Trung tâm phát triển nông thôN


VIII.3 Các khoản đóng góp của người dân



tải về 2.87 Mb.
trang23/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

VIII.3 Các khoản đóng góp của người dân

1. Xã Ea Yeing

Nói chung khoản đóng góp của người dân ở xã Ea Yieng không nhiều. Các khoản đóng góp thường xuyên bao gồm.




TT

Khoản đóng góp

Mức thu

1

Thu quốc phòng

10.000đ/hộ

2

Thuỷ lợi phí

20.000đ/1.000.000m2

3

Xây dựng trường học

40.000đ/học sinh

4

Thu mua quà cho người đi bộ đội

10.000đ/hộ

Các khoản thu không thường xuyên là: ủng hộ bão lụt 5.000đồng/hộ, xây dựng đường giao thông 200.000đồng/hộ, thu quỹ tình nghĩa 10.000đồng/hộ.


2. Thị trấn Phước An

Các khoản thu của thị trấn Phước An gồm:



TT

Khoản đóng góp

Mức thu

1

Thu quốc phòng

20.000đ/hộ

2

Quỹ xóa đói giảm nghèo

5.000đ/hộ

3

Quỹ tình nghĩa

10.000đ/hộ

Các khoản thu không thường xuyên: Lao động công ích 60.000/năm, thuế nhà đất (cũng khác nhau giữa các nhà khoảng 150.000đồng/hộ), xây dựng đường giao thông (tùy từng địa điểm nhà ở mà đóng góp khác nhau thường dao động từ 200.000đ đến 600.000đồng/hộ).

Các khoản thu của thị trấn năm 2006 gồm:


TT

Nội dung thu

Số tiền thu

1

Quỹ An ninh - Quốc phòng

58.920.000

2

Quỹ đền ơn đáp nghĩa

9.860.000

3

Quỹ XĐGN

4.555.000




Quỹ phòng cháy thiên tai

4.729.000




Lao động Nghĩa vụ công ích

14.716.000




Quỹ bảo vệ chợ

32.147.000




Quỹ phòng cháy chữa cháy

3.515.000




Quỹ ủy nhiệm thu

34.350.400

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 của Ban Tài chính thị trấn Phước An

VIII.4 Kết luận chung
Kết quả điều tra khảo sát ở vùng Tây nguyên cho thấy các khoản đóng góp như quỹ quốc phòng, thuỷ lợi phí của hộ dân là không lớn, dân không có phàn nàn về các khoản đóng góp này, chỉ có các khoản đóng góp khác như: xây dựng trường học, xây dựng đường là những khoản dân cho là còn cao so với thu nhập của họ, hoặc khoản đóng góp xây dựng đường thu trên hộ dân là không hợp lý vì có hộ nghèo đóng cũng như hộ giầu, trong khi đó khoản đóng góp này thường rất lớn so với hộ nghèo, có hộ không có khả năng đóng góp cho chính quyền.

Các hộ ở xã nghèo hoặc hộ nghèo đều được nhà nước trợ cấp. Tuy nhiên, các khoản trợ cấp gồm xây nhà, mắc điện, mắc nước cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc, trong khi đó các chương trình tín dụng cũng như khuyến nông đều không phát huy tác dụng ở những vùng đồng bào dân tộc. Cán bộ khuyến nông tập huấn cho người dân áp dụng khoa học nhưng người dân không áp dụng vào sản xuất, bò bị lở mồm long móng cũng không báo cho cán bộ khuyến nông.



IX. Đề xuất chính sách

Sau đây là một số đề xuất chính sách chính tập trung vào các vấn đề bức xúc nhất ở nông thôn hiện nay cần sớm được giải quyết bao gồm: giảm bớt các khoản đóng góp của người dân nông thôn, bù ngân sách cho các xã nghèo, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, cải thiện việc bồi hoàn đất nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và đô thị.


1. Giảm bớt đóng góp cho người dân nông thôn:

- Nhà nước cần ban hành qui định chính thức về các khoản được phép thu từ dân, đối tượng thu, mục tiêu chi, các quản lý một cách minh bạch và công khai, ngoài ra không cho phép bất cứ một cơ quan tổ chức nào được đặt ra các khoản đóng góp khác.

- Đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu giảm, miễn một số loại phí mà người dân nông thôn phải đóng góp theo quy định như quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ an ninh trật tự quốc phòng, quỹ trẻ thơ. Trước hết tập trung vào các vùng nghèo, khó khăn.

- Đối với các loại phí thuộc thẩm quyền của địa phương quy định và quản lý như: quỹ kinh tế mới, y tế dân lập, vệ sinh môi trường, quỹ kiến thiết, quỹ ủng hộ đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh, quỹ người nghèo, quỹ tình nghĩa, quỹ hỗ trợ người cao tuổi, quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam. Đề nghị chính phủ chỉ đạo rà soát lại và loại bỏ những khoản thu không cần thiết.


2. Hỗ trợ cho người dân nông thôn

- Đối với những khoản thu thuộc phạm vi dịch vụ phục vụ sản xuất thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý như: phí bảo vệ thực vật, phí thú y, phí kiên cố hóa kênh mương,…đề nghị Bộ giao cho các Cục chuyên ngành rà soát lại và loại bỏ các khỏan thu không cần thiết.

Đối với những vùng khó khăn, nghèo ưu tiên sử dụng kinh phí sự nghiệp để bù đắp chi phí cho nhân dân. Đối với những vùng thuận lợi, sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao hỗ trợ cho các thành phần kinh tế và các cơ quan sự nghiệp cung ứng dịch vụ có thu phí trực tiếp.

-Riêng thủy lợi phí, đề nghị nhà nước xem xét bỏ thủy lợi phí đầu nguồn. Đối với thủy lợi nội đồng, giao cho cộng đồng và tổ chức nông dân ở cơ sở tự quản lý và thu phí dịch vụ. Nhà nứớc chỉ đạo các cơ quan, ban ngành rà soát và kiểm tra hoạt động quản lý và qui định định mức dịch vụ thủy nông nội đồng.

-Đề nghị Chính phủ giao cho ngành giáo dục nghiên cứu, rà soát và quy định rõ các khoản đóng góp cho giáo dục ở địa phương, xem xét tăng ngân sách để giảm bớt các khoản đóng góp của người dân nông thôn đối với giáo dục mầm non (lương của giáo viên, chi phí trường sở, học phí,…). Xem xét miến giảm học phí cho cấp trung học ở các vùng nghèo.

-Xây dựng quỹ học bổng để tạo điều kiện cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc có năng lực được học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Lập quỹ tạo việc làm giao cho địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nông thôn để thu hút các học sinh này trở về làm việc tại nông thôn.


3. Trợ cấp cho chính quyền xã

- Khi thực hiện miễn giảm các khoản thu theo quy định như quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ an ninh trật tự quốc phòng, quỹ trẻ thơ, sẽ làm mất cân đối ngân sách của các xã ở nông thôn nhất là các xã nghèo. Đề nghị Nhà nước cấp bổ sung phần ngân sách thiếu hụt trên cho các xã nghèo.

- Đối với các khoản đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay nhà nước yêu cầu các xã thu bổ sung từ nhân dân để bù đắp khoảng 20% tổng chi phí đầu tư ở cơ sở. Đề nghị các ngành hữu quan (giao thông, điện, thông tin liên lạc, nước…) tính toán để bổ sung khoản thu này để đảm bảo cho người dân nông thôn tiếp cận một cách công bằng cơ sở hạ tầng như người dân đô thị, đặc biệt ưu tiên cho các xã nghèo.

- Đối với hai khoản bổ sung ở trên, để tiết kiệm ngân sách cho trung ương cần chia ra hai loại tỉnh và thành phố: Những nơi có mức độ CNH cao, nguồn thu từ công nghiệp, dịch vụ lớn (ví dụ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ cho GDP lớn hơn 85%) thì tự sử dụng nguồn thu của địa phương để bù đắp. Trung ương tập trung trợ cấp cho các tỉnh không có khả năng bổ sung ngân sách. Nhà nước khuyến khích các tỉnh có khả năng tự bù đắp như cho phép trích tỷ lệ thu từ công nghiệp và dịch vụ để đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn và khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phương pháp BOT.


4. Về tín dụng nông thôn:

Để phát triển thị trường vốn ở nông thôn một cách lành mạnh, tạo điều kiện cho nông dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất đồng thời bảo đảm cho ngân hàng vượt qua các khó khăn về chi phí vận hành và rủi ro cao ở nông thôn:

- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu chính sách cho vay trung và dài hạn và tăng khối lượng vốn vay để cho nông dân vay mua sắm trang thiết bị chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu chính sách chính thức công nhận việc xã hội hoá các loại hình tín dụng và kinh doanh tài chính ở nông thôn

- Chuyển dần chi phí trợ cấp từ ngân hàng chính sách sang bù chi phí cho các ngân hàng thương mại hoạt động trên các vùng khó khăn, vùng nghèo một mặt giúp các ngân hàng vượt qua khó khăn về chi phí giao dịch cao ở các vùng này, mặt khác tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách được tiếp cận với vốn tín dụng bình đẳng về lãi suất như nhân dân ở các vùng thuận lợi.

- Hình thành các tổ chức dịch vụ hướng dẫn đầu tư để cung cấp thông tin thị trường đáng tin cậy cho người sản xuất, kinh doanh định hướng đầu tư, giúp nông dân xây dựng phương án đầu tư, cung cấp địa chỉ để mua sắm máy móc thiết bị, chuyển đổi công nghệ.


5. Giải quyết một cách hợp lý việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phục vụ công nghiệp và đô thị

Nhằm thu hẹp khoảng cách giữa mức bồi hoàn cho nông dân và giá đất sau khi đã chuyển đổi mục đích sử dụng, tăng tốc độ giải phóng mặt bằng, giảm các nguy cơ về tham nhũng, lãng phí đất đai trong các dự án chuyển đổi sử dụng đất, xóa bỏ các tiềm ẩn mâu thuẫn trong xã hội nông thôn:



  • Các địa phương có nhu cầu về quy hoạch chuyển đổi đât nông nghiệp sang đất công nghiệp và đô thị cần xây dựng kế hoạch dài hạn hướng vào đất có hiệu quả sử dụng nông nghiệp thấp (đất trống, đồi núi trọc, đất có độ phì thấp, đất ngập nước, ngập mặn, ngập phèn…). Thông thường đất này không thuận tiện giao thông, hoặc nền móng công trình, nên cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tính vào chi phí xây dựng cơ bản của các khu công nghiệp và đô thị này. Các phương án quy hoạch này cần công khai rộng rãi cho dân và các nhà đầu tư.

  • Các địa phương cần áp dụng các biện pháp bổ sung để đảm bảo sinh kế cho nông dân sau khi mất đất (đào tạo, tạo việc làm cho lao động địa phương, dành một tỷ lệ đất sau khi quy hoạch giao lại cho người dân làm dịch vụ phục vụ cho công nghiệp và đô thị, chuyển giá trị của đất đã chuyển nhượng tính vào vốn đầu tư của doanh nghiệp để chia lại hàng năm cho nông dân, bồi hoàn cho nông dân bằng san nền và xây dựng kết cầu hạ tầng cho các khu công nghiệp nông thôn hoặc sản xuất chăn nuôi tập trung bên ngoài khu dân cư, làng xã…)

  • Việc bồi hoàn đất đai phải đảm bảo sát với giá thị trường theo đúng quy định nhà nước, từng bước tiến đến chấm dứt tình trạng chênh lệch giữa giá do chuyển đổi mục đích sử dụng đất giữa đất nông nghiệp và đất công nghiệp và đô thị. Chỉ có phần chênh lệch do xây dựng cơ sở hạ tầng.

  • Đối với các công trình xây dựng đòi hỏi di dân tái định cư trên quy mô lớn chủ đầu tư phải đầu tư thỏa đáng để xây dựng các khu dân cư cho người dân nông thôn tốt hơn nơi cũ đảm bảo các yêu cầu: có sinh kế ổn định, phù hợp với tập quán, văn hóa, xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường (ngoài nhu cầu tối thiểu về cơ sở hạ tầng sản xuất và sinh sống cần có các công trình văn hóa, phúc lợi phục vụ nhu cầu văn hóa cộng đồng, môi trường như trường học, bệnh viện, nghĩa trang, cây xanh, công trình vệ sinh, nguồn nước…).



1 Quyết định số 1635/2002/QĐ-UB do UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành ngày 02/03/2002 quy định tạm thời tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đến năm 2005

2 Nghị quyết số 02/NQ/TU do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh ban hành ngày 12/06/2001 về việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và tập trung xây dựng nông thôn mới

3 Số liệu về xã Trường Sơn giai đoạn 2004 - 2006 được thống kê trong Phụ lục

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương