Trung tâm nưỚc sạch và VỆ sinh môi trưỜng nông thôn báo cáo thuyết minh đỒ Án quy hoạch tổng thể CẤp nưỚc nông thôn tỉnh bình thuậN ĐẾn năM 2020



tải về 1.82 Mb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.82 Mb.
#18653
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16

2.8. Tổ chức không gian lãnh thổ

2.8.1. Tổ chức chung


Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên địa hình, địa thế, tài nguyên thiên nhiên và các cơ sở về hạ tầng kỹ thuật đặc biệt các hành lang kinh tế đô thị. Vùng tỉnh Bình Thuận được phân thành 4 vùng phát triển kinh tế cụ thể như sau:

- Vùng kinh tế động lực: gồm thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam và huyện đảo Phú Quý; thành phố Phan Thiết vừa là đô thị trung tâm toàn vùng và là hạt nhân vùng động lực. Thế mạnh của vùng là phát triển đô thị, trung tâm du lịch chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế, phát triển cảng nước sâu và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa, thanh long, khai thác và chế biến hải sản và là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và hậu cần cho đảo Trường Sa, …

- Vùng kinh tế phía Tây Nam: gồm thị xã La Gi và huyện Hàm Tân, là vùng phát triển năng động thứ 2 của tỉnh Bình Thuận; đô thị hạt nhân là thị xã La Gi. Thế mạnh của vùng là phát triển công nghiệp tập trung, hình thành các trung tâm dịch vụ, thương mại.

- Vùng kinh tế La Ngà: gồm huyện Tánh Linh và Đức Linh, đô thị hạt nhân là thị trấn Võ Xu. Thế mạnh của vùng là phát triển vùng nông nghiệp hàng hóa có chất lượng cao chủ yếu phát triển vùng chuyên canh sản xuất lúa, cao su, điều, phát triển du lịch sinh thái rừng, hồ, thác.

- Vùng kinh tế phía Đông Bắc: gồm huyện Bắc Bình và huyện Tuy Phong, thị xã Phan Rí Cửa là đô thị trung tâm vùng Đông Bắc. Thế mạnh của vùng là phát triển công nghiệp điện năng (nhiệt điện, phong điện), công nghiệp khai khoáng, phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử.

2.8.2. Phát triển hệ thống đô thị

- Đến năm 2015 tỉnh Bình Thuận có 18 đô thị, trên cơ sở nâng cấp mở rộng 13 đô thị hiện có, xây dựng mới 5 đô thị. Trong đó phân cấp quản lý đô thị như sau: 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 15 đô thị loại V.

- Đến năm 2020 tỉnh Bình Thuận có 20 đô thị, trong đó phân cấp quản lý đô thị như sau: 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 3 đô thị loại IV và 15 đô thị loại V.

2.8.3. Phát triển nông thôn, miền núi


a. Dự báo dân số nông thôn

- Do tốc độ đô thị hóa tại thành phố, thị xã để đáp ứng tiêu chí phân loại đô thị cho từng giai đoạn phát triển cần mở rộng hành chính như thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, thị xã Phan Rí Cửa, Võ Xu nên các xã của các huyện nằm lân cận sẽ sát nhập vào các đô thị trên, và việc thành lập các đô thị mới Hòa Thắng, Phan Rí Thành, Tân Thành, Sơn Mỹ, Vĩnh Tân, Hàm Đức, Đa Mi. Mặt khác do di dân phục vụ phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ ở đô thị thu hút lao động nông thôn hàng năm, vì vậy dự báo dân số các huyện sẽ giảm so với hiện trạng.

- Dân số nông thôn được dự báo như sau:

+ Dân số nông thôn hiện trạng toàn tỉnh: 716.465 người, chiếm tỷ lệ 60,7% so với tổng dân số.

+ Dân số nông thôn dự báo: năm 2015 chiếm 50-55% so tổng dân số, năm 2020 là chiếm tỷ lệ 45-50% tổng dân số.

b. Định hướng phát triển khu dân cư nông thôn

- Phát triển dân cư nông thôn theo mô hình nông thôn mới trong thời kỳ CNH-HĐH.

- Phát huy thế mạnh riêng của từng vùng để phát triển mô hình kinh tế nông thôn khác nhau của từng vùng huyện thị, từng khu vực: vùng trung du, miền núi, vùng đồng bằng, vùng sinh thái ven biển, biển.

- Các hình thái, mô hình phân bố dân cư nông thôn:

+ Vùng trung du, miền núi: gắn với sản xuất lâm nghiệp theo mô hình truyền thống bố trí gần đường giao thông, nguồn nước. Hình thành các điểm dân cư nông thôn tập trung tại các trung tâm kinh tế mới như hồ thủy điện, các khu phục vụ du lịch, các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, … Di chuyển các điểm dân cư hiện có và không xây dựng các điểm dân cư mới tại các khu vực có nguy cơ lũ quét, trượt đất, lở, sụt đất ..

+ Vùng đồng bằng: tổ chức dân cư theo mô hình tập trung, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, theo hướng sản xuất hàng hóa. Cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đặc biệt giao thông, cấp nước, cấp điện theo xu hướng tiếp cận nếp sống đô thị.

+ Vùng ven biển: mô hình các điểm dân cư nông thôn gắn liền với nuôi trồng, đánh bắt hải sản, phục vụ du lịch, dịch vụ, vùng ven biển, cửa sông, ... Di chuyển các điểm dân cư hiện có và không xây dựng các điểm dân cư mới tại các vùng có nguy cơ sóng thần, cửa sông, cửa biển có nguy cơ sạt lở. Kiên cố hóa nhà ở, xây 2 tầng trở lên các khu vực hay ngập lụt, tăng cường trồng cây phòng hộ ven biển.

2.9. Quy hoạch thủy lợi đến 2020

Trường hợp hồ La Ngà 3 được Trung ương thống nhất về chủ trương đầu tư thì dự kiến đến năm 2020 sẽ có 11 hồ chứa và 11 tuyến kênh nối mạng được đầu tư mới, cụ thể như sau:



Bảng 4.5: Tổng hợp các công trình dự kiến đầu tư mới đến năm 2020

TT

Tên công trình

Lưu vực sông

Đơn vị

Quy mô

A

Vùng Bắc Bình Thuận










I

Công trình hồ chứa










1

Hồ Tân Lê

Sông Lòng Sông

106 m3

10,24

2

Hồ Đá Bạc Thượng

Sông Lòng Sông

106 m3

4,228

3

Hồ Cà Tót

Sông Lũy

106 m3

47,455

4

Sông Lũy

Sông Lũy

106 m3

131,95

II

Tuyến kênh nối mạng










1

Đá Bạc thượng – khu tưới Vĩnh Tân

Sông Lòng Sông

km

17

2

Cà Giây – Cây Cà

Sông Lũy – Lòng Sông

km

44

3

Lòng Sông – Đá Bạc

Sông Lòng Sông

km

12,6

B

Vùng Nam Bình Thuận










I

Công trình Hồ Chứa










1

Hồ Ca Pét

Sông Cà Ty

106 m3

51,23

2

Sông Phan

Sông Phan

106 m3

29,48

3

Tân Lập 1

Sông Phan

106 m3

1,46

4

Tân Lập 2

Sông Phan

106 m3

1,98

5

Bưng Thị

Sông Phan

106 m3

4,48

6

Suối Nậm

Sông Phan

106 m3

5,19

7

La Ngà 3

Sông La Ngà

106 m3

435

II

Tuyến kênh nối mạng










1

La Ngà 3 –Ke Pét

Sông La Ngà–S. Cà Ty

km

4,7

2

Ka Pét - Sông Móng

Sông Cà Ty

km

2,3

3

Sông Móng - Đu Đủ

Sông Cà Ty

km

15,140

4

Đu Đủ - Tân Thành

Sông Cà Ty

km

19,7

5

Đu Đủ - Tân Lập

S.Cà Ty – Sông Phan

km

5,677

6

Biển Lạc – Hàm Tân

La Ngà – Sông Dinh

km

10,93

7

LT Sông Dinh - Sông Phan – Tà Mon – Tân Lập

Sông Dinh – sông Phan

km

40,1

8

Lăng Quăng – Tân Hà

Sông La Ngà

km

6,044

Nguồn: Dự án Quy hoạch phát triển thủy lợi Bình Thuận



Kết quả tính toán cân bằng nước cho vùng Nam Bình Thuận khi có đầu tư xây dựng hồ La Ngà 3 phụ trách điều tiết nước cho các lưu vực sông vùng Nam Bình Thuận. Tình trạng thiếu nước các lưu vực sông không còn xảy ra, đảm cho tỉnh Bình Thuận phát triển bền vững trong mọi điều kiện, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và có thể mở rộng sản xuất, trồng rừng….

Khi xây dựng hồ La Ngà 3, tổng lượng nước chuyển từ công trình đến các lưu vực sông thông qua các tuyến kênh nối mạng công trình thuộc vùng Nam Bình Thuận là 221 triệu m3, cụ thể lượng nước chuyển từ hồ La Ngà 3 đến các lưu vực sông cấp cho các thành phần kinh tế như sau:



Bảng 4.6: Lượng nước chuyển đến các lưu vực sông khi hồ La Ngà 3 được xây dựng

TT

Thành phần

Đơn vị

Lưu vực sông Cà Ty

Lưu vực sông Phan

LV sông Dinh

(Chủ động cấp)



1

Nông nghiệp

106 m3

71,9

7,87

56,48

2

Công nghiệp

106 m3

15,87

5,34

38,33

3

Dân sinh và dịnh vụ- du lịch

106 m3

17,99

0,98

7,06

Tổng cộng

106 m3

105,8

14

101

Nguồn: Dự án Quy hoạch phát triển thủy lợi Bình Thuận

Tóm lại, qua kết quả tính toán cho thấy tổng lượng nước tiềm năng tính toán ứng với tần suất P=85% là 4.475 triệu m3, bao gồm:

- Lượng nước tiềm năng thuộc vùng Bắc Bình Thuận là 1.752,76 triệu m3, chiếm 39,2%/tổng lượng nước toàn tỉnh. Trong đó lượng nước tiềm năng của lưu vực sông Lũy là 1332,8 triệu m3, chiếm 70,33%/lượng nước vùng Bắc Bình Thuận.

- Lương nước tiềm năng thuộc vùng Nam Bình Thuận là 2.722,22 triệu m3, chiếm 60,8%/tổng lượng nước toàn tỉnh. Trong đó lượng nước tiềm năng của lưu vực sông La Ngà là 1.949 triệu m3, chiếm 71,6%/lượng nước vùng Nam Bình Thuận.

Tổng lượng có khả năng khai thác tại các tuyến công trình ứng với tần P=85% là 3.881 triệu m3, bao gồm:

- Lượng nước có khả năng khai thác tại tuyến công trình vùng Bắc Bình Thuận là 1.479,64 triệu m3, chiếm 38,1%/tổng lượng nước có khả năng khai thác toàn tỉnh.

- Lượng nước có khả năng khai thác tại tuyến công trình vùng Nam Bình Thuận là 2.401 triệu m3, chiếm 61,9%/tổng lượng nước có khả năng khai thác.

Theo kết quả tính toán nhu cầu nước cho các ngành kinh tế phát triển đến năm 2020 là 1.486,5 triệu m3, trong đó nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt cả khu vực đô thi và nông thôn là 47,782 triệu m3, chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ, khoảng 3,15% so với tổng nhu cầu dùng nước của các lĩnh vực sản xuất – dịch vụ trong tỉnh đến năm 2020. Đối chiếu với tiềm năng nguồn nước mặt có khả năng khai thác tại các tuyến công trình là 3.881 triệu m3; như vậy, cho thấy tài nguyên nước của tỉnh hoàn toàn đảm bảo cho nhu cầu sử dụng nước. Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đều giữa các lưu vực sông và theo thời gian. Tại vùng Bắc Bình Thuận nguồn nước tập trung chủ đạo thuộc lưu vực sông Lũy; vùng Nam Bình Thuận nguồn nước chủ đạo tập trung tại lưu vực sông La Ngà. Tổng hai lưu vực sông này chiếm khoảng 80% tổng lượng nước có khả năng khai thác tại các tuyến công trình. Kết quả phân tích trên cho thấy vai trò có tính quyết định của lưu vực sông Lũy đối với vùng Bắc Bình Thuận và lưu vực sông La Ngà đối với vùng Nam Bình Thuận trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến 2020.

Bảng nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt đến năm 2020 (xem Phụ lục 4.2)

Do tính chất khô hạn, nguồn nước các sông suối nhỏ và lại phân bố tập trung vào mùa mưa lũ. Vì vậy biện pháp cơ bản để giải quyết nhu cầu nước tưới cho cây trồng và nhu cầu nước cho sinh hoạt, phát triển công nghiệp-dịch vụ và các ngành nghề kinh tế khác, cần phải tập trung đầu tư cho các công trình thủy lợi, xây dựng thêm nhiều hồ chứa phục vụ đa mục tiêu, có khả năng điều tiết dòng chảy các lưu vực sông trong tỉnh. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật chuyển nước lưu vực, cả trong tỉnh và ngoài tỉnh (nối mạng các hệ thống công trình thủy lợi), để bổ sung nguồn nước từ nơi thừa nước về nơi thiếu nước, đồng thời tiến hành các chương trình đầu tư xây dựng tu sửa, kiên cố hóa kênh mương để vừa nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có, vừa tăng tính an toàn công trình trong mùa lũ bão.



3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

* Về lợi thế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Huy động ngày càng rộng các nguồn vốn trong xã hội môi trường đầu tư thuận lợi. Phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu sử dụng nguyên liệu lợi thế của địa phương; đã và đang hình thành một số khu công nghiệp tập trung, thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp, tạo động lực tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp trên toàn vùng. Có ưu thế phát triển du lịch sinh thái biển, rừng, du lịch văn hóa lịch sử tầm quốc gia và quốc tế; nông - lâm - thủy sản phát triển đa dạng có thương hiệu. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, dân số có cơ cấu trẻ, bản sắc văn hóa đặc trưng đa dạng. Chất lượng sống của dân cư được cải thiện, tỉ lệ nghèo giảm.



* Về khó khăn, thách thức:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các vùng trong tỉnh không đồng đều, cơ cấu kinh tế cơ bản vẫn là nông nghiệp. Tốc độ tăng GDP còn chậm, không đạt kế hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tăng trưởng chưa vững chắc, chưa có bứt phá về chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. Sản xuất công nghiệp thiếu ổn định, tăng trưởng không đạt kế hoạch. Công nghiệp chế biến, đổi mới thiết bị và công nghệ ở các doanh nghiệp chưa mạnh, sức cạnh tranh yếu. Chưa làm tốt việc nâng cấp khu du lịch trọng điểm, vệ sinh môi trường ở các khu du lịch còn nhiều bất cập. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng thế mạnh của tỉnh chưa khai thác, thiếu tầm nhìn chiến lược đa ngành. Việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế so với nhu cầu và tiềm năng của tỉnh. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, tính ổn định chưa cao, chưa tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn. Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Thiếu nguồn nhân lực là các chuyên gia. Tỉ lệ lao động được đào tạo ngành nghề, chuyên môn kỹ thuật còn ít. Chênh lệch về thu nhập và chi tiêu giữa các địa phương.

Định hướng phát triển tổng thể về kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết và đóng vai trò quan trọng đối với công tác quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn toàn tỉnh đến năm 2020, thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:

- Sự phát triển, phân bố và thu nhập, mức sống của dân cư nông thôn có liên quan đến nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt; mức độ sử dụng nước và khả năng thanh toán khi sử dụng dịch vụ cấp nước;

- Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương sẽ tác động trưc tiếp đến nhu cầu sử dụng nước cho các nhu cầu phi sinh hoạt (sản xuất, dịch vụ, công cộng,...) khu vự nông thôn và khả năng về nguồn vốn đầu tư cho các CTCN;

- Quy hoạch các khu dân cư, đường giao thông liên quan đến việc bố trí, đầu tư các nhà máy cấp nước và tuyến ống cấp nước;

- Quy hoạch thủy lợi sẽ làm cơ sở cho việc xem xét, chọn lựa nguồn nước thô cho các CTCN tập trung.

Tóm lại, công tác quy hoạch cấp nước nông thôn phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương, lấy các định hướng phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở để tính toán các mục tiêu, nhu cầu và định hướng quy hoạch cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn của Tỉnh.




CHƯƠNG V:

QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC NÔNG THÔN
TỈNH bình thuẬn ĐẾN NĂM 2020

Thực trạng về cấp nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thời gian qua, tuy đạt được một số kết quả nhất định nhờ sự quan tâm, nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương và nhân dân trong tỉnh nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, chưa đảm bảo được nhu cầu thiết yếu đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt còn đạt ở mức thấp, vừa thiếu về số lượng vừa không đảm bảo về chất lượng.

Nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn, khu vực đang chiếm đại bộ phận dân số toàn quốc và của tỉnh Bình Thuận và là bộ phận đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế quốc dân và cơ sở vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Chính phủ đã quyết định công nhận Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong các CTMTQG từ năm 1998 và phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 tại Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000.

Nguyên tắc cơ bản của Chiến lược là phát triển bền vững với cách tiếp cận dựa trên nhu cầu, thay thế cho cách tiếp cận dựa vào cung cấp trước đây. Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp phải là các đơn vị chủ động trong đầu tư các công trình cấp nước quy mô trên cơ sở quy hoạch được duyệt thì mới có cơ sở tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết nguồn nước sạch đáp ứng tiêu chuẩn và đạt mục tiêu đề ra.

Với nhận thức và chủ trương trên của Chính phủ, cùng với các bài học kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết trong quá trình triển khai thực hiện CTMTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 1998 -2005 và giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn tỉnh cho thấy việc xác định các phương châm, nguyên tắc và các quan điểm định hướng cơ bản làm cơ sở cho công tác lập Đồ án Quy hoạch cấp nước khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận đóng vai trò rất quan trọng.

1. PHƯƠNG CHÂM THỰC HIỆN QUY HOẠCH

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, hình thành và phát triển thị trường dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát huy nội lực của toàn xã hội, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, các nhà tài trợ, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng.

- Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, phù hợp với Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, góp phần thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; các công trình cấp nước sạch khi được sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới bảo đảm hoạt động bền vững, lâu dài và phát huy hiệu quả trong tình hình biến đổi khí hậu;

- Ưu tiên hỗ trợ cho những vùng nghèo, người nghèo, vùng ĐBDTTS, các vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên hạn hán, ô nhiễm, miền núi, ven biển, hải đảo.

- Tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thông, chuyển từ truyền thông nâng cao nhận thức sang truyền thông thay đổi hành vi.


Каталог: files -> quy%20hoach%20cap%20nuoc
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
quy%20hoach%20cap%20nuoc -> Phụ lục Tiêu chuẩn chất lượng nước: qcvn 01 và qcvn 02 Bộ y tế; qcvn 01: 2009/byt

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương