Trung tâm nưỚc sạch và VỆ sinh môi trưỜng nông thôn báo cáo thuyết minh đỒ Án quy hoạch tổng thể CẤp nưỚc nông thôn tỉnh bình thuậN ĐẾn năM 2020



tải về 1.82 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.82 Mb.
#18653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Nguồn: Đề án QH-KH Thuỷ lợi 2010-2015 và tầm nhìn 2020
Nguồn tài nguyên nước của tỉnh Bình Thuận chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt của 7 lưu vực sông chính nêu trên; tuy nhiên do lòng sông dốc, mùa mưa nước chảy xiết gây lũ lụt, mùa khô cạn kiệt gây khô hạn, do còn thiếu nhiều các công trình hồ và đập dâng giữ nước nên khả năng khai thác còn hạn chế nên hiện nay một số khu đô thị và các khu công nghiệp mới chưa được cân đối đủ nguồn nước cấp.

Bảng 1.3: Đặc trưng nguồn nước mặt tại các lưu vực sông

Sông, vị trí







Flv (km2)

Mo (l/s.km2)

Qo (m3/s)

Wo (106m3)

Ghi chú

Thủy Văn Phú Hiệp







3.060

41,6

127,2

4.011,888

33 năm

Cửa sông Dinh







904

20,8

18,8

592,95




Cửa sông Phan







582

19,5

11,35

357,979




Cửa sông Cà Ty







753

18,0

13,57

427,998




Cửa sông Quao







930

15,1

14,03

442,506




Cửa sông Lũy







1.910

12,93

24,71

779,353




Cửa sông Lòng Sông







511

12,02

6,25

197,125




Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bình Thuận

    3.2. Về chất lượng nước:

Quan trắc chất lượng nước mặt tại 12 địa điểm: sông La Ngà, sông Phan, sông Dinh, sông Cà Ty, sông Cái, sông Lũy, sông Lòng Sông, hồ Phú Hội, đập Đá Dựng, đập Xuân Quang, hồ Sông Quao và hồ Bàu Trắng. So với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, kết quả quan trắc cho thấy:

- Hầu hết các mẫu nước mặt đều có giá trị pH nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn là từ 6 – 8,5;

- DO thay đổi theo từng năm có giá trị từ 3,04 - 8,29 mg/l. Giá trị DO thường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (5 mg/l) vào mùa khô. Tại thời điểm quan trắc tháng 05/2010, hầu hết các điểm quan trắc đều thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 0,42 – 0,95 lần. Cụ thể: sông La Ngà 2,81 mg/l; sông Phan 2,12 mg/l; sông Dinh 3,56 mg/l; sông Cà Ty 4,04 mg/l; sông Cái 4,06 mg/l; sông Luỹ 3,62 mg/l; sông Lòng Sông 4,13 mg/l; đập Đá Dựng 3,84 mg/l, hồ Phú Hội 4,12 mg/l, đập Xuân Quang 3,39 mg/l, hồ Bàu Trắng 4,76 mg/l, đập sông Quao 4,67 mg/l. Nguyên nhân làm giá trị DO thấp là do nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ hoặc nhiễm mặn;

- TSS tại các điểm quan trắc vượt chuẩn dao động trong khoảng 2,79-359 mg/l, một số vị trí vượt chuẩn cho phép (30 mg/l) từ 1-11,97 lần. Từ năm 2005 – 2009, giá trị TSS có chiều hướng tăng dân qua mỗi năm và đến năm 2009 hầu hết các điểm quan trắc nước mặt đều bị vượt chuẩn (giới hạn cho phép là 30 mg/l) ở chỉ tiêu này. Cao nhất tại: sông Dinh (326 mg/l), đập Xuân Quang (253 mg/l);

- Cl- tại hầu hết các sông, hồ, đập đều đạt chuẩn cho phép (400 mg/l), chỉ riêng tại sông Cà Ty có giá trị Cl- rất cao (1.770,5 mg/l), vượt quy chuẩn 4,4 lần. Phần lớn nguồn nước nhiễm mặn do điểm lấy mẫu nằm gần cửa sông đổ ra biển hoặc do thời điểm lấy mẫu vào lúc triều lên nước biển xâm nhập mặn sâu vào đất liền;

- Hầu hết các giá trị COD đo được dao động trong khoảng 9,2 – 60,5 mg/l, một số vị trí vượt chuẩn từ 1,03-4,03 lần (giá trị cho phép là 15 mg/l). Cao nhất là tại hồ Phú Hội (60,5 mg/l), tiếp theo là đập Đá Dựng (50,9 mg/l). Nguồn gốc ô nhiễm hữu cơ chủ yếu do các hoạt động vận chuyển, các hoạt động chăn nuôi, tưới tiêu nông nghiệp và chất thải sinh hoạt;

- Một vài vị trí quan trắc có nồng độ NO3- dao động từ 5,3 – 14,55 mg/l, vượt giá trị giới hạn quy định trong quy chuẩn nước mặt cột A2 (5 mg/l) từ 1,06 – 2,91 lần. NO3- hiện diện trong nguồn nước từ một số nguyên nhân như: chất thải đô thị, công nghiệp, sinh hoạt, phân bón hóa học, chất thải chăn nuôi và khí thải lắng đọng;

- Kết quả quan trắc chỉ tiêu Fe năm 2009 vượt chuẩn từ 1,2 – 3,5 lần (giới hạn cho phép của cột A2 là 1 mg/l) tại hồ Phú hội (3,53 mg/l), hồ Bàu Trắng (1,22 mg/l), đập Xuân Quang (4,84 mg/l). Hàm lượng Fe cao phụ thuộc vào kiến tạo địa chất khu vực mà nguồn nước chảy qua;

- Các chỉ tiêu dầu mỡ, As, Hg, CN-, Pb đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT;

- Coliform trong nước mặt tại sông lớn dao động từ 1,5 x 104 - 9,3 x 104 MPN/100 ml, vượt chuẩn từ 3 - 18,6 lần. Tại các hồ, Coliform hầu như nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT cột A2. Riêng tại hồ Bàu Trắng, hồ Sông Quao, hồ Phú Hội, coliform đột ngột cao vào năm 2007 với các giá trị lần lượt là 11 x 104, 11 x 103 và 24 x 103 MPN/100 ml; những năm khác tại các vị trí trên thì nồng độ coliform không đáng kể và nằm trong giới hạn cho phép. Nhìn chung, mức độ ô nhiễm vi sinh thay đổi theo từng vị trí và theo từng năm, hầu hết nước mặt bị ô nhiễm coliform là do chất thải từ hoạt động sinh hoạt của con người gây nên.

- Trong các năm gần đây qua thực tế theo dõi nguồn nước thô từ các sông suối và các công trình thủy lợi cho thấy chất lượng có chiều hướng bị suy giảm, độ đục biến động khá mạnh, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, vào thời gian đầu mùa mưa độ đục tăng đột biến rất cao, có trường hợp vượt trên 1.000 NTU (NMN Hàm Thuận Bắc, Thuận Nam, Sông Phan..), đồng thời tăng, giảm bất thường gây rất nhiều khó khăn cho công tác xử lý của Nhà máy. Mặt khác, do ý thức về bảo vệ môi trường của phần lớn dân cư còn rất hạn chế nên việc xả rác thải, nước thải và các hóa chất bảo vệ thực vật vào nguồn nước còn tùy tiện làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy nước. Do vậy, trong thời gian tới cần tăng cường công tác truyền thông, vận động nhằm nâng cao nhận thức và làm thay đổi hành vi của cộng đồng dân cư, đồng thời có các biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn và ngăn chặn có hiệu quả các tác động xấu đến chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, chất lượng nguồn nước mặt trên các sông suối, ao hồ trong tỉnh đến nay vẫn cơ bản đáp ứng được Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt theo QCVN 08: 2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường nên có thể cung cấp nguồn nước thô phục vụ cho các nhà máy nước sản xuất nước sạch trên địa bàn nông thôn trong tỉnh.



4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN:

4.1. Đặc điểm tổng quát

Bình Thuận tuy có nhiều tầng chứa nước, song nước dưới đất phân bố không đồng đều cả trên diện và theo phương thẳng đứng và thuộc dạng kém phong phú do điều kiện khí hậu khô hạn, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi cao, địa hình dốc, cấu tạo địa chất khá phức tạp. Mặt khác là một tỉnh ven biển nên nước ngầm của Bình Thuận thường bị nhiễm mặn, ở các vùng này thành phần hoá học của nước ngầm biến động rất lớn. Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước nhạt thiên nhiên dưới đất toàn tỉnh là 2.151.851 m3/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khu vực 80.410 m3/ngày. Các trầm tích bở rời vùng địa hình thấp thường bị nhiễm mặn, các tầng chứa nước khu vực địa hình cao thường bị nhiễm phèn, nhiễm vôi. Tại các cửa sông tổng độ khoáng hóa khoảng 3 – 14 g/l phụ thuộc vào cấu tạo địa chất và xâm nhập mặn, khu vực cửa sông Phan, sông Cà Ty, sông Lũy có mức độ ô nhiễm cao.

Tuy nhiên, hiện nay nước dưới đất lại là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho hơn 60% dân số trong tỉnh. Vào thời điểm khô hạn, người dân còn tận dụng khai thác nước dưới đất để tưới sản xuất nông nghiệp, nhất là các khu vực trồng cây thanh long.

4.2. Các tầng chứa nước

Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Điều tra – Quy hoạch Địa chất thủy văn 705, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có các tầng chứa nước sau:



    1. Tầng chứa nước trong các trầm tích Đệ tứ không phân chia (Q):

Tầng chứa nước phân bố rải rác ở các dải viền quanh khối nhô dưới dạng các thềm sông gặp phổ biến ở khu vực Đông Bắc và Tây Nam Phan Thiết.

Thành phần thạch học gồm cuội, sỏi lẫn sét, cát hoặc sét pha, cát thạch anh hạt mịn đến trung. Bề dày tầng chứa nước thường < 5m, có nơi 5 – 15m. Hệ số thấm của sét pha thay đổi từ 0,1 đến 0,5 m/ng; Cát, cát pha 5 - 8 m/ng. Độ giàu nước kém, lưu lượng các mạch nước dao động trong khoảng 0,1 đến 0,2l/s.

Nước trong các trầm tích này thuộc loại nước dưới đất có mặt thoáng tự do. Về chất lượng nước chủ yếu là nước lợ với độ tổng khoáng hoá thường gặp từ 0,1 - 1g/l, nước thuộc loại nhạt.

Động thái của nước biển đổi theo mùa, nguồn cung cấp cho tầng chứa nước là nước mưa, nước từ các đới chứa nước trong vỏ phong hoá của granit.



    1. Tầng chứa nước Holocen (QIV):

Các trầm tích Holocen phân bố ven các thung lũng sông và trên đồng bằng sông Bắc Ruộng, Tánh Linh, Phan Rí và cửa sông Phan. Tầng chứa nước phân bố rộng ở vùng Lương Sơn, chúng trải dài dọc theo hai bờ sông Lũy trên diện tích 70km2, bề dầy có xu hướng tăng dần từ thượng lưu (2m) xuống hạ lưu (28m), trung bình 15m. Ở vùng Phan Thiết các trầm tích Holocen phân bố dọc quốc lộ 1 từ xã Hàm Kiệm đến thị trấn Phú Long và theo tỉnh lộ 8 từ xã Hàm Trí đến thành phố Phan Thiết với diện tích 130km2, bề dày nhỏ hơn 15m.

Đất đá chứa nước hình thành từ nhiều nguồn gốc bao gồm sông - đầm lầy (abQIV), biển (mQIV), biển - gió (mvQIV) và sông biển đầm lầy (ambQIV), trong đó nước ngọt trong các trầm tích biển tồn tại dưới dạng thấu kính. Thành phần thạch học đất đá chứa nước gồm các lớp cát mỏng, cuội sỏi, bột sét xen kẽ nhau. Bề dày tầng chứa nước thay đổi trong phạm vi rộng từ 2 đến 25 m. Hệ số thấm cũng biến đổi rất mạnh theo không gian với khoảng giá trị thường gặp từ 0,4 đến 10 m/ng, với thành phần đất đá chứa nước là cát lẫn sạn có nguồn gốc sông - biển - đầm lầy.

Về chất lượng, nước trong các trầm tích Holocen có độ khoáng hoá tăng dần từ rìa đồng bằng ra rìa sông và cửa biển. Ở rìa đồng bằng M = 0,1 – 1 g/l nhưng ở vùng cửa sông độ tổng khoáng hoá tăng đến trên 1,5 g/l, cá biệt có nơi lớn hơn 10 g/l. Với các thấu kính ở vùng ven biển, ở phần trung tâm chứa nước ngọt còn phần ven rìa nước bị mặn. Động thái nước dưới đất biến đổi theo mùa với biên độ dao động từ 0,5 đến 3m. Nguồn cung cấp cho nước dưới đất là nước mưa, nước mặt.

Nhìn chung tầng chứa nước Holocen có chiều dày nhỏ, độ chứa nước kém, hầu hết bị nhiễm mặn do sự xâm nhập của nước biển (vùng cửa sông, ven biển) hoặc muối hoá thổ nhưỡng (vùng nội đồng) nên không có ý nghĩa lớn đối với cung cấp nước, trừ một số khu vực và trong các thấu kính nhỏ, biệt lập có chứa nước nhạt.



    1. Tầng chứa nước lỗ hổng nhiều nguồn gốc tuổi Pleistocen – Holocen (QII -IV):

Tầng chứa nước phân bố rộng rãi ở đồng bằng Phan Thiết và huyện Hàm Tân. Phần lớn diện tích tầng chứa nước bị phủ bởi các trầm tích Holocen, chúng chỉ lộ ra ở phía Nam và Tây Nam Hàm Tân.

Đất đá chứa nước được thành tạo từ nhiều nguồn gốc: Trầm tích sông (aQII-III), biển (mQII-III), sông biển (amQII-III), biển – gió (mQII-IV). Đất đá chứa nước chủ yếu là cuội, sỏi, cát, một số nơi lẫn san hô. Bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 5 đến 20 m. Chiều sâu mực nước tĩnh 1 – 3 m, biên độ dao động mực nước trong năm 2 – 3 m. Lưu lượng mực nước từ các giếng 0,05 - 0,1 l/s. Tỷ lưu lượng lỗ khoan > 0,1 l/sm. Hệ số thấm 0,5 – 10 m/ng. Độ khoáng hóa của nước thay đổi trong khoảng 378 - 11976 mg/l, loại hình hóa học của nước ngọt là bicacbonat, clorua - canxi, natri, kali, canxi. Loại hình hóa học của nước mặn là clorua - natri, kali.

Nhìn chung, các trầm tích Pleistocen - Holocen tuy có nhiều nguồn gốc khác nhau, nhưng thành phần thạch học tương đối đồng nhất, do vậy có thể gộp chung thành một đơn vị chứa nước, đây là đơn vị có ý nghĩa nhất ở vùng Phan Rí, Phan Thiết. Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước là nước mưa thấm từ tầng Holocen và nước mặt. Miền thoát là các sông, mạch lộ từ chân đồi cát đỏ về phía nội đồng ra biển.


    1. Tầng chứa nước bazan – pleistocen (qp):

Tầng chứa nước phân bố trên diện tích hẹp ở ven sông Luỹ (Bắc Bình) và Võ Đắc (Đức Linh). Bề dày đá nứt nẻ chứa nước thường gặp nhỏ hơn 30 m. Hệ số thấm 1 – 2 m/ngày, độ giàu nước ở mức trung bình, năng suất triển vọng của một giếng khai thác nước từ 10 – 20 m3/h. Nước thường có áp vì tầng chứa nước bị phủ bởi vỏ phong hoá khá dày và thấm nước yếu.

Về chất lương, nước thuộc loại nhạt và siêu nhạt (M< 0,1 và M= 0,1 – 0,5 g/l). Động thái của nước dưới đất biến đổi theo mùa với biên độ mực nước trung bình 1,5 m.



    1. Tầng chứa nước trong trầm tích Neogen (N):

Tầng chứa nước trong trầm tích Neogen chỉ lộ trên một diện tích nhỏ dọc theo bờ sông Luỹ ở Bắc Lương Sơn và một ít ở Tây Bắc Mũi Né, còn phần lớn bị phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ.

Thành phần thạch học bao gồm các lớp cuội - sỏi kết, cát kết chứa vôi với ít thấu kính cát sạn sét, gắn kết với nhau khá rắn chắc, Bề dày 10 – 20 m. Nước không áp hoặc có áp cục bộ. Chiều sâu mực nước từ 0,8 - 4,7 m và biến đổi theo mùa.

Độ chứa nước của tầng Neogen rất thay đổi, từ nghèo đến trung bình, Tỷ lưu lượng các lỗ khoan dao động trong khoảng 0,02 - 0,25 l/sm, thường gặp 0,15-0,3 l/sm, Năng suất triển vọng của một lỗ khoan khai thác khoảng 1 - 3m3/h.

Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, loại hình hoá học là clorua, bicacbonnat - natri, canxi, ở vùng thấp nước bị nhiễm mặn, độ khoáng hoá tăng 2 – 4 g/l. Trên mặt cắt, độ khoáng hoá của nước có xu hướng tăng theo chiều sâu. Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước chủ yếu là nước thấm từ các tầng nằm trên và nước mặt.

Nhìn chung, tầng chứa nước Neogen có chiều dày nhỏ, độ chứa nước hạn chế nên ít có ý nghĩa đối với cung cấp nước tập trung. Tuy nhiên, cũng có thể đáp ứng yêu cầu cung cấp nước phân tán cho từng hộ hoặc từng cụm dân cư nhỏ.


    1. Phức hệ chứa nước trong trầm tích tuổi Jura trung (J2):

Phức hệ chứa nước phân bố rộng rãi ở khu vực rìa Tây Bắc đồng bằng Phan Thiết, hầu hết bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn. Thành phần thạch học của đất đá chứa nước bao gồm các thành tạo trầm tích lục nguyên sét kết, cát kết, bột kết nứt nẻ với mức độ khác nhau. Những loại đất đá này bị nứt nẻ dưới tác động của quá trình đứt gãy kiến tạo và phong hoá khác nhau, bề dày đới chứa nước thay đổi trong khoảng 10 đến 60 m.

Độ chứa nước của các trầm tích Jura rất không đồng đều tùy theo độ nứt nẻ và mức độ lấp nhét của các khe nứt, nhưng nhìn chung là kém. Lưu lượng các mạch lộ và giếng đào thường chỉ đạt 0,1 - 0,2 l/s, về mùa khô phần lớn bị cạn kiệt, Một số lỗ khoan thí nghiệm trong đới hủy hoại cho tỷ lưu lượng 0,002-0,18 l/sm, tại những nơi gần vị trí đứt gãy, năng suất triển vọng của một giếng khai thác có thể đạt tới 12 m3/h. Nước thường không có áp lực, loại hình hoá học của nước là bicacbonat hay bicacbonat, clorua - canxi, magie. Nguồn cung cấp cho các tầng chứa nước là nước mưa, ở địa hình thấp và phần bị phủ có thể được cung cấp bởi nước sông suối và từ các tầng bên trên.



7) Các thành tạo địa chất không chứa nước, hoặc chỉ chứa nước cục bộ với trữ lượng rất hạn chế: Đó là các khối đá xâm nhập như Granit, Graniđiorit, Điôrit.

4.3. Trữ lượng khai thác

Tuy có nhiều tầng, phức hệ chứa nước song lại có nguồn tài nguyên nước dưới đất kém phong phú, do nước dưới đất phân bố không đều trên cả diện và theo phương thẳng đứng. Những đơn vị chứa nước có diện phân bố rộng thì đất đá chứa nước lại có tính thấm kém và bề dày mỏng như các phức hệ chứa nước khe nứt trong các thành tạo Mezozoi. Nhìn chung, trong các đơn vị chứa nước trên, chỉ 2 tầng chứa nước có khả năng đáp ứng nhu cầu cấp nước vừa và nhỏ, đó là tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen và Pleistocen - Holocen.

Trữ lượng khai thác tiềm năng trong vùng được đánh giá theo các đối tượng là nước nhạt (M < 1 g/l). Theo các kết quả nghiên cứu trước đây thì trữ lượng khai thác tiềm năng của 2 tầng chứa nước chính trong vùng (Holocen và Pleitocen) đạt khoảng 563,3 nghìn m3/ngày, trong đó trữ lượng khai thác tiềm năng trong các tầng chứa nước như sau:

- Tầng chứa nước Holocen: 135,629,5 m3/ngày;

- Tầng chứa nước Pleistocen - Holocen: 481,399,5 m3/ngày;

- Tầng chứa nước Bazan pleistocen: 22,136 m3/ngày.

Trữ lượng khai thác dự báo khu vực chỉ được xác định cho các tầng chứa nước có năng suất từ trung bình trở lên. Các tầng chứa nước được chọn để tính trữ lượng khai thác dự báo khu vực gồm:

- Các tầng chứa nước trong các trầm tích đơn nguồn gốc, Holoxen.

- Các tầng chứa nước trong các trầm tích đa nguồn gốc Pleistoxen.

- Các tầng chứa nước trong các trầm tích Neogen - Pleistoxen hạ

- Các tầng chứa nước trong thành tạo phun trào bazan.

Kết quả tính toán trữ lượng dự báo khu vực tỉnh Bình Thuận cho thấy:

- Tổng trữ lượng tĩnh: 6.048940.000 m3;

- Tổng trữ lượng động tự nhiên: 1.989.480 m3/ngày;

- Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng: 2.151.851 m3/ngày;

- Tổng trữ lượng dự báo khai thác khu vực: 80.480 m3/ngày.





    Bảng 5.3: Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất một số lưu vực sông

    TT

    Lưu vực sông

    Trữ lượng

    (m3/ngày)



    11

    Sông La Ngà

    648.000

    22

    Sông Dinh

    58.000

    33

    Sông Phan

    50.000

    44

    Sông Cà Ty

    240.000

    55

    Sông Quao

    392.000

    66

    Sông Lũy

    356.000

    77

    Suối ven biển Mũi Né

    47.000

    88

    Sông Lòng sông

    80.000




    Tổng

    1.871.000

    Nguồn: Đoàn ĐTQH Địa chất thủy văn 705

    4.4. Chất lượng nguồn nước dưới đất

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Thuận 2006 – 2010, hiện trạng môi trường nước dưới đất của tỉnh được tổng hợp và tóm tắt như sau:

Nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh ít phong phú, phân bố không đều, thường bị nhiễm mặn, phèn, vôi, khả năng khai thác không lớn. Tại cửa sông tổng độ khoáng hóa khoảng 3 – 14 g/l phụ thuộc vào cấu tạo địa chất và xâm nhập mặn, khu vực cửa sông Phan, sông Cà Ty, sông Lũy có mức độ nhiễm mặn cao.

Trong những năm gần đây, việc khai thác nước dưới đất thiếu kiểm soát đã làm gia tăng nguy cơ nhiễm mặn ở nhiều nơi như Phước Thể, Vĩnh Hảo (Tuy Phong), Phan Rí Thành (Bắc Bình).

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tầng nông cho thấy:

- Hàm lượng BOD5 dao động từ 5 - 7 mg/l; NO3- dao động từ 10 - 20 mg/l; DO dao động từ 5,2- 7 mg/l; NaCl dao động từ 50 - 150 mg/l. Các khu nghĩa trang khu vực Phan Thiết gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Nguồn nước giếng ven khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né chỉ tiêu vi sinh đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Một số công ty khai thác quặng Titan ở khu vực ven biển đã khai thác trái phép nguồn nước dưới đất quá mức quy định hoặc sử dụng nước biển để tuyển rửa quặng, gây nhiễm mặn nguồn nước ở vài khu vực như: xã Hòa Thắng, Hồng Phong, huyện Bắc Bình.

- pH của nguồn nước ngầm tại các vị trí quan trắc có giá trị trung tính, và tương đối ổn định ở hầu hết các năm, đạt giá trị giới hạn theo QCVN 08: 2008/BTNMT.

- Giá trị COD tại hầu hết các vị trí quan trắc trong những năm 2005-2008 đều không phát hiện hoặc có phát hiện thì giá trị COD thấp và nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, vào tháng 5/2009 thì tại một vài vị trí đã có dấu hiệu COD vượt chuẩn như trạm Đức Thuận, trạm Phước Thể, trạm cấp nước Hàm Mỹ với nồng độ COD dao động từ 5,03-12,3 mg/l, vượt chuẩn từ 1,3-3 lần. Đến tháng 12/2009 thì nồng độ COD tại các vị trí trên có chiều hướng giảm xuống và giá trị nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả phân tích năm 2010 và đầu năm 2011 cho thấy hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 9 – 74 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,25 – 18,50 lần. Sự hiện diện của COD trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm hữu cơ.

- Các chỉ tiêu BOD5, As, CN-, tổng Fe, SO42-, Mn, Pb đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT.

- Giá trị TDS và NaCl tại một số vị trí khá cao chứng tỏ mạch nước ngầm ở đây đã bị nhiễm khoáng và nhiễm mặn. Nhiễm mặn vào mùa khô cao hơn mùa mưa. Tại trạm cấp nước Phước Thể giá trị TDS đo được luôn cao hơn 1000 mg/l, tiếp theo đó là trạm cấp nước Hàm Mỹ.

- Nguồn nước ngầm tại hầu hết các vị trí đều có dấu hiệu nhiễm vi sinh. Giá trị Coliform ở các năm vượt giá trị quy định trong quy chuẩn từ 1,33-1433 lần, cao nhất là tại trạm cấp nước Đại Hòa với hàm lượng Coliform = 4.300 MPN/100 ml.

Tuy nhiên, hiện nay nước ngầm lại là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 60% dân số trong tỉnh, cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch. Vào thời điểm khô hạn, người dân khai thác nước ngầm để tưới cho cây trồng, nhất là thanh long và các hoạt động sản xuất khác


    Каталог: files -> quy%20hoach%20cap%20nuoc
    files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
    files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
    files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
    files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
    files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
    files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
    files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
    files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
    quy%20hoach%20cap%20nuoc -> Phụ lục Tiêu chuẩn chất lượng nước: qcvn 01 và qcvn 02 Bộ y tế; qcvn 01: 2009/byt

    tải về 1.82 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương