Trung tâm phát triển nông thôN


IV.5 Kết luận và kiến nghị chính sách



tải về 2.87 Mb.
trang14/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   23

IV.5 Kết luận và kiến nghị chính sách

        1. Những năm qua, nhờ một loạt những chính sách miễn giảm thuế NN và miễn giảm đóng góp cho người nghèo…, lượng đóng góp của các hộ ND ở ĐBSCL đã giảm đáng kể. Hiện nay chỉ còn khoảng 0.4% thu nhập và ít ảnh hưởng đến thu nhập của ND trong vùng.

        2. Khoản chi phí đóng góp ảnh hưởng nhiều hơn đến nông dân nhất là nông dân nghèo phải kể đến là các khoản chi phí cho con đi học (nhất là cấp mẫu giáo, đại học và đào dạo nghề). Nếu

        3. Một hệ thống các chính sách đặc trung của vùng sẽ hiệu quả hơn nếu hệ thốgn đó được kết hợp từ nhiều nhóm chính sách đặc thù (chi tiết xem trong bảng):

  • Chính sách thúc đẩy phát triển ngành hàng

  • Chính sách đầu tư CSHT.

  • Chính sách tăng cường nguồn lực.






Nhóm chính sách

Mục tiêu

Nội dung chủ yếu

Ghi chú

I.

Chính sách thúc đẩy phát triển ngành hàng và SX hàng hóa

Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa (lúa gạo), nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của ngành hàng

  1. Điều chỉnh tăng mức hạn điền đối với sản xuất lúa lên gấp 2-3 lần hiện nay(6-10 ha/hộ).

Sau này có thể điều chỉnh tiếp tiến đến bãi bỏ

2. Bình ổn giá NN, quản lí giá và chất lượng vật tư đầu vào.

Cần nghiên cứu thêm.

3. Chính sách củng cố và phát triển các tổ hợp tác hiện có tiến đến cho phép các tổ hợp tác. Hàng trăn ngàn tổ HT hiện nay không có điều kiện và tư cách để tiếp cận vốn để đảm nhiệm các hoạt động dịch vụ đầu vào đầu ra cho nông hộ.




4. Chính sách hỗ trợ cơ giới hóa đặc biệt các khâu làm đất và thu hoạch. Khuyến khích các hộ, trang trại, các tổ hợp tác mua máy gặt đập (mỗi máy hiện nay trị giá 180 triệu, nếu làm 2 năm có thể thu hồi vốn vì thế nhà nước hoàn thành có thể xem xét cơ chế bảo lãnh và miễn giảm lãi xuất vay cho các tổ chức, cá nhân mua máy. cả ĐBSCL hiện nay có mới khoảng 200 máy, nhu cầu là 1500 đến 2000 máy trong vài năm tới).




5. Tổ chức hệ thống cung cấp thông tin thị trường và giá cả nông nghiệp.



















II

Đầu tư cơ sở hạ tầng

Tăng vụ, chuyển 30% (khoảng 600 - 700 ngàn ha đất một vụ thành 2 vụ hoặc 2 vụ bấp bênh thành nhiều vụ  tăng sản lượng lương thực và đa dạng hoá NN.

1. Đầu tư làm đê bao lửng (kích thước 1,0 x 1,5x 3) và các cống nhỏ lấy nước ngot. Mỗi ha cần đầu tư TB 3,0 triệu đồng, trong đó 40% cho thuê nhân côgn múc đất và 60% đền bù đất NN. Khoản kinh phí này có thể chia 3: Nhà nước 30%, Ngân sách địa phương tỉnh 30% và nhân dân 30%.

Ý kiên nông dân và tỉnh đều đồng ý. Đê bao lưởng thực ra là hệ thống đê để giữ nước ngọt trong mùa mưa và ngan trông cho nước phèn vào đồng. Đe này vẫn bị ngập khi mua lũ lớn nên khôgn ảnh hưởng đến việc lấy phù xa




2. Xây dựng hệ thống đường các đường ô tô liên huyện, đường ô tô đến các xã không có đường ô (188 xã hiện nay chưa có đường ô tô, riêng long an là 33 xã)




3. Tăng đầu tư cho xây dựng trường lớp phổ thông (tiếp tục).




III.

Chinh sách nâng cao mặt bằng dân trío và tăng cường nguồn lực




1. Đầu tư xây d ựng các trung tâm đào tạo lao động (mõi huyện có ít nhất 01 trung tâm giới thiệu việc làm và đào tạo lao động)




2. Tăng cường kinh phí giáo dục



















IV

Chính sách khoan dân

Giảm thu về học phí giáo dục, thủy lợi phí

1. Hiện nay chi phí cho con đi học là cao nhất và liên quan đến đên phần lớn các hộ nông dân (từ hộ trẻ đến hộ trung niên, chiếm quá nửa sô hộ trong nôgn thôn và gần như hầu hết các hộ nghèo). Nên hỗ trợ miễn giảm 100% học phí mẫu giáo (hiện nay đang thu 150 ngàn đồng/cháu/năm). 50% học phí cấp 1 -2 (đang thu 60 ngàn/cháu/năm).







2. Bỏ thủy lợi phí và tăng đầu tư ngân sách CSHT cho xã để bù đắp nguồn thu này (hiện nay chiếm khoảng 20 -30% ngân sách xã, (khoảng từ 60 đến 120 triệu đồng/xã/vụ).



















V.

Cải tiến quản lí nhà nước về NN và PTNT.

Tạo cơ sở cho việc phân bổ kinh phí hỗ trợ phát triển NN, NT.

1. Nghiên cứu ban hành các định mức chi phí cho các dự án hỗ trợ phát triển NN (hiện nay do không có quy định nên việc xét duyệt các dự án phát triển NN, NT ở tỉnh rất khó khăn. Một số dự án hiện nay phải lấy theo định mức quy hoạch hoặc định mức khuyến nông). Do khó khăn như vậy nên xu thế là chỉ có các dự án về CSHT và khuyến nông duyệt được, các dự án khác không làm được mặc dù các tỉnh có kinh phí.







Tránh sự trồng chéo và kém hệ quả của các hệ thống quản lí và dịch vụ hỗ trợ PTNN, NT.

2. Nghiên cứu để cải tiến hệ thôngs quản lí hỗ trợ phát triển NN, NT. Hiện nay chức năng khôgn rõ ràng, chồng chéo. Ai cũng phát triển NT, nhưng không có ai chịu trách nhiệm. Ví thử như phong kinh tế huyện hiện nay chịu điều phối của cả 6 sở, nhưng




V. Tỉnh Bình Thuận

V.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội của hai địa bàn khảo sát
1. Xã Hàm Minh


Hàm Minh cách trung tâm Tp. Phan Thiết khoảng 16-17 km về phía Tây Nam, theo đường quốc lộ 1A. Diện tích tự nhiên của xã là trên 7971ha, dân số (12/2006) là 8520 khẩu, 1786 hộ sống tại 03 thôn là Minh Hòa, Minh Thành và Minh Tiến. Số hộ nghèo (theo chuẩn mới) còn 131 hộ, tương đương khoảng 7,3%. Cư dân của Hàm Minh có sự pha trộn tương đối giữa dân bản địa, dân kinh tế mới và dân di cư, làm thuê theo thời vụ (trồng, chăm bón, thu hoạch thanh long).

Bản đồ hành chính xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Cho tới nay, Hàm Minh là xã phát triển cây thanh long mạnh nhất của toàn huyện Hàm Thuận Nam cũng như của tỉnh Bình Thuận. Trồng thanh long cũng là hoạt động kinh tế chính của người dân trong xã. Tại xã có một số cơ sở sản xuất và xuất khẩu thanh long có quy mô lớn và có tên tuổi. Ngoài ra, do có đường quốc lộ 1A chạy qua nên phần lớn các chủ vựa thu mua thanh long của cả tỉnh đều nằm trên địa bàn xã.
2. Xã Hàm Thạnh


Xã Hàm Thạnh nằm ở phía Bắc của huyện Hàm Thuận Nam, cách quốc lộ 1A khoảng 12-13km. Diện tích tự nhiên của xã hiện nay là …. ha. Dân số (12/2006) gồm 1600 hộ, trên 8200 khẩu sống tại 04 thôn là Dân Cường, Dân Thuận, Dân Hòa và Ba Bàu. Số hộ nghèo theo chuẩn mới còn 120 hộ, tương đương với khoảng 7,5%.

Bản đồ hành chính xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Phần lớn dân cư trong xã là dân tham gia kháng chiến (sống trong rừng và trở về sau năm 1975). Số lượng gia đình thuộc diện chính sách, đền ơn đáp nghĩa khá cao. Khoảng 1% dân số của xã là người dân tộc song không còn sông theo tập tục truyền thống. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp, bao gồm cả trồng lúa và hoa màu, và trồng thanh long. Khác với Hàm Minh, do điều kiện giao thông không thuận lợi, mặt khác do là xã trồng thanh long sau, nên các hộ trong xã phần lớn chỉ sản xuất thanh long chứ không có hộ nào làm đầu mối thu mua. Trong những năm gần đây, các hộ trong xã đang có xu hướng chuyển diện tích trồng lúa sang trồng thanh long vì hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hàm Thạnh cũng mới được đưa ra khỏi danh sách các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 (2001-2006). Điều này đồng nghĩa với việc cắt khoản kinh phí 500 triệu hàng năm mà xã nhận được.
V.2 Kinh tế hộ gia đình: Thu-chi và đóng góp
1. Cơ cấu nguồn thu
Như đã giới thiệu ở trên, hoạt động kinh tế chính của các hộ gia đình ở hai địa bàn khảo sát là sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ đạo là trồng và bán thanh long (thuộc dạng cây lâu năm). Mặc dù diện tích trồng lúa và hoa màu, diện tích lâm nghiệp và các loại cây công nghiệp khác cũng có song thực tế mục đích sản xuất chính không phải là sản xuất hàng hóa mà chủ yếu là để tiêu dùng trong gia đình. Điều này xảy ra đối với ngay cả một số hộ gia đình mà chúng tôi đã phỏng vấn có diện tích trồng cây hàng năm cũng không phải là nhỏ (gần 1 mẫu). Tương tự như vậy, hoạt động kinh tế nông nghiệp khác là chăn nuôi (chủ yếu là lợn và bò) ở đây cũng không phát triển lắm, mặc dù cũng có định hướng sản xuất hàng hóa song ở mức độ thấp vì hoạt động kinh tế chính đã tập trung vào cây thanh long; mặt khác là do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng trong những thời gian vừa qua. Do hiệu quả kinh tế của cây thanh long cao, các hộ gia đình tại đây đang có xu hướng chuyển diện tích trồng lúa và màu sang trồng cây thanh long.

Tại đây, người ta chỉ cần biết số trụ thanh long mà mỗi gia đình có được là có thể đánh giá được mức độ phát triển kinh tế hay mức độ giàu có/khó khăn của các hộ gia đình đó. 100 trụ thanh long tương đương với diện tích khoảng 1 sào (500 m2), 1 mẫu đất canh tác do vậy có thể trồng được 1000 trụ hay “một thiên trụ”. Một trụ thanh long nếu được chăm sóc tốt có thể cho thu về 150.000-200.000/một năm (2 vụ), sau khi trừ chi phí thì thu nhập có thể đạt 100.000-150.000/năm (2 vụ). Như vậy, nếu một gia đình có 1 mẫu đất canh tác thì thu nhập có thể đạt 100-150 triệu/năm. Phần lớn các hộ gia đình mà chúng tôi khảo sát có diện tích trồng thanh long là trên 1 mẫu cho tới gần 2 mẫu. Số hộ trên trên 5 mẫu (hay trên 25000m2) là không nhiều. Tuy nhiên, cây thanh long thông thường chỉ cho thu nhập từ năm thứ 3 trở đi, hai năm đầu phải tốn nhiều chi phí đầu tư và chăm sóc. Do vậy, diện tích canh tác thanh long nhiều chưa hẳn đã đồng nghĩa với việc thu nhập của gia đình sẽ cao.


Mặc dù vậy, thực sự diện tích trồng cây thanh long là một chỉ báo tốt để đánh giá về thực trạng cũng như khả năng tăng thu nhập của các hộ gia đình. Những gia đình có nguồn thu cao (trong số những hộ khảo sát, cao nhất tới trên 500 triệu) cũng là những gia đình có diện tích trồng thanh long cao (trong số những hộ khảo sát, cao nhất là trên 9ha).
Có thể phân ra làm 03 nhóm hộ với ba nguyên nhân khá giả/khó khăn liên quan chặt chẽ với cây thanh long:


  • Nhóm thứ nhất: Đó là những hộ có diện tích trồng thanh long rộng, trồng thanh long sớm nên đã đi vào thời kì cho thu nhập từ lâu (từ năm thứ 3 trở đi) nên khả năng thu nhập và tích lũy cao. Thông thường đó là những hộ có diện tích trồng thanh long từ trên 2ha trở lên.




  • Nhóm hộ thứ hai: Đó là những hộ có diện tích trồng thanh long tương đối (khoảng 0,5-1ha), bắt đầu hoặc đã đi vào thời kì cho thu nhập được một thời gian ngắn, bắt đầu có khả năng tích lũy và tái đầu tư vào cây thanh long mà không cần phải đi vay vốn.




  • Nhóm hộ thứ ba: Đó là những hộ thực sự khó khăn vì diện tích trồng thanh long ít, bắt đầu trồng thanh long muôn, ít vốn và phải đi vay vốn để đầu tư mở rộng diện tích trồng cây thanh long. Những hộ này thường có hai hoạt động nông nghiệp song song là trồng thanh long và trồng lúa, hoa màu.

Cây thanh long có thể cho thu hoạch quanh năm, phân làm hai vụ: Chính vụ (hay “vụ mùa”) từ tháng 5-8 âm lịch, và trái vụ (hay “vụ điện”) từ tháng 9-4 âm lịch. Nguồn thu nhập chủ yếu đến từ “vụ điện” hay trái vụ vì khi đó trái thanh long mới ngon và được giá hơn. Tuy nhiên, chỉ từ năm thứ 3 trở đi thì mới có trái vụ và phải đầu tư khá lớn cho việc thắp điện vào ban đêm để kéo dài thời gian hoạt động ban ngày của cây thanh long.


2. Cơ cấu chi tiêu, đóng góp
Trong cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình được khảo sát, tỷ lệ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và giáo dục chiếm một tỷ lệ khá lớn: trung bình gộp hai khoản chi tiêu này chiếm tới khoảng 35% tổng thu nhập của các hộ được khảo sát. Bên cạnh đó, chi tiêu vào các hoạt động xã hội tại cộng đồng như ma chay, cưới hỏi tại đây có mức trung bình khá cao, thông thường với đám hỉ là khoảng 100.000đ/đám, còn đám hiếu là từ 50.000-100.000đ.
Những khoản đóng góp mà các hộ gia đình tại hai địa bàn khảo sát phải thực hiện bao gồm hai nhóm chính:
Những khoản đóng góp mang tính chất cố định được thực hiện theo các quy định của nhà nước và chính quyền địa phương như lao động nghĩa vụ (nếu không lao động thì đóng 70.000đ/người/năm trong độ tuổi 18-35), an ninh quốc phòng (36.000đ/hộ/năm), hội phí Hội nông dân (50.000đ/người/năm), hội phí Hội phụ nữ (20.000đ/năm), v.v…
Những khoản đóng góp mang tính chất không cố định, tùy thuộc vào mức độ tự nguyện của mỗi gia đình như quỹ tương trợ, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ thôn, v.v… song mức tối thiểu cũng là 10.000đ.
3. Ý kiến của các hộ gia đình về các khoản đóng góp tại địa phương
Qua khảo sát thực tế, khi được hỏi, hầu hết các hộ gia đình đều cho biết là đối với họ các khoản đóng góp mà gia đình họ đã đóng góp tại địa phương trong những năm vừa qua không phải là vấn đề gì quá lớn hoặc gây khó khăn cho kinh tế gia đình. Thực tế, với nguồn thu nhập khá lớn mà cây thanh long đã, đang và tiếp tục có thể mang lại, cộng các mức đóng góp hiện nay tại địa phương quả thực không phải là một vấn đề lớn với người dân tại hai địa bàn khảo sát.
Do đặc điểm trồng cây thanh long tại những khu vực có địa hình không thuận lợi, nên hệ thống thủy lợi của hai xã hiện mới chỉ đáp ứng cho diện tích trồng lúa và hoa màu. Diện tích trồng thanh long của các hộ gia đình chủ yếu từ nguồn nước tự nhiên tại các ao hồ, sông suối và đặc biệt là khoan nước ngầm. Do vậy, thực tế khoản thu về thủy lợi phí chỉ mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các khỏan đóng góp của hộ gia đình, và cũng không phải là vấn đề đối với họ.
Đối với những hộ gia đình thuộc diện khó khăn, trên thực tế đã được chính quyền địa phương miễn, giảm các khoản đóng góp nên họ cũng không có ý kiến gì về các khoản đóng góp tại đia phương.
V.3 Chính quyền cơ sở: Thu-chi ngân sách và đầu tư phát triển
1. Thu ngân sách
Trong hai xã khảo sát, xã Hàm Thạnh trong những năm trước đây là xã thuộc Chương trình 135 nên có nguồn thu khá lớn từ ngân sách cấp trên, đồng thời nguồn thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn cũng tương đối thấp do chưa thực sự phát triển.
Nhìn chung, khoản thu từ các khoản đóng góp của người dân vào ngân sách của hai xã chiếm tỷ lệ không nhiều lắm trong tổng ngân sách. Điểm đáng lưu ý là xã Hàm Thạnh trong khi được coi là một xã khó khăn lại có khoản thu từ các khoảng đóng góp của người dân (kể cả tự nguyện, theo quy định và phạt) cao hơn hẳn so với xã được coi là có trình độ phát triển cao hơn là Hàm Minh. Mặc dù vậy, trong khi phỏng vấn chúng tôi không ghi nhận được ý kiến nào theo hướng không đồng tình về số lượng cũng như về các mức của các khoản đóng góp từ phía các hộ gia đình của cả hai xã.
Đối với các khoản thu từ đất đai, thủy lợi phí. Do thực tế tại địa phương chỉ thu thuế nông nghiệp với diện tích vượt hạn điền (diện tích vượt quá 2ha đối với cây hàng năm, và diện tích vượt quá 20ha(?) đối với cây lâu năm) nhưng thực tế rất ít hộ gia đình có diện tích canh tách vượt quá hạn điền. Bởi vậy, thuế sử dụng đất nông nghiệp là không đáng kể. trong khi đó, diện tích tưới tiêu thông qua các công trình thủy lợi còn hạn chế, do vậy nguồn thu từ thủy lợi phí cũng chưa có nhiều, các hộ dân chủ yếu tự lấy từ các nguồn tự nhiên và nước ngầm để sản xuất.
Do đó, nguồn thu quan trọng nhất đối với Hàm Minh là từ nguồn thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Trong khi đó, với Hàm Thạnh, hoạt động kinh doanh, dịch vụ kém phát triển hơn, chủ yếu dựa vào ngân sách từ cấp trên
2. Chi ngân sách
Điểm chung của cả hai xã khảo sát đó là các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là chi cho việc trả lương, phụ cấp cho bộ máy quản lý nhà nước và các tổ chức đoàn thể xã hội chiếm một tỷ lệ rất lớn của tổng chi ngân sách. Trong khi đó, chi cho đầu tư phát triển, một mặt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là cho xây dựng cơ bản. Nhưng với mức đầu tư nhỏ như vậy, khả năng duy tu, bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng vốn có đã là một vấn đề, chưa nói tới xây dựng mới.
V.4 Kiến nghị chính sách từ phía người dân và chính quyền cơ sở
1. Từ phía người dân
Qua tổng hợp, chúng tôi nhận thấy rằng ba nhóm hộ gia đình khác nhau về điều kiện phát triển kinh tế như đã nói ở trên có ba hướng quan tâm, lo lắng và kiến nghị khác nhau:


  • Đối với nhóm hộ khá và giàu, điều mà họ quan tâm nhất hiện nay không phải là những khoản đóng góp tại địa phương hay khả năng về vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, các vấn đề về đất đai, thủy lợi phí, v.v.... Điều mà họ quan tâm, lo lắng đó là khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long và sự ổn định của giá cả. Hiện nay thanh long của cả huyện Hàm Thuận Nam cũng như của tỉnh Bình Thuận chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc (ước tính của cán bộ và người dân địa phương là khoảng 80-85%, không có số liệu chính thức). Điều mà họ biết chắc là giá cả thanh long trong những năm tới, cùng với việc mở rộng diện tích, sẽ còn có nhiều biến động bất lợi, nhưng khi nào điều đó xảy ra và cách ứng phó ra sao thì họ chưa có phương án cụ thể. Do đó, mong muốn của họ hiện nay là nhận được những tư vấn, giúp đỡ về thông tin giá cả, thị trường, trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường trong khu vực châu Á (chứ không phải châu Âu, Mỹ vì theo họ điều kiện khí hậu của châu Á thích hợp với việc sử dụng thanh long tươi hơn là các nước Âu, Mỹ).




  • Nhóm hộ thứ hai thuộc nhóm bước đầu có tích lũy về vốn, đất đai và có khả năng cũng như có nhu cầu mở rộng, phát triển sản xuất. Nhóm hộ này một mặt vẫn còn có một nhu cầu nhất định về vốn do mức độ tích lũy chưa thực sự dồi dào, mặt khác, vẫn gặp nhiều khó khăn ngay trong việc tiêu thụ nội địa cho các tư thương (vựa) thu mua thanh long. Khó khăn chính của các hộ này đó là việc chuyển đổi đất hàng năm sang trồng cây thanh long (thuộc dạng cây lâu năm). Hiện nay, tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay cả với đất hàng năm tại hai địa phương còn rất chậm (ước tính mới đạt 30-40%). Nếu vay vốn bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hàng năm, mức vay tối đa cho 1mẫu tại Ngân hàng NN&PTNT chỉ từ 15-20 triệu đồng. Trong khi đó, với cùng diện tích trồng cây thanh long, có thể vay ban đầu từ 45-60 triệu đồng. Thực tế, người dân tại hai địa bàn khảo sát, đặc biệt là tại Hàm Thạnh, đã tự động chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa và hoa màu sang trồng thanh long và không làm thủ tục xin chuyển đổi với chính quyền địa phương. Về nguyên tắc, điều này là trái với quy định. Chỉ một khi cần vốn để đầu tư cho cây thanh long, thì các hộ gia đình mới bắt đầu đi xin chuyển đổi và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần diện tích chuyển đổi, nhưng tốc độ là rất chậm. Do đó, nguyện vọng của họ là được nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng đất đai và vay vốn, mở rộng phát triển cây thanh long.

Quy trình xét duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại các địa bàn khảo sát hiện cơ bản diễn ra như sau:




    • Hộ gia đình có nhu cầu chuyển đổi làm đơn xin chuyển đổi.




    • Văn phòng “một cửa” của xã xác minh (theo quy định là sau 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn của hộ gia đình).




    • Chuyển đơn của hộ gia đình lên Phòng đăng ký đất đai của huyện đặt tại Phòng Tài nguyên và Môi trường (theo quy định là sau 1 tháng kể từ ngày nhận được đơn của hộ từ cơ sở chuyển lên).

Tuy nhiên, một mặt quá trình này vẫn diễn ra chậm vì (theo cán bộ cấp xã) số lượng cán bộ địa chính chỉ có 01 người trong khi nhu cầu xác minh lại lớn. Mặt khác, như đã nói ở trên, các hộ gia đình thường chỉ khi cần vay vốn mới bắt đầu xin chuyển đổi, trong khi bản thân diện tích trồng cây hàng năm có thể vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.




  • Nhóm hộ thứ ba thực sự là những hộ khó khăn một mặt vì thiếu lao động, thiếu ruộng đất, thiếu vốn và tri thức, kin nghiệm. Những hộ này hiện nay chủ yếu sống dựa vào trồng lúa và hoa màu, và bước đầu có trồng thanh long nhưng với số lượng rất hạn chế. Bên cạnh đó, để tăng nguồn thu nhập, họ đi làm thuê ngay trong địa bàn. Đối với những gia đình mà không có sức lao động thì cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn hơn. Nhóm hộ này mong muốn được tiếp tục miễn giảm các khoản đóng góp tại địa phương (quỹ, giáo dục, y tế, v.v…). Đồng thời một số cũng có nguyện vọng được vay vốn để phát triển cây thanh long trên diện tích đất đai hiện có.


2. Từ phía chính quyền địa phương
Điểm quan tâm chung của chính quyền cơ sở là được đầu tư phát triển mạnh về hệ thống giao thông và thủy lợi phục vụ cho phát triển cây thanh long vì khả năng thấy trước được lợi ích của mặt hàng nông sản này hiện nay là rất rõ ràng, cả từ phía người dân và chính quyền cơ sở. Đặc biệt là xã Hàm Thạnh, mặc dù diện tích trồng thanh long hiện đã vượt cả Hàm Minh, chất lượng cũng có phần cao hơn song do hệ thống giao thông không thuận lợi nên bị phụ thuộc nhiều hơn vào các chủ vựa.
Qua trao đổi với cán bộ phòng nông nghiệp huyện, ý kiến về việc miễn giảm thủy lợi phí đã không được ủng hộ. Vì thứ nhất, nguồn thu từ thủy lợi phí vốn đã ít nay nếu như miễn giảm thì sẽ gặp khó khăn trong việc duy tu, phát triển hệ thống thủy lợi trong khi nhu cầu này là rất lớn, đặc biệt khi cây thanh long phát triển mạnh. Tại cấp xã, quan điểm là không rõ ràng: Đối với họ, nguồn thu thủy lợi phí chủ yếu dành cho công ty thủy nông huyện, phần thủy lợi nội đồng hiện chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nguồn thu ngân sách xã nên việc miễn giảm không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, điểm chung ở đây là việc băn khoăn về khó khăn trong đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ cây thanh long bởi vốn đầu tư từ trước cho tới nay vẫn còn thấp.
Tại xã Hàm Minh, vấn đề gây bức xúc cho cả người dân và chính quyền địa phương đó là việc hòan thành tuyến đường Hàm Minh-Thuận Quý. Đây là công trình giao thông liên xã do tỉnh làm chủ đầu tư. Trước đây, việc giải phóng mặt bằng để làm con đường này bị ách tắc lại do một số hộ dân không đồng ý với phương án đền bù của chủ đầu tư (các hộ này đã từng khiếu kiện ra Trung ương). Nhưng hiện nay, bản thân số hộ này đã đồng ý trao trả mặt bằng, thì công trình tiếp tục bị đình trệ (từ trên 03 năm nay). Thực trạng này, theo đánh giá của cán bộ địa phương, là đang gây thắc mắc và mất lòng tin từ quần chúng, đảng viên.
Tại xã Hàm Thạnh, mặc dù đã đầu tư một số lượng khá lớn các công trình dịch vụ xã hội nhờ vào nguồn kinh phí của Chương trình 135, nhưng cho tới nay xã vẫn chưa có trường cấp II. Kế hoạch xây dựng trường cấp II hiện đã được phê duyệt và dự kiến sẽ lấy một phần diện tích canh tác của một số hộ gia đình tại thon Dân Cường. Bản thân chính quyền xã và các hộ gia đình đã tổ chức họp bàn và lấy ý kiến, thống nhất với chủ đầu tư (cấp huyện) về phương án đền bù. Công trình dự kiến được xây dựng trong năm 2007, nhưng hiện nay công tác đền bù vẫn chưa được thực hiện.
V.5 Một số vấn đề khác
Trồng và bán thanh long là nguồn tạo thu nhập chính cho các hộ gia đình và chính quyền cơ sở tại hai địa bàn khảo sát. Do vậy, những điều kiện thuận hay khó khăn tác động tới cây thanh long cũng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế-xã hội tại đây. Bên cạnh những khuyến nghị của người dân và chính quyền địa phương về phát triển loại hàng hóa nông sản này, chúng tôi còn nhận thấy có một số điểm quan trọng cần phải lưu ý trong thời gian tới:
Thứ nhất, quá trình mở rộng diện tích trồng cây thanh long đồng nghĩa với việc tăng cường sử dụng các nguồn nước tưới tiêu. Hiện tại, hệ thống thủy lợi tại đây mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu sản xuất, và chủ yếu đóng vai trò trong việc điều tiết nước hơn là tăng nguồn nước. Các hộ gia đình, với việc mở rộng diện tích thanh long ra xa những địa bàn có nguồn nước mặt tự nhiên và hệ thống thủy lợi, phải sử dụng nước ngầm là chính. Ở thời điểm hiện tại, việc sử dụng nước ngầm cũng đã gặp khó khăn do một số nơi không đủ lượng nước cho sản xuất. Hơn nữa, khi diện tích trồng thanh long được mở rộng thì khả năng khai thác nước ngầm sẽ mạnh hơn, nguy cơ thiếu nước là rất rõ ràng.
Thứ hai, đó là tính quy hoạch trong phát triển cây thanh long. Chúng tôi chưa nắm được kế hoạch cụ thể của địa phương (các cấp) về phát triển cây thanh long, song qua thực tế chuyển đổi tự phát của các hộ gia đình trong hai xã khảo sát (từ đất trồng lúa và hoa màu sang trồng thanh long) cũng đã cho thấy quy hoạch phát triển cây thanh long, nếu có, cũng không được thực hiện trên thực tế. Trong khi đó, thị trường của cây thanh long lại chưa được mở rộng do bản thân chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, năng lực sản xuất của các hộ sản xuất (loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã chiếm một tỷ lệ không đáng kể) còn hạn chế. Như vậy, nguy cơ về phát triển cây thanh long theo “phong trào” và những tác động tiêu cực của nó, trước tiên là tới những hộ khó khăn, vốn ít, thiếu kinh nghiệm sản xuất và thị trường sẽ là rất lớn. Số hộ này không phải là ít, gồm phần lớn nhóm hộ thứ hai và toàn bộ nhóm thứ ba như đã nói ở trên.
Thứ ba, hiện nay nhiều hộ dân, đặc biệt tại xã Hàm Thạnh đã bắt đầu sử dụng chất hóa học (thuốc chấm) kích thích cây thanh long tăng trưởng và cho trái nhanh hơn, chi phí rẻ hơn. Loại chất này được sản xuất trong nước, và hiện mới có duy nhất một loại. Chưa có trường hợp ngộ độc nào có trong thực tế, cũng như chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác động sức khỏe của các trái thanh long này tới sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng. Song thực tế là loại thanh long này hiện cũng không xuất khẩu được, và bị các chủ vựa thu mua loại ngay từ đầu, chỉ tiêu thụ được ở thị trường nội địa. Trong khi thị trường nội địa không rộng, phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu và đang có nhu cầu mở rộng thị trường, thì đây là một xu hướng sản xuất thiếu bền vững.
Thứ tư, trong chính sách thu thuế vượt hạn điền của nhà nước, đối với cây hàng năm tại địa phương mức hạn điền là trên 2ha, cây lâu năm là trên 20ha (?). Thực tế, số hộ gia đình có diện tích vượt các diện tích trên là rất ít. Phần lớn các hộ gia đình có mức thu nhập thấp đều gắn với việc trồng cây hàng năm (lúa, hoa màu), trong khi thu nhập từ hoạt động kinh tế này ngay cả khi vượt hạn điền là rất thấp. Do đó, nếu tiếp tục duy trì loại thuế này, những người chịu thiệt thòi hơn cả lại chính là những hộ thu nhập thấp. Trong khi đó, nếu cùng diện tích như đất hàng năm nhưng được sử dụng theo mục đích là cây lâu năm như thanh long hay cao su, điều tại Bình Thuận, nguồn thu nhập có thể cao hơn rất nhiều so với trồng lúa và hoa màu (tất nhiên là trừ phi phí đầu tư cho 2 năm đầu), nhưng cũng khó hộ nào vượt mức hạn điền của cây lâu năm. Do vậy, ngân sách nhà nước có thể bị thất thoát một khoản lớn có thể thu để đầu tư vào phát triển nông thôn. Đây là một điểm cần được nghiên cứu một cách đặc biệt chuyên sâu hơn.
V.6 Kết luận
Mỗi địa bàn nông thôn có những đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và văn hóa khác nhau, do đó những vấn đề-yêu cầu cần phải giải quyết trong quá trình phát triển nông thôn là khác nhau. Từ thực tế khảo sát tại hai xã Hàm Minh, Hàm Thạnh thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận chúng tôi có thể kết luận như sau:
Các khoản đóng góp (bao gồm tất cả các loại phí, lệ phí, đóng theo quy định, tự nguyện, v.v..) không phải là vấn đề bức xúc chính của người dân tại hai địa bàn khảo sát. Bởi thực tế thu nhập của họ, nhờ vào cây thanh long là chính, là khá cao và ổn định; mặt khác, chúng tôi chưa thấy dấu hiệu của các khoản thu và mức thu trái với quy định của nhà nước. Vấn đề chính trong phát triển nông thôn hiện nay tại địa bàn khảo sát là giải quyết các nhu cầu về đất đai, vốn, thị trường, thông tin và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển cây thanh long một cách bền vững. Trên phương diện quản lý nhà nước, vấn đề nổi bật là việc điều tiết các khoản thu, đặc biệt liên quan đến diện tích và mục đích sử dụng đất đai, để có thể phát triển và phân phối một cách hợp lý các nguồn lực sẵn có của địa phương phục vụ cho sự phát triển chung.

VI. Tỉnh Quảng Ngãi

VI.1 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi

1. Tình hình chung tỉnh Quảng Ngãi

- Dân số.

Quảng Ngãi thuộc vùngâNm Trung bộ, có diện tích tự nhiên 5.137,6 km² (chưa tính thềm Lục địa). Diện tích canh tác nông nghiệp có 75.844 Ha. Giống như các tỉnh trong vùng, địa hình được chia thành 4 vùng rõ rệt: vùng Rừng núi, vùng Trung du, vùng Đồng bằng, vùng bãi cát ven biển và Hải đảo.

Dân số năm 2005 là 1,29 triệu người. Nông thôn 1,1 triệu người (= 85,2 %)

Tỉnh Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính (01 thành phố; 13 huyện). Trong đó có 01 huyện đảo (Lý Sơn), 06 huyện đồng bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ), 06 huyện miền núi ( Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long); 180 xã phường, thị trấn (8 phường, 10 thị trấn và 162 xã)

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, tựa vào dãy Trường Sơn, hướng ra biển Đông (với chiều dài bờ biển 144 Km), phía Bắc giáp Quảng Nam (với chiều dài đường địa giới 98 Km), phía Nam giáp Bình Định (với chiều dài đường địa giới 83 Km), phía Tây Nam giáp Kon Tum (với chiều dài đường địa giới 79 Km). 

- Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2006

Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản năm 2006 ước đạt 2.399 tỷ (giá so sánh 1994), bằng 100,08% kế hoạch và tăng 4,3% so với năm 2005. Sản lượng lương thực năm 2006 đạt 426.684 tấn, tăng 3,6% so với năm 2005 và tăng 2,3% so kế hoạch cả năm. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chủ yếu đều tăng, trong đó: Diện tích lúa gieo trồng đạt 75.254 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha; Diện tích cây ngô đạt 10.226 ha, tăng 439 ha, năng suất đạt 49,2 tạ/ha; Diện tích trồng sắn đạt 19.214 ha, tăng 3.178 ha. Riêng cây mía mặc dù diện tích giảm (6.888/7014 ha) nhưng năng suất tăng (513/503,8 tạ/ha) nên sản lượng vẫn giữ mức như năm 2005 và đạt trên 353 ngàn tấn.

Đàn trâu đạt 47.419 con, giảm 1,8%; đàn bò đạt 284.564 con, tăng 16,8% so với năm 2005. Công tác phòng và chữa bệnh được chú trọng thực hiện thường xuyên nhưng dịch bệnh lở mồm long móng gia súc và bệnh cúm gia cầm vẫn ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của ngành chăn nuôi.

Trồng 5.121 ha rừng tập trung; quản lý bảo vệ 99.514 ha rừng phòng hộ, bằng 100% kế hoạch; khoanh nuôi đạt 3.951 ha rừng tái sinh, bằng 100% kế hoạch; chăm sóc rừng: 15.935 ha, đạt 100% kế hoạch. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng được các đơn vị lâm nghiệp thực hiện tốt. Tình trạng chặt phá rừng trái phép vẫn còn diễn ra ở một số địa phương với tổng diện tích rừng bị chặt phá là 51,9 ha, trong đó huyện Sơn Hà là 39,9 ha.

Hoạt động khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu biến động thất thường làm tăng chi phí khai thác, đặc biệt là sự ảnh hưởng của các cơn bão lớn vừa qua. Sản lượng thuỷ sản năm 2006 ước đạt 93.280 tấn (trong đó khai thác 88.210 tấn, nuôi trồng 5.070 tấn), tăng 1% so với năm 2005, đạt 100,6% kế hoạch; sản lượng tôm nuôi đạt 4.160 tấn, tăng 38,4% so với năm 2005, đạt 122,4% kế hoạch.

- Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2006

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 ước đạt 2.095 tỷ đồng (giá so sánh 1994), bằng 100,7% kế hoạch, tăng 16,8% so với năm 2005. Trong đó kinh tế Nhà nước đạt 232,9 tỷ đồng, bằng 19% kế hoạch, giảm 76,9%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 1.859 tỷ đồng, bằng 221,6% kế hoạch, tăng 138,6%.

Sản lượng một số một số sản phẩm công nghiệp có sản lượng tăng khá so với năm 2005 như: Quần áo may sẵn đạt 7,5 triệu sản phẩm, tăng 78,6%; tinh bột mỳ đạt 90.000 tấn, tăng 44,9%; đá xây dựng các loại 1.020.000 m3, tăng 27,5%; phân hóa học 23.112 tấn, tăng 19,8%; nước khoáng và nước tinh lọc 32 triệu lít, tăng 14,3%; bia các loại 38,750 triệu lít, tăng 11,2%…; trong khi đó sản lượng đường chỉ đạt 50 ngàn tấn, giảm 28,6%,...

- Thương mại, dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.530 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2005 và vượt 0,5% kế hoạch năm. Trong đó thành phần kinh tế Nhà nước đạt 549 tỷ đồng, bằng 109,8% kế hoạch và tăng 23% so với năm 2005. Doanh thu du lịch ước đạt 90 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch, tăng 15% so với năm 2005. Trong năm có khoảng 195.000 lượt hành khách đến tham quan, du lịch tại tỉnh. Đến nay, đã xây dựng được 11 chợ, sửa chữa và nâng cấp 04 chợ trên địa bàn 07 huyện, thành phố, với tổng kinh phí là 17 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều chợ tạm, tranh tre nứa lá, chợ tự phát chưa đúng qui hoạch. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 41,5 triệu USD, tăng 34% so với năm 2005, bằng 104% kế hoạch. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá so với 2005 như: hàng dệt may tăng 163%, tinh bột mỳ tăng 42%, hàng thuỷ sản tăng 23,8%,... Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 13,5 triệu USD, tăng 42% so với năm 2005, bằng 54% kế hoạch. Hàng nhập khẩu chủ yếu là vải may mặc, bao bì, gỗ nguyên liệu,…

Nông thôn QN được đầu tư kinh phí rất ít cho chương trình phát triển hạ tầng nông thôn. Nhà nước hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn 80 %, dân đóng góp 20 % (miền núi) và tỉ lệ 60/40 ở Đồng bằng, nhưng trong thực tế mội hộ dân hàng năm vẫn phải đóng góp bình quân 100 – 150 nghìn đồng làm quỹ phát triển giao thông nông thôn. Trong khi đó tỉ lệ đường bêton hoá hay đường cấp phối ở nông thôn QN chỉ chiếm khoảng 40 – 50 %. Ra vùng ngoại thị cách trung tâm Thành phố Quảng Ngãi có 15 – 20 km mà nông thôn vẫn chủ yếu là đưởng đất. 6 huyên miền núi của Quảng Ngãi thì tỉ lệ đường đất chiến 80-90 %. Về thuỷ lợi thì ngoài công trình thuỷ lợi Thạch Nham được nhà nước đầu tư tưới cho 150 nghìn ha lúa trong vùng đồng bằng trung du thì các vùng miền núi dân vẫn chủ yếu cấy lúa 1 vụ chờ nước trời vì công trình thuỷ lợi không được đầu tư, dân tự làm phai mương tạm dẫn nước.Xã Nghĩa Thọ nơi đến khảo sát ở chân nuía, chỉ cần 3 – 4 km đường ống là 50 % dân trong xã di chuyển ra theo Chương trình 134 có nước sạch sử dụng nhưng không thấy nguồn vốn nào hỗ trợ. Dân vẫn thiếu nước sạch dùng trong mùa khô hạn. Hệ thống trường học, nhà trẻ, mẫu giáo và trạm y tế cũng xuống cấp phần lớn chưa thể cải tạo được.

- Khái quát một số đặc điểm theo nhóm huyện có điều kiện kinh tế khác nhau

Phân loại các huyện, thị trong tỉnh theo tiêu chí nhóm huyện nghèo, trung bình, khá: trên cơ sở trao đổi với cán bộ sở nông nghiệp và phát trển nông thôn xác định được nhóm hộ khá gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Ba tơ; nhóm hộ kém: Trà Bông, Tây Trà , Sơn Tai, Minh Lam; còn lại là cá huyện trung bình.



(1) Đặc điểm của các huyện Khá: Những huyện này thường có những tiềm năng nhất định tuỳ theo từng tiểu vùng khác nhau. Huyện Ba Tơ thuộc về miền núi, tuy vậy vẫn được đánh giá là khá vì tiềm năng lâm nghiệp rất lớn, tiềm năng phát triển các vùng trồng rừng có hiệu quả kinh tế cao. Các huyện khá ở vùng đồng bằng thường lại có lợi thế vì có điều kiện phát triển thương mại (do gần đường quốc lộ, gần Thành phố, có thị trấn). Một số huyện lại có tiềm năng về nghề biển và nuôi trồng thuỷ sản như Sơn Tịnh, Bình Sơn.

(2) hóm các huyện nghèo, 100% thuộc vùng miền núi, nguyên nhân khó khăn chính của những huyện này tập trung vào những vấn đề sau đây: người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ thấp, tập quán văn hoá lạc hậu. Giao thông đi lại ở các thôn bản rất khó khăn. Trong sản xuất nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi nhiều nơi chưa được đầu tư, nhiều nơi không thể đầu tư.

(3) Các huyện trung bình, chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghiệp, thu nhập không cso những ổn định. Tuy nhiên cũng tuỳ theo điều kiện của từng huyện mà có những lợi thế khác nhau, bức tranh về các huyện này nhìn chung tương đối phức tạp. Huyện được chọn nghiên cứn sâu hơn thuộc nhóm huyện này - Huyện Tư Nghĩa.

Trong nhóm các huyện trung bình của tỉnh Quảng Ngãi, Huyện Tư Nghiã được chọn để khảp sát. Trước hết theo yêu cầu phải chọn huyện trung bình để nghiên cứu theo đề nghị của nhóm trưởng. Thứ hai, đây cũng là huyện đại diện được cho tỉnh vì Tư Nghĩa có cả những xã khá và những xã nghèo; thứ ba, Tư Nghĩa có cả vùng ven biển, vùng đồng bằng và vùng miền núi.


2. Khái quát đặc điểm của huyện Tư Nghĩa

- Đặc điểm sản xuất của huyện Tư Nghĩa

Huyện Tư Nghĩa Nằm ở gần vùng trung tâm của Tỉnh Quảng Ngãi, có tổng diện tích tự nhiên 227 Km2, dân số trung bình 180.976 người (TK, 2005).

Những năm gần đây, kinh tế xã hội của huyện đã có những bước phát triển khá, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 10,3%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2005, cơ cấu kinh tế là Nông lâm thuỷ sản 59,6%, Công nghiệp, TTCN và xây dựng 21,4%; Thương mại và dịch vụ 19,5%; đến năm 2006 là Nông lâm thuỷ sản 55,5%, Công nghiệp, TTCN và xây dựng 21,8%; Thương mại và dịch vụ 22,7%.

Một cách khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương cho thấy thực trạng của một nền nông nghiệp sinh kế, các sản phẩm đa dạng những số lượng không lớn, chưa tạo được những vùng sản xuất hàng hoá lớn. Các loại cây trồng hầu hết không có những loại cây có tính hàng hoá cao, chỉ xoay quanh cây lúa, cây ngô, cây sắn. Chính vì vậy, đời sống nông dân còn có nhiều khó khăn. Thực trạng về các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp như sau:

- Sản lượng lương thực cả năm ước đạt 426.684 tấn, đạt 102,3% so kế hoạch, tăng 3,6% so năm 2005, trong đó: thóc 376.399 tấn, đạt 102,5% kế hoạch, tăng 2,5% so năm 2005. ngô 50.285tấn, đạt 100,9% so kế hoạch, tăng 11,4% so năm 2005. Sản lượng lương thực bình quân đầu người 329 kg/năm, tăng 7 kg/người/năm so với kế hoạch và tăng 9 kg/người/năm so với năm 2005.

- Diện tích cây mía là 6.888 ha, đạt 90,6% so kế hoạch, bằng 98,2% so năm trước, năng suất ước đạt 512,9 tạ/ ha, bằng 93,2% kế hoạch và tăng hơn 1,8% so với niên vụ trước, sản lượng mía cây ước đạt 353.290 tấn, đạt 84,5% so kế hoạch và bằng 100% so năm trước.

- Diện tích sắn 19.214 ha, tăng gần 24% so kế hoạch, tăng 7,3% so với năm 2005, năng suất 156,3 tạ/ha, đạt 95% so với kế hoạch và tăng 4,4% so với năm 2005; sản lượng 300.287 tấn, tăng 17,8% so với kế hoạch và tăng 12% so với năm 2005.

- Chăn nuôi: Đàn trâu: 47.419 con, Đàn bò: 284.564 con, Đàn lợn: 522.705 con, Đàn gia cầm: 2.472 triệu con.

Ngoài những thành tựu đã đạt được, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện cững còn có những hạn chế nhất định do: hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi ở nông thôn thấp kém, nhiều vùng còn không có hệ thống thuỷ lợi (xã Nghĩa Hoà hàng năm xã phải huy động nông dân tự đắp đập, đắp kênh mương). Mặt khác đây cũng là vùng thường xuyên gánh chịu thiên tai bão lụt hàng năm, ảnh hưởng sâu nặng đến sản xuất và đời sống của dân.

- Khái quát một số đặc điểm phân theo xã

- Phân loại xã: theo tiêu chí giầu, nghèo, một cách ước lệ, không có những chỉ số cụ thể cho việc phân loại này. Tuy nhiên bằng sự nhìn nhận và đánh giá của cán bộ địa phương, có thể phân loại các xã như sau.



Nhóm xã khá gồm Thị trấn Sông Vệ, TT. La Hà, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phương, Nghĩa Thương: Trong đó 2 xã có nghề Biển, những năm gần đay thu nhập từ nghề này cho thu nhập khá cao, tạo được nhiều công ăn việc làm, khá ổn định. Bên canh đó đây còn là vùng đồng bằng ven biển nên có điều kiện thuận lợi về trồng trọt, sản lượng lương thực đạt cao, năm 2005, xã Nghĩa Phương đạt 8,66 ngàn tấn lương thực, xã Nghĩa Hiệp trên 6 ngàn tấn; sản lượng lương thực cả 2 xã chiếm trên 20% tổng sản lượng lương thực của Huyện. Lương thực bính quân đầu người cao (580kg/người/năm ở xã Nghĩa Phương). Cơ sở hạ tầng nông thôn ở vùng này cơ bản hoàn thiện bê tông hoá đường giao thông liên thôn. Tuy nhiên hệ thống thuỷ lợi cần tiếp tục được nâng cấp.

Nhóm các xã trung bình gồm các xã Nghĩa Điền, Nghĩa Mỹ, Nghĩa An, Nghĩa Hoà, Nghĩa Hà, Nghĩa Phú. Đặc điểm của các xã này chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghiệp như lúa và ra màu, kinh tế không giầu những ổn định ở mức trung bình.

Nhóm các xã nghèo gồm Nghĩa Thọ, Nghĩa Sơn. Đây là các xã vùng miền núi còn khó khăn về nhiều mặt kinh tế xã hội, đời sống của người dân. Dân số các xã này chỉ có trên dưới 1000 người (Nghĩa Thọ 1035 người và xã Nghĩa Sơn 933 người), Nhìn chung nông dân ở các xã này là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hoá còn rất hạn chế. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 400 – 500 kg/ đầu người/năm. Tuy vậy khác khoản thu nhập từ các nguồn khác rất hạn chế do thương mại và dịch vụ không phát triển.

3. Khái quát tình hình của 2 xã khảo sát

Đóng góp của người nông dân được lực chọn khảo sát ở hai xã Nghĩa Hoà (xã khá) và xã Nghĩa Thọ (xã nghèo). Mỗi xã chúng tôi thực hiện việc trao đổi với cán bộ xã về tình hình của địa phương: khái quát đặc điểm tự niên, dân số, lao động, tình hình sản xuất kinh doanh và sản xuất nông nghiệp, những mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình và những đóng góp của hộ nông dân... Một số thông tin cơ bản và bảng cân đối thu chi của xã được thu thập theo phiếu được in sẵn (vì điều kiện thời gian quá gấp, không thu thập chi tiết được các mục chi). Trong mỗi xã lựa chọn phỏng vấn 6 hộ nông dân (3 hộ khá và 3 hộ kém).



Nghĩa Hoà là xã có điều kiện kinh khá của huyện, có tổng diện tích tự nhiên 925,8 ha, diện tích đất nông nghiệp có 575,3 ha chiếm 62%. Tổng dân số năm 2006 có 13.800 người, lao động trong độ tuổi 6120 lao động; trong đó sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm gần 50%, còn lại là làm các ngành khác. Xã có điều kiện thuận lợi là tiềm năng đất đai để phát triển nghề nuôi tôm (80 ha đất vùng triều và 3 ha đất trên triều đang được nuôi tôm). Xã có Nghề truyền thống là trồng có và dệt chiếu cói, nghề này hiện đang được phục hồi và phát triển mạnh; Thuận lợi về giao thông, có đường quốc lộ chạy qua xã nên việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân dễ dàng hơn các địa phương khác, đồng thời cũng có điều kiện để phát triển dịch vụ ven tuyến đường (toàn xã có 145 hộ làm ngành nghề, dịch vụ).

Nghĩa Thọ là một xã nghèo của huyện có tổng diện tích tự nhiên 1780 ha, diện tích đất nông nghiệp có 698.67 ha chiếm 39%. Đây là vùng miền núi nên mật độ dân số thấp (58 người/km2) Tổng dân số năm 2006 có 1085 người, lao động trong độ tuổi 610 lao động; trong đó sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm gần 100%, cả xã chỉ có 4 hộ hoạt động phi nông nghiệp là 4 hộ giáo viên. Diều kiện thuạn lợi đây là xã có đất lâm nghiệp để trồng rừng, hiện nay người dân đang được đầu tư trồng rừng theo dự án 661; cũng vì đất rộng người thua, đây là địa phương có điều kiện phát triển chăn nuôi đại gia súc, những chưa được phát huy.

So sánh đặc điểm của 2 xã Nghĩa Hoà và Nghĩa Thọ: Nghĩa Hoà là một xã rất đa dạng về ngành nghề nên kinh tế phát triển khá hơn. Trên địa bàn xã có tới 145 cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ, thu hút gần 3 trăm lao động trong lĩnh vực này. Trong khi xã Nghĩa Thọ chỉ có 9 cơ sở, thu hút 9 lao động tham gia.

Sản xuất nông nghiệp Ở Nghĩa Hoà cũng đa dạng, vùng trồng cói hiện có khoảng 6 ha; vùng nuôi trồng thuỷ sản có khoảng 83 ha, 220 hộ nông dân tham gia nuôi trồng thuỷ sản thuộc vùng triều; vùng trồng lúa nước diện tích khoảng trên 220 ha. Ngược lại ở Nghĩa Thọ sản xuất nông nghiệp chỉ tập trung vào cây lúa và ngô, trong điều kiện nước tưới không chủ động.

Những khó khăn cho sản xuất nông nghiệp: Tiềm năng cho phát triển sản xuất nông nghiệp của 2 xã còn khá lớn nhưng đang đứng trước những khó khăn: Hệ thống thuỷ lợi ở xã Nghĩa Hoà hiện còn rất khó khăn, hàng năm phải huy động sức dân đóng góp công sức, tiền của để đắp lại 4 đập ngăn mặn và 3 km kênh dẫn nước. Chính vì vậy khoản đóng góp cho công tác thuỷ lợi của người dân rất cao (khoảng 40.000 đồng/sào). Nhưng chưa đủ, người dân muốn có nước tưới phải bơm, tát nước vào ruộng, chi phí này nếu sử dụng bơm điện ước tính là 50.000 đồng/sào/vụ. Ở xã Nghĩa Thọ, do điều kiện vùng miền núi nên rất khó khăn về nước tưới, còn chủ yếu dựa vào nước trời.
VI.2 Các khoản đóng góp của hộ dân vào quỹ xã hội hàng năm

1. Các khoản quỹ phải nộp

Theo qui định của tỉnh Quảng Ngãi thì trong 1 năm hộ nông dân phải nộp một số loại quĩ xã hội như:



  1. Quỹ quốc phòng 10,0 nghìn đồng/hộ;

  2. Quỹ an ninh xã hội 10,0 nghìn đ/hộ;

  3. Quĩ phòng chống thiên tai 2 - 3 nghìn đồng/hộ;

  4. Quĩ đến ơn đáp nghĩa 10,0 nghìn đồng/người

  5. Quĩ xoá đói giảm nghèo 5,0 – 10,0 nghìn đồng/hộ kể cả hộ diện nghèo cần cứu tế.

  6. Quĩ giao thông nông thôn 150 nghìn đồng/hộ giáp mặt đường beton; 100 nghìn đ/hộ ở xa đường beton nông thôn v.v.

  7. Trả dịch vụ thuỷ lợi phải nộp 32 – 50 nghìn đồng/ sào ruộng cấy lúa.

Ngoại lệ:

  1. Có nơi còn có Quĩ phát triển giáo dục từ 5 – 10 nghìn đồng/hộ (tuỳxã)

  2. Xã Nghĩa Thọ (đồng bào dân tộc Hre). Qui địnhthu lệ phí sản xuất nông nghiệp 10 kg thóc/sào lúa. Đây cũng được hiểu là khoản nộp quỹ sử dụng tài nguyên nước tự chảy từ suối và các hồ đập được xây dựngâtị xã để tưới lúa. Tổng số cả xã có 43 ha lúa, thực tế 1 năm chỉ thu được 3 – 4tấn lúa (bằng 40 % so qui định) vì thiếu công trình thuỷ lợi nên không có nước tưới, lúa bị hạn năng suất thấp,và có vụ mất trắng.

2. Tình trạng thu và sử dụng quỹ phát triển xã hội ở cấp xã

- Tình trạng phổ biến là các hộ nông dân quá nghèo không thể nộp được các quỹ này thì xin khất nợ nhiều năm nên vấn đề thu quĩ xã hội ở các địa phương cũng rất chệch choạc, khó khăn. Do vậy việc quản lý sử dụng quỹ này cũng không được chặt chẽ nghiêm túc.

- Về quan điểm nông dân, nông dân miền Trung cần sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước để cải thiên điều kiên sản xuất, khắc phục thiên tai hơn là giảm các khoản mà có thể cho là họ đang bị nộp. Nếu điều kiện sản xuất được cải thiện, thu nhập tăng và đời sống người dân nâng lên thì người dân sắn sàng đóng góp. Nếu giảm khoản thu thì chỉ lợi cho các vùng nông thôn đã được tập trung đầu tư nhiều về thuỷ lợi giao thông. Kinh tế phát triển, đời sống cao, nay lại giảm phần nghĩa vụ với Nhà nước. Còn vùng nghèo khó như Quảng Ngãi chắc chắn nông dân vẫn phải “một nằng hai sương” quằn quại chống lại thiên tai để mưu sinh và tồn tại. Có chăng như vậy là bất hợp lý.

- Đóng góp của nông dân hiện tại còn cao, nhiều khoản đóng góp không hợp lý so với thu nhập nhỏ bé của hộ nông dân, được biệt là những hộ nghèo. Phần đóng góp chiếm bình quân 1,3% tổng thu nhập của nông dân ở xã Nghĩa Hoà, 1,7% ở xã Nghĩa Thọ và đực biệt hộ nông dân nghèo ở xã Nghĩa Hoà, tỷ lệ này là 2,2%. Chi tiết các khoản đóng góp theo bảng dưới đây.



Thực trạng các khoản đóng góp của nông dân

Chỉ tiêu

Nghĩa Thọ

Nghĩa Hoà

B. quân

Min

Max

B. quân

Min

Max

1. Các khoản đóng góp (1000đ)



















Quỹ quốc phòng

3.3

3.3

3.3

10.0

10.0

10.0

Quỹ Phòng chống thiên tai

1.8

1.3

2.3

3.0

3.0

3.0

Quỹ Xoá đói giảm nghèo

10.0

6.7

13.3

10.0

10.0

10.0

Quỹ đền ơn đáp nghĩa

1.7

3.3

0.0

10.0

10.0

10.0

Quỹ An ninh địa phương

1.7

0.0

3.3

10.0

10.0

10.0

Giao thông

83.3

33.3

133.3

108.3

116.7

100.0

Tiền dịch vụ thuỷ lợi

8.3

0.0

16.7

106.0

62.0

150.0

Thuế nhà đất

0.0

0.0

0.0

8.6

2.9

0.0

Lệ phí sản xuất lúa

73.3

37.3

109.3










Tổng đóng góp

185.7

85.3

286.0

258.8

224.5

293.0

2. Thu nhập của hộ (Tr. đồng)

14.1

7.1

21.2

18.0

9.9

26.1

Tỷ lệ đóng. góp/TN (%)

1.3

1.2

1.4

1.7

2.2

1.1

Số luợng các khoản góp (bình quân)

4.5

3.7

5.3

7.0

7.0

7.0

Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra hộ nông dân


3. Nhà nước đầu tư cho nông dân nông thôn

(1) Đầu tư giao thông nông thôn

Trong giai đoạn 2006 – 2010 nhựa hoá, cứng hoá ít nhất 1.500 km các tuyến đường huyện, xã, thôn, khối phố, trong đó:

- Đường huyện 500 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, V (TCVN 4054 – 98);

- Đường xã 750 km, đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, B (TCN 210 - 92);

- Đường thôn, khối phố 250 km, đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, B (TCN 210 - 92), từng bước cứng hoá các tuyến đường thôn, đường ra đồng ruộng. Riêng đường nội thành phố: bê tông hoá 100% các đường hẽm trong nội thành.

a) Cơ chế vốn đầu tư:



+ Đối với đường huyện:

- Các huyện đồng bằng: Vốn ngân sách tỉnh và vốn các chương trình mục tiêu bố trí 70%; ngân sách cấp huyện và các nguồn huy động khác 30%.

- Các huyện miền núi và hải đảo: Vốn ngân sách tỉnh và vốn các chương trình mục tiêu bố trí 90%; ngân sách cấp huyện và các nguồn huy động khác 10%.

+ Đối với đường xã:

- Các xã, phường, thị trấn đồng bằng: Vốn ngân sách tỉnh bố trí 50%; ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã và các nguồn huy động của xã 50%.

- Các xã, thị trấn miền núi và hải đảo: Vốn ngân sách tỉnh bố trí 80%; ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã và các nguồn huy động của xã 20%.

Tỷ lệ đóng góp và hình thức huy động giữa ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã và nguồn huy động cụ thể do Hội đồng nhân dân huyện, thành phố quyết định.



+ Đối với đường thôn, khối phố:

Do chính quyền địa phương, nhân dân huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện.

+ Khuyến khích các huyện, thành phố có nguồn thu khá tự bố trí ngân sách cấp huyện để hỗ trợ cho xã, phường, thị trấn và huy động nguồn lực trong nhân dân để đẩy nhanh tốc độ phát triển giao thông nông thôn - miền núi.

b) Tổng vốn đầu tư: 1.429, 0 tỷ đồng



Trong đó:

- Đường huyện: 779.012 triệu đồng

+ Ngân sách tỉnh và chương trình mục tiêu: 626.724 triệu đồng

+ Ngân sách huyện và các nguồn khác: 152.288 triệu đồng



- Đường xã: 525.000 triệu đồng

+ Ngân sách tỉnh: 327.537 triệu đồng

+ Ngân sách huyện, xã và các nguồn huy động: 197.463 triệu đồng

- Đường thôn, khối phố: 125.000 triệu đồng



+ Huy động nhân dân: 125.000 triệu đồng

(Nguồn huy động của dân chỉ chiếm 23,8 % vốn đầu tư cho đường xã và trong thôn)



((Nghị quyết số: 43/2006/NQ-HĐND, ngày 08 tháng7 năm 2006, Về Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền Núi giai đoạn 2006 – 2010)


(2) Đầu tư công trình thuỷ lợi


a) Kiên cố hóa 500 km kênh mương, trong đó:

- Kênh cấp II: 53 km,

- Kênh cấp III: 247 km,

- Kênh kiên cố hóa được đầu tư từ các CT, dự án lồng ghép khác: 200 km.



b) Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 342.249 triệu đồng;

Trong đó: - Vốn vay ưu đãi: 75.754 triệu đồng;

- Ngân sách tỉnh 44.670 triệu đồng;

- Ngân sách huyện 10.566 triệu đồng;



- Vốn đóng góp nhân dân và vốn khác: 31.698 triệu đồng;

- Vốn lồng ghép từ các CT, DA khác: 179.561 triệu đồng.



c) Cơ chế vốn đầu tư:

- Đối với kênh loại II và các tuyến kênh sử dụng vốn lồng ghép: Ngân sách tỉnh và vốn vay đầu tư 100%.

- Đối với kênh loại III:

+ Đối với vùng đồng bằng: Ngân sách tỉnh 60%; huyện, thành phố 10%; các nguồn khác từ xã, phường, thị trấn và huy động trong nhân dân đóng góp 30% giá trị công trình.

+ Đối với các huyện, xã miền núi: Ngân sách tỉnh 70%; huyện 10%; các nguồn khác từ xã và huy động trong nhân dân đóng góp 20% giá trị công trình.

Tỷ lệ đóng góp ngân sách cấp xã và các nguồn huy động cụ thể do Hội đồng nhân dân huyện, thành phố quyết định.



(Nghị quyết số: 43/2006/NQ-HĐND, ngày 08 tháng7 năm 2006, Về Đề án Chương trình kiên cố hóa kênh mương thủy lợi giai đoạn 2006 – 2010)

(3) Chỉ tiêu xã hội.

- Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm xuống khoảng 0,4 - 0,5%o. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,02%.

- Tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm mỗi năm 33.000 lao động; lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ 28 - 30%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20% vào năm 2010 (theo chuẩn mới).

- Hoàn thành xoá 17.000 nhà tạm cho hộ nghèo.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 20% vào năm 2010.

- 100% trạm y tế có bác sỹ vào năm 2010.

- Đến năm 2007 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Tiến hành phổ cập THPT những nơi có điều kiện, riêng thành phố Quảng Ngãi đạt chuẩn phổ cập giáo dục THPT vào năm 2010. Xây dựng 10% trường mầm non, 50% trường tiểu học, 50% trường THCS, 50% trường THPT đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đạt chỉ tiêu này cao hơn theo Quyết định 04/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương