

0,00

15.000.000

0,52

 

- Sự nghiệp nông - lâm - thủy sản

0

0,00

0

0,00

133.122.000

4,62

 

- Sư nghiệp thị chính

0

0,00

0

0,00

0

0,00

 

- Thương mại dịch vụ

0

0,00

0

0,00

0

0,00

 

- Các sự nghiệp khác

0

0,00

0

0,00

0

0,00

7

Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể

402.017.100

22,82

542.407.700

25,54

610.381.100

21,20

 

- Quản lý Nhà nước

269.600.100

15,31

318.476.700

14,99

393.456.600

13,67

 

- Đảng

43.080.700

2,45

108.401.800

5,10

75.399.400

2,62

 

- Mặt trận tổ quốc

29.987.500

1,70

51.022.200

2,40

50.932.800

1,77

 

- Đoàn thanh niên CSHCM

15.612.400

0,89

15.045.500

0,71

23.098.100

0,80

 

- Hội phụ nữ Việt nam

15.736.700

0,89

18.133.500

0,85

28.258.600

0,98

 

- Hội cựu chiến binh Việt nam

14.508.000

0,82

13.896.500

0,65

19.077.600

0,66

 

- Hội nông dân Việt nam

13.491.700

0,77

17.431.500

0,82

21.218.000

0,74

8

Chi dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội

19.996.000

1,14

36.859.000

1,74

28.156.000

0,98

 

- Chi dân quan tự vệ

13.598.000

0,77

12.960.000

0,61

12.062.000

0,42

 

- Chi an ninh trật tự

6.398.000

0,36

23.899.000

1,13

16.454.000

0,57

9

Chi khác

1.350.000

0,08

20.186.000

0,95

30.000.000

1,04

II

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

796.978.000

45,25

997.567.000

46,96

1.268.006.000

44,04

VII.3 Xã Đức Châu và tình hình thu chi ngân sách xã

1. Khái quát chung về xã Đức Châu

Đức Châu là một xã nghèo nằm ngoài đê thuộc huyện Đức Thọ. Điều kiện kinh tế kém phát triển, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, lũ lụt hàng năm.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Đức Châu là 451,24 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 54,2%, phần lớn là đất 1 vụ. 11,7% diện tích đất tự nhiên của xã còn chưa được sử dụng.

Tổng số dân của Đức Châu năm 2006 là 2.506 nguời (thấp hơn 3,69 lần so với số dân xã Trường Sơn), trong đó số người trong độ tuổi lao động là 1050 người (chiếm gần 42% tổng dân số xã). Là xã phải chịu cảnh lũ lụt thường xuyên hàng năm nên lao động của xã Đức Châu có xu hướng rời bỏ quê hương đi lao động bên ngoài (phần lớn vào miền Nam). Do đó số người trong độ tuổi lao động của xã giảm dần trong 3 năm qua. Trong tổng số lao động thì 81% là những người đang sản xuất nông nghiệp, còn lại là lao động phi nông nghiệp, chủ yếu làm các nghề buôn bán, dịch vụ hoặc sản xuất nhỏ. Số lao động sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2004 có 950 lao động, năm 2005 còn 870 và năm 2006 còn 850 lao động.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của xã Đức Châu tăng dần qua 3 năm nhưng không cao. Năm 2004 đạt 5,8 tỷ đồng, năm 2005 đạt 6,58 tỷ đồng, năm 2006 đạt 8,6 tỷ đồng. Trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thì tỷ trọng ngành chăn nuôi lại giảm dần, từ 47,3% năm 2004 xuống 43,1% năm 2006. Tuy vậy quy mô chăn nuôi tại Đức Châu vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2000 đàn trâu bò có 350 con, đến năm 2005 là 550 con, đàn gia cầm hàng năm tăng đều từ 5 - 7%. Tính riêng năm 2006 tổng đàn trâu bò đạt 527 con, lợn 350 con, gia cầm 23.700 con, tổng sản lượng lúa đạt 780,3 tấn, lạc 216 tấn, ngô 217,5 tấn. Nhìn chung, vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp của xã. Các loại cây chủ yếu là ngô, đậu xanh. Đối với các giống lúa, các giống lúa chủ yếu của xã hiện nay là X30, X23, khang dân 18, nếp 352 và nếp 97. Các giống này phù hợp với điều kiện địa phương, chất lượng giống tốt, dễ làm, mang lại hiệu quả cao hơn so với các giống lúa khác. Trước đây xã cũng đã thử một số giống lúa lai của Trung Quốc nhưng kết quả không tốt và không được đưa ra nhân rộng.

Thu nhập bình quân đầu người của xã Đức Châu tương đối thấp, năm 2004 là 3,7 triệu đồng/người, năm 2005 là 3,5 triệu đồng và năm 2006 là 4,6 triệu đồng.

Là xã nằm ngoài đê, Đức Châu phải chịu thiệt thòi rất lớn bởi những ảnh hưởng từ thiên tai, lũ lụt hàng năm. Hầu như năm nào xã cũng phải chịu những trận lũ ngập tràn khắp các cánh đồng. Vì thế, giá trị sản xuất vụ hè thu của Đức Châu trên các cánh đồng chỉ bằng con số không bởi đây chính là thời điểm lũ lụt đe dọa. Ngay cả ngành chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng trong thời gian này. Các hộ có trâu bò, lợn và gia cầm khi nghe tin báo bão thường phải bán hoặc đem đi gửi. Trong các hộ hầu như nhà nào cũng có một chiếc thuyền để đề phòng chạy lũ. Chỉ có vụ đông xuân người dân nông thôn xã Đức Châu mới có điều kiện để sản xuất nông nghiệp. Những khó khăn này khiến cho hàng năm không chỉ có lực lượng lao động trẻ có sức lao động rời khỏi xã đi làm ăn xa mà ngay cả những lao động có tuổi cũng phải rời quê hương để đi lao động để trang trải cho cuộc sống (theo thống kê của xã có khoảng 20% số lao động tuổi trên 45 cũng rời khỏi xã đi lao động xa trong thời gian bão lũ, hết bão họ mới quay về sản xuất). Những người ở lại cũng không có việc gì làm cho nên thu nhập hộ gia đình trong thời gian này hầu như không có.
2. Đặc điểm hộ nông thôn xã Đức Châu

Trong 3 năm từ 2004 đến 2006, xã Đức Châu luôn duy trì được tổng cộng 591 hộ nông thôn, trong đó 509 hộ sản xuất nông nghiệp (86%), 10 hộ phi nông nghiệp và 72 hộ làm các ngành nghề kiêm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tổng số hộ nghèo năm 2006 của xã Đức Châu là 291 hộ, chiếm 57% số hộ trong xã. Trong năm đã có 35 hộ thoát nghèo còn lại 43,3% số hộ nghèo (theo tiêu chí mới). Các hộ nghèo đều là các hộ sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, lạc, ngô vụ đông hay chăn nuôi một vài gia súc, gia cầm. Cũng do điều kiện kinh tế hộ gặp nhiều khó khăn nên xã cũng đã tạo điều kiện cho các hộ vay vốn tạo việc làm, năm 2005 có 219 hộ, năm 2006 có 316 hộ được vay vốn tạo việc làm thông qua ngân hàng chính sách. Ngay cả các hộ được coi là khá hoặc giàu trong xã thực tế cũng đang gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Bởi 75% trong số này là những hộ kiêm sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, do sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào ngày càng cao khiến cho thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của họ cũng đang chững lại, xuất hiện xu hướng chuyển đổi ngành nghề nông nghiệp sang buôn bán phi nông nghiệp ở những kiểu hộ này.


3. Tình hình thu chi ngân sách xã Đức Châu

Trong các khoản thu ngân sách mà xã được hưởng 100% thì thu từ đóng góp của nhân dân theo quy định của xã Đức Châu thấp hơn nhiều so với xã Trường Sơn (Bảng 6). Về mặt giá trị, khoản thu này ở xã Trường Sơn cao hơn rất nhiều lần so với xã Đức Châu. Mặc dù số dân ở xã Trường Sơn cao gấp khoảng 3,69 lần xã Đức Châu nhưng thu ngân sách từ dân gấp khoảng 20 lần so với xã Đức Châu, thậm chí năm 2006 người dân xã Đức Châu không phải đóng góp gì (theo báo cáo ngân sách xã đã qua kho bạc) thì người dân xã Trường Sơn phải góp tới gần 1,5 tỷ đồng.

Tỷ trọng từ đóng góp của dân theo quy định và ngân sách hai xã cũng có sự chênh lệch khá lớn. Xã Trường Sơn đóng góp của dân chiếm trên dưới 50% tổng thu ngân sách xã, xã Đức Châu đóng góp của dân chỉ chiếm trên dưới 10% (năm 2004 và 2005).

Bảng 6: So sánh thu ngân sách xã Trường Sơn và xã Đức Châu






Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Xã Trường Sơn

Thu từ đóng góp của nhân dân theo quy định (đ)

988.436.000

945.740.000

1.465.787.900

Phần trăm tổng thu ngân sách (%)

41,56

44,52

50,91

Xã Đức Châu

Thu từ đóng góp của nhân dân theo quy định (đ)

50.088.000

76.102.000

0

Phần trăm tổng thu ngân sách (%)

9,81

10,73

0

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương