Trung tâm phát triển nông thôN



tải về 2.87 Mb.
trang13/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   23

Chi phí cho sinh hoạt và đời sống: Tính trung bình hiện nay một hộ giàu chi tiêu 30 triệu/năm/hộ gấp 2 lần hộ nghèo (15 triệu). Các khoản chi phí sinh hoạt lớn xếp theo thứ tự cao đến thấp là:

  • Chi mua thực phẩm: chiếm 40 đến 50% tổng chi sinh hoạt

  • Chi lương thực: Chiếm 17 đến 28% tổng chi sinh hoạt

  • Chi học hành cho con chiếm 9 đến 15% tổng chi sinh hoạt

  • Chi đình đám hội hè chiếm từ 5 đén 10% tổng chi sinh hoạt

Khoản đóng góp cho nhà nước và địa phương: Nhìn chung các khoản đóng góp của các hộ hiện nay cho nhà nước không nhiều chỉ khoảng từ 0.2 triệu đến 1.0 triệu đồng/hộ/năm. Các hộ nghèo được miễn giảm đáng kể các khoản đóng góp. Các hộ giàu khoản đóng nhiều nhất là thủy lợi phí chiếm 43% tổng các khoản đóng góp những cũng chì dừng lại ở vài trăm ngàn/hộ/năm.

Thu nhập và tích lũy: Như vậy thu nhập của một hộ giàu có thể lên đến 50 triệu đồng/hộ/năm. Trong khi đó hộ nghèo chỉ khoảng 10 triệu/năm. Với thu nhập này sau khi trừ đi chi phí cho các khoản sinh hoạt thì hộ giàu có thể có khoản tích lũy khoảng 15 triệu đồng/hộ/năm. Còn các hộ nghèo không có tích lũy (thậm chí còn âm).

Thu nhập của hộ nông dân so sánh ở 2 xã

Nếu so sánh các chỉ tiêu hạch tóan kinh tế hộ nôgn dân có thể thấy sự khác biệt về thu nhập và chi phí cũng như khác biệt về các khoản đóng góp ở các xã giàu và xã nghèo. Nhìn chung cả thu nhập và chi phí sản xuất của một nông hộ ở xá giàu cao gấp 1,5 lần xã nghèo.



Bảng : Hạch toán thu chi của hộ nôgn dân ở 2 xã khảo sát (so sánh xã giàu và xã nghèo)

Các mục

Chi tiết các khoản

Đơn vị

Xã Hậu Thành đông

Xã Nhơn hòa

Trung bình 2 xã

I. Đất đai

1. Diện tích đất lúa

ha

2.6

2.0

2.2

2. Diện tích đất tràm




0.0

1.9

1.1

3. Tổng diện tích canh tác

 

2.6

3.9

3.3

II. Lao động, khẩu

2.1 Tổng số khẩu

người

5.8

5.7

5.8

2.2 Tổng số lao động

người

3.4

3.9

3.7

2.3 Lao động di cư ổn định

người

0.0

0.0

0.0

2.4 Lao động di cư mùa vụ

người

0.0

0.0

0.0

III. Giá trị sản lượng các ngành sản xuất

Giá trị tổng sản lượng

triệu đồng

62.0

43.7

51.3

3.1 Giá trị sản lượng lúa

triệu đồng

48.9

30.7

38.3

3.2 Giá trị sản lượng tràm

triệu đồng

0.0

5.6

3.6

3.3 Giá trị SL lợn

triệu đồng

3.1

2.1

2.6

3.4 Giá trị SL cá

triệu đồng

4.8

1.2

2.8

3.5 Giá trị SL dịch vụ

triệu đồng

4.1

0.0

1.6

3.6 Giá trị tiền công làm thuê, lương

triệu đồng

2.0

5.3

3.8

IV. Tổng chi phí sản xuất

Tổng chi phí sản xuất

triệu đồng

28.9

21.1

24.3

4.1 Chi phí cho sản xuất lúa

triệu đồng

26.7

18.0

21.6

4.2 Chi phí cho SX Tràm

triệu đồng

0.0

1.0

0.6

4.3 Chi phí chăn nuôi lợn

triệu đồng

1.2

1.7

1.5

4.4 Chi phí chăn nuôi cá

triệu đồng

1.0

0.4

0.7

V. Thu nhập các ngành SX (= III - IV)

Tổng thu nhập các ngành SX

triệu đồng

33.1

20.9

26.0

5.1 Thu nhập từ lúa

triệu đồng

22.2

12.7

16.6

5.2 Thu từ cây Tràm

triệu đồng

0.0

4.6

2.7

5.3 Thu chăn nuôi

triệu đồng

5.7

0.8

2.8

5.4 Thu phi NN

triệu đồng

3.5

1.1

2.1

VI. Chi phục vụ sinh hoạt của hộ

Chi phí sinh hoạt của hộ

triệu đồng

25.1

19.9

22.1

6.1 Chi lương thực

triệu đồng

4.4

4.9

4.7

6.2 Chi Thực phẩm

triệu đồng

10.1

9.8

9.9

6.3 Chi y tế

triệu đồng

0.5

0.3

0.4

6.4 Chi giao thông, đi lại

triệu đồng

1.4

0.2

0.7

6.5 Chi học hành cho con

triệu đồng

3.0

2.2

2.5

6.6 Chi điện thắp sáng

triệu đồng

0.6

0.4

0.5

6.7 Chi nước sinh hoạt

triệu đồng

0.3

0.1

0.2

6.8 Chi điện thoại

triệu đồng

0.6

0.5

0.6

6.9 Chi đình đám, hội hè

triệu đồng

2.3

1.2

1.7

6.10 Chi khác

triệu đồng

1.7

0.4

1.0

VII. Đóng góp

Tổng đóng góp cho NN và địa phương

triệu đồng

0.6

0.3

0.4

7.1 Thuế đất (thổ cư và thuế vượt hạn điền)

triệu đồng

0.1

0.1

0.1

7.2 Khoản đóng góp 5 quỹ theo QĐ của tỉnh

triệu đồng

0.1

0.1

0.1

7.3 Thủy lợi phí

triệu đồng

0.2

0.1

0.2

7.4 Thiên tai dịch bệnh

triệu đồng

0.1

0.0

0.0

VIII. Thu nhập thuần của hộ

32.5

20.6

25.6

IX. Tích lũy của hộ 

7.4

0.7

3.5

Tuy nhiên, bình quân các khoản đóng góp của các hộ thuộc xã nghèo lại chỉ bằng 50% xã khá. Nguyên nhân là ở các xã nghèo các hộ được hưởng các chính sách miễn giảm đóng góp là khá lớn.

2.3 Cơ cấu chi phí của hộ

Bảng dưới đây cho thấy các chi phí sản xuất chiếm gần 50% sản lượng thu được của hộ. Trong khi đó, các khoản CHI PHÍ CHO SINH HOẠT CHIẾM ĐẾN 85% TỔNG THU NHẬP CỦA HỘ TRONG NĂM. CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CHO NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG CHỈ CHIẾM 1.66% TỔNG THU NHẬP CỦA HỘ.

Tuy nhiên ở xã nghèo, tỷ lệ chi sinh hoạt đã chiếm đến 95% thu nhập của hộ. Nói cách khác tỷ lệ tiết kiệm của hộ ở các xã nghèo là rất thấp chưa đầy 5%.

Bảng: Cơ cấu chi phí của hộ nông dân trong vùng sản xuất



Chi tiết các khoản

Hậu Thành đông

(xã khá)


Xã Nhơn hòa

(xã nghèo)



Trung bình

1. Cơ cấu chi phí sản xuất/tổng sản lượng của hộ(%)

46.6

48.2

47.4

2. Cơ cấu chi phí cho sinh hoạt/thu nhập của hộ (%)

75.9

95.0

84.9

3. Cơ cấu chi phí đóng góp/thu nhập của hộ (%)

1.80

1.50

1.66

2.4 Hiệu quả sản xuất lúa ở và hộ giàu và nghèo.

Đóng góp vào sự gia tăng phân hóa kinh tế giàu nghèo của các hộ ở ĐBSCL có nhiều nguyên nhân. Ngoài những nguyên nhân về sự gia tăng từ phân hóa ruộng đất có nguyên nhân nữa là do khác nhau trong hiệu quả canh tác lúa ở các nhóm hộ.



Bảng: Hiệu quả sản xuất lúa/ha gieo trồng ở trong vùng nghiên cứu hiện nay

Chỉ tiêu

ĐVT

Hộ nghèo

Hộ giàu

Số lượng

Đơn giá (đ/kg)

Thành tiền (đ)

Số lượng

Đơn giá (đ/kg)

Thành tiền (đ)

Tổng chi phí

đồng

 

 

7191500

 

 

7931000

Chi phí vật chất

đồng

 

 

3591500

 

 

4531000

Giống

đồng

120

7000

840000

120

7000

840000

Đạm

đồng

80

4800

384000

100

4800

480000

Lân

đồng

150

200

30000

150

240

36000

Kali

đồng

75

4500

337500

150

4500

675000

Thuốc BVTV

đồng

 

 

2000000

 

 

2500000

Chi phí dịch vụ

 

 

 

3600000

 

 

3400000

Bơm nước

đồng

3

150000

450000

3

50000

150000

Cày bừa làm đất

đồng

 

 

400000

 

 

400000

Xạ lúa (gieo)

đồng

 

 

800000

 

 

800000

Dặm lúa

đ/ha

 

 

1000000

 

 

800000

Gặt (cắt)

kg/ha

240

2500

600000

240

2500

600000

Tuốt (suốt)

kg/ha

200

2500

500000

200

2500

500000

Vận chuyển

 

3

100000

300000

3

100000

300000

Tổng thu

1000đ

 

 

13750000

 

 

17550000

Năng suất

tấn/ha

5.5

 

 

6.5

 

 

Giá bán TB

đ/kg

 

2500

 

 

2700

 

Thu nhập

đồng

 

 

6558500

 

 

9619000

Tính trung bình hiện nay, thu nhập/ha/vụ trồng lúa của hộ nghèo chỉ vào khoảng 6.5 triệu đồng, bằng gần 70% mức thu của hộ giàu (bình quân khoảng 9,6 triệu/ha). Lí do là vì:

  • Hộ nghèo thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên đầu tư không kịp thời năng suất thấp (thấp hơn 1 tấn/ha)

  • Hộ nghèo không có tư liệu sản xuất (máy làm đất, máy bơm nước, vận chuuyển) nên giá thuê dịch vụ cao hơn hộ giàu.

  • Do nợ nần nên hộ nghèo phải bán lúa khi giá thấp và phải chịu lãi vay cao nên thu nhập trồng lúa/ha vốn đã thấp lại càng thấp.

3 Ý kiến đề xuất của các ban ngành và người dân địa phương

3.1 Ý kiến đề xuất của các ban ngành và chính quyền địa phương.

Liên quan đến 2 câu hỏi:



  • Những giải pháp nào để có thể phát triển NNNT trong những năm trước mắt?

  • Khoan dân, một chính sách cần thiết? nếu cần thì nhà nước có thể miễn giảm những khoản nào cho dân? Và bù đắp vào những khoản nào cho ngân sácấnách địa phương?

Chúng tôi đã thực hiện một phân tích hội thoại với các thể chế khác nhau:

Sở Nông nghiệp và Phát triển NT

Các vấn đề chính hiện nay của vùng:



  • Cơ sở hạ tầng kém:

      • Đường liên xã, liên huyện cả ĐBSCL còn trên 188 xã chưa có đường ô tô. Riêng Long an còn đến 33 xã.

      • Hệ thống thủy lợi kém, nhất là hệ thống cống lấy nước ngọt và đê lửng. Hiên nay cả ĐBSCL còn đến trên 30% diện tích cấy 1 vụ, trên 40% có thể tăng vụ (1 thành 2, và 2 thành 3). Riêng Long an còn 130000 ha đang cấy chỉ được 1 vụ đông xuân.

  • Vấn đề về ruộng đất:

      • Giá đền bù đất NN không phản ánh giá thị trường. Giá đền bù hiện nay chỉ có 80 triệu/ha, trong khi giá trị trường 150 đến 220 triệu/ha (gấp đôi)

      • Mức hạn điền 3 ha là quá thấp, không hạn chế được sự trao đổi mua bán đất (ngầm) nhưng lại gây tâm lí không yên tâm cho người có vốn muốn đầu tư SX, hạn chế sự phát triển trang trại và đầu tư vào NN.

  • Kinh tế hợp tác kém phát triển:

      • Người SX hàng hóa càng ngày càng thua thiệt về giá bán nông sản và giá mua vật tư, lãi tín dụng cao, nhu cầu cao về hợp tác để phát triển cơ giới hóa nhỏ nhưng không có tổ chức của mình.

      • Các tổ hợp tác đã hình thành khá phổ biến (hàng trăm ngàn tổ hiện nay ở ĐBSCL) nhưng không có chinh sách hỗ trợ phát triển.

      • Không có các HTX theo đúng nghĩa Tiền - Tài và Tâm (3 T). Khâu bồi dưỡng cán bộ trước và sau HTX quá yếu.

  • Khả năng điều phối kém và Nhà nước thiếu chính sách ngành hàng cho ĐBSCL

      • Giá cả biến động lớn, giá vật tư NN, lao động tăng, giá đầu vao tăng làm cho NN kém hiệu quả

      • Không có các giải pháp điều phối giữa các tác nhân. Tổng công ty LT hoạt động không hiệu quả, Không hỗ trợ được ND.

      • Nhu cầu có chương trình cơ giới hóa sau thu hoạch là thực tế cần nghiên cứu kỹ.

      • Đầu tư còn lệch, tất cả dồn vào CSHT, thiếu dự án hỗ trợ nông nghiệp trong khi kinh phí phân bổ (cấp tỉnh) còn có thể.

  • Mặt bằng dân trí thấp ảnh hưởng đến trình độ lao động. Vấn đề đào tạo nghề cũng còn yếu.

Đại diện UBND xã Hậu Thạnh Đông và Nhơn Hòa, huyện Tân Thạnh, Long An:

Các vấn đề chính hiện nay của xã:



  • Cơ sở hạ tầng yếu:

      • Là xã trũng của tỉnh, >90% đất canh tác chỉ trồng được 1 vụ vì không có đê lửng (loại đê con cao 1,0 – 1,5 ma, rộng mặt 1,5 m, chân 2-3 m). Nếu có đê sẽ tăng được vụ, diện tích 2 vụ có thể đạt 80% diện tích canh tác. Hiện nay, chính quyền và nhân dân trong xã Nhơn hòa muốn cải tạo khoảng 800 ha đất chua phèn chỉ cấy được 1 vụ bằng cách lập dự án xây dựng đê quai để bơm nước chống phèn. Với nuồn thu ngân sách eo hẹp, dân cư nghèo thì khoản đầu tư. Vì thế nhân dân rất mong muốn có sự đầu tư của nhà nước

      • Hệ thống giao thông (đường ô tô) kém. Các doanh nghiệp không về nông thôn. Vận chuyển SP hàng hóa gặp nhiều khó khăn, đắt đỏ.

  • Giá đất đề bù đất NN thấp chỉ bằng 50% giá trị trường, tạo tâm lí lo mất an toàn đầu tư trong NN, khôgn khuyến khích phát triển trang trại.

  • Nhu cầu bức bách về việc hỗ trợ cơ giới hóa NN, các hộ nhất hộ nghèo phải thuê máy giá cao, lao động không có để thuê vào mùa vụ. Cần hỗ trợ để đưa ngay máy gặt đập liên hợp vào đồng ruộng (máy này có thể đảm nhân được 70% diện tích trong điều kiện đồng đất địa phương).

  • Cần giải quyết vấn đề quản lí giá và chất lượng vật tư NN. Nông dân phải mua giá cao, trong khi bán nôgn sản thường thấp.

  • Tiếp cận tín dụng ngân hàng khó khăn. Có đến 300/496 hộ vay, hoặc là con nợ các đại lí. Các hộ nghèo không vay bằng sổ đỏ được.

  • Rủi ro thiên tai luôn rình rập ở địa phương. Mỗi lần gặp rủi ro, kinh tế của dân phải mất nhiều năm mới khôi phục lại được.

  • Hàng năm, huyện giao chỉ tiêu thu ngân sách quá cao vượt quá khả năng thu của xã.. Nhơn Hòa là một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Long An, năm 2006 tổng thu ngân sách của xã chỉ đạt 79 triệu đồng do vậy ngân sách mà tỉnh và huyện phải hỗ trợ hàng năm khoảng trên 600 triệu.

Ngoài ra, trên cả 2 xã, vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng (chủ yếu là làm đường giao thông) được chính quyền và nhân dân coi như đó là động lực cho phát triển kinh tế. Thực tế thì chỉ một bộ phận dân cư sống dọc theo quốc tỉnh lộ 837 còn lại phần nhiều sống dọc theo các con kênh, mặt đường hẹp, xe cộ đi lại khó khăn đó là chưa kể đến việc hàng năm lũ thường làm ngập trong khoảng thời gian 2-3 tháng gây rất nhiều cản trở cho giao thông đi lại của nhân dân.

Những bức xúc trong dân cư:

Tại thời điểm hiện tại, hai vấn để được người dân quan tâm và tỏ ra bức xúc nhất đối với các khoản thu đối với nhà nước là:



  • Thuế vượt điền: Theo quy định, khoản thu thuế nông nghiệp đã được nhà nước bãi bỏ từ nhiều năm trước, nhưng với mục đích khống chế việc tích tụ ruộng đất nên nhà nước đánh thuế “vượt điền” khi một hộ nào đó có diện tích đất nhiều vượt quá quy định. Đối với xã Tân Thạnh Đông, nếu hộ có diện tích nhiều hơn 3ha thì sẽ bị đánh thuế vượt điền 120%. Điều này tại thời điểm hiện tại là không phù hợp bởi lẽ sẽ không khuyến khích việc tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

  • Tùy tiện đặt ra lệ phí xác nhận giấy CNQSD đất: Mỗi một hộ muốn vay ngân hàng thì đều phải thế chấp giấy CNQSD đất đối với Ngân hàng. Với số vốn trên 30 triệu thì các hộ đều phải nộp số tiền là 60nghìn đồng cho phòng tài nguyên môi trường huyện (theo quy định của Bộ TN và MT???). Số tiền này phải nộp với lý do giấy mà phòng TN-MT xác nhận nhằm chứng minh sự hợp pháp cho Giấy CNQSD đất của hộ gia đình. Số tiền là tuy không nhiều nhưng nó gây sự phiền toái cho mỗi gia đình-đặc biệt là các hộ thuộc các xã ở xa trung tâm huyện vì họ phải mất thời gian đi lại để nộp trực tiếp tại phòng TN-MT huyện.

  • Thủy lợi phí cũng là khoản thu mà các hộ nông dân quan tâm, nhưng không phải là vấn đề bức bách nhất. Nhìn chung khi được hỏi thì tất cả các hộ nông dân, cán bộ chính quyền các cấp đều đề xuất và mong muốn nhà nước sớm bỏ khoản thu TLP cho người dân. Tuy vậy, các cấp chính quyền và người dân cũng băn khoan nếu bỏ thu TLP thì công tác tu bổ, làm mới kênh mương nội đồng cần phải được đảm bảo vì khi đó người sử dụng nước là nông dân sẽ khó có thể yêu cầu ai. Lúc đó nhà nước phải chi tiền để duy trì hoạt động cung cấp nước cho sản xuất. Có thể là duy trì hệ thống các công ty thủy nông (nhưng với điều kiện phải giảm biên chế, thu gọn cơ cấu), nếu không phải có cơ chế để đảm bảo cung cấp nguồn nước cho sản xuất.

  • Cơ chế giá: Giá nông sản hàng hóa hiện là mối quan tâm hàng đầu của bà con nông dân, không giống như ĐBSH, mỗi hộ nông dân ở ĐBSCL có TB 2ha lúa, hàng năm thu từ 35-40 tấn (trong đó 80% sản phẩm làm ra chủ yếu dành cho xuất khẩu) nên giá có ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của nười nông dân. Gần như 100% số hộ ND vay vốn ngân hàng để sản xuất cho nên việc các sản phẩm đầu vào (giống-vật tư…) tăng mạnh, lãi suất vay vốn cũng tăng (lãi vay vượt hạn là 1,65%/tháng ) trong khi giá bán lại tăng không đáng kể và có xu hướng giảm là điều làm người dân lo lắng. Hiện tượng giá bán bị tư thương ép giá gây thiệt hại cho bà con trong khi các công ty nhà nước lại thu mua không xuể (Thậm chí bán cho các công ty nhà nước rất phức tạp vì dân phải tập kết gạo, chở thẩm định, kiểm tra chất lượng mới bán được trong khi đó, tư thương đến mua cho nông dân tại ruộng và mua cũng “thoáng” hơn. Nhiều hộ đến ngày đáo hạn ngân hàng nên phải bán tống bán tháo để trả tiền vay (nếu không lãi suất sẽ tăng cao) nên khiến cho tư thương có cơ hội ép giá. Việc này đặt ra vấn đề hợp tác giữa các hộ dân hay việc nhà nước lập quỹ để mua sản phẩm cho ND (hay còn gọi là Kho Đệm) nhằm bình ổn giá là việc nhà nước cần xem xét. Một số ý kiến cho rằng kiềm chế và ổn định giá là chính sách có ảnh hưởng mạnh tới phát triển nông nghiệp nông thôn.

  • Chính sách về đất đai: Có ý kiến cho rằng chính sách về đất đai phù hợp sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển nông nghiệp-nông thôn nói chung. Nhà nước nên thả nổi cho giá đất tiếp cận với giá thị trường. không nên đánh thuế “vượt điền” vì như thế sẽ làm hãm quá trình tích tụ ruộng đất tiến tới phát triển sản xuất theo mô hình trang trại.

  • Vấn đề đào tạo nguồn lao động và giải quyết việc làm: Là vùng có truyền thống cách mạng, yêu nước nhưng do nhiều yếu tố mà trình độ dân trí của nhân dân vùng ĐBSCL nói chung còn thấp, việc đào tạo nghề trong nông thôn hiện đang là một bất cập và là mong muốn của hộ nông dân: Ít nhất trong sản xuất nông nghiệp thì nông dân cũng cần phải được đào tạo để nắm vững kỹ thuật, quy trình sản xuất…đồng thời từng bước tiếp cận với máy móc để thực hiện cơ giới hóa

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương